Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Phối hợp kiểm tra lập 27 BBVPHC và tham mưu cho Chủ tịch UBND

thành phố ban hành 27 Quyết định XPVPHC (trong đó có 02 Quyết định

KPHQ), với số tiền nộp phạt là 144.250.000 đồng.

Năm 2017, Đội Quản lý trật tự đô thị thành phố chủ động xây dựng kế

hoạch và phối hợp theo kế hoạch của UBND xã, phường kiểm tra, xử lý 1514

trường hợp (Đội chủ động kiểm tra là 585 trường hợp và UBND xã, phường

là 929 trường hợp). Trong đó: 1.302 trường hợp sử dụng đất, xây dựng nhà

đúng theo nội dung GPXD được UBND thành phố cấp và đúng với nội dung

đơn xin sữa chữa nhỏ được UBND xã, phường phê duyệt; 140 trường hợp sử

dụng đất không đúng mục đích, xây dựng nhà không theo quy định, nhưng

sau đó công dân tự giác tháo dỡ phần công trình sai phạm.

UBND xã, phường xử lý theo thẩm quyền: 63 trường hợp (trong đó xử

phạt vi phạm hành chính là 63 trường hợp, với số tiền nộp phạt là 69.375.000

đồng). Phối hợp kiểm tra lập 09 BBVPHC và tham mưu cho Chủ tịch UBND

thành phố ban hành 09 Quyết định XPVPHC, với số tiền nộp phạt là

76.500.000 đồng

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trật tự xây dựng đô thị Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng gồm những vấn đề cơ bản về quy hoạch, cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng sau cấp phép; thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực xây dựng, xử lý vi phạm trật tự xây dựng nhằm ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả các hành động xây dựng không phép, sai phép, cơi nới, lấn chiếm không gian đô thị, cụ thể như sau: 1.2.2.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng 1.2.2.2. Quản lý nhà nước về xây dựng theo quy hoạch 1.2.2.3. Quản lý nhà nước về cấp, thu hồi và xây dựng theo GPXD 1.2.2.4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý về trật tự xây dựng đô thị 8 1.2.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong xây dựng 1.2.3. Các yêu cầu quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị 1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị 1.3.1. Năng lực, chất lượng của nền hành chính nhà nước: 1.3.2. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị 1.3.3. Sự tham gia và ủng hộ của người dân 1.3.4. Những yếu tố tác động khác 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm của thành phố Quảng Ngãi 1.4.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương 1.4.1.1. Kinh nghiệm của Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng 1.4.1.2. Kinh nghiệm của Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh 1.4.1.3. Kinh nghiệm của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định 1.4.2. Bài học rút ra cho thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2015-2019 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố quảng ngãi ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng trên địa bàn 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.2.1. Về kinh tế 2.1.3. Tác động của đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Quảng Ngãi đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị 2.1.3.1. Thuận lợi 2.1.3.2. Khó khăn 2.2. Tình hình công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố quảng ngãi giai đoạn 2015-2019 2.2.1. Kết quả cấp phép xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2019 Năm Số hồ sơ tiếp nhận Số GPXD đã cấp Tỷ lệ 2015 1.889 1.824 96,5% 2016 1.979 1.909 96,4% 2017 1.792 1.771 98,8% 2018 1.807 1.775 98,2% 2019 2.285 2.213 96,8% Tổng cộng: 9.752 9.492 97,3 % Bảng 2.2: Kết quả cấp phép xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2015-2019, Nguồn phòng Quản lý đô thị thành phố. 2.2.2. Kết quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi Năm 2015, Đội Quản lý trật tự đô thị thành phố đã phối hợp với UBND các xã, phường tổ chức kiểm tra 1.265 lượt, kiểm tra thực tế 359 công trình xây dựng nhà ở gia đình và công trình xây dựng khác. Trong đó: 334 trường hợp xây dựng đúng theo nội dung GPXD được UBND thành phố cấp; 03 trường hợp lập BBVPHC nhưng chủ đầu tư đã tự tháo dỡ công