Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

Quan điểm

- Xác định xây dựng NTM là một quá trình lâu dài.

- Xây dựng NTM phải quán triệt quan điểm phát huy nội lực

là chính, vai trò của người dân là trung tâm.

- Xây dựng NTM phải căn cứ vào khả năng nguồn vốn ngân

sách, các nguồn huy động.

- Xây dựng NTM phải thực chất, không hình thức, chạy theo

thành tích.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tác QLNN trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM ở huyện Bến Cầu trong thời gian qua và đề ra 2 các giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác QLNN trên lĩnh vực này trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Đưa ra các giải pháp để nhằm QLNN được tốt hơn trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM ở huyện Bến Cầu trong giai đoạn 2020-2025. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn của QLNN trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. - Nêu thực trạng QLNN trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM ở huyện Bến Cầu. - Đề xuất giải pháp để QLNN về xây dựng NTM tốt hơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu QLNN về xây dựng NTM tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. - Thời gian: Phân tích, đánh giá được thực trạng QLNN về xây dựng NTM từ khi triển khai và định hướng thực hiện giai đoạn 2020 - 2025. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các nội dung QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Bến Cầu. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử 3 5.2. Tiếp cận nghiên cứu Tiếp cận nghiên cứu định tính. 5.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin - Thông tin thứ cấp: + Tài liệu giáo trình, các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu; + Các báo cáo tổng kết của tỉnh, huyện; số liệu của các cơ quan thống kê liên quan về tình hình xây dựng NTM; + Các bài viết đăng trên báo, các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan; + Các luận văn của các học viên khác (khóa trước) trong trường. - Thông tin sơ cấp: Dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn. 5.4. Phƣơng pháp xử lý thông tin và biện luận - Phương pháp thống kê mô tả. - Phương pháp phân tích, xử lý thông tin. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp mô tả. - Phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa cơ sở lý luận của QLNN trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm giúp hoạt động QLNN trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM ở huyện Bến Cầu được tốt hơn trong thời gian tới. 4 Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp cho các lãnh đạo huyện Bến Cầu làm cơ sở để QLNN trên lĩnh vực xây dựng NTM. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 Chương: Chương 1. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Chương 3. Một số giải pháp quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Bến Cầu giai đoạn 2020 - 2025. 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Các khái niệm có liên quan 1.1.1. Nông thôn Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã. Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. 1.1.2. Nông thôn mới Là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. 1.1.3. Xây dựng nông thôn mới Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. 1.1.4. Chương trình mục tiêu quốc gia Chương trình mục tiêu quốc gia là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách, tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước trong một thời gian nhất định. 1.1.5. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng. 1.1.6. Quản lý và quản lý nhà nước - Quản lý: là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. - Quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, đảm bảo sự ổn định và phát triển toàn xã hội. 1.1.7. Quản lý nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Quản lý nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một dạng của hoạt động QLNN, có đối tượng là hoạt động xây dựng NTM, chủ thể thực thi là hệ thống các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức được trao quyền tác động quản lý thông qua các cơ chế, chính sách nhằm khai thác, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia xây dựng NTM theo quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. 1.2. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới - Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính. 7 - Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG. - Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. - Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng. 1.3. Các bƣớc thực hiện Theo Thông tư số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thì xây dựng NTM có 7 bước. Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện; Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện); Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia NTM; Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã; Bước 5: Lập, phê duyệt đề án XD NTM của xã; Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án; Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện chương trình. 1.4. Vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới 1.4.1. Vai trò, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới - Xuất phát từ vai trò, vị trí của nông thôn ở nước ta, là nơi phải chịu nhiều tàn phá của chiến tranh để lại biết bao hậu quả nặng nề về mặt xã hội. 8 - Đời sống người dân ở vùng nông thôn còn vô vàng khó khăn, nguồn lực cho phát triển kinh tế còn hạn chế. - Trình độ dân trí của người nông thôn còn thấp hơn so thành thị. - Xây dựng NTM để phát triển vùng nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. 1.4.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới - Cần phải có sự can thiệt của nhà nước để định hướng, vạch kế hoạch thực hiện để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra. - Xây dựng NTM là vấn đề rộng lớn, phức tạp, nhà nước giữ vai trò điều phối, phối hợp. - Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu tài sản quốc gia sẽ có chức năng quản lý, phân bổ nguồn lực của đất nước, kiểm soát và khai thác hiệu quả tài nguyên cho sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn. - Nhà nước hoạch định ban hành những cơ chế, chính sách, tạo hành lang khung pháp lý nhằm tối đa hóa phúc lợi của xã hội và hướng đến việc kích thích tăng trưởng kinh tế vùng nông thôn. 1.5. Cơ sở pháp lý của QLNN về xây dựng NTM Mục 1.5 nêu cơ sở pháp lý để quản lý nhà nước về xây dựng NTM là các văn bản được cấp trên ban hành để Huyện căn cứ để triển khai thực hiện. 1.6. Nội dung quản lý nhà nƣớc trong thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 1.6.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình về xây dựng nông thôn mới 9 1.6.2. Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các quy định, chính sách về xây dựng NTM 1.6.3. Tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng NTM 1.6.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng NTM gồm: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn, huy động các nguồn lực xây dựng NTM, quản lý các vấn đề xã hội và an ninh trật tự nông thôn.. 1.6.5. Tổ chức bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực cho xây dựng NTM 1.6.6. Tuyên truyền, vận động xây dựng NTM 1.6.7. Kiểm tra, giám sát và tổng kết xây dựng NTM 1.7. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện 1.7.1. Xây dựng nông thôn mới tại một số huyện ở các tỉnh, thành phố của Việt Nam * Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. * Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh * Huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng * Huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. 1.7.2. Xây dựng nông thôn mới tại một số huyện của tỉnh Tây Ninh * Thị xã Hòa Thành * Huyện Tân Châu. 1.7.3. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm QLNN về xây dựng NTM có thể vận dụng ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, cụ thể: Một là: Cần có sự quan tâm, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò của người đứng đầu. Hai là: tập trung công tác tuyên truyền. 10 Ba là: Việc bố trí ngân sách cho xây dựng NTM phải tập trung, không dàn trải. Bốn là: Xác định công tác xây dựng và đào tạo cán bộ thực hiện chương trỉnh MTQG xây dựng NTM là quan trọng, nhất là cán bộ ở cấp xã. Năm là: phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện. 11 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên: Nội dung mục 2.1.1 trình bày: Vị trí địa lý, địa hình - đất đai, khí hậu – thời tiết, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, Tài nguyên rừng, Tài nguyên du lịch của huyện Bến Cầu. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội Nội dung mục 2.1.2 trình bày đặc điểm về kinh tế và đặc điểm về xã hội huyện Bến Cầu. 