Truyền thống và văn hóa dân tộc từng vùng nông thôn Mỗi dân
tộc từng vùng, miền trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài đều có
những đặc điểm truyền thống, văn hóa riêng không giống nhau. Do vậy trong
QLNN về xây dựng NTM phải phù hợp với các chuẩn mực chung đã được
thừa nhận theo truyền thống, văn hóa, phát huy được những ưu điểm của giá
trị văn hóa truyền thống, loại bỏ đi những nhược điểm của những hủ tục lạc
hậu, tư tưởng bảo thủ, cục bộ địa phương cần chú trọng hòa hợp giữa các
dân tộc ít người với dân tộc kinh, góp phần quyết định thành công của công
việc xây dựng NTM tại mỗi vùng miền, mỗi địa phương.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng tự như huyện Vũ Quang.
7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương.
8
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Chương 2: Thực trạng xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây
dựng nông thôn mới tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Chương 3: Phương
hướng, giải pháp hoàn thiện QLNN về xây dựng NTM tại huyện Vũ Quang,
Tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2020 – 2025.
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới Nông
thôn: Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì nông thôn là: “Phần lãnh thổ của
một nước hay của một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi
trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành
thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp”.. Nơi mà ở đó người dân sinh sống
chủ yếu bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp và theo lối sinh hoạt văn hóa
cộng đồng làng, xã, theo những phong tục tập quán đặc thù của địa phương.
Nông thôn mới Nông thôn mới là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất,
văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự
cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các
tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm
chủ nông thôn mới. Bên cạnh đó, nông thôn mới phải có kinh tế phát triển
toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát
triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch
vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường
sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm
bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. Xây dựng nông thôn mới Xây
dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng
dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang
trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
1.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước và khái niệm quản lý nhà nước
về xây dựng nông thôn mới Quản lý 7 “Quản lý là sự tác động có chủ đích, có
tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý và khách thể của quản lý
nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt
10
được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường” Quản lý nhà
nước “Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các
cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối
ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích
ổn định và phát triển đất nước” Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
“Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới chính là việc nhà nước hoạch
định chiến lược, xây dựng các chính sách và triển khai các chương trình hỗ
trợ nhằm tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn,
làm cho nông thôn phát triển toàn diện và đồng bộ hiện đại văn minh, sạch
đẹp; sản xuất phát triển bền vững; Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn
hóa dân tộc; hệ thống chính trị vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững, đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao”.
1.2. Quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Nông
thôn hiện nay chủ yếu vẫn còn là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch chậm chưa theo sát với thị trường. Ứng dụng khoa
học công nghệ còn hạn chế, tư tưởng sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc trong nông
thôn còn nặng nề; công tác quy hoạch phát triển sản xuất chưa gắn kết với
quy hoạch vùng nên cơ cấu sản xuất; còn mang nặng tính tự phát, không gian
nông thôn bị phá vỡ, mất đi tính truyền thống, bản sắc văn hóa, mất cân bằng
sinh thái, ô nhiễm môi trường gia tăng. Kinh tế nông thôn phát triển nhưng
thiếu tính bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Người dân thiếu việc
làm ổn định, tỷ lệ nghèo đói giảm chậm và có xu thế tái nghèo ở một số địa
phương. Một bộ phận dân cư còn sống dưới mức nghèo khổ. Chương trình
triển khai thực hiện còn chậm so với yêu cầu. Liên kết sản xuất giữa nông dân
với doanh nghiệp và nhà khoa học chậm phát triển. Việc huy động nguồn lực
từ các nguồn ngoài ngân sách còn hạn chế, nhất là từ doanh nghiệp, tín dụng
và nội lực đóng góp từ người dân. Nhiều địa phương chưa chú trọng đến các 8
hoạt động về xây dựng thiết chế văn hoá, giữ gìn và bảo vệ các nét đẹp truyền
thống ở nông thôn. Từ những lý do trên, Đảng và nhà nước ta xác định cần
