Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Nâng cao nhận thức của công tác XHH TDTT trong đội ngũ

cán bộ công chức quản lý TDTT và cán bộ QLNN về chủ trương của

Đảng và Pháp luật của NN là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với

thực tế hiện tại.

Qua công tác XHH TDTT, cơ sở vật chất và trang thiết bị

phục vụ cho nhu cầu tập luyện, thi đấu và các dịch vụ TDTT kèm

theo tăng lên đáng kể, đáp ứng đầy đủ nhu cầu hoạt động TDTT.

Về lợi ích kinh tế, XHH TDTT đã góp phần giảm đáng kể

kinh phí Nhà nước đầu tư cho phòng trào TDTT, ngân sách Nhà

nước đầu tư cho cơ sở vật chất TDTT XHH là nguồn kinh phí huy

động trong người dân, các doanh nghiệp được phát hiệu có hiệu quả,

đã tổ chức được nhiều giải thi đấu thể thao do các mạnh thường quân

hay nhiều nhà tài trợ hoặc sự đóng góp của người tham gia.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà quản lý quan tâm nghiên cứu, nhiều công trình đã được công bố, trong đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài sau đây: “Một số vấn đề cơ bản về quản lý TDTT” của Trường Đại học TDTT I (2005). “Chủ tịch Hồ Chí Minh với TDTT” của Trương Xuân Hùng (2007). “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao” của Trương Quốc Uyên (2009. “Hướng dẫn công tác TDTT cơ sở” của Tổng cục TDTT (2012). Luận văn thạc sỹ của tác giả Bùi Thanh Dũng với đề tài “Quản lý nhà nước đối với đội ngũ HLV ngành TDTT trong giai đoạn hiện nay”(2013). Luận văn “Quản lý Nhà nước về thể thao quần chúng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” (2015) của thạc sỹ Lê Hoàng Tùng. Qua nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả nhận thấy các công trình, đề tài nghiên cứu về quản lý TDTT, vai trò của TDTT đã được 4 công bố có đề cập trên nhiều khía cạnh liên quan đến TDTT, quản lý nhà nước về TDTT, XHH TDTT. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chưa thấy tác giả hay công trình nào nghiên cứu về “Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao địa bàn Thành phố Huế”. Đề tài luận văn không trùng lặp với những đề tài đã được công bố. Những công trình trên sẽ cung cấp cho tác giả những cứ liệu tham khảo quan trọng để nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ đặt ra của đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về XHH TDTT, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về XHH TDTT trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận văn có các nhiệm vụ cơ bản sau: + Nghiên cứu cơ sở khoa học của QLNN về XHH TDTT. + Đánh giá thực trạng QLNN về XHH TDTT trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, rút ra những kết quả, hạn chế làm cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục. + Đề xuất mốt số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về XHH TDTT trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động QLNN về XHH TDTT trên địa bàn thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn thành phố Huế, Thừa Thiên Huế trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2018 và định hướng đến năm 2025. 5 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về TDTT, XHH TDTT. - Phương pháp nghiên cứu: Đề thực hiện đề tài, tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp. Một số phương pháp chủ đạo: phương pháp tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội học, phân tích. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về QLNN đối với XHH TDTT. Đánh giá thực trạng QLNN đối với công tác XHH TDTT tại thành phố Huế. Nghiên cứu cũng chỉ ra các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với XHH TDTT trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian đến. 6 7 CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI HÓA THỂ DỤC THỂ THAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm Quản lý nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm Quản lý Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung. 1.1.1.2. Quản lý nhà nước QLNN là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật”. 