Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Đak pơ, tỉnh Gia Lai

Xây dựng, ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn

QLNN về xây dựng NTM nhìn chung đồng bộ, thống nhất và sát

thực tế. Xây dựng bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện QLNN

đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiệm vụ. Công tác quy hoạch được triển

khai theo đúng quy. Ban hành các cơ chế chính sách thúc đẩy

phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập nông dân. Thực hiện

đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình

xây dựng NTM; Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đảm bảo đúng

quy định và có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Đak pơ, tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ, sát với thực tế mới có thể đạt được yêu cầu đặt ra. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu khoa học này là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng cho hoạt động nghiên cứu về xây dựng NTM, cung cấp về cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm, bài học rút ra trong quá trình QLNN về xây dựng NTM. Những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp những luận cứ và những dữ liệu khoa học quan trọng cho tác giả luận văn, trên cơ sở đó tác giả kế thừa, phát huy và sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nhận thức lý luận, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng NTM và tình hình thực tiễn công tác QLNN về xây dựng NTM ở huyện Đak Pơ trong 5 năm qua, đánh giá thực trạng hiện nay, đề xuất một số giải pháp đối với công tác QLNN về xây dựng NTM và các giải pháp trực tiếp, thiết thực nhằm tiếp tục 4 triển khai xây dựng NTM trên địa bàn huyện những năm tới đạt hiệu quả cao. 3.1. Nhiệm vụ Hệ thống hóa cơ sở khoa học của QLNN về xây dựng NTM; xác định khái niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm của nông thôn; quan điểm, mục tiêu, các tiêu chí, nội dung xây dựng NTM, QLNN về xây dựng NTM. Phân tích thực trạng, đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của quá trình QLNN về xây dựng NTM ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai hiện nay. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về xây dựng NTM ở huyện ở huyện Đak Pơ trong những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu QLNN về xây dựng NTM ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: ở địa bàn huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Về thời gian: 05 năm (2012 – 2017) Về mặt khoa học: Luận văn tập trung làm rõ những nhiệm vụ khoa học phải nghiên cứu. Đó là cơ sở khoa học QLNN về xây dựng NTM, các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về xây dựng NTM, phân tích mặt được, chưa được và nguyên nhân của những yếu kém, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về xây dựng NTM ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành việc nghiên cứu luận văn của mình, tác giả đã kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu trước đây; sử dụng phổ biến những phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích 5 thống kê; Phương pháp phân tích tổng hợp;Phương pháp chuyên gia; Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập, xử lý thông tin 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nông thôn, xây dựng NTM gắn với thực tiễn công tác QLNN về xây dựng NTM; các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả và đánh giá hiệu quả QLNN đối với xây dựng NTM trong điều kiện hiện nay; việc xây dựng hoàn thành các tiêu chí chưa đạt và duy trì kết quả các xã đã đạt chuẩn NTM. 6.2. Về thực tiễn Qua phân tích, đánh giá thực trạng tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình xây dựng NTM. Từ đó, đưa ra những quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về xây dựng NTM ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Với kết quả có được, Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo trong hoạt động QLNN liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân, xây dựng NTM và những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn trình bày gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung đề tài gồm 03 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Chương 2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai Chương 3 Mục tiêu, phương hướng, giải pháp hoàn thiện xây dựng nông thôn mới ở Đak Pơ, tỉnh Gia Lai 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QLNN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1 Quản lý Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động. 1.1.2. Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước. 1.1.3. Nông thôn Phương diện QLNN, khái niệm nông thôn được đề cập tại Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau: “Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã” 1.1.4 Nông thôn mới NTM được hiểu là: “Nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xã hội – nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự 7 lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. 