11
phải chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới để tạo bước
chuyển biến căn bản, toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vai trò của
nông thôn, xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới - Về kinh tế: - Về chính trị:. - Về văn hoá xã hội: - Về con người:. -
Về môi trường:
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới - Một là,
Hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Hoạch định là
quá trình xác định mục tiêu và quyết định phải làm gì và làm như thế nào để
đạt được mục tiêu. Hoạch định làm tăng khả năng thành công của tô chức, bởi
thông qua hoạch định sẽ phân tích, dự báo được những thời cơ, thách thức,
thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu, từ đó có những giải
pháp nắm bắt thời cơ, hạn chế rủi ro, phù hợp trong từng thời kỳ, từng giai
đoạn. - Hai là, Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước
và chính sách về xây dựng nông thôn mới Thể chế bao hàm tổ chức với hệ
thống các quy tắc, quy chế được sử dụng để điều chỉnh sự vận hành của tổ
chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Thể chế hành chính Nhà nước là
một hệ thống gồm Luật, các văn bản pháp quy dưới luật tạo khuôn khổ pháp
lý cho các cơ quan hành chính nhà nước, một mặt là thực hiện chức năng
quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như cho mọi tổ
chức và cá nhân sống và làm việc theo pháp luật; mặt khác là các quy định
các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế cũng như các mối quan hệ giữa các
cơ quan và nội bộ bên trong các cơ quan hành chính nhà nước. - Ba là, Tổ
chức bộ máy nhà nước về xây dựng nông thôn mới Trong hoạt động quản lý
nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nhân tố quan trọng có tính chất quyết
định là vấn đề tổ chức bộ máy quản lý xây dựng nông thôn mới. Chính phủ
quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan chuyên
môn theo cấp 9 hành chính để phối hợp thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Hệ thống các cơ quan, tổ chức được xây dựng và kiện toàn từ Trung ương đến
địa phương sẽ vận hành theo định hướng của Đảng và Nhà nước. - Bốn là Tổ
chức chỉ đạo thực hiện nội dung về xây dựng nông thôn mới Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là chương trình tổng thể về phát triển
12
KT-XH, chính trị và an ninh quốc phòng. - Năm là Tăng cường thanh tra,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại
các xã Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng NTM là việc Nhà
nước xem xét, đánh giá tình trạng đạt hay không đạt các tiêu chí về xây dựng
NTM; đảm bảo việc tuân thủ những quy định của pháp luật trong tổ chức
triển khai thực hiện xây dựng NTM theo các quy định, tiêu chí đã đề ra. Đây
là một trong những chức năng, nhiệm vụ cần thiết để giám sát việc thực hiện
đường lối, chính sách, các thể chế quản lý của nhà nước, kịp thời phát hiện
những sai sót và ngăn chặn, chấn chỉnh các sai phạm, kiểm soát các sai lầm,
lệch lạc; xử lý các vỉ phạm đồng thời điều chỉnh các tiêu chỉ cho phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông
thôn mới Xây dựng nông thôn mới là một trong những chủ trương chính sách
lớn của Đảng và Nhà nước ta, đây là nhiệm vụ chung của các cấp các ngành,
của mỗi người dân, của toàn xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện của nó như
thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, sau đây luận văn muốn phân tích
ra một số nhân tố cơ bản như sau:
1.3.1. Yếu tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội - Là huyện miền núi, thuần
nông, địa bàn rộng, dân cư phân tán, tập quán sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh
mún, điểm xuất phát thấp, nguồn thu trên địa bàn khó khăn, hạ tầng kinh tế -
xã hội chưa đồng bộ; thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, lũ lụt,
hạn hán. - Xây dựng Nông thôn mới là một chương trình mới và lớn, với
nhiều mục tiêu đề ra là rất cao; một số văn bản hướng dẫn của Trung ương,
tỉnh ban hành chậm, thiếu đồng bộ, gây lúng túng cho địa phương trong thực
hiện Chương trình.
1.3.2. Đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước 10
Hội nghị lần thứ 7 BCH TW khóa X đã đề ra Nghị quyết số 26- NQ/TW, đề
cập một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về phát triển NNNDNT, trong
đó có XD NTM. Nghị quyết khẳng định: NNNDNT có vai trò to lớn, chiếm
vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Chính vì vậy các vấn
13
đề về NNNDNT phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh
CNH, HĐH. Đó không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực NT mà
là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
1.3.3. Trình độ nhận thức, quản lý, tổ chức thực hiện của đội ngũ cán
bộ, công chức Một bộ máy dù có hoàn chỉnh đến mấy, một chiến lược chính
sách dù có hay đến bao nhiêu cũng sẽ không thể nào đi vào thực tế cuộc sống
nếu thiếu đi đội ngũ để vận hành và thực thi nó và đó chính là đội ngũ cán bộ
công chức.