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến QLNN về xây dựng NTM 2.1.3.1. Thuận lợi - Về vị trí địa lý huyện Bến Cầu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Huyện có đường biên giới dài 31,5 km, có cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. - Điều kiện thời tiết thuận lợi, ít bị ảnh hưởng những bất lợi của thiên tai. - Dân số của huyện thuộc cơ cấu dân số trẻ, có nguồn lực lao động dồi dào cho các ngành kinh tế. - Tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng. 12 - Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung quan tâm từ nhiều nguồn vốn. - Các dự án kêu gọi đầu tư phát triển trên địa bàn từng bước được triển khai, đi vào hoạt động. 2.1.3.2 Những khó khăn - Huyện có 31,5 km đường biên giới giáp Campuchia, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh trật tự trên biên giới. - Kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ. - Thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu lao động kỹ thuật có trình độ cao. - Các cơ sở sản xuất kinh doanh, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp số lượng còn ít, phát triển quy mô nhỏ. - Các khu dịch vụ, vui chơi giải trí không nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân. - Công tác Cải cách hành chính chưa đồng bộ. - Nguồn thu ngân sách hạn chế, mức sống dân cư không cao, khả năng thu hút vốn đầu tư từ các nguồn xã hội hóa còn thấp, khó tạo bước đột phá trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội huyện. 2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 2.2.1. Thực trạng công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng nông thôn mới Tất cả các xã đã được UBND huyện phê duyệt quy hoạch NTM theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLTBXD- BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011, tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch đã được phê duyệt tới các ấp trong xã, các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai để người dân biết và thực hiện, hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy 13 hoạch đã được duyệt và thực hiện quản lý quy hoạch được UBND huyện phê duyệt. 2.2.2. Thực trạng công tác chỉ đạo, điều hành về xây dựng nông thôn mới UBND huyện đã ban hành Kế hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020. Kế hoạch tuyên truyền Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020, kế hoạch thi đua chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2012 – 2015, quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xã NTM của 8/8 xã, phê duyệt các dự án về giao thông, thủy lợi, trường học, phát triển sản xuất,. ở các xã xây dựng NTM. 2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý xây dựng nông thôn mới Thành lập BCĐ xây dựng NTM huyện, xã đảm bảo đầy đủ thành phần theo hướng dẫn, thường xuyên kiện toàn nhân sự khi có sự thay đổi. 2.2.4. Thực trạng công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung chương trình xây dựng NTM 2.2.4.1. Quản lý nguồn lực và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội *Giai đoạn 2010 – 2015: Nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng NTM đầu tư ở các xã với với số vốn là 349,166 tỷ đồng. * Giai đoạn 2016 – 2020: Nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng NTM đầu tư ở các xã với 369 dự án với số vốn là 563,498 tỷ đồng 2.2.4.2. Thực trạng công tác chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân 14 uye n luo n quan ta m co ng ta c đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Về quan điểm, quán triệt trong các cấp các ngành bốn mục tiêu trụ cột của Chương trình NTM là tăng thu nhập của nông dân, cải thiện môi trường sống, nâng cấp kết cấu hạ tầng, khuyến khích phát triển đời sống tinh thần và quan hệ xã hội ở nông thôn. 2.2.4.3. Thực trạng công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường Triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề nông thôn, giúp cho các hộ nghèo có việc làm và nâng cao thu nhập, bằng nhiều nguồn vốn giúp cho nhiều hộ nghèo thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân qua các năm; đến cuối năm 2019 còn 4,28%, có 5/8 xã đạt tiêu chí 11-về hộ nghèo. 2.2.5. Thực trạng công tác đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức làm công tác quản lý xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn. Qua 10 năm triển khai thực hiện, huyện đã tổ chức 18 lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng công tác triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM cho 720 cán bộ, công chức xã, ấp với tổng kinh phí 140 triệu đồng, đưa 62 lượt cán bộ, công chức huyện, 86 lượt cán bộ, công chức xã tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng do tỉnh tổ chức. 2.2.6. Thực trạng công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới 15 Tuyên truyền, vận động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết định đến tiến độ thực hiện xây dựng NTM, do đó huyện đã chủ động ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch tuyên truyền xây dựng NTM ngày từ khi triển khai thực hiện Chương trình. 