1.1.2.. Quản lý nhà nước về Thể dục thể thao Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực (thể hiện cụ thể qua cách thức rèn luyện thân thể) nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hoá và giáo dục con người phát triển cân đối, hợp lý. Từ khái niệm QLNN, khái niệm TDTT, có thể khái quát khái niệm QLNN về TDTT là thực hiện chức năng quản lý của mình, Nhà nước thông qua các thể chế và các tổ chức của ngành TDTT để chỉ đạo, quản lý các hoạt động TDTT. 1.1.3. Khái niệm Quản lý Nhà nước về Xã hội hóa thể dục thể thao 1.1.3.1. Xã hội hóa XHH là quá trình chuyển hóa, tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quản lý mới của một số lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm khai thác, sử dụng có hiệu quả 8 các nguồn lực của xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 1.1.3.2. Xã hội hóa về thể dục thể thao Việc XHH về TDTT là nhằm huy động tiềm năng to lớn của nhân dân để cùng Nhà nước xây dựng một nền TDTT xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước và phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. 1.1.3.3. Khái niệm quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao QLNN về TDTT là một nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT. 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao Nội dung QLNN về TDTT đã được qui định cụ thể tại Điều 6, Luật thể dục thể thao, cụ thể như sau: Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về thể dục thể thao. + Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thể dục thể thao, các văn bản quy phạm pháp luật về thể dục thể thao. + Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho TDTT. + Kiểm tra, đánh giá phát triển thể dục thể thao quần chúng và hoạt động thi đấu thể thao. + Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực TDTT. + Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phát triển sự nghiệp TDTT. + Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động TDTT. + Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hợp tác quốc tế về thể thao. 9 + Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về TDTT. Từ nội dung QLNN về TDTT đã được qui định, có thể xác định một số nội dung cơ bản QLNN về XHH TDTT như sau: 1.2.1. Xây dựng thể chế, chính sách và tuyên truyền chủ trương, chính sách liên quan đến quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao 1.2.2. Xây dựng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao 1.2.3. Quản lý nhà nước đối với các câu lạc bộ, hiệp hội, liên đoàn thể thao quần chúng 1.2.4. Quản lý nhà nước về hoạt động thể thao, tổ chức thi đấu của các hiệp hội, liên đoàn thể thao quần chúng 1.2.5. Quản lý nhà nước về các nguồn lực và đầu tư các công trình thể thao được xã hội hóa 1.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện xã hội hóa thể dục thể thao 1.3. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với xã hội hóa thể dục, thể thao Đại hội Đảng toàn quốc lần IX năm 2001 và quan điểm về phát triển TDTT, Văn kiện Đại hội IX đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh XHH, khuyến khích nhân dân và các tổ chức tham gia thiết thực, có hiệu quả các hoạt động văn hóa, thể thao. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và bảo trợ các hoạt động văn hóa, thể thao. Phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa, thể thao phong phú và lành mạnh”. Vì vậy, tăng cường QLNN về XHH TDTT vì những lý do cơ bản sau: 1.3.1. Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục, thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu rèn luyện thân thể của nhân dân 10 1.3.2. Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục, thể thao góp phần đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, bảo tồn thể thao dân tộc 1.3.3. Đáp ứng xu thế xã hội hóa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực thể dục thể thao 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục, thể thao và bài học rút ra cho thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 1.4.1. Kinh nghiệm ở các địa phương * Xã hội hóa thể dục thể thao ở thành phố Đà Nẵng * Xã hội hóa thể dục thể thao ở thành phố Thái Nguyên * Xã hội hóa thể dục thể thao ở thành phố Vĩnh Long 1.4.2. Bài học rút ra cho thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 11 Tiểu kết chương 1 Chương 1 của Luận văn đã đề cập khá đầy đủ lý luận chung quản lý nhà nước về XHH TDTT, trong đó đã khái quát một số khái niệm liên quan về quản lý nhà nước về XHH TDTT; đưa ra một số nội dung cơ bản QLNN về XHH TDTT như: xây dựng thể chế, chính sách và tuyên truyền chủ trương, chính sách liên quan đến XHH TDTT; xây dựng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về XHH TDTT; quản lý nhà nước về XHH các hoạt động TTQC; quản lý nhà nước về XHH TDTT về các CLB, hiệp hôi, liên đoàn TTQC; quản lý nhà nước về các nguồn lực và công trình thể thao được XHH; QLNN về tổ chức thi đấu và CLB thể thao quần chúng; thanh tra, kiểm tra, đánh giá công tác XHH TDTT. Qua đó, phân tích vai trò, vị trí của QLNN đối với XHH TDTT trong quá trình đáp ứng nhu cầu rèn luyện thân thể của nhân dân, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất, đáp ứng yêu cầu hội nhập và bảo tồn thể thao dân tộc. Chương 1 cũng đã tham khảo, phân tích những kinh nghiệm của một số địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Vĩnh Long, Thái Nguyên trong QLNN về XHH TDTT, từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho quá trình quản lý nhà nước về XHH TDTT tại Thành phố Huế. 12 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI HÓA THỂ DỤC, THỂ THAO TẠI THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội tác động đến quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế của thành phố Huế Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước. Với tổng diện tích tự nhiên 71,68 km², dân số thành phố ước tính là 455.230 người tính đến năm 2018. Phía Bắc thành phố và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thủy, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 105 km, cách cửa biển Thuận An 14 km, cách sân bay Quốc tế Phú bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. 2.1.2. Những tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước về xã hội hóa trên địa bàn thành phố Huế 2.2. Tình hình xã hội hóa thể dục thể thao trên thành phố Huế Công tác XHH hoạt động TDTT đang được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân tích cực hưởng ứng tham gia, đầu tư hàng chục tỷ đồng, góp phần nâng cao chất lượng, quy mô các cơ sở vật chất - kỹ thuật và hoạt động TDTT trên địa bàn toàn thành phố và toàn tỉnh. Hiện tại trên địa bàn thành phố Huế có hơn 250 sân Cầu lông ngoài trời, hơn 100 sân Cầu lông trong nhà, 25 sân Quần vợt, gần 180 nhà tập thể thao (trong đó gần 175 nhà tập do các doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan ban ngành đầu tư xây dựng), 70 sân bóng đá (50 sân cỏ nhân tạo), hơn 30 sân bóng chuyền, bóng rỗ, hơn 30 CLB Gym và Thể hình, được đầu tư xây dựng từ các cơ quan ban ngành, 13 các doanh nghiệp và cá nhân. Đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của các sân bóng đá nhân tạo được sự đầu tư rõ rệt như: cụm 04 sân cỏ nhân tạo do Công ty Cổ phần đầu tư IMG Huế đầu tư tại Khu đô thị An Cựu city với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng, công ty Cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ Trường Thành đầu tư 7 tỷ đồng xây dựng Trung tâm Thể thao Tây Lộc, cụm sân bóng đá cỏ nhân tạo (150 Nguyễn Trãi) được hình thành từ sự hợp tác giữa Công ty TNHH MTV Uyên Phương với Trung tâm TDTT thành phố Huế với tổng kinh phí đầu tư 4,5 tỷ đồng, hay cụm sân cỏ nhân tạo Khoa Luật do Khoa Luật - Đại học Huế phối hợp với Công ty TNHH Trường An. 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Triển khai thục hiện và tuyên truyền quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao 2.3.2. Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về thể dục thể thao, xã hội hóa thể dục, thể thao 2.3.3. Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao thông qua huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho hoạt động thể dục thể thao 2.3.4. Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao thông qua hoạt động của các Liên đoàn, Hội thể thao 2.3.5. Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục, thể thao theo từng đối tượng 2.3.5.1. Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao trong đối tượng học sinh, sinh viên 2.3.5.2. Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao trong lực lượng cán bộ, công chức, viên chức 2.3.5.3. Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao trong đối tượng người cao tuổi và người khuyết tật. 14 2.3.6. Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục, thể thao thông qua huy động đầu tư và sử dụng các công trình thể dục thể thao 2.3.7. Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao thông qua giám sát tổ chức thi đấu và hoạt động của câu lạc bộ thể thao nghiệp dư 2.3.8. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá xã hội hóa thể dục, thể thao trên địa bàn thành phố Huế 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Kết quả đạt được Nâng cao nhận thức của công tác XHH TDTT trong đội ngũ cán bộ công chức quản lý TDTT và cán bộ QLNN về chủ trương của Đảng và Pháp luật của NN là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tế hiện tại. Qua công tác XHH TDTT, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu tập luyện, thi đấu và các dịch vụ TDTT kèm theo tăng lên đáng kể, đáp ứng đầy đủ nhu cầu hoạt động TDTT. Về lợi ích kinh tế, XHH TDTT đã góp phần giảm đáng kể kinh phí Nhà nước đầu tư cho phòng trào TDTT, ngân sách Nhà nước đầu tư cho cơ sở vật chất TDTT XHH là nguồn kinh phí huy động trong người dân, các doanh nghiệp được phát hiệu có hiệu quả, đã tổ chức được nhiều giải thi đấu thể thao do các mạnh thường quân hay nhiều nhà tài trợ hoặc sự đóng góp của người tham gia. 2.4.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục, thể thao trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Những hạn chế Đội ngũ cán bộ lãnh đạo về lĩnh vực thể dục thể thao còn thiếu, chưa có chuyên môn sâu về quản lý nhà nước lĩnh vực TDTT; công tác kiểm tra, giám sát thể thao cơ sở, nhất là phát triển thể thao quần chúng và XHH TDTT còn lỏng lẽo, chủ quan. Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu; cán bộ, HLV có trình độ chuyên môn cao còn ít, 15 đa số tập trung HLV huấn luyện thể thao TTC, đội ngũ HLV chưa đáp ứng kịp với xu thế phát triển của TDTT về TTQC và XHH TDTT của tình hình mới. Công tác tổ chức bộ máy và cán bộ TDTT ở các địa phương trên địa bàn thành phố chưa đồng bộ, chưa đảm bảo đủ nguồn nhân lực thực hiện QLNN về XHH TDTT. 16 Tiểu kết chương 2 Chương 2 của luận văn đã phân tích rõ các đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, văn hóa, TDTT của Thành phố Huế, qua đó đánh giá sự tác động của các yếu tố trên đến TDTT và công tác quản lý nhà nước đối với XHH TDTT trên địa bàn thành phố. Qua phân tích cho thấy thành phố Huế có đầy đủ những điều kiện thuận lợi để phát triển và đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về XHH TDTT trong thời gian đến. Đồng thời, nghiên cứu tại chương 2 cũng đã làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về XHH TDTT trên nhiều mặt, đó là: Tình hình triển khai thục hiện và tuyên truyền quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về XHH TDTT; xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức quản lý nhà nước về XHH TDTT; quản lý nhà nước về XHH TDTT thông qua các huy động và sử dụng các nguồn tài trợ cho hoạt động thể dục thể thao; quản lý nhà nước về XHH TDTT thông qua hoạt động các Liên đoàn TTQC, Hội thể thao; quản lý nhà nước về XHH TDTT theo từng đối tượng; quản lý nhà nước thông qua huy động đầu tư và sử dụng các công trình thể dục thể thao; quản lý nhà nước về XHH TDTT thông qua giám sát tổ chức thi đấu và hoạt động CLB, hội nhóm thể thao nghiệp dư; thanh tra, kiểm tra, đánh giá công tác XHH TDTT. Qua đó, rút ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, để từ đó có thể đề ra các quan điểm, mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về XHH TDTT trên địa bàn thành phố Huế trong thời