1.1.5 Xây dựng nông thôn mới 1.1.5.1. Khái niệm xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là “nhằm tạo ra những giá trị mới, những ‘cái mới’ cho nông thôn Việt Nam. Đó là một nông thôn hiện đại có diện mạo mới”. Chương trình xây dựng NTM có những mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, phương thức tổ chức thực hiện hết sức cụ thể. 1.1.5.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới Theo Quyết định số: 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, 19 tiêu chí đánh giá về xây dựng NTM bao gồm: 1 Quy hoạch; 2 Giao thông; 3 Thuỷ lợi; 4 Điện; 5 Trường học; 6 Cơ sở vật chất văn hoá; 7 Cở sở hạ tầng thương mại nông thôn; 8 Thông tin và truyền thông; 9 Nhà ở dân cư; 10 Thu nhập; 11 Hộ nghèo; 12 Lao động có việc làm; 13 Tổ chức sản xuất; 14 Giáo dục và đào tạo; 15 Y tế; 16 Văn Hoá; 17 Môi trường; 18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 19 Quốc phòng và An ninh. [24] Theo Quyết định số: 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ “về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới”, theo đó: Huyện nông thôn mới là huyện có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và có 9 tiêu chí sau đạt chuẩn theo quy định: quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, y tế - văn hóa – giáo dục, sản xuất, môi trường, an ninh –trật tự xã hội, chỉ đạo xây dựng NTM. 1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 8 1.2.1 Khái niệm QLNN về xây dựng nông thôn mới QLNN về xây dựng NTM là việc cơ quan QLNN sử dụng công cụ, bộ máy của mình để tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, quá trình triển khai, thực hiện mục tiêu, nội dung của Chương trình xây dựng NTM nhằm làm cho nông thôn phát triển toàn diện và đồng bộ, có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; làng xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị vững mạnh và được tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng NTM Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; Xây dựng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực; Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Quản lý quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí; Huy động nguồn lực và quản lý các nguồn vốn; Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Chủ trương của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước; Tổ chức bộ máy thực hiện QLNN về xây dựng NTM; Năng lực của công chức thực hiện Chương trình; Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Văn hóa truyền thống các dân tộc; Hội nhập quốc tế 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới, một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho huyện Đak Pơ, tỉnh gia lai 9 1.4.1. Hàn Quốc 1.4.2. Thái Lan 1.4.3. Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai 1.4.4. Xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. 1.4.4. Những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có thể vận dụng cho huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai Cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tăng cường kiểm tra, đôn đốc. Chú trọng công tác xây dựng quy hoạch, đề án. Ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ sản xuất nông thôn; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhất là ở cấp xã. Quan tâm đào tạo cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Huy động sức mạnh tối đa của tất cả mọi nguồn lực, mọi chủ thể tham gia xây dựng NTM. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội tham gia QLNN về xây dựng NTM. 10 Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NTM VÀ QLNN VỀ XÂY DỰNG NTM Ở HUYỆN ĐAK PƠ, TỈNH GIA LAI 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Đak Pơ tác động đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và cơ cấu hành chính Huyện Đak Pơ được thành lập năm 2003; diện tích tự nhiên 50.253,23 ha. Huyện có 01 thị trấn và 07 xã với 73 thôn, làng (trong đó có 34 làng đồng bào DTTS sinh sống tại 6 xã, thị trấn); 24 tổ chức hành chính trực thuộc (trong đó: quản lý Nhà nước 13, đơn vị sự nghiệp 11) Địa hình được chia thành 3 dạng, phân thành 3 tiểu vùng khá rõ rệt: Địa hình núi thấp, trung bình; Địa hình núi cao; Địa hình trũng thấp; khí hậu nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng đồng thời của 2 vùng khí hậu Tây Nguyên và duyên hải, nên nhiệt độ điều hòa hơn; đất: nhóm đất phù sa sông suối; nhóm đất xám, xám bạc màu; đất vàng đỏ trên đá Granít và biến chất; nhóm đất đen; nhóm đất dốc tụ; nhóm đất mòn trơ sỏi đá. Tổng diện tích có rừng: 22.791,97 ha, chiếm 45,25% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: rừng phòng hộ: 9.053,41 ha, rừng sản xuất: 13.738,56 ha. 2.1.1.5. Đánh giá điều kiện tự nhiên và cơ cấu hành chính tác động đến xây dựng NTM và QLNN về xây dựng NTM. - Thuận lợi: Huyện Đak Pơ nằm trên các tuyến Quốc lộ 19, Đông Trường Sơn thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế toàn diện theo hướng mở; đó là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng 11 các cơ sở lưu trú, tham quan, học tập, nghỉ dưỡng; có điều kiện kết nối với các tuyến du lịch trong vùng. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản thuận lợi cho việc giao lưu, thương mại giữa các xã, thị trấn trong huyện và các vùng lân cận. - Khó khăn: + Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa và số ngày mưa tương đối thấp, lại phân bố theo mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có bão nên lượng mưa, gió lớn gây thiệt hại cho cây cối, hoa màu. Nguồn nước mặt khá dồi dào nhưng do số lượng công trình thủy lợi còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, khó khăn chuyển đổi cơ cấu sản xuất. + Địa hình vùng núi của huyện dốc, chia cắt mạnh bởi nhiều sông suối nhỏ. Giao lưu đi lại giữa các xã vùng núi cao với các vùng khác trong huyện còn nhiều khó khăn. Hàng năm thường bị mưa, lũ quét tàn phá, thiệt hại hại nặng nề. Việc xây dựng và phát triển giao thông đường bộ, công trình công cộng trong xây dựng NTM ở khu vực này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhiều tiền của. + Mật độ dân cư huyện Đak Pơ không cao lại phân bố không đồng đều, diện tích tự nhiên của huyện rộng, địa hình dốc núi, đồng bào DTTS phân bố rải rác, nên trông công tác điều hành, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương trong QLNN về phát triển KT-XH, xây dựng NTM gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội huyện Đak Pơ giai đoạn 2012 - 2017 2.1.2.1. Các kết quả đạt được Tốc độ tăng giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 bình quân giai đoạn 2012-2017 của huyện là 8,74%, trong đó khu vực 12 nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,42%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,61%; khu vực dịch vụ tăng 11,07%. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2012-2017 chuyển dịch theo đúng định hướng: giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ. Năm 2017 cơ cấu kinh tế (tính theo giá hiện hành): khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 50,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,29%; khu vực dịch vụ chiếm 16,43%. Trong 5 năm, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn đạt 1.604,441 tỷ đồng. Năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 9,8%, mức giảm bình quân hàng năm là 3,96%. Trên địa bàn huyện Đak Pơ có 16 dân tộc anh em sinh sống với tổng dân số huyện 41.953, đồng bào dân tộc thiếu số chiếm 23,45%; là huyện thuần nông, trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ người dân sống ở khu vực nông thôn chiếm trên 80%. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 04 tôn giáo đang hoạt với tổng số tín đồ là 5.293 người (chiếm 13% dân số toàn huyện). 2.1.2.2. Những hạn chế của tình hình KT-XH ảnh hưởng đến QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Đak Pơ - Những hạn chế: Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, tuy nhiên sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, tự phát và chịu tác động nhiều bởi các yếu tố khách quan như: thị trường thụ, thời tiết. Các công trình thủy lợi chủ yếu nhỏ lẻ, chưa chủ động được nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp; công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm; tình trạng phát rừng làm rẫy còn diễn ra. 13 Sản xuất công nghiệp còn nhỏ lẻ, rải rác; khả năng đóng góp của ngành công nghiệp cho thu ngân sách trên địa bàn thấp. Thu nhập và đời sống của nhân dân còn khó khăn; số hộ nghèo trong đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ cao. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định. - Nguyên nhân: Do ảnh hưởng tình hình suy giảm kinh tế, sự thay đổi các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, sự biến động của giá cả hàng hóa, thị trường, hậu quả thiên tai, dịch bệnh... Là một huyện nghèo, trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, nguồn thu nhập chính chủ yếu từ nông nghiệp. QLNN trên một số lĩn vực còn bất cập, trình độ, năng lực, trách nhiệm của một bộ pjanj cán bộ chưa cao. 2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai 2.2.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: tiêu chí số 1, 07/7 xã đã đạt được 02/3 nội dung so với tiêu chí 1 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM, tỷ lệ 66,7%. 