Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư m’gar, tỉnh Đắk Lắk

Thứ nhất, về công tác hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng NTM vẫn

tồn tại một số hạn chế.

Thứ hai, về tổ chức bộ máy. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng

NTM trên địa bàn toàn huyện tuy đã được thành lập đầy đủ nhưng chất lượng hoạt

động quản lý, điều hành vẫn chưa đồng đều.

Thứ ba, đội ngũ CBCC chuyên môn, nghiệp vụ làm nhiệm vụ tham mưu triển

khai thực hiện Chương trình ở cở sở, nhất là cấp xã còn hạn chế năng lực

Thứ tư, về công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà

nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới vẫn tồn tại các hạn chế.

Thứ năm, công tác chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM ở một số

nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, sự lãnh đạo chỉ đạo ở một số xã còn chưa

sâu sát, thiếu quyết liệt

pdf23 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư m’gar, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nông thôn mới. Cuốn sách còn phân tích khá toàn diện thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Tổng hợp nhiều bài viết mang tính thực tiễn về xây dựng nông thôn mới tại 11 tỉnh được lựa chọn để triển khai thí điểm chương 3 trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới trên phạm vi cả nước. Trên cơ sở đó để đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. - Cuốn sách "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 - 2020" do TS. Nguyễn Thị Tố Quyên chủ biên và Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2011 đã đề cấp đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trước những bối cảnh, cơ hội và thách thức trong mô hình tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, cuốn sách còn phân tích thực trạng một số điểm nổi bật về nông nghiệp, nông thôn, nông dân từ năm 2000 đến nay trên các mặt thành công và những vấn đề tồn tại chủ yếu của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay. Từ đó, đề tài đề xuất có tính chất gợi ý một số chính sách để phát triển bên vững nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tình tình mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM, QLNN về xây dựng NTM; phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đang đặt ra trong QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk để từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện trong những năm tới, hướng tới mục tiêu chung thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng NTM, QLNN về xây dựng NTM; - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cư M’Gar tỉnh Đắk Lắk; làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; - Xác định phương hướng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk. 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: trên địa bàn huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk. - Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2018 và định hướng, đưa ra các giải pháp đến năm 2020. - Về nội dung nghiên cứu: + Đặc điểm cơ bản của huyện Cư M’gar (sau đây gọi tắt là huyện). + Thực trạng QLNN về xây dựng NTM của huyện. + Những thuận lợi và khó khăn trong việc QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện. + Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó các phương pháp được sử dụng chủ yếu bao gồm: Thứ nhất, phương pháp điều tra thu thập số liệu: - Thu thập số liệu thứ cấp: thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê của huyện với các tài liệu như điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn hóa đời sống của huyện. - Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn thu thập tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk bằng các phương pháp phỏng vấn nhanh người dân về quá trình xây dựng NTM. Gặp gỡ cán bộ địa phương trao đổi về tình hình chung của huyện. Cùng cán bộ địa phương có chuyên môn, tham khảo ý kiến của một số người dân bản địa có kinh nghiệm trong sản xuất để đánh giá thực trạng QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Thứ hai, phương pháp phân tích số liệu: -Phương pháp thống kê so sánh: so sánh, đối chiếu giữa các năm, trước và sau khi triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM ở huyện. Từ đó thấy được sự khác biệt và hiệu quả khi mô hình NTM được triển khai. 5 - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: xử lý số liệu bằng excel sau đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về xây dựng NTM. 6.2. Về ý nghĩa thực tiễn - Luận văn làm rõ được thực trạng QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; - Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; - Làm tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên cứu và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực QLNN về xây dựng NTM và các ngành liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk 6 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Nông thôn Dưới góc độ khoa học quản lý nhà nước, khái niệm nông thôn có thể được hiểu theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”. Như vậy, nông thôn là địa bàn sinh sống chủ yếu của người nông dân gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính và được quản lý bởi chính quyền cấp xã. 1.1.2. Nông thôn mới Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định: nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.1.3. Xây dựng nông thôn mới Xây dựng Nông thôn mới là quá trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, phát triển hài hòa, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Quá 7 trình xây dựng với vai trò chủ thể là người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác [17] Xây dựng nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí [31] 1.1.4. Quản lý Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên các khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước. [21; tr.13] 1.1.5. Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì, ổn định an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước.[25; tr.8] 1.1.6. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là việc Nhà nước thực hiện vai trò của mình thông qua việc hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách, kế hoạch và triển khai các chương trình hỗ trợ nhằm tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, làm cho nông thôn phát triển toàn diện và đồng bộ, có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; làng xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị vững mạnh và được tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng XHCN. 8 1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.2.1. Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới Thứ nhất, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát. Hiện nay nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, nhiều xã tuy đã có quy hoạch nhưng thiếu đồng bộ, tầm nhìn ngắn chất lượng chưa cao. Thứ hai, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài. Thứ ba, quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở mức thấp. Chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng cao. Thứ tư, các vấn đề về văn hóa – môi trường – giáo dục – y tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn hạn chế. Mức hưởng thụ về văn hóa của người dân thấp, những vấn đề xã hội ở nông thôn vẫn phát sinh nhiều vấn đề bức xúc, bản sắc văn hóa dân tộc đang có nguy cơ bị mai một. Thứ năm, do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cần ba yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc xây dựng NTM sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, vì vậy không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó. Xây dựng nông thôn mới là chính sách về một mô hình phát triển cả nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ trong giai đoạn này chính là xây dựng NTM đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Thứ nhất, hoạch định phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Thứ hai, xây dựng đồng bộ và ban hành hệ thống thể chế tạo môi trường pháp lý cho phát triển NTM. 9 Thứ ba, quy hoạch xây dựng NTM. Quy hoạch phát triển các lĩnh vực trong nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn từng bước hình thành nên các vùng sản xuất tập trung chuyên canh theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng và nâng cao hiệu quả cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho người nông dân. Thứ tư, huy động các nguồn vốn xây dựng NTM. Tạo lập và huy động mọi nguồn vốn đầu tư, mở rộng hệ thống quỹ tín dụng để xây dựng NTM. Thứ năm, quản lý các hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn. Thứ sáu, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách, các thể chế quản lý của Nhà nước về xây dựng NTM. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.2.3.1. Hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng nông thôn mới Hoạch định là quá trình xác định mục tiêu và quyết định phải làm gì và làm như thế nào để đạt được mục tiêu. Trong xây dựng NTM, hoạch định chiến lược chính là việc định ra những mục tiêu, nội dung, giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho Chương trình MTQG xây dựng NTM. Quy hoạch NTM là điều kiện tiên quyết, là cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang, phát triển nông thôn. Do đó, để thực hiện thành công, chủ động xây dựng NTM thì công tác lập quy hoạch cần được quan tâm đặc biệt. Sự chính xác trong quy hoạch sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội. 1.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Nhà nước ta quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan chuyên môn theo cấp hành chính để phối hợp thực hiện xây dựng NTM. Hệ thống các cơ quan, tổ chức được xây dựng và kiện toàn từ TW tới địa phương sẽ vận hành theo định hướng của Đảng và Nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để triển khai các nội dung quản lý. Theo đó mỗi địa phương thành lập 10 Ban chỉ đạo xây dựng NTM, Văn phòng điều phối, Ban quản lý, Ban Giám sát để tuyên truyền, quản lý, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chương trình. 1.2.3.3. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới Xây dựng hệ thống văn bản quản lý nhà nước về xây dựng NTM là rất cần thiết, giúp thể chế hóa và bảo đảm thực hiện các chủ trương, chính sách về NTM. Thông qua hệ thống văn bản này, Nhà nước có thể điều tiết những vấn đề thực tiễn trong công tác xây dựng NTM, kịp thời cập nhật, điều chỉnh phù hợp với tình hình, yêu cầu mới, giúp quá trình quản lý, điều hành đạt hiệu lực, hiệu quả cao. 1.2.3.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới Quản lý Nhà nước về xây dựng NTM chính là việc tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện 11 nội dung xây dựng NTM, trong đó trọng tâm là các nội dung sau: - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn - Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn - Quản lý các vấn đề xã hội, an ninh và trật tự khu vực nông thôn - Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới 1.2.3.5. Kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng, nhiệm vụ cần thiết để giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách, các thể chế quản lý của nhà nước, kịp thời phát hiện những sai sót và ngăn chặn, chấn chỉnh các sai phạm, kiểm soát các sai lầm, lệch lạc; xử lý các vi phạm đồng thời điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đi đôi với kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để kịp thời tháo gỡ khó khăn, nhân rộng những kinh nghiệm, cách làm hay và những điển hình trong xây dựng NTM; biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, tạo động lực cho phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM. 11 1.3. Một số yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.3.1. Sự lãnh đạo của Đảng Hội nghị lần thứ 7 BCH TW khóa X đã đề ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, đề cập một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có xây dựng NTM. Nghị quyết khẳng định: các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH. Đó không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. 