2.2.7. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát, sơ, tổng kết, đánh giá, công nhận xây dựng nông thôn mới àng năm, uyện ủy có Kế hoạch chuyên đề về tổ chức kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đối với Đảng ủy, Bí thư Đảng ủy các xã; Hội đồng nhân dân huyện tổ chức giám sát chuyên đề về hiệu quả của các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội được đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM đối với các cơ quan chuyên môn huyện và UBND các xã; UBND huyện tổ chức kiểm tra định kỳ 02 lần/năm đối với các xã thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện; hàng quý, 6 tháng, năm tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình và đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời tới. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những kết quả đạt được Đảng bộ, chính quyền, BCĐ xây dựng NTM các cấp huyện, xã đã chỉ đạo quyết liệt trong xây dựng NTM. Bộ máy chỉ đạo, giúp việc các cấp từng bước được rà soát, kiện toàn. Nhận thức của hệ thống chính trị, nhân dân đã có những chuyển biến rõ rệt và từng bước được nâng lên. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên. Đồ án quy hoạch xây dựng xã NTM cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. 16 Cơ sở hạ tầng thiết yếu cấp xã được quan tâm đầu tư làm thay đổi bộ mặt của nông thôn, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội của nhiều xã. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã giúp cho cán bộ xây dựng NTM các cấp có những kiến thức cơ bản về nội dung, trình tự triển khai xây dựng NTM. Các mục tiêu của chương trình trong giai đoạn cơ bản đã đạt được. 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân - Những hạn chế: Thứ nhất là: Quy hoạch xây dựng xã NTM chưa tạo sự đột phá rõ nét trong phát triển kinh tế-xã hội của các xã. Thứ hai là: Vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước, nguồn lực huy động từ doanh nghiệp và nhân dân còn thấp. Thứ ba là: Công tác phối hợp giữa UBND các xã với các đơn vị chức năng huyện trong thực hiện giải tỏa bồi thường để thực hiện các dự án còn chưa tốt. Thứ tư là: Một số công trình hạ tầng đã đầu tư chưa phát huy hết công năng. Thứ năm là: Thiếu cơ chế, chính sách riêng, đặc thù cho xây dựng NTM. Thứ sáu là: Công tác làm thủ tục, đánh giá xét công nhận các tiêu chí NTM ở các xã trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều bất cập, chạy theo thành tích. - Nguyên nhân: Việc kiện toàn bộ máy giúp việc BCĐ các cấp thực hiện chậm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tham mưu, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình. 17 Cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương còn xem cơ cấu lại nông nghiệp là nhiệm vụ của ngành chuyên môn nên thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt. Trình độ, năng lực của cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều hạn chế, còn lúng túng trong việc xác định khối lượng, nội dung điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã NTM, nhất là quy hoạch NTM gắn với cơ cấu lại nông nghiệp. Đối với các xã không được chọn là xã điểm, công tác kiểm tra, đôn đốc của huyện chưa thường xuyên, không được ưu tiên vốn, xã chưa chủ động vận động vốn. Nguồn lực huy động từ doanh nghiệp và nhân dân còn phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh. Cấp ủy, chính quyền các xã còn thụ động trông chờ vào sự hỗ trợ đầu tư của cấp trên. 18 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN BẾN CẦU GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 3.1. Quan điểm, mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại huyện Bến Cầu đến năm 2025 3.1.1. Quan điểm - Xác định xây dựng NTM là một quá trình lâu dài. - Xây dựng NTM phải quán triệt quan điểm phát huy nội lực là chính, vai trò của người dân là trung tâm. - Xây dựng NTM phải căn cứ vào khả năng nguồn vốn ngân sách, các nguồn huy động. - Xây dựng NTM phải thực chất, không hình thức, chạy theo thành tích. 3.1.2. Mục tiêu - Mục tiêu chung Tiếp tục tập trung xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao, bền vững, làm thay đổi nhanh bộ mặt nông thôn, thực hiện đồng bộ giữa đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu về kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn (nhất là các xã có diện tích đất nông nghiệp lớn), xây dựng môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh, văn minh, dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp, quốc phòng và an ninh, trật tự an toàn xã hội trong nội địa và trên biên giới được giữ vững. - Mục tiêu cụ thể: 19 Năm 2023 huyện đạt chuẩn NTM. Phấn đấu xây dựng 2/8 xã (25%) là Long Thuận (năm 2024) và Long Khánh (năm 2025) đạt chuẩn NTM nâng cao theo quy định của Trung ương. Phấn đấu giá trị canh tác đạt 180 triệu đồng/ha/năm. Nâng cao thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn trên địa bàn huyện năm 2025 đạt trên 77,5 triệu đồng/người/năm; đến năm 2025 không còn hộ nghèo theo chuẩn Trung ương. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%. 3.2. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở huyện Bến Cầu trong thời gian tới 3.2.1. Về công tác chỉ đạo, điều hành Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của BCĐ, Ban Quản lý và bộ máy giúp việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM ở cấp xã, cấp huyện đủ năng lực, đồng bộ, chuyên nghiệp, chuyên trách, sát thực tế. Rà soát điều chỉnh quy chế quản lý, điều hành của BCĐ cấp huyện, cấp xã để đảm bảo bộ máy vận hành chặt chẽ và thực hiện tốt chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2020-2025. Phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng thành viên, từng cơ quan trong BCĐ huyện phụ trách 19 tiêu chí. 3.2.2. Rà soát, điều chỉnh hoàn thiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới UBND các xã thực hiện rà soát lại quy hoạch tổng thể, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng NTM để phát hiện ra những bất cập điều chỉnh lại cho đúng quy định theo Thông tư 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng NTM và được công khai đúng thời hạn, thực hiện việc cắm mốc chỉ giới 20 công trình hạ tầng theo quy hoạch được duyệt, đồng thời ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện quy hoạch. Không để tình trạng không khướp giữa quy hoạch và thực hiện quy hoạch, tình trạng sao chép, chắp vá, đối phó trong công tác quy hoạch. 3.2.3. Đa dạng hóa và đổi mới các hình thức tuyên truyền, vận động Thực hiện các biện pháp giáo dục, tuyên truyền làm thay đổi tư duy, nhận thức về cách nghĩ, cách làm cho một bộ phận cán bộ, công chức và người dân, nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM để cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã, người dân hiểu và tổ chức thực hiện. 3.2.4. Về đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức làm công tác xây dựng nông thôn mới Tổ chức tập huấn lại cho các thành viên trong BCĐ huyện, xã và Ban phát triển của xã, ấp các kiến thức về xây dựng NTM để các thành viên phải nắm được đầy đủ 19 tiêu chí và 49 chỉ tiêu, quy trình, cách thức thực hiện đối với từng nội dung tiêu chí, chỉ tiêu theo hướng dẫn của ngành chuyên môn cấp trên. 3.2.5. Quản lý, sử dụng và huy động nguồn vốn Dự kiến tổng nhu cầu vốn để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình giai đoạn 2020-2025 của huyện là 280 tỷ đồng, trong đó: - Vốn ngân sách: 230 tỷ đồng - Vốn huy động doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế khác: 20 tỷ đồng. - Vốn huy động từ cộng đồng dân cư: 30 tỷ đồng. 21 3.2.6. Quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ xây dựng nông thôn mới Trong đầu tư kết cấu hạ tầng, đây là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình MTQG xây dựng NTM, do đó cần tập trung huy động các nguồn lực, làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm của huyện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau năm 2020 và đầu tư xây dựng hạ tầng huyện NTM. Thực hiện đồng bộ giữa đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu về kinh tế-xã hội nông thôn gắn với phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Ưu tiên đầu tư các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, cơ sở vật chất văn hóa, công trình cấp nước sinh hoạt. 3.2.7. Định hướng phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân Tận dụng lợi thế về đất đai, thủy lợi thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng dần cây có bao tiêu sản phẩm (mía, mì, bắp...) và cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao (thanh long, thơm...). Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, duy trì và nhân rộng các vườn có hiệu quả kinh tế cao (xoài, bưởi, thanh long). Thực hiện tốt chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Phát triển một số vùng chuyên sản xuất rau sạch xã Tiên Thuận, Long Thuận, Long Khánh và Long Chữ vùng trồng hoa, cây cảnh ở xã An Thạnh và Lợi Thuận. 3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đối với các xã trên 22 địa bàn. Trước hết là phát huy vai trò tự kiểm tra của BCĐ các xã,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi.pdf