1.3.4. Vai trò MTTQ và các đoàn thể quần chúng Hội nhập kinh tế
quốc tế giữa các nước trên thế giới đã và đang là xu thế chung của thời đại, nó
là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi quốc gia trên thế giới.
1.3.5. Truyền thống và văn hóa dân tộc từng vùng nông thôn Mỗi dân
tộc từng vùng, miền trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài đều có
những đặc điểm truyền thống, văn hóa riêng không giống nhau. Do vậy trong
QLNN về xây dựng NTM phải phù hợp với các chuẩn mực chung đã được
thừa nhận theo truyền thống, văn hóa, phát huy được những ưu điểm của giá
trị văn hóa truyền thống, loại bỏ đi những nhược điểm của những hủ tục lạc
hậu, tư tưởng bảo thủ, cục bộ địa phươngcần chú trọng hòa hợp giữa các
dân tộc ít người với dân tộc kinh, góp phần quyết định thành công của công
việc xây dựng NTM tại mỗi vùng miền, mỗi địa phương.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới của
một số địa phƣơng trong nƣớc
1.4.1. Kinh nghiệm chỉ đạo XD NTM ở huyện Yên Định, Thanh Hóa
Đến nay, Yên Định đã có 24/27 xã đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân đầu
người đạt 35,26 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,92%. Huyện phấn đấu
đến hết năm 2016, 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn NTM. 11 Ngay từ
những ngày đầu bắt tay vào công cuộc xây dựng NTM, Yên Định xác định:
Đây là chương trình khó, gắn liền với cuộc sống của người dân.
14
1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh Sau 10 năm
triển khai chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, bộ mặt
nông thôn ở Hương Khê đã thay đổi toàn diện. Cấp ủy chính quyền địa
phương từ huyện đến cơ sở đã vận dụng linh hoạt chủ trương của Đảng, chính
sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đồng thời lựa
chọn nội dung công việc có tính đột phá, kịp thời ban hành cơ chế chính sách
phù hợp. Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong việc hiến kế, hiến đất,
ủng hộ tiền, góp sức giải phóng mặt bằng.
1.4.3. Kinh nghiệm của huyện huyện Hòa Vang, Đà Nẵng Sau 5 năm
thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hòa Vang đã đạt được những
kết quả đáng khích lệ, đời sống kinh tế xã hội khu vực nông thôn dần được
nâng lên, nhân dân có cuộc sống ấm no, tươi đẹp. Có được những kết quả trên
chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp uỷ, Đảng, chính quyền trên địa bàn
huyện, luôn chú trọng công tác QLNN về xây dựng NTM.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh -
Lãnh đạo huyện, các phòng, ban của huyện, các xã, thôn phải thực sự vào
cuộc, sát từng cụm dân cư, phát hiện và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng
mắc phát sinh từ thực tiễn triển khai thực hiện nhiệm vụ.... - Trong quá trình
triển khai thực hiện, huyện xác định những vấn đề bức xúc nhất, cần thiết
nhất để bàn bạc với nhân dân thực hiện trước. Lấy ý kiến của người dân để
tạo được sự đồng thuận của nhân dân. - Cùng với sự tham gia nhiệt tình của
người dân là đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp.
Tiểu kết Chương 1 Chương 1 của Luận văn đã đề cập đến những nội
sau: Một là, tổng quan các vấn đề cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây
dựng nông thôn mới luận văn đã tập trung làm rõ các khái niệm: Hai là, kinh
nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của một số địa phương
trong nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng với huyện Vũ
Quang, từ đó rút ra những kinh nghiệm để huyện Vũ Quang có thể tham khảo,
vận dụng trong quá trình quản lý.
15
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI HUYỆN VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNH.
