Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Về mặt thực tiễn, từ phân tích thực trạng quản lý nhà nước

về việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn từ 2015 đến nay,

luận văn chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt hạn, nguyên nhân

và đề xuất các giải pháp phương hướng nhằm thực hiện tốt công tác

quản lý nhà nước về việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây là

những đánh giá và đề xuất có căn cứ lý luận và thực tiễn và có tính

khả thi. Vì vậy, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo tốt cho

tỉnh Bình Dương nói chung và Sở Lao động - Thương binh và xã hội

tỉnh Bình Dương nói riêng và các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội

tương tự.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 1.2.1.2. Đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước về việc làm Một là, chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước về việc làm là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cá nhân được nhà nước trao quyền. Hai là, đối tượng quản lý nhà nước về việc làm là người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm. Ba là, quản lý nhà nước về việc làm là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng các công cụ như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để quản lý. Bốn là, mục tiêu của quản lý nhà nước về việc làm nhằm bảo đảm việc làm cho người lao động đồng thời sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn lao động của quốc gia. 1.2.1.3. Vai trò quản lý nhà nước về việc làm Thứ nhất, quản lý nhà nước về việc làm góp phần bảo đảm trực tiếp thực hiện chức năng của nhà nước, đóng vai trò quyết định trong hoạt động quản lý đối với mọi mặt đời sống xã hội, đảm bảo cho các mối quan hệ xã hội diễn ra trong trật tự và ổn định. Thứ hai, quản lý nhà nước về việc làm giúp giải quyết việc làm cho lao động, đồng thời giúp sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn lao động của quốc gia. Thứ ba, thúc đẩy phát triển kinh tế. Thứ tư, góp phần làm giảm tệ nạn xã hội, hạn chế biến động dân số cơ học. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về việc làm Nghiên cứu quản lý nhà nước về việc làm trong phạm vi cấp tỉnh ở nước ta, tác giả tiếp cận ở các nội dung sau: Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm. 8 Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm. Quản lý lao động (QLLĐ), thông tin thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp. Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN, TC) và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về việc làm Yếu tố về môi trường chính trị; Yếu tố về kinh tế - xã hội; Yếu tố về hệ thống thể chế hành chính; Yếu tố về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực. 1.3. Kinh nghiệm của một số đị p ơ tr quản lý việc làm 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đ ng Nai 1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh nh Phước 1.3.3. Giá trị tham khảo rút ra cho công tác quản lý nhà nước về việc làm tại tỉnh nh Dương Một là, tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban ngành, Mặt trận, đoàn thể tỉnh tròng công tác quản lý việc làm. Coi công tác giải quyết việc làm cho lao động là một nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương. Hai là, tăng cường công tác theo dõi, rà soát, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và sự biến động cung cầu lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, dạy nghề, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội. Quy định danh mục những nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Ba là, biết phát huy nội lực của địa phương, đồng thời tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút đầu tư phát triển. Tổ chức lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động tạo thu nhập ổn định với chương trình giải quyết việc làm đồng thời lồng ghép các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, như: điện, đường, trường, trạm để thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo ra sản phẩm phục vụ xuất khẩu và đời sống. 9 Bốn là, ban hành kịp thời các chính sách hỗ trợ tài chính, cho vay vốn, giảm, miễn thuế và các biện pháp khuyến kích để người có khả năng lao động tự giải quyết việc làm; các chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. Các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển kinh doanh Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác tập huấn đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giải quyết việc làm các cấp cũng như nhận thức cho toàn xã hội, đặc biệt là người lao động về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giải quyết việc làm. Sáu là, tăng cường mở rộng thị trường lao động; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực học nghề, học