trình vi phạm; ban hành 37 Quyết định XPVPHC (trong đó có 02 Quyết định KPHQ) với số tiền 179.800.000đ. Năm 2016, Đội Quản lý trật tự đô thị thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với UBND xã, phường kiểm tra xử lý là 2.820 trường hợp (Đội chủ động kiểm tra là 936 trường hợp và UBND xã, phường là 1.884 trường hợp). Trong đó: 564 trường hợp sử dụng đất, xây dựng nhà đúng theo nội dung GPXD được UBND thành phố cấp và nội dung đơn xin sữa chữa 10 nhỏ được UBND xã, phường phê duyệt là 2; 111 trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng nhà không theo quy định, nhưng sau khi được vận động, giải thích công dân tự giác tháo dỡ phần công trình sai phạm. UBND xã, phường xử lý theo thẩm quyền: 118 trường hợp (trong đó XPVPHC là 45 trường hợp, với số tiền nộp phạt là 37.375.000 đồng). Phối hợp kiểm tra lập 27 BBVPHC và tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố ban hành 27 Quyết định XPVPHC (trong đó có 02 Quyết định KPHQ), với số tiền nộp phạt là 144.250.000 đồng. Năm 2017, Đội Quản lý trật tự đô thị thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp theo kế hoạch của UBND xã, phường kiểm tra, xử lý 1514 trường hợp (Đội chủ động kiểm tra là 585 trường hợp và UBND xã, phường là 929 trường hợp). Trong đó: 1.302 trường hợp sử dụng đất, xây dựng nhà đúng theo nội dung GPXD được UBND thành phố cấp và đúng với nội dung đơn xin sữa chữa nhỏ được UBND xã, phường phê duyệt; 140 trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng nhà không theo quy định, nhưng sau đó công dân tự giác tháo dỡ phần công trình sai phạm. UBND xã, phường xử lý theo thẩm quyền: 63 trường hợp (trong đó xử phạt vi phạm hành chính là 63 trường hợp, với số tiền nộp phạt là 69.375.000 đồng). Phối hợp kiểm tra lập 09 BBVPHC và tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố ban hành 09 Quyết định XPVPHC, với số tiền nộp phạt là 76.500.000 đồng Năm 2018, Đội Quản lý trật tự đô thị thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp theo kế hoạch của UBND xã, phường kiểm tra, xử lý là 824 trường hợp (Đội chủ động kiểm tra là 81 trường hợp và UBND xã, phường là 743 trường hợp). Trong đó: 769 trường hợp sử dụng đất, xây dựng nhà đúng theo nội dung GPXD được UBND thành phố cấp và đúng với nội dung đơn xin sữa chữa nhỏ được UBND xã, phường phê duyệt; 55 trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng nhà không theo quy định, nhưng sau đó công dân đã tự giác tháo dỡ phần công trình sai phạm: Phối hợp kiểm tra lập 11 BBVPHCvà tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố ban hành 11 Quyết định XPVPHC (trong đó có 01 Quyết định KPHQ) với số tiền là 150.500.000đ. Năm 2019, Đội Quản lý trật tự đô thị chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai và trật tự xây dựng, cụ thể: kiểm tra, xử lý là 286 trường hợp; trong đó có 272 trường hợp sử dụng đất, xây dựng nhà đúng theo nội dung GPXD được UBND thành phố cấp và đúng với nội dung đơn xin sữa chữa nhỏ được UBND xã, phường phê duyệt. Tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố ban hành 14 Quyết định XPVPHC hoặc áp dụng biện pháp KPHQ, với số tiền nộp phạt là 138.000.000đ. Nguồn: Báo cáo các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019 của Đội Quản lý trật tự đô thị thành phố. 11 2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi Qua kết quả nêu trên, có thể nhận thấy số lượng GPXD được cấp đều tăng dần, tuy nhiên các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, các công trình xây dựng không phép, sai phép giảm dần qua các năm (đặc biệt giai đoạn từ năm 2017 – 2019); qua kết quả trên cho thấy công tác kiểm tra, XPVPHC trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị đã được Thành ủy, UBND thành phố Quảng Ngãi quan tâm, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo; công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức ngựời dân đã đựợc quan tâm thực hiện tốt, ngựời dân thể hiện trách nhiệm thực hiện pháp luật cao hơn trựớc. Bằng sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nựớc trên lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị đã từng bựớc đựợc nâng cao, thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp GPXD từng bựớc đựợc đơn giản hóa, lực lựợng cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ đựợc đào tạo chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực tiếp công dân, cơ sở vật chất đựợc trang bị hiện đại, đảm bảo giải quyết hiệu quả nhu cầu chính đáng, lợi ích hợp pháp của ngựời dân trong lĩnh vực xây dựng; công tác kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời sai phạm của các tổ chức, cá nhân để có biện pháp xử lý, khắc phục những sai sót nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế như công tác tổ chức thực hiện của cơ quan cấp phép xây dựng chưa tốt, việc thụ lý hồ sơ chưa kịp thời, thời gian gửi văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ sung hồ sơ hoặc lấy ý kiến của cơ quan liên quan không đảm bảo theo quy định. Công tác QHXD chưa đáp ứng được yêu cầu đàu tư, quy hoạch chi tiết còn thiếu dẫn đến phải thỏa thuận nhiều, quy hoạch đã được duyệt nhưng việc công bố công khai quy hoạch chưa kịp thời. Bên cạnh đó, tình trạng xây dựng trái phép, sai phép, không phép chủ yếu diễn ra vào ngày Lễ, Tết, ban đêm gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dưng đô thị, sự phối hợp của các cơ quan đặc biệt là chính quyền địa phương trong việc quản lý, xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị chưa kịp thời. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về trật xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố quảng ngãi 2.3.1. Khái quát bộ máy quản lý nhà nước về trật xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố quảng ngãi 2.3.1.1. Phòng Quản lý đô thị thành phố Căn cứ quy định tại Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 03/11/2016 của UBND thành phố Quảng Ngãi về ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, biên chế của phòng Quản lý đô thị thành phố thì phòng Quản lý đô thị thành phố là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND thành phố có một số nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc quản lý trật tự xây dựng đô thị như sau: 12 - Tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: QHXD, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở, công sở, vật liệu xây dựng; giao thông vận tải. - Tham mưu UBND thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị, các quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn thành phố; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng; theo dõi thi hành pháp luật đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng trên địa bàn thành phố. - Tham mưu UBND thành phố trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh; thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh thu hồi giấy phép xây dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn thành phố theo sự phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh. - Tham mưu UBND thành phố lập chương trình phát triển đô thị; phối hợp trong quá trình lập, thẩm định chương trình phát triển đô thị; tham gia lập đề án công nhận đô thị loại V trên địa bàn. - Thực hiện việc giao nộp và lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố theo quy định của pháp luật. - Tổ chức lập, thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt, hoặc tổ chức lập, tham mưu UBND thành phố trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các đồ án QHXD trên địa bàn theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo quy chế quản lý QHXD, kiến trúc đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức công bố, công khai các quy chế quản lý QHXD, kiến trúc đô thị; cung cấp thông tin về QHXD, kiến trúc; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên địa bàn thành phố theo phân cấp. - Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh, thành phố. - Tổ chức lập, thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, dự toán xây dựng công trình hoặc để UBND thành phố trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND cấp tỉnh. Thực hiện thẩm định dự án đầu tư xây 13 