2.2.2. Về Hạ tầng kinh tế - xã hội: gồm 8 tiêu chí, từ Tiêu chí số 2 đến Tiêu chí số 9. * Tiêu chí số 2 - Giao thông: Đánh giá đến cuối năm 2017, toàn huyện có 06/7 xã đạt, dự kiến sẽ đạt tiêu chí giao thông vào năm 2018. Đối với cấp huyện: Cơ bản đạt so với Tiêu chí. * Tiêu chí số 3 - Thủy lợi Trên địa bàn 7 xã có 19 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, bao gồm 05 hồ, 06 đập, 06 bàu chứa lớn, 02 trạm bơm điện với hệ thống kênh mương 24,7 km. Diện tích tưới theo thiết kế là 425,5 ha; diện tích thực tưới là 413,8 ha, đạt 97% năng lực thiết kế. 14 Đánh giá: cấp xã: 04/7 xã đạt, cấp huyện: chưa đạt. * Tiêu chí số 4 - Điện: Số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn: 8.490 hộ, đạt 99,24%. * Tiêu chí số 5 - Trường học: Có 04/7 xã đạt tiêu chí * Tiêu chí số 6 - Cơ sở vật chất văn hoá: 06/7 xã đạt nội dung nhà văn hóa và khu thể thao thôn. * Tiêu chí số 7 – Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: 07/7 xã đạt. * Tiêu chí số 8 – Thông tin và truyền thông: 03/7 xã đạt Tiêu chí số 8. * Tiêu chí số 9 - Nhà ở dân cư: Toàn huyện có 82,28% số nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng; 4 xã đã xóa nhà tạm, dột nát; 03 xã vẫn còn nhà tạm, dột nát. 2.2.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất * Tiêu chí số 10 - Thu nhập: Tổng số xã đạt chuẩn tiêu chí: 04 xã. 03 xã (Yang Bắc, An Thành, Ya Hội) có thu nhập bình quân dưới mức yêu cầu của tiêu chí. Đây là một tiêu chí khó đối với các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Ở các xã chưa đạt tiêu chí này, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, giao thông không thuận tiện, dân trí thấp, do đó kinh tế và đời sống nhân dân còn rất khó khăn. * Tiêu chí số 11 - Hộ nghèo: 04/7 xã đạt chuẩn tiêu chí. * Tiêu chí số 12 – Lao động có việc làm: 07/7 xã đạt * Tiêu chí số 13 - Tổ chức sản xuất: - Có 02/7 xã đạt. 2.2.4. Về Giáo dục - Y tế - văn hóa - môi trường - Hệ thống tổ chức chính trị - An ninh trật tự * Tiêu chí số 14 - Giáo dục và Đào tạo: Có 06/7 xã đạt tiêu 15 chí. * Tiêu chí số 15 - Y tế: chưa có xã nào đạt tiêu chí Y tế. * Tiêu chí số 16 - Văn hóa: 07/7 xã đạt nội dung này. * Tiêu chí số 17 - Môi trường và An toàn thực phẩm: Chưa có xã nào đạt tiêu chí số 17. * Tiêu chí số 18 - Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật Tổng số có 154 cán bộ, công chức cấp xã. Trong đó, 124 cán bộ, công chức cấp xã cơ bản đạt chuẩn. 7 xã đều có đầy đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở từ cấp xã đến cấp thôn, làng theo quy định; So sánh mức độ đạt được so với Tiêu chí: Có 2 xã đạt tiêu chí số 18 (Hà Tam, Tân An); Các xã còn lại dự kiến phấn đấu đạt từ 2018-2020. * Tiêu chí số 19 – Quốc phòng và An ninh: 07/7 xã đạt. 2.3. Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai 2.3.1. Đánh giá khái quát ưu điểm, hạn chế 2.3.1.1. Những mặt được: Về cơ bản, quy hoạch sản xuất nông nghiệp, hạ tầng kinh tế - xã hội và quy hoạch các khu dân cư đạt theo yêu cầu. Hệ thống đường giao thông nông thôn cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại và hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Hệ thống các công trình thủy lợi phát huy tốt năng lực thiết kế, đảm bảo phục vụ các hoạt động sản xuất và dân sinh. 2.3.1.2. Những hạn chế: - Phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa theo quy hoạch; sử dụng đất đai chưa hợp lý; cơ cấu kinh tế nông nghiệp và ngành nghề nông thôn chuyển dịch chậm; sản xuất còn manh mún, tự phát, thiếu ổn định; công nghiệp chế biến nông sản, nhất là công 16 nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa phát triển. - Kết cấu hạ tầng nông thôn còn thiếu thốn, chưa đảm bảo được yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục khu vực nông thôn; tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, đời sống của cư dân nông thôn chỉ đảm bảo ở mức trung bình. - Trình độ sản xuất, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo còn thấp; sản xuất gắn kết với bao tiêu nông sản còn hạn chế. - Sự phát triển và hoạt động của các loại hình tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp còn hạn chế. - Thu nhập của người lao động khu vực nông nghiệp nhìn chung còn thấp và chịu nhiều rủi ro lớn. 2.3.2. Đánh giá thực trạng chi tiết 19 tiêu chí của các xã: (biểu mẫu 2.1) Đến nay trên địa bàn huyện Đak Pơ có 4/7 xã được công nhận chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, theo Bộ tiêu chí mới, qua rà soát, 04 xã được công nhận đều không đạt, kết quả thực hiện 19 tiêu chí tiêu chí tính đến ngày 20/3/2018 như sau: - Nhóm xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: xã Hà Tam đạt 15/19 tiêu chí; xã Tân An đạt 16/19 tiêu chí; xã Cư An đạt 14/19 tiêu chí và xã Phú An đạt 15/19 tiêu chí. - Nhóm xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới: xã An Thành đạt 11/19 tiêu chí bao gồm; xã Yang Bắc đạt 10/19 tiêu chí và xã Ya Hội đạt 09/19 tiêu chí. 2.4. Thực trạng QLNN về xây dựng NTM ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; Xây dựng bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực; Quy hoạch và thực hiện 17 quy hoạch; Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập nông dân; Huy động nguồn lực và quản lý các nguồn vốn; 2.5. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai 2.5.1. Những kết quả đạt được Xây dựng, ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn QLNN về xây dựng NTM nhìn chung đồng bộ, thống nhất và sát thực tế. Xây dựng bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện QLNN đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiệm vụ. Công tác quy hoạch được triển khai theo đúng quy. Ban hành các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập nông dân. Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình xây dựng NTM; Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đảm bảo đúng quy định và có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ. 2.4.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai - Việc ban hành các văn bản liên quan QLNN về xây dựng NTM có lúc chưa đồng bộ; chưa kịp thời điều chỉnh; chưa có chính sách đặc thù nhất là đối với vùng đồng bào DTTS. Công tác chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng nông thôn mới có lúc chưa được thường xuyên, liên tục. Một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện chưa thực sự chủ động tham mưu, đề xuất. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn những hạn chế nhất định. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện QLNN về xây dựng NTM có lúc chưa kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; Công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chất lượng chưa cao. Công tác 18 thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa sâu sát. Chưa có các cơ chế chính sách hưu hiệu trong việc thu hút, ưu đãi tổ chức cá nhân và doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng nông thôn; việc thu hút các nguồn lực đạt kết quả thấp. Việc nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả chưa được triển khai hiệu quả, chưa có chính sách khuyến khích, người dân tự nhân rộng 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế - Ảnh hưởng tình hình suy giảm kinh tế, sự thay đổi các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, sự biến động của giá cả hàng hóa, thị trường. Kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp, tuy nhiên sản xuất còn nhỏ lẻ, thu nhập của nông dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Việc đánh giá thực trạng một số tiêu chí ở một số xã chưa thực chất. Cán bộ, công chức viên chức ở một số cơ quan đơn vị chưa quan tâm đúng mức và dành nhiều thời gian trong triển khai thực hiện Chương trình. Trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Tập quán canh tác của đồng bào DTTS lạc hậu, nhỏ lẻ, còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Việc huy động vốn, các nguồn lực trong xã hội rất hạn chế, do doanh nhiệp ít, hoạt động không hiệu quả, ngân sách huyện hạn hẹp, điều kiện kinh tế nhân nhân rất khó khăn. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận công chức chưa cao; năng lực quản lý điều hành của thủ trưởng một số cơ quan, địa phương còn hạn chế, công tác tham mưu, giúp việc còn chậm, chưa theo kịp tình hình chung và sát với điều kiện của huyện. 19 Chương 3 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN VỀ XÂY DỰNG NTM Ở HUYỆN ĐAK PƠ, TỈNH GIA LAI 3.1. Mục tiêu, nội dung nhiệm vụ xây dựng NTM của huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2018 - 2020 3.1.1. Mục tiêu 3.1.1.1. Mục tiêu chung: Xây dựng NTM huyện Đak Pơ có kết cấu hạ tầng hiện đại; phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu; xây dựng xã hội nông thôn ngày càng dân chủ, hiện đại, văn minh; bảo vệ môi trường nông thôn xanh – sạch – đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Đến năm 2020 phấn đấu đạt huyện nông thôn mới. 3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể: 3.1.1.2.1. Về các nội dung xây dựng NTM mới: Đến 2020 cơ bản đạt chuẩn các nội dung về hạ tầng kinh tế - xã hội; tổ chức sản xuất; Văn hóa – Xã hội – Môi trường; hệ thống chính trị 3.1.1.2.2. Về mục tiêu cụ thể đối với các xã xây dựng nông thôn mới: Đối với các xã đã đạt chuẩn NTM: Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Đối với các xã chưa đạt chuẩn, phấn đấu mỗi năm đạt bình quân 02 tiêu chí/xã; đạt chuẩn NTM vào năm 2020. 3.1.2. Nội dung nhiệm vụ 20 Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; Giảm nghèo và an sinh xã hội; Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn; Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Nâng cao chất lượng hệ thống chính trị các xã;. Giữ vững an ninh trật tự xã hội nông thôn;Nhiệm vụ nâng cao chất lượng tiêu chí của các xã đã đạt chuẩn. 3.1.3. Vốn và nguồn vốn 3.1.3.1. Tổng nhu cầu vốn: để thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020: 288.175,41 triệu đồng. 3.1.3.2. Nguồn vốn: Vốn ngân sách Nhà nước; vốn tín dụng; Vốn đóng góp của cộng đồng dân cư. 3.1.3.3. Phân kỳ đầu tư: Thực hiện phân kỳ đầu tư cho từng năm trong giai đoạn 2016-2020 theo hạng mục đầu tư và cơ cấu nguồn vốn theo biểu mẫu danh mục 3.1 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi.pdf
Tài liệu liên quan