Giai đoạn 2017 – 2020 có thêm ít nhất 10 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn
mới; lộ trình: năm 2017 có thêm 4 xã đạt chuẩn, năm 2018 có thêm 3 xã, năm 2019
có thêm tối thiểu 2 xã, năm 2020 có thêm tối thiểu 1 xã đạt chuẩn. Giữ vững 9 xã đã
được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2016. Đến năm 2020 có
ít nhất 02 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu; không còn xã dưới 14 tiêu chí,
bình quân xã đạt 18,96 tiêu chí/xã, có 100% số xã đạt các tiêu chí: Quy hoạch; Thủy
lợi; Cơ sở vật chất văn hóa, Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; Thông tin và truyền
thông; Nhà ở dân cư; Lao động có việc làm; Giáo dục và đào tạo; Y tế; Văn hóa; Thu
nhập, có tối thiểu 52 Khu dân cư đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu, 10% số có
vườn đạt tiêu chí vườn mẫu, xây dựng thị trấn Cẩm Xuyên đạt chuẩn văn minh đô thị,
thị trấn Thiên Cầm đạt chuẩn 4/5 tiêu chí, nâng cao chất lượng Gia đình văn hóa, Tổ
dân phố văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa đô thị, xây dựng
phong trào văn hóa, thể thao, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương. Hoàn thành
quy hoạch chi tiết, xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng cơ bản nhu câu phát triển. Đến
năm 2020, huyện Cẩm Xuyên đạt được 5/9 tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng huyện
đạt chuẩn nông thôn mới, gồm các tiêu chí: Quy hoạch; Thủy lợi, Y tế - Văn hóa -
Giáo dục, An ninh, trật tự xã hội và tiêu chí Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoảng, huy động đóng góp của cộng đồng (bao gồm cả công sức,
tiền của đóng góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân) chiếm khoảng, vốn tài trợ khác.
Để quá trình xây dựng NTM thành công đòi hỏi trong QLNN về XD NTM cần đa dạng
hóa các nguồn vốn cho XD NTM nhằm tăng cường nguồn lực thực hiện.
1.2.3.6 Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện xây dựng nông thôn mới
Thanh tra, kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới được nhà nước thực
hiện nhằm làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá đạt hay không đạt các tiêu chí về xây
dựng NTM. Đồng thời đây là biện pháp hữu hiệu để việc tổ chức triển khai xây dựng
nông thôn mới tuân thủ pháp luật và các quy định, chính sách của nhà nước. Đây là
một trong những chức năng, nhiệm vụ cần thiết để giám sát việc thực hiện đường lối,
chính sách, các thể chế quản lý của nhà nước, kịp thời phát hiện những sai sót và
ngăn chặn, chấn chỉnh các sai phạm, kiểm soát các sai lầm, lệch lạc, xử lý các vi
7
phạm đồng thời điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương.
1.2.4 Các nhân yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về xây dựng nông thôn mới
Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về xây dựng NTM bao gồm: chính sách của
Đảng và Pháp luật của Nhà nước, năng lực của bộ máy chính quyền các cấp, nhân
thức và sự đồng thuận của người dân, nguồn vốn xây dựng NTM
1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại một số địa
phương ở Việt Nam và một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Cẩm
Xuyên, tĩnh Hà Tĩnh
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại một số địa
phương ở Việt Nam
1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An
Từ kết quả sau gần 4 năm xây dựng nông thôn mới, huyện Diễn Châu nhận thấy:
xây dựng nông thôn mới phải thật sự có sự đồng thuận của nông dân, do nông dân
làm chủ thể, huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ nhà nước một phần thì công cuộc
mới thành công và bền vững, phải coi trọng tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ
nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cấp thôn, phát huy vai trò của người đứng
đầu cấp uỷ chính quyền các cấp, nâng cao thu nhập cho người dân là một việc làm
tiền đề để làm cơ sở thực hiện các tiêu chí tiếp theo nên các cấp cần có cách làm chủ
động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng xã tránh rập khuôn, máy
móc, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham
gia của cả hệ thống chính trị.
