Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

BĐKH là vấn đề liên ngành, liên vùng đòi hỏi sự phối kết hợp chặt chẽ giữa

các cơ quan QLNN với nhau. Tuy vậy, mỗi cơ quan lại có những chức năng, nhiệm

vụ khác nhau, mục tiêu, động lực khác nhau nên việc tạo ra một cơ chế phối hợp và

phân công giữa các cơ quan này là rất quan trọng.

Để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả trong QLNN về ứng phó với BĐKH,

theo nghiên cứu sinh cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cho Cục BĐKH. Bên

cạnh các phòng chức năng đã nêu tại Quyết định số 1266/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng

5 năm 2017, Cục BĐKH cần có thêm một số phòng chức năng hác và bao gồm cả

bộ máy của Văn phòng Ủy ban Quốc gia về BĐKH, Văn phòng Chương trình hỗ trợ

ứng phó với BĐKH (SPRCC), Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Công

ước khí hậu, Văn phòng ô-dôn thi hành Nghị định thư Montreal. Đồng thời, cần thực

hiện phân cấp cho chính quyền địa phương trong QLNN về ứng phó với BĐKH. Cần

phân quyền cho lãnh đạo các địa phương nhất là trong việc xây dựng kế hoạch, mục

tiêu và quy hoạch vùng đối với ứng phó với BĐKH

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t quốc gia nào mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. 2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu i) Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu; ii) Xây dựng chiến lược, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu; iii) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu; iv) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu; v) Huy động nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu; vi) Hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu; vii) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc bảo đảm các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu. 8 2.2.4. Phương thức quản lý 2.2.4.1. Ban hành chính sách, pháp luật Thứ nhất, thể chế thể hiện ý chí chung của quốc gia về ứng phó với BĐKH, góp phần tạo lập sự đồng thuận trong việc tiếp cận, chia sẻ quan điểm, hành động trong ứng phó với BĐKH; Thứ hai, chính sách, pháp luật xác định trách nhiệm của các chủ thể trong QLNN về ứng phó với BĐKH, phân định trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước ở địa phương, cơ quan quản lý chuyên ngành, lĩnh vực, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong QLNN về ứng phó với BĐKH; Thứ ba, chính sách, pháp luật nhằm hướng dẫn các nghiệp vụ liên quan đến QLNN về ứng phó với BĐKH. 2.2.4.2. Tuyên truyền, vận động Tuyên truyền, vận động là một phương thức QLNN về ứng phó với BĐKH. Tuyên truyền, vận động nhằm triển khai và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách, pháp luật QLNN về ứng phó với BĐKH, giúp cộng đồng xã hội và các chủ thể liên quan nhận thức được sự cần thiết QLNN về ứng phó với BĐKH, huy động sự tham gia của cả cộng đồng xã hội vào quá trình ứng phó với BĐKH. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, vận động còn hướng đến nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong QLNN về ứng phó với BĐKH. 2.2.4.3. Sử dụng công cụ hành chính, kinh tế và khoa học công nghệ Phương thức QLNN thông qua công cụ hành chính, kinh tế và khoa học công nghệ được thực hiện thông qua việc triển khai các hoạt động về đánh giá hiện trạng BĐKH, đo lường những tác động, những hậu quả của BĐKH với đời sống KT-XH, xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thiết bị sử dụng hiệu quả năng lượng trong sản xuất vật liệu và các công trình xây dựng; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thiết kế công trình, cơ sở hạ tầng dựa trên các kịch bản BĐKH 2.2.5. Chủ thể và đối tượng quản lý - Chủ thể quản lý Nhà nước là chủ thể có đủ nguồn lực, năng lực để tổ chức ứng phó với BĐKH. Nhà nước không chỉ huy động được nguồn lực trong nước mà còn có thể huy động các nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho nhiệm vụ ứng phó với BĐKH. - Đối tượng quản lý Đối tượng của hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH là các hoạt động ứng phó với BĐKH từ Trung ương đến địa phương. Trong đó việc tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT- XH, phát triển ngành và địa phương; xây dựng các kế hoạch hành động của các Bộ, ngành và địa phương ứng phó với BĐKH đang được xem là vấn đề then chốt. 9 2.2.6. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu - Yếu tố chủ quan: thể chế, chính sách, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực, tài chính và đầu tư, hoa học và công nghệ - Yếu tố khách quan: Sự ràng buộc pháp lý đối với một quốc gia chấp nhận khi tham gia các cấu trúc quốc tế có ảnh hưởng to lớn công tác QLNN của quốc gia đó. 2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu và bái học kinh nghiệm cho Việt Nam 2.3.1. Quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở một số quốc gia 2.3.1.1. Các quốc gia nằm trong Phụ lục I của Công ước khí hậu Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật Bản 2.3.1.2. Các quốc gia không nằm trong Phụ lục I của Công ước khí hậu Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Từ inh nghiệm của các quốc gia nêu trên, rút ra được những bài học cho Việt Nam như sau: thứ nhất, Việt Nam cần hoàn thiện pháp luật về ứng phó với BĐKH; thứ hai, xây dựng bộ máy QLNN đối với BĐKH; thứ ba, cập nhật chiến lược, mục tiêu, kế hoạch cho ứng phó BĐKH; thứ tư, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để ứng phó với BĐKH; thứ năm, Thực hiện phân cấp trong QLNN đối với BĐKH; Thứ sáu, tích cực tham gia các tổ chức và ký kết các hiệp ước về ứng phó với BĐKH. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Qua nghiên cứu tác giả rút ra được một số vấn đề lý luận cơ bản như sau: Thứ nhất, BĐKH hiện nay đang diễn ra rất nhanh và hôn lường trên phạm vi toàn cầu, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và sự PTBV của con người. Thứ hai, cần nghiên cứu và làm rõ các nội dung quản lý như: ban hành, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong ứng phó với BĐKH; xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình ứng phó với BĐKH; tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm ứng phó hiệu quả với BĐKH; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để ứng phó với BĐKH; hợp tác quốc tế; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH. Thứ ba, QLNN về ứng phó với BĐKH chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động cả chủ quan lẫn hách quan như: thể chế, chính sách; tổ chức bộ máy; đầu tư tài chính; khoa học và công nghệ và các yếu tố mang tính quốc tế. 10 Thứ tư, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia có điều kiền hoàn cảnh tương tự như Việt Nam hoặc có những hành động phù hợp với điều kiện, khả năng của Việt Nam để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam hiện nay. Chƣơng 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 3.1. Khái quát về biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3.1.1. Khái quát về vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu của Việt Nam Lãnh thổ Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, trải dài trên 15 vĩ độ từ Bắc xuống Nam với khoảng 3.260 km bờ biển và được đánh giá là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH. 3.1.2. Khái quát thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam Theo kết quả nghiên cứu nêu trong Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH, chỉ tính trong 15 năm (1996 - 2011), các loại thiên tai như: Bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai hác đã làm thiệt hại đáng ể về người và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 10.711 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Tác động của BĐKH đối với một số ngành, lĩnh vực (thể hiện qua tổn thất tính bằng % GDP cho năm 2010) ước tính vào khoảng 0,5% đối với thủy sản; 0,2% đối với nông nghiệp và năng suất lao động là 4,4%. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về tác động của NBD, Việt Nam là một trong những nước đặc biệt dễ bị tổn thương, nếu mực nước biển dâng 1m khoảng 10% dân số Việt Nam sẽ bị tác động và thiệt hại về GDP sẽ là 10%. 