dựng, thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND cấp tỉnh. - Tổ chức thực hiện lập quy chế quản lý QHXD, kiến trúc đô thị thuộc thẩm quyền của UBND thành phố trình UBND cấp tỉnh phê duyệt hoặc UBND thành phố phê duyệt theo phân cấp. - Tham mưu cho UBND thành phố trong việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về nhà ở và công sở; quản lý quỹ nhà ở và quyền quản lý sử dụng công sở trên địa bàn thành phố theo phân cấp của UBND cấp tỉnh; tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở, công sở và thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố. - Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND tỉnh, UBND thành phố. - Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND thành phố, Sở Xây dựng, và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Xây dựng theo sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của UBNDthành phố và theo quy định của pháp luật. [39] - Cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng Quản lý đô thị thành phố gồm có 01 Trưởng phòng và không quá 03 Phó Trưởng phòng; làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Trưởng phòng là người đứng đầu Phòng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố, trước pháp luật về tình hình hoạt động của phòng. - Số lượng cán bộ, công chức hiện nay của phòng Quản lý đô thị thành phố gồm 13/16 biên chế là công chức hành chính; với trình độ chuyên môn như sau: 03 Thạc sĩ, 09 đại học; 01 Cao đẳng. Nguồn Báo cáo Cơ quan Tổ chức – Nội vụ thành phố 2.3.1.2. Đội Quản lý trật tự đô thị thành phố (Đội QLTTĐT) Đội QLTTĐT thị xã Quảng Ngãi (nay là thành phố Quảng Ngãi) được thành lập tại Quyết định số 256/2004/QĐ-UB ngày 12/12/2004 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trực thuộc UBND thành phố, có chức năng tham mưu giúp UBND hành các quy định của Nhà nước kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý trật tự đô thị theo phân cấp; đề nghị Chủ tịch UBND thành phố xử lý hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố [41]. Đội QLTTĐT là đơn vị sự nghiệp, có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau: + Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan chức năng, UBND xã, phường có liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý trật tự đô thị trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, vỉa hè, lòng đường theo sự phân công của UBND thành phố. 14 + Chủ trì hoặc phối hợp với UBND xã, phường, cơ quan chức năng liên quan tiến hành lập BBVPHC trong lĩnh vực nêu trên (theo thẩm quyền quy định của các Nghị định XPVPHC chuyên ngành), trình Chủ tịch UBND thành phố quyết định, xử lý hoặc tham mưu cho UBND thành phố đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố: yêu cầu các tổ chức, cá nhân được kiểm tra xuất trình, cung cấp các giấy tờ liên quan để phục vụ cho công tác kiểm tra. + Tham mưu Chủ tịch UBND thành phố trong việc kiểm tra hồ sơ, thủ tục XLVPHC hoặc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với tổ chức, cá nhân vi phạm theo đề nghị của Chủ tịch UBND xã, phường. Đề nghị Chủ tịch UBND các xã, phường xem xét huỷ bỏ Quyết định XLVPHC ban hành trái với quy định của pháp luật và tham mưu Chủ tịch UBND thành phố đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật do Chủ tịch UBND cấp dưới ban hành. Tham mưu, đề xuất xử lý công chức, viên chức, nhân viên không chấp hành chỉ đạo của UBND thành phố hoặc có biểu hiện bao che, hành vi tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự đô thị trên địa bàn. + Phối hợp, hỗ trợ UBND xã, phường và các cơ quan chức năng trong công tác lập biên bản, tạm giữ và chuyển tang vật, phương tiện, công cụ để vi phạm hành chính về kho theo quy định, trình Chủ tịch UBND thành phố ban hành Quyết định xử lý tang vật, phương tiện, công cụ để vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. + Phối hợp với cơ quan chức năng và UBND các xã, phường theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành Quyết định XLVPHC của Chủ tịch UBND thành phố. + Tham mưu Chủ tịch UBND thành phố ban