1.3.1.2 Kinh nghiệm QLNN về xây dựng nông thôn mới tại huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình
Ngay từ khi bắt đầu thực hiện chương trình XD NTM huyện Hưng Hà đã xác định:
công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp xây dựng NTM là
nhiệm vụ hàng đầu và xuyên suốt, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức của cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, cơ
chế chính sách của nhà nước, vai trò của việc phát huy nội lực trong xây dựng NTM,
8
chú trọng công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch, xây dựng và triển khai thực hiện
đề án, năng động, quyết liệt, giữ vững kỷ cương trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và
năng động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện, huy động và phát huy nội lực và có cơ chế
hỗ trợ kịp thời, có tính khả thi cao đảm bảo cả trước mắt và lâu dài, đảm bảo phát huy
hiệu quả và tính bền vững của từng tiêu chí, khơi dậy và phát huy nguồn lực tinh thần;
mở rộng, phát huy dân chủ, vai trò, trách nhiệm của chủ thể xây dựng nông thôn mới.
1.3.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Cẩm Xuyên, tĩnh Hà Tĩnh
Từ những kết quả và kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của các địa phương
trên cả nước, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Cẩm
Xuyên, tỉnh Hà Tỉnh tham khảo vận dụng như sau: tuyên truyền công tác xây dựng
nông thôn mới, phải làm rõ vai trò chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện của cả hệ
thống chính trị, vai trò chủ thể của người dân, công đồng, thôn xóm là yếu tố quyết
định, phải làm liên tục và thường xuyên; huy động các nguồn lực để vận động nhân
dân tham gia xây dựng NTM; cần quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ, ý thức cho cán bộ cơ sở nhất là đội ngũ trực tiếp QLNN về XDNTM; Cẩm
Xuyên là nơi thường xảy ra nhiều thiên tai nên đòi hỏi các cán bộ làm công tác
QLNN về XDNTM phải thường xuyên giám sát để phát hiện những khó khăn,
vướng mắc giúp địa phương tháo gỡ, tránh nông nóng, thờ ơ trong việc chỉ đạo,
triển khai thực hiện. Vì vây, để QLNN về XDNTM có hiệu quả cần có sự chỉ đạo
của các nhà quản lý. Cần có các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động sức dân
tham gia.
9
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM XUYÊN - TỈNH HÀ TĨNH
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh
Hà Tĩnh
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Cẩm xuyên là huyện thuộc vùng duyên hải Bắc Trung bộ, khí hậu nhiệt đới gió
mùa có hai mùa rõ rệt là mùa lạnh và mùa nóng, với tổng diện tích đất đai tự nhiên
của huyện Cẩm Xuyên có 63.554,37 ha, là một trong 5 huyện của tỉnh Hà Tĩnh tiếp
giáp với biển.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của huyện, kinh tế tiếp tục tăng
nhanh, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp và xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch. Quy mô dân số huyện Cẩm Xuyên có
143.998 người, mật độ trung bình 239 người/km2, lao động nông thôn chiếm 76,27% còn
lại 23,73% là lao động tham gia các lĩnh vực khác.
2.1.2 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi: Cẩm xuyên là huyện có diện tích tư nhiên tương đối lớn có tiềm năng
và thế mạnh để phát triển các loại hình kinh tế khác nhau, nằm trên tuyến du lịch
xuyên Việt, cửa ngỏ quan trọng của hành lang du lịch Đông Tây, là cầu nối giữa khu
công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê và khu kinh tế Vũng Áng mang tầm quốc gia sẽ tạo
điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là quê hương của nhiều danh nhân,
nhân vật lịch sử gắn với di tích lịch sử và nhiều lễ hôi đậm đà, bản sắc dân, có nguồn
lao động dồi dào, có trình độ, công tác quy hoạch nông thôn, các ngành, các lĩnh vực
đã được quan tâm, đẩy mạnh
- Khó khăn: việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hàng hóa gặp nhiều khó
khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, diễn biến khá phức tạp, hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội của huyện vẫn còn nhiều bất cập đạc biệt là ở các khu vực miền núi,
chất lượng còn thấp, tiềm năng phát triển kinh tế của huyện chưa được khai thác một
10
cách có hiệu quả, thiếu quy hoạch, các chương trình đầu tư có tính chiến lược chưa
đồng bộ.