2.1. Khái quát về huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Vũ Quang được thành lập theo Nghị
định 27/2000-NĐCP ngày 04/8/2000 của Chính phủ, trên cơ sở tách một phần
địa giới hành chính của các huyện Đức Thọ, Hương Khê, Hương sơn. Là
huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, Vũ Quang có vị trí địa
lý: 18010’ đến 18032’ vĩ độ Bắc và từ 105016’ đến 106040’ kinh độ Đông,
phía Bắc giáp huyện Hương Sơn, phía Bắc - Đông Bắc giáp huyện Đức Thọ,
Phía Đông giáp huyện Hương Khê, phía Nam giáp nước Cộng hoà Dân chủ
nhân dân Lào, với đường biên giới dài 43 km, phía Tây giáp huyện Hương
Sơn. Diện tích tự nhiên của huyện là 64.615 ha.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Về kinh tế: Trong giai đoạn 2010 -
2015, nền kinh tế huyện có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,82%, trong đó
ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,60%/năm, ngành
dịch vụ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%, ngành công nghiệp -
TTCN tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 18%. Như vậy có thể thấy mặc dù
huyện Vũ Quang có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt, giá trị sản xuất của các
ngành kinh tế tăng lên qua các năm, tuy nhiên đó là những con số rất hạn chế,
chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương. Về dân cư,
dân tộc: Tổng quy mô dân số là: 30.430 người theo cơ cấu, đặc điểm tự nhiên
và xã hội phân bố như sau: - Cơ cấu độ tuổi: Số người trong độ tuổi lao động
(nam 15-59t, nữ 15-54t): 18.921 người, chiếm 62,2% - Thành thị và nông
thôn: Vùng thành thị gồm thị trấn Vũ Quang với dân số: 3.678 người, vùng
nông thôn bao gồm 11 xã còn lại với dân số 26.752 người. Về giáo dục - đào
tạo: Ngành giáo dục tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động trong
toàn ngành. 14 Về y tế: Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, chủ động tích
cực phòng chống dịch, thường xuyên theo dõi giám sát dịch tễ tại cộng đồng,
tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân biết cách phòng chống dịch bệnh cho bản
16
thân, gia đình và cộng đồng. Về văn hoá, thể thao: Nhằm có thể đưa nhanh và
nhiều các sinh hoạt văn hoá của cả nước và tỉnh Hà Tĩnh về với nhân dân Vũ
Quang, trên địa bàn huyện đã hình thành hệ thống các thiết chế văn hoá cơ sở
gồm: thư viện, điểm bưu điện văn hoá xã và các đội văn nghệ quần chúng ở
hầu khắp các xã.
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến quá trình thực hiện
xây dựng nông thôn mới ở Huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. - Những ảnh
hưởng tích cực trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Vũ
Quang, tỉnh Hà Tĩnh. - Những khó khăn trong việc thực hiện xây dựng nông
thôn mới ở huyện Vũ Quang
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới
tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay
2.2.1. Khái quát về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà tĩnh hiện nay
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhận thức của cấp ủy, chính quyền các
cấp được nâng cao, người dân tích cực vào cuộc, phong trào thi đua chung
sức xây dựng nông thôn mới phát triển; việc huy động các nguồn lực đạt kết
quả tích cực. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh
Hoà Bình giai đoạn 2015 - 2019 được thực hiện kịp thời, đáp ứng nhiệm vụ
giai đoạn mới của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2020 -2025.
2.2.2. Nội dung thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn
mới tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
2.2.2.1 Hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng nông thôn mới Căn
cứ các văn bản hướng dẫn của TW, của tỉnh, trên cơ sở khả năng cân đối
nguồn lực và điều kiện thực tế tại địa phương, huyện Vũ 15 Quang đã xác
định được những nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời đưa ra những hoạch định
chiến lược
17
2.2.2.2. Triển khai nội dung xây dựng nông thôn mới Bên cạnh công
tác hoạch định chiến lược và quy hoạch, việc tuyên truyền, vận động được
thực hiện thường xuyên để cán bộ và nhân dân hiểu thấu đáo về nội và cách
thức triển khai xây dựng NTM. Trong quá trình xây dựng NTM, sự chỉ đạo
sát sao, liên tục và đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở cũng đóng vai trò rất
quan trọng bởi trong quán trình thực hiện, không tránh khỏi sai lầm và lung
túng, vì thế sự định hướng, hướng dẫn cụ thể sẽ rất cần thiết để đưa chương
trình đi tới thành công. Để người dân nắm bắt được chủ trương, đường lối của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng NTM, huyện đã
tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện phối hợp với các cơ quan thông
tin, tuyên truyền như Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Phòng Văn hóa và Thông
tin, Trang thông tin điện tử, Đài truyền thanh huyệnđể phục vụ công tác
thông tin cho nhân dân.