3.1.3. Khái quát thực trạng ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam - Về hoạt động thích ứng với BĐKH Tính đến hết năm 2016, Bộ TN&MT đã công bố 03 Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam vào các năm 2009, 2012 và 2016. Đây chính là cơ sở quan trọng để thực hiện việc đánh giá tác động của BĐKH, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho các giai đoạn. - Các hoạt động giảm nhẹ BĐKH Việt Nam đã có nhiều chương trình, hành động khuyến hích người dân sử dụng tiết kiệm năng lượng; phát triển năng lượng tái tạo; chương trình phát triển hầm sinh học trong chăn nuôi; triển khai thực hiện các dự án giảm nhẹ phát thải KNK theo cơ chế phát triển sạch. 11 3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3.2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu Chính phủ đã ịp thời xây dựng và triển khai thực hiện:(i) Chiến lược quốc gia về BĐKH; (ii) Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; (iii) Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH; (iv) Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH; (v) KHHĐ ứng phó với BĐKH; (vi) Đề án giảm phát thải KNK; (vii) Chiến lược PTBV Việt Nam; (viii) Về Cơ chế phát triển sạch; (ix) Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long. 3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu - Về ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội Vấn đề BĐKH mặc dù đã xuất hiện trong các văn bản Luật (Luật BVMT năm 2014, Luật Khí tượng thủy văn năm 2015, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Đê điều v.v) nhưng vẫn còn rải rác. Điều này dẫn đến nguy cơ thiếu toàn diện, hoàn chỉnh và hông đầy đủ về nội dung pháp luật. Điều này sẽ hạn chế khả năng nhà nước áp dụng các biện pháp khuyến khích hoặc các chế tài đối với hành vi tương ứng bởi lẽ về nguyên tắc, chỉ có pháp luật mới có thể tác động trực tiếp làm thay đổi hành vi của các chủ thể. Để thay đổi điều này, nhu cầu về việc luật hóa các quy định trong lĩnh vực BĐKH cần được nghiên cứu và đề xuất. - Về ban hành chính sách, pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành. Nội dung các văn bản này đã tập trung vào việc tổ chức thực hiện cập nhật kịch bản BĐKH và NBD; đánh giá tác động của BĐKH, NBD đến một số khu vực trọng điểm; Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong ứng phó với BĐKH và NBD; hung ma trận chính sách; phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với BĐKH; giảm phát thải KNK thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu Bộ máy QLNN về ứng phó với BĐKH là một nhân tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác ứng phó với BĐKH của Việt Nam. Hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về BĐKH cần được chú trọng xây dựng, hoàn thiện theo hướng theo hướng tập trung, tổng hợp, thống nhất đầu mối. Cục BĐKH là tổ chức trực thuộc Bộ TN&MT, có chức 12 năng tham mưu, giúp Bộ trưởng QLNN về BĐKH, bảo vệ tầng ô-dôn; thực hiện các dịch vụ công về BĐKH, bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với chức năng và quyền hạn hiện tại của Cục BĐKH, cơ chế tham vấn giữa các bộ, ngành đang là một điểm yếu trong quy trình ban hành chính sách của Việt Nam. Điểm yếu này chắc chắn sẽ gây những tác động không nhỏ đến các nỗ lực ứng phó với BĐKH, một vấn đề vốn được xem là cần sự phối hợp thay vì độc lập thực hiện. 3.2.4. Nguồn nhân lực quản lý nhà nước ứng phó với biến đổi khí hậu Theo Bộ TN&MT, đào tạo nguồn nhân lực nhằm ứng phó với BĐKH ở Việt Nam hiện còn chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Sau gần 3 năm triển hai "Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH" ở tất cả các cấp độ (quốc gia, bộ, ngành, địa phương), trở ngại lớn nhất là sự yếu kém về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Cán bộ, công chức hiện chủ yếu là kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa phù hợp với chức năng, nghiệp vụ được giao. Nhu cầu đào tạo nhân lực cho lĩnh vực BĐKH đang đặt ra những thách thức không nhỏ nhất là ở các địa phương. 