gian đến. 17 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI HÓA THỂ DỤC THỂ THAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến - Một số mục tiêu: + Hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ, tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất làm nền tảng để phát triển mạnh mẽ, bền vững sự nghiệp thể dục thể thao trên địa thành phố Huế, tỉnh Thừa thiên Huế. + Phấn đấu đến năm 2020, có 40% dân số tham gia tập thể dục thể thao; 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; 55 - 60% trường học có sân chơi, bãi tập; 80 - 90% các cơ sở trên địa bàn có sân vận động, nhà tập, bể bơi. + Phấn đấu phát huy toàn lực XHH về lĩnh vực TDTT, huy động tối đa nguồn lực từ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tư nhân hỗ trợ phát triển thể thao TTC trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần đưa vị thế TDTT của tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong tóp miền Trung và đạt thứ hạng 15 - 20 của cả nước. - Một số nhiệm vụ Một là, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao trong trường học. Hai là, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao quần chúng. Ba là, nâng cao hiệu quả đào tạo tài năng thể thao, góp phần phát triển thể thao thành tích cao. 18 Bốn là, đẩy mạnh XHH thể dục thể thao, huy động mọi nguồn lực để phát triển vững chắc thể dục thể thao. Năm là, đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước về XHH hoạt động thể dục thể thao. 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục, thể thao trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến 3.2.1. Tăng cường nâng cao nhận thức và triển khai thực hiện các chính sách xã hội hóa về thể dục thể thao + Tăng cường, cụ thể hóa chính sách XHH thể dục thể thao + Tuyên truyền, nâng cao nhận thức quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao 3.2.2. Củng cố tổ chức bộ máy và tăng cường bồi dưỡng đội ngủ công chức thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao 3.2.2.1. Về tổ chức bộ máy Cần chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động, cán bộ chuyên trách của phòng Quản lý TDTT của Sở VH&TT, các phòng VHTT đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ tham mưu, định hướng, quản lý... các hoạt động TDTT theo định hướng đã được đề ra. Nâng cao vai trò của UBND các cấp, nhất là cấp xã, phường trong quản lý các hoạt động TDTT ở địa phương. 3.2.2.2. Về cán bộ Đội ngũ cán bộ viên chức ngành TDTT là lực lượng trọng tâm, là nhân tố quyết định thành công của các hoạt động, chiến lược, kế hoạch phát triển TDTT mà quan trọng nhất là QLNN về XHH TDTT trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, vì thế, cần tập trung làm tốt công tác cán bộ về TDTT trong thời gian đến. 3.2.3. Tăng cường quản lý nhà nước về xã hội hóa thể thao gắn liền với phát triển du lịch, văn hóa Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách QLNN về XHH TDTT, chú trọng quan tâm đến chính sách đầu tư của Nhà nước, huy động 19 vốn, thuế và tín dụng, về chính sách đất đai, về chính sách nhân lực đối với QLNN, cải cách thủ tục hành chính. Cụ thể, áp dụng mức thuế ưu đãi nhằm khuyến khích, huy động các nguồn lực của nhân dân và xã hội hỗ trợ, đầu tư vào lĩnh vực TDTT, dịch vụ TDTT như xây dựng các công trình thể thao, sản xuất và lưu thông thiết bị, dụng cụ TDTT và đa dạng hoá hình thức thi đấu thể thao... 3.2.4. Quản lý các hoạt động tổ chức thi đấu và xây dựng cơ sở vật chất về xã hội hóa thể dục, thể thao Từ những kết quả đạt được trong công tác giám sát tổ chức thi đấu của các giải TDTT trên địa bàn thành phố Huế, ngành TDTT và phòng VHTT thành phố cần chú trọng phát triển và có chương trình kế hoạch các giải đấu TDTT hàng năm. Tăng cường quản lý nhà nước từ cấp thành phố đến các cơ quan hành chính sự nghiệp, các phường xã trên địa bàn trong việc thành lập các ban chỉ đạo, ban tổ chức, bộ phận giúp việc, các tổ trọng tài tham gia tại các giải đấu do thành phố cũng như các địa phương, đơn vị tổ chức, nhất là giám sát các nhà tài trợ là tư nhân, doanh nghiệp, cá nhân