ngoại ngữ, mạnh dạn tham gia xuất khẩu lao động - đây một trong những giải pháp cơ bản để tạo thu nhập cho người lao động nhanh và bền vững. Bảy là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách về giải quyết việc làm cho lao động, tố cáo và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động. Bảy là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách về giải quyết việc làm cho lao động, tố cáo và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về giải quyết việc làm cho lao động. Tiểu kết ơ 1 Quản lý nhà nước về việc làm là một trong những vấn đề cấp bách, mang tính chiến lược, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa phương. Do đó, việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc làm và quản lý nhà nước về việc làm là vấn đề cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về việc làm trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trong Chương 1, tác giả đã trình bày một số khái niệm về việc làm, giải quyết việc làm, quản lý nhà nước về việc làm đặc điểm, vai trò, nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về việc làm và những kinh nghiệm của một số địa phương trong công tác quản lý nhà nước về việc làm. Việc làm rõ các khái niệm có liên quan, đặc điểm, nội dung quản lý nhà nước về việc làm cũng như những kinh nghiệm ở một số địa phương trong công tác quản lý là cơ sở khoa 10 học, cơ sở lý luận và thực tiễn đầu tiên để tác giả đi sâu nghiên cứu tình hình quản lý nhà nước về việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Cơ sở lý luận vững chắc giúp đề tài được thực hiện có tính định lượng cao, góp phần đưa ra các giải pháp hiệu quả có thể áp dụng vào thực tiễn quản lý nhà nước về việc làm nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng. Chương 2: THỰC T ẠNG QU N NHÀ N C V VIỆC À T N Đ A BÀN T NH B NH D NG 2.1. K á quát về tỉ Bì D ơ v vấ đề v ệ l m trê đị b tỉ Bì D ơ 2.1.1. Khái quát về tỉnh nh Dương Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam bộ); dân số 2.426.561, mật độ dân số là 900,58 người/ km2 (Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2019); 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An,thành phố Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (42 xã, 45 phường, 04 thị trấn). 2.1.2. Khái quát về vấn đề la động, việc làm ở nh Dương Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung, Bình Dương với cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp là điểm đến có sức hút lớn về việc làm đối với người lao động. Bình Dương có đặc thù là tỉnh có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn và trọng điểm của cả nước với nhiều doanh nghiệp sản xuất và người lao động. Tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có trên 1,2 triệu lao động, trung bình mỗi năm tạo việc làm tăng thêm cho hơn 45.000 người, trong đó lao động ngoài tỉnh chiếm khoảng 84%. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của tỉnh vẫn đang trong giai đoạn cơ cấu tr , với dân số trong độ tuổi lao động chiếm hơn 75 , từ 0 tuổi trở lên chỉ chiếm khoảng 5 , đáp ứng cho các doanh nghiệp có nhu cầu về 11 nguồn lao động khi đến đầu tư. Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh liên tục tăng qua từng năm, bình quân mỗi năm (từ năm 2011 đến năm 2019) tăng thêm hơn 4 /năm, cao nhất là năm 2015 tăng thêm 18,7 so với năm 2011. Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế hàng năm cũng tăng qua từng năm, bình quân từ năm 2011 đến 2015 tăng gần 4% mỗi năm (trong đó tăng cao nhất là 2014 với tăng 5,4% so với năm 2013). Nguồn nhân lực tr ở tỉnh Bình Dương có số lượng nhiều nhưng còn nhiều bất cập: chất lượng lao động thấp, chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, có việc làm nhưng thiếu ổn định, thu nhập và đời sống còn thấp so với khu vực đô thị. Tính đến cuối năm 2019, nhân lực tr ở Bình Dương (từ 15 đến 30 tuổi) chiếm khoảng 42,92% dân số (thành thị 76,97%, nông thôn 23,03%) và chiếm 59,98% lực lượng lao động xã hội của tỉnh, tập trung cao nhất là từ 20 đến 30 tuổi. Tiềm năng của lao động tr những năm kế tiếp là rất lớn (từ 10 đến 14 tuổi chiếm 19,80% dân số); dân số của tỉnh Bình Dương vẫn đang tăng nhanh, trung bình mỗi năm tăng thêm hơn 90 nghìn người. Số lượng nhân lực tr trên địa bàn tỉnh sẽ còn tiếp tục tăng nhanh do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút nguồn lao động ngoại tỉnh. Nhìn tổng quan, có thể thấy rằng, các khu công nghiệp ở Bình Dương không hấp dẫn lao động trong tỉnh. Nền kinh tế Bình Dương phụ thuộc nhiều vào nguồn cung lao động ngoại tỉnh, đại đa số lao động công nghiệp tập trung ở ngành công nghiệp chế biến. Trong khi đó, xu hướng phát triển chung của các doanh nghiệp hiện nay là đầu tư chiều sâu, đẩy mạnh vốn; giảm quy mô bình quân về lao động. Thực tế này đặt ra vấn đề về sự thiếu hụt lao động đặc