3.2.5. Đầu tư và huy động nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu Những năm qua, Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ể trong việc huy động nguồn lực tài chính để ứng phó với BĐKH, trong đó nhiều chính sách tài chính ưu tiên cho phát triển hạ tầng giao thông được chú trọng. Chính phủ, các bộ, ngành của Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút, khuyến hích các nhà đầu tư tập trung nguồn lực cho ứng phó với BĐKH. Huy động các nguồn lực tại chỗ, tranh thủ đóng góp, tham gia của các tổ chức, cá nhân cho công tác ứng phó với BĐKH và cứu trợ, khắc phục thiên tai. Nguồn vốn vay ưu đãi và viện trợ của nước ngoài được ưu tiên huy động để có nguồn lực lớn và tập trung cho ứng phó với BĐKH. Bước đầu hình thành cơ chế huy động nguồn lực hợp tác quốc tế để ứng phó với BĐKH như Chương trình SP-RCC là chương trình cho vay theo phương thức hỗ trợ ngân sách, với Nhật Bản là nhà tài trợ chính và một số nhà tài trợ khác. Tuy nhiên, cùng chung với xu hướng của quốc tế, các chính sách về cơ chế tài chính ứng phó BĐKH tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu trong tương lai. 3.2.6. Hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu Thời gian qua, công tác hợp tác quốc tế về BĐKH tiếp tục được đẩy mạnh. Bên cạnh các đối tác truyền thống, các mối quan hệ hợp tác với các đối tác, nhà tài trợ mới cũng hông ngừng được tăng cường, mở rộng. Ngoài các đối tác phát triển tham gia chính thức Chương trình SP-RCC như đã nêu ở trên, Việt Nam đã thiết lập quan 13 hệ hợp tác chặt chẽ với Vương quốc Anh, Vương quốc Đan Mạch, Hà Lan, Canada, Na uy, Phần Lan, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) và nhiều đối tác khác trong việc hỗ trợ Việt Nam ứng phó với BĐKH. 3.2.7. Thanh tra, kiểm tra trong việc bảo đảm các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu Bộ TN&MT cũng đã cùng các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và báo cáo với Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH trong ngành, lĩnh vực, địa phương. Bộ TN&MT và các Bộ ngành hác đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành mở rộng, có sự tham gia của nhà tài trợ nước ngoài, đánh giá thực địa một số khu vực chịu nhiều tác động tiêu cực của BĐKH, kiểm tra tình hình triển khai các dự án ứng phó với BĐKH ở một số địa phương đã được cấp vốn hỗ trợ thực hiện ứng phó với BĐKH. 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3.3.1. Kết quả đạt được 3.3.1.1. Ở cấp Trung ương Mức độ quan tâm đến BĐKH trong việc ban hành chính sách và pháp luật của Việt Nam tăng rất nhanh trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2009 đến nay. Từ chỗ chính sách và pháp luật chỉ được ban hành nhằm thực hiện các cam kết của quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã chủ động đưa ra chính sách, giải pháp của riêng mình để ứng phó với BĐKH. Các văn bản được ban hành ngày càng nhiều và cụ thể, có lộ trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng. Điều này được cho là do nhận thức về BĐKH được cải thiện đáng ể, đặc biệt là những nhà hoạch định chính sách. Xét về mặt chính sách, pháp luật, Chính phủ Việt Nam đã tương đối sẵn sàng ứng phó với BĐKH. 3.3.1.2. Ở cấp địa phương Các địa phương đã từng bước chủ động, tích cực trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình, ế hoạch của trung ương về ứng phó với BĐKH và NBD. Chính quyền ở địa phương đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó với BĐKH thông qua các chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động; đề xuất các giải pháp và dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH. Các ngành, các cấp của nhiều địa phương đã phối hợp thực hiện khá tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân về BĐKH, từ đó hình thành ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng, giảm lượng chất thải nhằm hạn chế phát thải KNK. 14 3.3.2. Những hạn chế Quy hoạch phát triển KT-XH của các ngành, lĩnh vực và địa phương đa phần chưa được bổ sung yếu tố BĐKH. KHHĐ ứng phó với BĐKH còn nhiều điểm bất cập, chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tế. Vẫn còn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa thành lập Ban chỉ đạo về ứng phó BĐKH để thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với BĐKH ở địa phương. 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 3.3.3.1. Về nguyên nhân chủ quan Nhận thức và tầm nhìn của các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng về BĐKH chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn thiên về lợi ích kinh tế trước mắt, còn chưa coi trọng PTBV. Một số chủ trương, chính sách, pháp luật chưa được quán triệt và thể chế hoá đầy đủ, kịp thời. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ; một số cơ chế, chính sách chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi. Việc lồng ghép vấn đề ứng phó với BĐKH trong các lĩnh vực KT-XH vẫn là khâu yếu. Chất lượng công tác dự báo và quy hoạch còn nhiều hạn chế, chưa theo ịp yêu cầu phát triển, thiếu tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, chưa rõ trọng tâm, trọng điểm và nguồn lực thực hiện. Tổ chức bộ máy QLNN và việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban ngành địa phương còn thiếu chặt chẽ; tổ chức thực hiện chưa thực sự chủ động, cương quyết. Đội ngũ cán bộ làm công tác ứng phó BĐKH còn hạn chế về chuyên môn và thiếu kinh nghiệm. Vấn đề quy hoạch vùng liên quan đến BĐKH vẫn chủ yếu theo ngành, tính liên ngành gần như chưa được chú trọng. Nguồn lực đầu tư cho ứng phó với BĐKH chỉ mới đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu. Thiếu vốn và cơ chế thực hiện các dự án BĐKH. Việc huy động các nguồn tài trợ quốc tế còn hạn chế, năng lực tiếp nhận, triển khai hỗ trợ của quốc tế chưa đáp ứng được yêu cầu, thực hiện chậm, làm giảm tính kịp thời, hiệu quả của nguồn lực tài trợ. 3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan BĐKH là một vấn đề còn tương đối mới đối với trung ương và địa phương. Hiện nay, BĐKH đang diễn biến nhanh hơn, phức tạp hơn so với dự báo của các nhà khoa học, nhất là thiên tai, NBD; triều cường, xâm nhập mặn xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ, vùng ĐBSCL và các địa phương ven biển; thiên tai diễn biến cực đoan và bất thường hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và đời sống của người dân. 15 Đồng thời ảnh hưởng của BĐKH đến phát triển KT-XH ở nước ta đang trở lên nghiêm trọng; diễn biến của BĐKH thực tế diễn ra nhanh hơn nhiều so với các dự báo; chính sách, hoạt động ứng phó với BĐKH quốc gia còn chịu nhiều tác động chung từ chính sách BĐKH toàn cầu. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Sau khi nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam trong thời gian qua, tác giả nhận thấy: Việt Nam đã tiếp cận với vấn đề BĐKH từ khá sớm và nhận định vấn đề BĐKH là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị. Điều này được minh chứng bởi số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến BĐKH đã được ban hành; những Chương trình, KHHĐ, Chiến lược quốc gia về BĐKH đã được ban hành và triển khai rộng khắp cả nước; Bộ máy QLNN về ứng phó với BĐKH đã và đang dần được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động QLNN về ứng phó với BĐKH vẫn còn tồn tại những hạn chế như: i) Nhận thức về vấn đề BĐKH đã được nâng lên nhưng chưa theo kịp với mức độ tác động của BĐKH. BĐKH mới chỉ được coi là nguy cơ mà chưa được quan tâm đúng mức tới việc chuyển đổi lối sống, tập quán sản xuất và tiêu thụ theo định hướng cac-bon thấp, PTBV; ii) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy nhưng chưa đủ; iii) Bộ máy QLNN mới chỉ được thiết lập ở cấp trung ương với đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn; iv) Ở địa phương, cán bộ phụ trách công tác ứng phó với BĐKH chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực BĐKH; v) Chưa có cơ chế, chính sách để khuyến khích thu hút sự tham gia đầu tư của cộng đồng.; vi) Nguồn lực cho ứng phó với BĐKH còn rất hạn chế, phân tán từ nhiều nguồn, cơ chế phân bổ vốn cho BĐKH còn bất cập. Từ những hạn chế như trên, việc hoàn thiện QLNN về ứng phó với BĐKH cần được xem xét ở nhiều khía cạnh để đưa ra được phương hướng và giải pháp phù hợp, toàn diện. 16 Chƣơng 4 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 4.1. Phƣơng hƣớng ứng phó với biến đổi khí hậu 4.1.1. Quan điểm của Đảng về ứng phó với biến đổi khí hậu Ngay từ những ngày đầu tham gia Công ước khí hậu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ tầm quan trọng của việc BVMT và ứng phó với BĐKH đối với sự PTBV của đất nước. Các chủ trương, giải pháp của Đảng về ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trường đã được thường xuyên quan tâm, hoàn thiện, bắt nhịp kịp thời với những chuyển biến nhận thức, xu thế phát triển của vấn đề BĐKH và tài nguyên, môi trường trên thế giới, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng ta, gắn ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyên, môi trường với phát triển KT-XH theo định hướng PTBV. 4.1.2. Mục tiêu 