2.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
1. Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Đến nay đã có 25/25 xã đã hoàn thành phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng
nông thôn mới và hoàn thành điều chỉnh quy hoạch theo Thông tư 13 liên Bộ số
13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT BTN&MT. Đến tháng 12/2017 có 25/25 xã đã hoàn
thành tiêu chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
2. Tiêu chí 2: Giao thông
Đến năm 2016, huyện đã làm đã nhựa hóa và bê tông hóa hơn 1150.2km đường
đường các loại. Đến tháng 12/2017 có 10/25 xã hoàn thành tiêu chí giao thông. Nhìn
chung về tiêu chí nay toàn huyện đang còn đạt thấp so với kế hoạch, các xã chủ yếu
quan tâm về khối lượng xây dựng, nâng cấp các tuyến đường liên xã, trục xã, đường
thôn xóm và các tuyến đường nội đồng.
3. Tiêu chí 3: Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân
sinh. Tổng số km kênh mương do xã quản lý theo quy hoạch nông thôn mới cần kiên
cố hóa của các xã là 491,671 km. Đến tháng 12/2017 đã có 25/25 xã hoàn thành tiêu
chí hệ thống thủy lợi.
4. Tiêu chí 4: Điện nông thôn
Đến nay, hệ thống điện cơ bản đáp ứng yêu cầu của ngành điện, tỷ lệ hộ sử dụng
điện thường xuyên. Tất cả các xã trong toàn huyện đều có mạng lưới điện, 100%
người dân được sử dụng điện tương đối an toàn từ các nguồn. Đến 12/2017 có 25/25
xã có 100% số hộ sử dụng điện an toàn.
5. Tiêu chí 5: Trường học
Đến nay, Tổng số trường học các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tại các
xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia là 42/65 trường, chiếm 64,6%. toàn huyện đã
có 42 trường đạt trường Chuẩn Quốc gia. Đến tháng 12/2017 có 16/25 xã hoàn thành
tiêu chí trường học.
Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa
Về nhà văn hóa xã: Tổng số xã đã có nhà văn hóa xã là 23/25 xã. Về khu thể
thao xã: Có 9 xã có khu thể thao đã đạt chuẩn, 4 xã chưa có khu thể thao xã (Cẩm
Thịnh, Cẩm Dương, Cẩm Trung, Cẩm Mỹ), 10 xã có khu thể thao chưa đạt chuẩn.
11
Về nhà văn hóa thôn: Tổng số nhà văn hóa thôn có diện tích đạt quy định là 180/234
thôn, đạt tỷ lệ 76,9%. Về khu thể thao thôn: Có 125 khu thể thao thôn đạt chuẩn, 119
khu thể thao thôn chưa đạt, 100% số xã chưa bố trí điểm vui chơi cho trẻ em và người
cao tuổi đúng quy định. Đến tháng 12/2017 có 6/25 xã hoàn thành tiêu chí cơ sở vật
chất văn hóa.
Tiêu chí số 7: Chợ nông thôn
Toàn huyện có 23 chợ/ 20 xã. Trong đó 5 xã không có chợ nằm trong quy hoạch
hệ thống chợ của tỉnh, 3 xã có 2 chợ. Đến tháng 12/2017 đã có 19/25 xã đạt chuẩn
tiêu chí về chợ nông thôn.
8. Tiêu chí 8: Bưu điện
. Đến nay, có 22/25 xã đã có điểm bưu điện văn hóa xã và có internet đến thôn
xóm. Đến tháng 12/2017 toàn huyện có 22/25 xã hoàn thành tiêu chí này.
9.Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
Tỷ lệ hộ có nhà đạt chuẩn của Bộ xây dựng ước đạt 90,8%, nhiều hộ nhà chưa
đảm bảo bền vững, an toàn. Đến tháng 12/2017 toàn huyện đã có 22/25 xã hoàn thành
tiêu chí nhà ở dân cư.
10. Tiêu chí: Thu nhập
Đến tháng 12/2017 đã có 21/25 xã hoàn thành tiêu chí thu nhập. Còn lại thu bình
quân đầu người của các xã đều thấp. Điều này dễ dẫn đến tình trạng các xã trong
huyện đua nhau bỏ nông nghiệp, muốn sản xuất nhiều sản phẩm công nghiệp, phát
triển đô thị thật nhiều, tăng thu nhập.