hành Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với tổ chức, cá nhân không chấp hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND thành phố. + Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu Chủ tịch UBND thành phố giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm trong lĩnh vực trật tự đô thị. + Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện đúng chế độ, chính sách và trang phục theo quy định. Đề nghị Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng, xử lý kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động; hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và nhân viên thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị của các xã, phường trên địa bàn thành phố. + Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật; quản lý, lưu trữ các hồ sơ XLVPHC do Đội QLTTĐT tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố. 15 + Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao; cung cấp các thông tin cần thiết khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND thành phố và theo quy định pháp luật. - Cơ cấu tổ chức bộ máy của Đội QLTTĐT thành phố hiện nay gồm có 01 Đội trưởng và 02 Đội phó. Các Đội phó chịu trách nhiệm trước Đội trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Đội trưởng vắng mặt, 01 Đội phó được Đội trưởng ủy quyền điều hành các hoạt động của Đội. Việc bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó do Chủ tịch UBND thành phố quyết định theo tiêu chuẩn, chuyên môn, nghiệp vụ và theo quy định của pháp luật. - Căn cứ Quyết định số 3746/QĐ-UBND ngày 04/07/2019 của UBND thành phố về việc giao chỉ tiêu cho đơn vị sự nghiệp; theo đó Đội QLTTĐT thành phố được giao 15 chỉ tiêu; tuy nhiên đến nay, chỉ bố trí được 08 biên chế sự nghiệp làm việc tại Đội với trình độ chuyên môn cụ thể như sau: 02 Thạc sĩ, 5 đại học; 01 Trung cấp. Nguồn: Báo cáo Cơ quan Tổ chức – Nội vụ thành phố. 2.3.1.3. UBND các xã, phường Trước đây, tất cả UBND các xã, phường thuộc thành phố Quảng Ngãi đều thành lập tổ quản lý trật tự xây dựng đô thị với 01 Tổ trưởng là Phó Chủ tịch phụ trách, 01 tổ phó là công chức địa chính – xây dựng, và các tổ viên. Tuy nhiên, thực hiện nội dung chỉ đạo cua Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi tại Công văn số 6633/UBND-NC ngày 30/10/2018, qua đó củng cố công tác tổ chức Đội QLTTĐT thành phố và giải thể 23 Tổ Quản lý trật tự đô thị 23 xã, phường; Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành 23 Quyết định từ số 4449/QĐ-UBND đến số 4471/QĐ-UBND ngày 22/07/2019, giải thể 23 Tổ Quản lý trật tự đô thị 23 xã, phường. Hiện nay, UBND các xã, phường bố trí cán bộ công chức địa chính – xây dựng phụ trách theo dõi, tham mưu công tác quản lý trật tự đô thị nói chung, quản lý trật tự xây dựng đô thị nói riêng trên địa bàn. Nhìn chung, lực lượng làm công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị hiện nay trên địa bàn thành phố khá mỏng, trong khi khối lượng công việc ngày càng nhiều, địa bàn rộng, tính phức tạp trong công tác trật tự đô thị ngày càng đa dạng, nhưng con người chưa được bố trí, phân công kịp thời, dẫn đến một số khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 2.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi 2.3.2.1. Quản lý việc xây dựng theo quy hoạch đô thị 2.3.2.2. Cấp và thu hồi GPXD 2.3.2.3. Lưu trữ hồ sơ cấp GPXD 2.3.2.4. Quản lý xây dựng theo GPXD 16 2.3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và XLVPHC trong xây dựng 2.3.2.5. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ công chức quản lý về trật tự xây dựng đô thị 2.3.2.6. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng đô thị 2.4. Đánh giá, phân tích kết quả đạt đƣợc 2.4.1. Kết quả đạt được, nguyên nhân Giai đoạn 2015-2019, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thành phố tập trung thực hiện quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XV; nhiệm vụ quản lý trật tự đô thị xây dựng trên địa bàn thành phố đặc biệt được chú trọng, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất: Thời gian qua với tốc độ phát triển của thành phố, có nhiều quy hoạch, dự án đã được phê duyệt và công bố công khai, tuy nhiên việc triển khai thực hiện chậm, không đảm bảo tiến độ; việc thực hiện quy hoạch phần còn lại của phường Nghĩa Chánh, Quảng Phú và quy hoạch trung tâm cụm xã Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng làm chậm; thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp GPXD có nhiều quy định chưa phù hợp nên đã gây ra những bức xúc về chổ ở, về đời sống của một bộ phận Nhân dân trong vùng quy hoạch nên đã phát sinh một số trường hợp vi phạm trong sử dụng đất và trật tự xây dựng. Công tác quản lý trật tự xây dựng chưa theo kịp với nhu cầu phát triển kinh doanh, giải quyết đời sống của một bộ phận nhân dân nhất là các hộ bị thu hồi đất và cũng chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của thành phố trong xu thế đô thị hóa. Thứ hai: Trách nhiệm quản lý Nhà nước trên địa bàn đối với lính vực quản lý trật tự xây dựng đô thị ở một số xã, phường chưa cao; việc triển khai các văn bản đôn đốc của phòng Quản lý đô thị, Đội QLTTĐT, các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố chưa nghiêm túc, còn mang tính đối phó; việc xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền vẫn còn tình trạng lập thủ tục vi phạm nhưng không xử lý các bước tiếp theo hoặc khi có văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố thì mới thực hiện hoặc chuyển hồ sơ cho Đội xử lý. Thứ ba: Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị tuy đạt một số kết quả, nhưng chưa thật sự vững chắc và chưa toàn diện; tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, nể nang, xuê xoa thậm chí có hiện tượng bao che, tiêu cực vẫn còn xảy ra nên có những trường hợp vi phạm xử lý không kịp thời, có công trình vi phạm đã hoàn thiện mới trình thủ tục đề nghị Chủ tịch UBND thành phố xử lý vẫn còn xảy ra ở một số xã, phường. Về công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, hầu hết UBND các xã phường đều tổ chức ra quân triển khai thực hiện, tham gia tích cực 17 nhiệt tình, đầy đủ các kế hoạch phối hợp của Đội QLTTĐT thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số phường lập kế hoạch tổ chức triển khai ra quân thực hiện còn mang tính đối phó, còn trông chờ vào lực lượng, phương tiện của Đội QLTTĐT thành phố; công tác phối hợp chưa đồng bộ, xử lý không dứt điểm, chưa có kế hoạch bố trí chốt giữ, dẫn đến tình trạng người dân tự ý lấn chiếm đất, xây dựng sai phép đã diễn ra trong nhiều năm, có hệ thống, thậm chí xây dựng đại trà tại một số khu vực và ngày càng diễn ra phức tạp (đặc biệt trên địa bàn phường Nghĩa Lộ năm 2019 đã phát hiện 38 trường hợp), nhưng chính quyền địa phương buông lỏng công tác quản lý để người dân xây dựng tự do, khi có báo cáo của Tổ dân phố và phản ánh của người dân thì không chỉ đạo xử lý kịp thời hoặc có xử lý nhưng thiếu kiên quyết, thậm chí còn bao che, dung túng cho các trường hợp vi phạm, đùn đẩy trách nhiệm, gây dư luận không tốt trong Cán bộ, Đảng viên và Nhân dân. Thứ tư: Đội QLTTĐT thành phố tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chưa thực hiện tốt công tác tham mưu, đề xuất các giải pháp hữu hiệu cho UBND thành phố chỉ đạo và chưa mạnh dạn đề xuất xử lý đối với cá nhân, đơn vị không thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND thành phố nên tình trạng xây dựng công trình không phép, sai phép vẫn còn diễn ra mà chưa phát hiện và xử lý kịp thời. - Việc kiểm tra, đôn đốc người vi phạm chấp hành Quyết định XPVPHC đã có hiệu lực chưa được UBND các xã, phường quan tâm thường xuyên theo dõi, đôn đốc; chưa tham mưu kịp thời cho UBND thành phố chỉ đạo thực hiện Quyết định và đôn đốc người vi phạm chấp hành Quyết định vì vậy Quyết định xử phạt còn tồn đọng trong từng năm nhiều. Thứ năm: Sau khi Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật đất đai năm 2013 và các Thông tư hướng dẫn được Ban hành, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ có một số mẫu biểu trong lĩnh vực này bị ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_trat_tu_xay_dung_do_thi.pdf
Tài liệu liên quan