4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 Về cơ bản, chủ động thích ứng với BĐKH, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải KNK; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên theo hướng hiệu quả và bền vững; kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Tầm nhìn đến năm 2050, chủ động ứng phó với BĐKH; hai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực. 4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 - Về thích ứng với BĐKH: Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; đánh giá được các nguy cơ thiên tai; nâng cao năng lực phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và lồng ghép phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH. Nâng cao khả năng thích ứng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, KT-XH, cộng đồng dân cư và hả năng chống chịu của các hệ sinh thái trước tác động của BĐKH; 100% các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH được xây dựng có tính đến các yếu tố BĐKH. - Về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: Giảm cường độ phát thải KNK từ 8-10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP từ 1 – 1,5% mỗi 17 năm, giảm lượng phát thải KNK trong các hoạt động năng lượng từ 10 – 20% so với phương án phát triển thông thường. Đưa giảm nhẹ phát thải và hấp thụ KNK thành các chỉ tiêu trong phát triển KT-XH; xây dựng được thị trường cac-bon trong nước và tích cực tham gia thị trường tín chỉ cac-bon quốc tế. 4.1.3. Nhiệm vụ trọng tâm Tiếp tục quán triệt sâu sắc, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết 24-NQ/TW để các cấp, các ngành và mọi người dân đều nhận thức đầy đủ và có trách nhiệm cao trong việc ứng phó với BĐKH, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên, BVMT để thích nghi, PTBV; Chuẩn bị mọi điều kiện về thể chế, năng lực các bộ, ngành, địa phương để triển hai đầy đủ, toàn diện các nội dung của Thỏa thuận Paris từ năm 2020 trở đi; trong đó có một số nội dung liên quan đến thích ứng với BĐKH, trồng rừng có thể triển khai ngay từ trước năm 2020; Thể chế hóa các nội dung quan trọng được nêu trong Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về BĐKH, NBD; rà soát, cập nhật, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các nhiệm vụ ứng phó BĐKH, phòng tránh thiên tai. Chú trọng lồng ghép vấn đề BĐKH vào trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật BĐKH; 4.2. Xu thế biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam 4.2.1. Xu thế biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thế kỷ XXI Theo Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu, đến cuối thế kỷ XXI, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển sẽ đạt 540 - 970ppm theo các kịch bản khác nhau về phát thải KNK, nghĩa là tăng ít nhất gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp, và như vậy, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng lên tương ứng là 1,1 o C – 6,4oC, mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng lên từ 0,18 đến 0,59m so với cuối thế kỷ XX. Theo các Kịch bản BĐKH, ở Việt Nam, nhiệt độ trung bình năm sẽ tăng thêm 2 0C vào năm 2050 và 2,50C vào năm 2070 so với trung bình thời kỳ 1961 - 1990. Dự tính đến năm 2100, nhiệt độ sẽ tăng hoảng 30C. Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm tăng số đợt nắng nóng và số ngày nắng nóng hàng năm. Mực nước biển trung bình có thể tăng 35cm vào năm 2050, 50cm vào năm 2070 và dự tính đến năm 2100, có thể tăng khoảng 1m. 4.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam được Bộ TN&MT công bố lần đầu vào năm 2009 trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước. Mức độ chi tiết của các kịch bản mới chỉ giới hạn cho 7 vùng khí hậu và dải ven biển Việt Nam để kịp thời phục vụ các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện Chương trình NTP. 18 Kịch bản này đã được cập nhật vào năm 2011 và 2016. Với kịch bản 2016, kịch bản BĐKH và một số cực trị khí hậu được xây dựng chi tiết cho 63 tỉnh, thành phố, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và chi tiết cho 150 trạm (tương đương cấp huyện); kịch bản NBD được xây dựng chi tiết cho 28 tỉnh ven biển, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_ung_pho_voi_bien_doi_kh.pdf