2.2.2.3. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và
chính sách về xây dựng nông thôn mới Bên cạnh công tác hoạch định chiến
lược và quy hoạch, việc tuyên truyền, vận động được thực hiện thường xuyên
để cán bộ và nhân dân hiểu thấu đáo về nội và cách thức triển khai xây dựng
Nông thôn mới. Trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, sự chỉ đạo sát sao,
liên tục và đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở cũng đóng vai trò rất quan trọng
bởi trong quán trình thực hiện, không tránh khỏi sai lầm và lung túng, vì thế
sự định hướng, hướng dẫn cụ thể sẽ rất cần thiết để đưa chương trình đi tới
thành công.
2.2.2.4. Tổ chức bộ máy nhà nước về xây dựng nông thôn mới Hàng
năm, UBND huyện đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất,
nhằm kích thích nền nông nghiệp cũng như giảm bớt một phần khó khăn cho
nông dân. Tuy nhiên, các chính sách hiện chỉ dừng lại ở mức đầu tư, hỗ trợ
trực tiếp cho người sản xuất, ngắn hạn mà chưa có cơ chế dài hạn, thu hút các
doanh nghiệp, các nhà máy thu mua, chế biến các sản phẩm ngành nông
nghiệp.
18
2.2.2.5. Triển khai nội dung xây dựng nông thôn mới Bộ máy chỉ đạo,
quản lý điều hành xây dựng nông thôn mới từ huyện đến các xã đã đi vào hoạt
động nề nếp, chính sách của huyện được điều chỉnh cùng với chính sách của
tỉnh được phổ biến đến tận người dân 16 Mô hình tổ chức bộ máy chỉ đạo
chương trình như đã nêu trên tuy tương đối đồng bộ, nhưng lực lượng cán bộ
chuyên môn ít, kiêm nhiệm, chưa có cán bộ chuyên trách tham mưu, theo dõi,
thực hiện chương trình nên ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện
chương trình.
2.2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới Về công tác thanh tra: Nhiệm vụ thanh tra của
huyện trong công tác quản lý nhà nước được giao cho Thanh tra nhà nước
huyện Về công tác kiểm tra: Ban quản lý xây dựng NTM các xã cũng đã
thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các thôn triển khai tiến độ xây dựng NTM..
Về công tác Giám sát: Trong triển khai xây dựng nông thôn mới, huyện đã
thành lập các ban giám sát nhân dân với mục đích tạo thêm cơ chế để nhân
dân tham gia giám sát, hạn chế những sai phạm, tiêu cực trong quá trình thực
hiện các công trình, dự án.