11. Tiêu chí 11: Hộ nghèo
Cẩm Xuyên đã và đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp giúp hộ nghèo phát
triển kinh tế hướng tới thoát nghèo bền vững như tập trung đẩy mạnh công tác tuyên
truyền để nâng cao nhận thức từ cấp ủy, chính quyền và nhân dân, cùng chung tay góp
phần hoàn thành tiêu chí hộ nghèo trong xây dựng NTM. . Đến tháng 12/2017 chỉ có
16/25 xã đạt tiêu chí hộ nghèo.
Tiêu chí số 12: Cơ cấu lao động
Đến cuối năm 2016 tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên địa bàn toàn
huyện là 64.002/67.025 lao động, đạt 95,5%. Đến tháng 12/2017 toàn huyện có 25/25
xã đạt yêu cầu.
12. Tiêu chí số 13: Hình thức tổ chức sản xuất
Trong 6 năm qua, toàn huyện hiện có 733 tổ hợp tác, 129 hợp tác xã và 138
doanh nghiệp (không tính các thị trấn); không còn xã trắng về tổ chức sản xuất.
Trong giai đoạn 2011 đến 2016, toàn huyện thành lập mới được 1.244 mô hình trong
12
đó có 213 mô hình lớn, 134 mô hình vừa và 897 mô hình nhỏ. Tính đến tháng
12/2017, trên phạm vi toàn huyện đã có 15/25 xã đã đạt tiêu chí về hình thức tổ chức
sản xuất.
Tiêu chí số 14: Giáo dục
Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Đến năm 2016 toàn huyện có
25/25 xã đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, 25/25 xã đạt xóa mù chữ đạt
mức 2, 25/25 xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, 6/25 xã đạt phổ cập giáo
dục THCS mức 2, 19/25 xã đạt mức 3, tỷ lệ tốt nghiệp THCS được học THPT, bổ
túc, học nghề đạt 92,9%. Đến tháng 12/2017 có 23/25 xã đạt tiêu chí giáo dục.
Tiêu chí số 15: Y tế
Toàn huyện có 24/25 trạm y tế xã có bác sỹ, 100% thôn xóm có cán bộ y tế hoạt
động; 21/25 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020. Đến tháng
12/2017 có 22/25 xã đạt tiêu chí y tế.
Tiêu chí số 16: Văn hóa
Các phong trào văn hóa, thể thao được đẩy mạnh, thu hút được đông đảo nhân
dân tham gia. Đến tháng 12/2017 có 22/25 xã đạt tiêu chí văn hóa.
13. Tiêu chí số 17: Môi trường
Vệ sinh môi trường có nhiều chuyển biến, nhất là tại các xã đạt chuẩn. Đường
làng, ngõ xóm, vườn hộ từng bước được chỉnh trang theo hướng xanh sạch đẹp. Công
tác thu gom, xử lý rác thải cơ bản được thực hiện kịp thời. Đến tháng 12/2017 có
11/25 xã đạt tiêu chí môi trường.
Tiêu chí số 18: Hệ thống tổ chức chính trị, xã hội vững mạnh
Hệ thống chính trị từ cơ sở đến huyện tiếp tục được củng cố, kiện toàn, đảm bảo
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động, số xã có đội ngũ cán bộ, công chức
đạt chuẩn, chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ công chức
được nâng lên, cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Công tác sáp
nhập thôn xóm được chỉ đạo soát xét, xây dựng phương án để sát nhập đảm bảo phát
huy hiệu quả. Đến tháng 12/2017 có 16/25 xã đạt tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị,
xã hội vững mạnh.
Tiêu chí số 19: An ninh trật tự xã hội
An ninh trật tự xã hội cơ bản được giữ vững ổn định. Phát huy được sức mạnh
của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội
phạm, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các hoạt động chính trị - xã hội trên địa bàn.
Đến tháng 12/2017 có 22/25 xã đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội.