đứng ra đầu tư kinh phí cho giải để bảo đảm giải diễn ra đúng tính chất chuyên môn đề ra. 3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động thể thao thuộc xã hội hóa trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Để quản lý tốt các hoạt động thể dục thể thao, nhất là XHH TDTT của thành phố Huế, không thể không đề cập đến khâu kiểm tra, thanh tra các hoạt động thể thao, vì vậy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về XHH TDTT đối với thành phố Huế là phải tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra. 20 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Đối với Trung ương Thứ nhất, trong tình hình đất nước đổi ngày càng đổi mới, trước yêu cầu cấp thiết của QLNN về TDTT, đề nghị Bộ VHTT&DL cần tiếp tục nghiên cứu xem xét trong quy hoạch của ngành TDTT cả nước quan tâm đầu tư quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói chung là vùng trọng điểm về TDTT trong thời gian tới nhằm tạo động lực thúc đẩy phong trào TDTT ở khu vực ngày càng phát triển. Thứ hai, đề nghị Bộ VHTT&DL quan tâm nghiên cứu, kịp thời ban hành và hướng dẫn các văn bản, các quy định, quy chế trong hệ thống quản lý lĩnh vực XHH TDTT phù hợp với tình hình mới để địa phương có cơ sở, kinh phí tổ chức thực hiện hiệu quả QLNN về XHH TDTT trong thời gian đến. Thứ ba, đề nghị Bộ VHTT&DL định hướng, tham mưu Chính phủ đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở vật chất mang tiêu chuẩn tầm quốc gia và quốc tế phục vụ các giải đấu trong và ngoài nước trên địa bàn thành phố. 3.3.2. Đối với các cấp chính quyền tại địa phương + Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Huế Thứ nhất, UBND thành phố cần nghiên cứu, ban hành các văn bản cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, của UBND tỉnh quy định về XHH TDTT phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố Huế. Thứ hai, UBND thành phố cần tham mưu lên UBND Tỉnh về các chế độ chính sách cụ thể khuyến khích những tài năng TDTT có cống hiến quan trọng trong thi đấu TDTT tại các giải đấu ở địa phương để kịp thời đào tạo và nâng cao trình độ góp phần bổ sung lực lưọng VĐV cho đội tuyển. Thứ ba, đề nghị UBND thành phố tham mưu UBND tỉnh phối hợp với doanh nghiệp, cá nhân phát triển đầu tư XHH để có 21 kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT, đặc biệt là các công trình thể thao đủ tiêu chuẩn và hiện đại phục vụ cho mọi người, tạo điều kiện về sân bãi tập luyện, thi đấu TDTT. + Đối với Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Thứ nhất, Phòng VHTT thành phố cần phối hợp với chính quyền các phường trên địa bàn xây dựng về cơ chế, kế hoạch, tuyên truyền, động viên các cơ sở, các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng các công trình phục vụ TDTT. Thứ hai, phòng VHTT thành phố cần phối kết hợp với Sở VH&TT, Trung tâm Thể thao thành phố chủ động đề xuất các chính sách ưu đãi, trợ giá, hoàn thuế, hỗ trợ các cơ chế đối với các doanh nghiệp tham gia đầu tư cho phát triển TDTT, như tham gia xây dựng sân bãi, nhà tập, cung cấp trang thiết bị, dụng cụ luyện tập TDTT Thứ ba, phòng VHTT thành phố cần chủ động với các ban ngành, mở các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, QLNN về TDTT, nâng cao nhận thức và nắm rõ quy trình XHH TDTT cho các cán bộ chuyên trách về TDTT tại các CLB, Liên đoàn TTQC, các phường, xã trên toàn địa bàn thành phố Huế. 22 Tiểu kết chương 3 Tóm lại, có nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với XHH TDTT một cách hiệu quả, cũng như do tính chất quan trọng của việc QLNN trong lĩnh vực này, cần có những giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước như Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao, Tăng cường nâng cao nhận thức và triển khai thực hiện các chính sách xã hội hóa về thể dục thể thao, Củng cố tổ chức bộ máy và tăng cường bồi dưỡng đội ngủ công chức thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao, Tăng cường quản lý nhà nước về xã hội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xa_hoi_hoa_the_duc_the.pdf
Tài liệu liên quan