2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới tại
huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh Đến nay, toàn huyện đạt 208/220 tiêu chí, đạt
94,5% kế hoạch; bình quân mỗi xã đạt 18,9 tiêu chí/xã. Về xây dựng huyện
Nông thôn mới: Qua rà soát, đánh giá hiện trạng, đến nay huyện Vũ Quang
đạt và cơ bản đạt 4/9 tiêu chí
2.3.1. Những kết quả đạt được về quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới tại huyện Vũ Quang và nguyên nhân - Về những kết quả đạt được:
Chương trình xây dựng Nông thôn mới đã trở thành một trong những nhiệm
vụ trọng tâm, xuyên suốt được Huyện ủy, HĐND, UBND, BCĐ Chương trình
Nông thôn mới huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và quyết liệt; một số
phòng, ngành của huyện đã có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với cơ
quan thường trực trong tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; đã huy động
được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tích cực của đông
19
đảo nhân dân. - Nguyên nhân thành công: Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới đã thể hiện được tính đúng đắn, kịp thời, được các
ngành, các cấp nhất trí cao và đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của
nhân dân, có sự đồng thuận cao của người dân nông thôn. 17
2.3.2. Những hạn chế về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
tại huyện Vũ Quang và nguyên nhân của hạn chế - Về những hạn chế: Bên
cạnh những kết quả đã được thì huyện Vũ Quang cũng mắc phải những nhược
điểm và hạn chế trong quá trình triển khai xây dựng NTM, cụ thể như sau:
Một là, việc lập đồ án, xây dựng nông thôn mới của các xã được phê duyệt
nhưng thiếu tính quy hoạch chi tiết sản xuất, quy hoạch khu dân cư thiếu sự
tham gia của người dân trong quá trình lập quy hoạch, một số nơi nội dung
chưa sát với thực tế, có những xã quy hoạch không phù hợp với quy hoạch
của cấp trên, của ngành, khi thay đổi chưa điều chỉnh kịp thời. Hai là, việc
huy động nguồn vốn đóng góp trong quá trình thực hiện các công trình hạ
tầng thiết yếu gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc phân bổ nguồn vốn từ
ngân sách cho chương trình còn hạn hẹp, làm cho tiến độ thực hiện các
chương trình, dự án chưa đảm bảo tiến độ đề ra. Ba là, nhận thức của người
dân về NTM còn kém, mặt khác công tác tuyên truyền, vận động tuy đã được
đổi mới nhưng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có địa phương nội dung
tuyên truyền còn đơn điệu, phương thức tuyên truyền đôi khi tẻ nhạt thiếu hấp
dẫn, chưa có mô hình nổi bật nên hiệu quả tuyên truyền còn hạn chế. Bốn là,
hình thức tổ chức sản xuất chưa mạnh, mới tập trung chủ yếu là HTX nông
nghiệp, trong khi các HTX nông nghiệp khá còn chiếm tỷ lệ thấp. Năm là,
công tác cán bộ của nhiều địa phương còn bất cập như: việc giao cán bộ phụ
trách, tham mưu BCĐ, Ban quản lý xã thực hiện chương trình thường xuyên
thay đổi nên việc tổng hợp, tham mưu, đánh giá tình hình thực hiện chương
trình gặp nhiều khó khăn. Sáu là, quản lý các vấn đề xã hội còn nhiều bất cập,
chất lượng giáo dục, đào tạo còn thấp so với yêu cầu chung và chệnh lệch
giữa vùng biển và đồng bằng còn khá lớn Bảy là, công tác kiểm tra, giám sát
đã được thực hiện thường xuyên nhưng chất lượng chưa cao, ít kiểm tra, giám
sát toàn diện về xây dựng NTM; - Nguyên nhân hạn chế Thứ nhất, một số cấp
20
ủy đảng, chính quyền địa phương chưa quyết liệt, thiếu tâm huyết, thiếu trách
nhiệm; còn có ý thức trông 18 chờ, ỷ lại, việc phân công nhiệm vụ cho các
thành viên trong Ban quản lý chưa rõ ràng dẫn đến việc triển khai tổ chức
thực hiện chương trình còn yếu và chưa kịp thời Thứ hai, công tác huy động
nguồn vốn trong cộng đồng dân cư còn thấp Thứ ba, công tác tuyên truyền
chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, chưa sát với yêu cầu; Thứ tư, cơ chế chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa đủ
mạnh, không hấp dẫn. Thứ năm, công tác đào tạo cán bộ chỉ đạo Chương
trình xây dựng nông thôn mới cấp huyện, xã, thôn chưa được quan tâm đúng
mức. Thứ sáu, năng lực cán bộ lãnh đạo một số xã còn hạn chế, chưa chấp
hành nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên Thứ bảy, một số phòng, ngành của
huyện chưa chủ động, tích cực trong việc phối hợp chỉ đạo các xã theo tiêu
chí ngành dọc Thứ tám, công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm và chuyển
dịch cơ cấu lao động tại các xã chưa được riển khai thực hiện tốt, do từng địa
phương chưa xác định được thế mạnh để đào tạo ngành nghề phù hợp. Thứ
chín, công tác đôn đốc, kiểm tra sau khi vận động tuyên truyền chưa thường
xuyên, chưa kịp thời chấn chỉnh sai sót sau kiểm tra, giám sát, nên việc thực
hiện theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, ít có sự chuyển biến. Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 của đề tài đã đề cập đến những nội dung sau: Một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi.pdf