Tiêu chí số 20: Khu dân cư kiểu mẫu và vườn mẫu
13
Trong 6 năm, toàn huyện đã tổ chức triển khai xây dựng được 16 khu dân cư
nông thôn mới kiểu mẫu cơ bản đạt chuẩn tại 9 xã về đích nông thôn mới và xây
dựng 232 khu dân cư khác tại 25 xã, các xã khác bước đầu đã triển khai một số nội
dung như thành lập ban chỉ đạo xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, xóa bỏ vườn
tạp, thuê tư vấn lập quy hoạch thôn, sơ đồ vườn hộ. Đến tháng 12/2017 có 6/25 xã đạt
tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu.
2.2.1.1 Xây dựng và ban hành chính sách, hệ thống văm bản quản lý về xây dựng
nông thôn mới
Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Nghị quyết 01-NQ/HU ngày 16/9/2011 xây
dựng nông thôn mới huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020 và
HĐND huyện ban hành Nghị quyết 15/NQ-HĐND, ngày 26/7/2011 về xây dựng nông
thôn mới huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020. Nghị quyết
15/NQ-HĐND nêu rõ mục tiêu xây dựng NTM mới huyện Cẩm Xuyên. UBND huyện,
Ban chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới huyện đã có nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc
chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, ban
hành các văn bản, lãnh đạo, chỉ đạo các xã thực hiện chương trình nông thôn mới. Ban
hành kịp thời các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn
gắn với xây dựng nông thôn mới
2.2.1.2 Về công tác lập quy hoạch, hoạch định chiến lược, kế hoạch, đề án xây dựng
nông thôn mới
UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyên, các tổ
giúp việc, hội đồng thẩm định quy hoạch, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn
mới và các phòng ban chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt công tác lập quy
hoạch nông thôn mới đảm bảo quy trình và hướng dẫn của cấp trên, xây dựng đồng
bộ, định hướng chiến lược quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp, nông
thôn.Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2050, huyện đã triển khai xây dựng quy hoạch ngành, lĩnh
vực, địa phương. Huyện chỉ đạo Phòng NN&PTNT huyện tham mưu, phối hợp với
các đơn vị phòng ban khác triển khai tốt công tác hỗ trợ cho các xã. Từ ban đầu mới
chỉ hỗ trợ lập đề án xây dựng nông thôn mới ở các xã điểm của tỉnh, huyện (5 xã),
sau khi đánh giá, rút kinh nghiệm huyện đã cho triển khai đồng loạt trên 20 xã còn
14
lại. Các ngành, đơn vị đã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn các xã lập đề án xây dựng nông
thôn mới.
2.2.1.3 Về tổ chức xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Ở cấp huyện đã thành lập Văn phòng điều phối đặt tại Phòng NN và PTNT để
tham mưu cho Ban chỉ đạo huyện thực hiện Chương trình, thành lập Hội đồng thẩm
định quy hoạch nông thôn mới cho các xã gồm đại diện các phòng ngành liên quan để
về tại các xã tham gia góp ý và thẩm định quy hoạch. Ở cấp xã đã thành lập Ban quản
lý và các tiểu ban gồm Tiểu ban tuyên truyền, Tiểu ban phát triển sản xuất, Tiểu ban
xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội và Tiểu ban văn hóa xã hội; Ở cấp thôn thành đã
thành lập Ban phát triển thôn để tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện một cách đồng bộ.
Chỉ đạo, hướng dẫn các xã thành lập hệ thống chỉ đạo thực hiện chương trình như: Ban
Chỉ đạo, Ban Quản lý, Ban Giám sát cộng đồng, các tiểu ban, bố trí cán bộ chuyên
trách NTM cấp xã.
2.2.1.4 Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung QLNN về XD NTM
a. Về phát triên kinh tế:
Thứ nhất, đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công
nghiệp và xây dựng, thương mại - dịch vụ - du lịch.
- Về nông nghiệp: tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện Đề án tái cơ cấu sản
xuất nông nghiệp, kết hợp đồng bộ các giải pháp và cơ chế chính sách phát triển nông
nghiệp, khai thác tiềm năng lợi thế của từng vùng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất; đẩy mạnh việc phát triển chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản;
đổi mới hình thức sản xuất, tập trung phát triển các mô hình, thực hiện liên doanh,
liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm; đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa.
- Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: đa dạng hóa các ngành, nghề, các khu,
cụm công nghiệp được hình thành như Khu công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên đi vào hoạt
động bước đầu có hiệu quả đã thu hút được 8 nhà đầu tư, với tổng nguồn vốn đầu tư
liên tục tăng.
- Về thương mại – dịch vụ - du lịch: thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển
nhanh, với tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ du lịch tăng hàng
năm năm 2017 đạt 2.079 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2016. Chợ nông thôn được tập
15
trung đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý. Hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ tại
trung tâm huyện và các xã.
Du lịch có bước phát triển tích cực, tranh thủ các nguồn lực, thực hiện xã hội hóa
đầu tư để xây dựng mới hệ thống ki ốt, các dịch vụ công cộng, bãi đậu xe,...hạ tầng
khu du lịch được nâng cấp nên thời gian khai thác được kéo dài; tăng cường hoạt
động quảng bá thu hút đầu tư khai thác tối đa tiềm năng dịch vụ trên địa bàn.
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, huy động mọi nguồn lực
phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kết cấu hạ t ng
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp, các loại hình doanh
nghiệp, hợp tác xã và tổ hợp tác phát triển nhanh. Triển khai thực hiện có hiệu quả
Nghị quyết 02 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển doanh
nghiệp. Doanh nghiệp phát triển đã góp phần thực hiện tái cơ cấu kinh tế, giải quyết
việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.
Với phương châm nhà nước và Nhân dân cùng làm, trong đó Nhân dân đóng vai
trò chủ thể, nhiều địa phương đã tranh thủ các chính sách hỗ trợ của nhà nước, phát
huy tối đã sức mạnh, tiềm lực trong nhân dân, đóng góp ngày công, tiền của, hiến đất,
hiến công trình để mở rộng hành lang giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Lồng ghép các chương trình, dự án, tranh thủ hỗ trợ của cấp trên, huy động một phần
đóng góp của nhân dân.
Thực hiện tốt công tác xã hội hóa đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, nhiều dự án lớn được triển khai nhất là hạ tầng
khu dân cư đô thị, hạ tầng giao thông, đê biển, đê sông, trường học, đường giao thông
nông thôn và kênh mương nội đồng, nhà văn hóa trung tâm xã, nhà văn hóa thôn,
trạm y tế, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Kết cấu hạ tầng nông
thôn ngày càng được cải thiện, theo quy chuẩn nông thôn mới.
Thứ ba, Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Hệ thống chính trị từ cơ sở đến huyện tiếp tục được củng cố, kiện toàn, đảm bảo
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động; 92% số xã có đội ngũ cán bộ, công
chức đạt chuẩn; chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ công chức
được nâng lên, cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Công tác sáp
16
nhập thôn xóm được chỉ đạo soát xét, xây dựng phương án để sát nhập đảm bảo phát
huy hiệu quả.
2.2.1.5 Về huy động và sử dụng các nguồn lực
Tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM từ 2011- 2016 là 1.674,437 tỷ đồng.
Trong đó: nguồn vốn từ ngân sách các cấp 275,99 tỷ đồng, nguồn vốn lồng ghép từ
chương trình, dự án 495,76 tỷ đồng, nguồn vốn tín dụng 505,7 tỷ đồng, nguồn vốn
doanh nghiệp 14,58 tỷ đồng, nguồn vốn nhân dân đóng góp 282,89 tỷ đồng, nguồn
vốn khác (con em xa quê và nguồn khác) 99,517 tỷ đồng.
2.2.1.6 Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện xây dựng nông thôn mới
Ban chỉ đạo huyện tổ chức rà soát kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông
thôn mới ở từng xã, sau rà soát đã phân nhóm theo mức độ hoàn thành để có hướng
ưu tiên chỉ đạo. Ban chỉ đạo huyện đã chủ động, linh hoạt thay đổi cách thức, phương
pháp cho phù hợp với tình hình thực tế của huyện, từng địa phương, từng giai đoạn
cụ thể, nhất là ở các xã đăng ký về đích trong năm, các xã gặp nhiều khó khăn.