biệt là lao động có chất lượng cao trên địa bàn tỉnh ở các cấp độ: cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp, các ngành kinh tế và cả tỉnh. Vấn đề thiếu hụt lao động ở tỉnh Bình Dương thể hiện rõ qua nhu cầu tuyển dụng; cách tiếp cận, tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp cũng như qua số lượng, nhu cầu và hành vi tìm kiếm việc làm của người lao động. Vấn đề thiếu hụt lao động diễn ra thường xuyên với mức độ và hình thức biểu hiện khác nhau, tùy thuộc thời gian, mùa vụ trong năm cũng như tùy vào từng doanh nghiệp, loại doanh nghiệp, loại ngành nghề. Nhìn chung các doanh nghiệp thiếu hụt lao động phổ thông nhiều hơn là thiếu hụt lao động tay nghề cao với quy mô, số lượng tăng dần 12 theo các năm. 2.2. P â tí t ự trạ quả lý về v ệ l m trê đị b tỉ Bì D ơ 2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm Quản lý nhà nước về việc làm là hoạt động tương đối phức tạp liên quan đến lĩnh vực lao động. Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đảm bảo việc quản lý nhà nước hiệu quả trên cơ sở hệ thống văn bản điều chỉnh của Quốc hội, Chính phủ và Bộ LĐTBXH. Để triển khai quy định pháp luật về việc làm, về lao động một cách nghiêm túc, có hiệu quả thời gian quan tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều văn bản quy pháp luật có liên quan. 2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về việc làm Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về việc làm nói riêng. Trong những năm qua, chính quyền tỉnh Bình Dương đã quan tâm triển khai thực hiện nội dung này đến tất cả với các nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động và người lao động nhằm đồng nhất về nhận thức cho các nhóm đối tượng hiểu, nắm rõ quy định của pháp luật về việc làm, từ đó làm tiền đề cho việc thực hiện pháp luật có hiệu quả. 2.2.3. Quản lý la động, thông tin thị trường la động, bảo hiểm thất nghiệp 2.2.3.1. Quản lý lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương Với số lượng lao động đông, Bình Dương hết sức quan tâm đến việc quản lý nhà nước về lao động, việc làm và nhất là việc thực hiện các chế độ chính sách cho người LĐ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người LĐ, hạn chế việc xảy ra các vụ tranh chấp lao động tập thể và đình công, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Thực tiễn hoạt động QLLĐ của tỉnh Bình Dương trong những năm qua chủ yếu tập trung tổ chức thực hiện pháp luật lao động, cơ chế, chính sách về lao động; theo dõi, kiểm tra, giám sát NSDLĐ tuân thủ pháp luật; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động của các bên tham gia QHLĐ. Nhìn chung, Bình Dương là địa phương chấp hành tương đối tốt pháp luật về lao động, việc làm. 13 2.2.3.2. Thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương Để hỗ trợ người lao động tiếp cận với thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp dễ dàng, người sử dụng lao động tuyển dụng lao động thuận lợi, bảo đảm thống nhất và linh hoạt của thị trường lao động, Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường lao động, khớp nối cung - cầu lao động trên thị trường; cập nhật hệ thống thông tin thị trường lao động, thu thập, cung cấp thông tin về việc làm trống, người tìm việc; nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ: tổ chức sàn giao dịch với tần suất tăng, hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, mở rộng về thời gian, phạm vi và cách thức thực hiện: Phiên GDVL mini, Sàn GDVL trực tuyến (tư vấn qua các tiện ích trên sàn giao dịch trực tuyến, qua Email, facebook, skype), tiếp tục liên kết với các Trung tâm tỉnh bạn qua việc thực hiện sàn GDVL tư vấn – giới thiệu việc làm thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, qua mạng, điện thoại, tin nhắn; xây dựng bản tin thông tin thi trường lao động tỉnh Bình Dương ngân hàng dữ liệu lao động đặc biệt quan tâm tư vấn - giới thiệu việc làm cho Bộ đội xuất ngũ, sinh viên mới ra trường thông qua hình thức đến tư vấn - giới thiệu việc làm trực tiếp tại buổi ra quân và các buổi lễ tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn. 2.2.3.3. Tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương: Từ khi thực hiện chính sách BHTN đến nay, số lượng doanh nghiệp, người lao động tham gia BHTN và mức đóng bình quân tham gia trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều tăng qua mỗi năm. 2.2.3.4. Công tác giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề Tổ chức hoạt động của hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài) trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo nghề. Thực hiện xã hội hóa, việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp 14 2.2.4. Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm Hằng năm, nhằm thực hiện chặt chẽ và hiệu quả trong các công tác chuyên môn, ngay từ đầu năm Trung tâm đã thực hiện xây dựng các các kế hoạch hoạt động, quy trình phối hợp về mọi mặt công tác, đặc biệt là trong công tác về tuyên truyền TVGTVL, tổ chức sàn GDVL, hỗ trợ việc làm. Trung tâm tiếp tục nâng cấp website “www.vieclambinhduong.vn” để kết nối cung – cầu lao động. Thực hiện chính sách thu hút người lao động đến với Trung tâm bằng các hình thức tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh và hệ thống truyền thanh cơ sở, tư vấn tại trụ sở, tư vấn lưu động, kết hợp với các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp, thực hiện sàn GDVL, sàn online,. Các đơn vị hoạt động dịch vụ việc làm chủ yếu hoạt động tại các thị xã, thành phố tập trung nhiều doanh nghiệp khu công nghiệp của tỉnh như: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An. Bình quân mỗi năm, hệ thống dịch vụ việc làm đã tổ chức đào tạo sơ cấp nghề, kỹ năng nghề cho hàng chục ngàn lao động, mỗi năm tìm kiếm nguồn cung lao động cho người sử dụng lao động với hơn 10.000 lao động, góp phần vào sự ổn định, phát triển của thị trường lao động tại tỉnh Bình Dương, trong đó nổi bật nhất là hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương với hoạt động của sàn giao dịch việc làm, công tác thông tin thị trường lao động và tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho người lao động. 2.2.5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm Công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước về việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Dương được tiến hành theo kế hoạch định kỳ và đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức tại phòng thanh tra hiện có 08 người. Trong đó: có 01 thanh tra viên chính, 04 thanh tra viên và 03 cán bộ thanh tra. Thanh tra Sở luôn chú trọng tham mưu Giám đốc Sở chỉ đạo xây dựng lực lượng thanh tra, tăng cường năng lực để đủ sức đảm nhận nhiệm vụ được giao. Về công tác thanh tra, kiểm tra: được thực hiện đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật. 15 2.3. Đá á u 2.3.1. Những mặt đạt được và nguyên nh n 2. .1.1. Nh ng mặt đạt đư c Một là, công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về việc làm ở Bình Dương được chính quyền tỉnh thực hiện kịp thời, đúng thời điểm thực thi nghiêm túc các quy định của pháp luật về lao động và việc làm nội dung của các kế hoạch, đề án, dự án là hoàn toàn phù hợp với đặc trưng về lao động, việc làm ở Bình Dương và yêu cầu của công tác quản lý nhà nước các dự án, chính sách về việc làm đã được triển khai thực hiện đúng tiến độ. Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về việc làm nói riêng được chính quyền tỉnh Bình Dương quan tâm triển khai thực hiện sâu rộng đến tất cả với các nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp, tổ chức, nhân nhân sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn tỉnh. Ba là, công tác giải quyết việc làm, tư vấn - giới thiệu việc làm và hỗ trợ phát triển thị trường lao động đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bốn là, Công tác thanh tra, kiểm tra được duy trì thường xuyên hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, phối hợp với Công an tỉnh và các huyện, thành thị kiểm tra việc quản lý và sử dụng lao động là người nước ngoài tại các doanh nghiệp, dự án, nhà thầu trên địa bàn. Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật; giải quyết kịp thời những đơn khiếu nại, tố cáo bức xúc của người lao động nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo. Năm là, Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, cấp GPLĐ theo tinh thần Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, thực hiện việc cấp GPLĐ cho LĐNN qua mạng điện tử đã và đang tạo thuận lợi, hiệu quả và tiết kiệm trong thực hiện quy định về quản lý và sử dụng lao động tại tỉnh. 2.3.1.2. Nguyên nh n của nh ng mặt đạt đư c Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía 16 Nam, một trong những tỉnh phát triển năng động nhất cả nước. Bình Dương với cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp là điểm đến có sức hút lớn về việc làm đối với người lao động. Các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc làm và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã từng bước tạo sự thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về việc làm ở Bình Dương. Công tác quản lý nhà nước về việc làm tại tỉnh Bình Dương đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm, thực hiện có nhiều đổi mới, tích cực góp phần giữ vững ổn định chính trị, kinh tế và xã hội tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chính quyền tỉnh đã tích cực, chủ động tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về việc làm với các địa phương trong nước và quốc tế. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giúp người lao động dễ dàng tiếp cận và tìm kiếm công việc thông qua mạng xã hội. Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp việc cập nhật, quản lý thông tin lao động, việc làm được nhanh chóng, dễ dàng hơn. 2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nh n 2. .2.1. Nh ng mặt hạn ch Việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước về việc làm cho lao động ở Bình Dương còn mang tính thụ động, chưa có tính sáng tạo để phát huy các tiềm năng, thế mạnh đặc thù của địa phương. Việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về chính sách việc làm còn mang tính dập khuôn, ít nhiều còn phản ánh tính bình quân chủ nghĩa, cào bằng. Việc triển khai tuyên truyền, tổ chức thực hiện các chính sách về lao động, việc làm còn chậm, gặp nhiều khó khăn do số lượng đối tượng lớn. Mặc dù tỉnh có số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao so với dân số chung, tuy nhiên đây là sự phát triển về cơ học, lao động di cư từ ngoài tỉnh vào trong tỉnh là chủ yếu số (lao động di cư, lao động chưa qua đào tạo đến tỉnh vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số lao động với hơn 80 ). Điều này đặt ra nhiều áp lực trong quá trình phát triển như: tình hình an ninh trật tự xã hội, các tệ nạn xã hội, áp lực về cơ sở vật chất, hạ tầng, về giáo dục, y tế Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dịch vụ 17 việc làm, trong tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính và quản lý nhà nước về lao động còn hạn chế; tần suất, phạm vi các hoạt động giao dịch việc làm chủ yếu ở khu vực thành thị, tại các khu vực có đông người lao động ... Việc xây dựng dữ liệu ngân hàng lao động - việc làm còn hạn chế. Công tác thông tin thị trường lao động mới chỉ thực hiện công tác điều tra, tổng hợp nhu cầu lao động, việc phân tích, đánh giá số liệu còn hạn chế, công tác định hướng nghề nghiệp, đào tạo cho người lao động chưa hiệu quả, không theo kịp nhu cầu tuyển dụng. Do vậy, để đáp ứng nguồn lao động cho các doanh nghiệp hiệu quả thì công tác dự báo thị trường lao động (trung hạn, dài hạn) phải đưa ra được xu hướng ngành nghề, số lượng, trình độ lao động cần tuyển dụng, khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trung tâm dịch vụ việc làm còn hạn chế về khả năng tư vấn, giới thiệu việc làm và thu thập thông tin về cung - cầu lao động hoạt động của các Trung tâm chưa đồng bộ, chưa có sự gắn kết trở thành một hệ thống kết nối trên phạm vi toàn quốc việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dịch vụ việc làm còn hạn chế; tần suất, phạm vi các hoạt động giao dịch việc làm chủ yếu ở khu vực thành thị, tại các khu vực có đông người lao động ... Hoạt động thanh tra, kiểm tra về việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật song chưa mang tính chủ động cao. Nội dung thanh tra, kiểm tra chủ yếu dừng lại ở mục đích xem xét quá trình tuân thủ, chấp hành của đối tượng thanh tra chưa phát huy được hoạt động thanh tra, kiểm tra để phát hiện những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành, kịp thời kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật phù hợp với điều kiện thực tiễn để nâng cao tính hiệu quả trong quản lý về việc làm. 2. .2.2. Ngu ên nh n của nh ng mặt hạn ch Nhận thức của các ngành, các cấp và của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của công tác quản lý nhà nước về việc làm đã được nâng cao nhưng chưa sâu sắc và toàn diện, chưa được cụ thể hóa bằng các biện pháp, kế hoạch và chương trình cụ thể. Điều này dẫn đến tình trạng một số nơi còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện, chưa chủ động, tích cực trong công việc thậm chí thờ ơ, thiếu quan tâm, đùn đẩy trách nhiệm, gây ảnh hưởng kết quả và tiến độ công việc. 18 Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về việc làm trên địa bàn tỉnh còn thiếu, yếu và phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực khác. Sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm chưa được chặt chẽ, chỉ đạo của địa phương còn chậm trong khi thiếu các nguồn lực bố trí cho các Chương trình, dự án lớn về việc làm. Sự dịch chuyển nguồn lao động hiện đang làm việc tại Bình Dương về các tỉnh: Cùng với sự phát triển chung của cả nước về thị trường lao động trong những năm qua, các tỉnh, thành phố có số lượng lao động di cư nhiều vào tỉnh Bình Dương như: Thanh Hóa, Nghệ, An, Vĩnh Long, Cần Thơ, cũng đã có thị trường lao động phát triển. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng tăng lên giữa các thị trường lao động trong cả nước với nhau, góp phần gây ra sự dịch chuyển lao động trong tỉnh và ngoài tỉnh. Về lâu dài nếu tỉnh không có nguồn cung lao động ổn định thì sẽ không đảm bảo cung ứng đủ lao động theo nhu cầu tuyển dụng, sử dụng của người sử dụng lao động nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_viec_lam_tren_dia_ban_t.pdf
Tài liệu liên quan