2.3 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
2.3.1 Những kết quả đạt được
Sau 7 năm triển khai xây dựng nông thôn mới huyện Cẩm Xuyên đã có 05 xã đạt
chuẩn trên 19 tiêu chí NTM (Cẩm Bình, Cẩm Phúc, Cẩm Minh, Cẩm Hưng , Cẩm
Thạch), có 19 xã (Cẩm Huy, Cẩm Thăng, Cẩm Nam, Cẩm Lạc, Cẩm Vịnh, Cẩm Yên,
Cẩm Thành, Cẩm Quang, Cẩm Duệ, Cẩm Dương, Cẩm Hòa, Cẩm Lĩnh, Cẩm Lộc,
Cẩm Mỹ, Cẩm Nhượng, Cẩm Quan, Cẩm Sơn, Cẩm Thịnh, Cẩm Trung) đạt chuẩn từ
10-18 tiêu chí), có 1 xã (Cẩm Hà) xã đạt chuẩn từ 5-10 tiêu chí 76%. Hệ thống quy
hoạch được xây dựng đồng bộ, định hướng chiến lược quan trọng cho việc phát triển
nông nghiệp, nông thôn. Ban hành đồng bộ hệ thống các đề án, chính sách và tập
trung chỉ đạo quyết liệt, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới, theo chuỗi liên
kết, ứng dụng tiến bộ kỷ thuật, công nghệ mới vào sản xuất thông qua doanh nghiệp tạo
sản phẩm có quy mô lớn, đồng nhất, tăng giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất - kinh
doanh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung xây dựng, tạo diện mạo mới,
khởi sắc cho nông thôn ở nhiều địa phương. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý từ
17
cơ sở đến huyện tiếp tục được củng cố, kiện toàn, đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành hoạt động, chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đẩy mạnh
thực hiện. Văn hoá, giáo dục, y tế và môi trường chuyển biến tích cực, phong trào văn
hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao nông thôn được quan tâm và có bước phát triển. Hệ
thống chính trị cơ sở được củng cố; an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội cơ bản
được giữ vững.
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế
Chất lượng quy hoạch và đề án xây dựng NTM, đề án phát triển sản xuất của một
số xã còn thấp. Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là doanh
nghiệp phát triển liên kết sản xuất còn ít, liên kết quy mô vừa và nhỏ gặp nhiều khó
khăn, đời sống của cư dân nông thôn nhìn chung còn ở mức thấp. Các tiêu chí về hạ
tầng thiết yếu đạt được còn ở mức thấp. Các thiết chế văn hóa cộng đồng nông thôn còn
nhiều khó khăn. An ninh trật tự nông thôn còn nhiều tiềm ẩn về các tệ nạn xã hội, an
toàn giao thông, ý thức chấp hành pháp luật.
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
- Về khách quan: xuất phát điểm nông nghiệp thấp, tập quán sản xuất quy mô
nhỏ; khí hậu, thiên tai khắc nghiệt.
- Về chủ quan: Việc quán triệt, tuyên truyền ở nhiều địa phương chưa tạo được
nhận thức sâu sắc trong đội ngũ cán bộ và người dân về yêu cầu cao, quyết liệt ngay
trong những năm đầu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Một số cấp
ủy đảng, chính quyền chưa thực sự tập trung trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc chung sức xây dựng nông thôn mới; chưa thể
hiện quyết tâm chính trị cao trong việc đặt ra mục tiêu và còn lúng túng trong tổ chức
thực hiện, chưa chủ động có các cơ chế, chính sách và ưu tiên nguồn lực cho thực
hiện Chương trình. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và nguồn vốn đầu tư
cho nông nghiệp, nông thôn, tuy đã được tăng cường đáng kể, nhưng chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại. Một bộ phận cán bộ chỉ
đạo, quản lý, năng lực, trình độ trong tổ chức thực hiện còn hạn chế. Một số phòng,
ngành chưa nhận thức đầy đủ, chưa phát huy cao trách nhiệm trong việc tham mưu,
18
chỉ đạo, hướng dẫn, lồng ghép các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí
phụ trách
19
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM XUYÊN - TỈNH HÀ TĨNH
3.1 Quan điểm, chủ trương về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh đến năm 2020
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị quyết Đại hội lần
thứ XVI Đảng bộ tỉnh và Chương trình hành động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi.pdf