1.3.2. Vai trò quản lý và năng lực của bộ máy của chính quyền các cấp Xây dựng NTM là một vấn đề phức tạp vì liên quan đến nhiều ngành, nhiều chính sách và hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực nông thôn và đời sống của người dân. Việc triển khai xây dựng NTM mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đóng vai trò nòng cốt, có tính chất quyết định. Chính vì vậy, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ chính là vấn đề cần được quan tâm, chú trọng. 1.3.3. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng Trong xây dựng NTM, cùng với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân chính là nơi tập hợp, đoàn kết, động viên các hội viên, đoàn viên và toàn thể nhân dân tích cực tham gia triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động, trong đó có chương trình chung sức xây dựng NTM. Do đó để xây dựng NTM thành công cần đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể theo hướng ngày càng đa dạng, thiết thực và hiệu quả. 12 1.3.4. Sự tham gia chủ động, tích cực của người dân nông thôn Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao tính dân chủ ở nông thôn, từ đó huy động được cả cộng đồng tham gia tích cực vào các quá trình xây dựng NTMKinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của một số địa phương trong nước 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của một số địa phương trong nước 1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông 1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai 1.4.3. Kinh nghiệm của huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum 1.4.4. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có thể vận dụng cho huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk 13 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cư M’gar 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Cư M’gar nằm ở toạ độ địa lý từ 12042’ đến 13004’ vĩ độ Bắc và từ 107055’ đến 108013’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện EaHleo, phía Đông giáp huyện Krông Buk.; phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và huyện Ea Súp; phía Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột. 2.1.1.2. Địa hình thổ nhưỡng 2.1.1.3. Thời tiết khí hậu 2.1.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế 2.1.2.1. Dân số và lao động 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng 2.1.2.3. Văn hóa – y tế - giáo dục 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng nông thôn mới - Về nhiệm vụ, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012- 2015 và đến năm 2020: + Quy hoạch xây dựng nông thôn mới (tiêu chí số 1) 14 + Phát triển hạ tầng kinh tế -xã hội nông thôn (Tiêu chí 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) + Phát triển kinh tế và quan hệ sản xuất nông thôn (Tiêu chí 10, 11,12, 13) + Phát triển văn hóa - xã hội - môi trường (Tiêu chí 14, 15, 16, 17) + Xây dựng hệ thống chính trị và đảm bảo an ninh, trật tự xã hội (Tiêu chí 18, 19) - Về các biện pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012- 2015 và đến năm 2020. 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Nhìn chung chương trình xây dựng NTM đã được các địa phương nghiêm túc triển khai, BCĐ, Ban quản lý các cấp sớm được hình thành. Đội ngũ CB,CC làm công tác QLNN về xây dựng NTM ngày càng được quan tâm tập huấn, bồi dưỡng. BCĐ, Ban quản lý các cấp trong quá trình chỉ đạo đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở cấp xã về quy hoạch, lập đề án nông thôn mới, huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực. 2.2.3. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới Quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG xây dựng NTM, huyện Cư M’gar trong những năm qua đã kịp thời, chủ động ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình xây dựng NTM ngay từ khi bắt đầu. Công tác quản lý, điều hành luôn được UBND các cấp và các phòng ban quan tâm, tăng cường nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Thông qua việc xây dựng kế hoạch hàng năm, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí và chỉ tiêu, cụ thể hóa cơ chế chính sách, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh - quốc phòng để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng NTM. 15 2.2.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới 2.2.5. - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp - Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn - Quản lý các vấn đề xã hội, an ninh và trật tự khu vực nông thôn - Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới 2.2.6. Công tác kiểm tra, giám sát Trong công tác QLNN về xây dựng NTM, huyện Cư M’gar rất chú trọng tới công tác chỉ đạo, kết hợp thường xuyên giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện tại các xã trên địa bàn. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 2.3.1.1. Kết quả đạt được Sau hơn 8 năm triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, huyện CưMgar đã đạt được các kết quả tích cực như sau: Bộ máy tổ chức, chỉ đạo, điều hành chương trình MTQG xây dựng NTM từ huyện đến xã và thôn, buôn đã từng bước hoàn thiện. Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình của huyện được ban hành đầy đủ, kịp thời. Công tác tuyên truyền xây dựng NTM dưới nhiều hình thức phong phú đã làm chuyển biến về nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; Vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM đã từng bước được xác định rõ ràng, qua đó đã khuyến khích, động viên được người dân tham gia đóng góp xây dựng NTM. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quan tâm hơn đến công tác xây dựng NTM. 16 Người dân đã áp dụng khá tốt những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Qua đó đã góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thu nhập của người dân nông thôn ngày được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Người dân có thu nhập ngày càng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định đời sống . Nguồn lực toàn xã hội được huy động tham gia xây dựng nông thôn mới ngày càng hiệu quả ( ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, huy động sức dân,...) Thông qua phát động thi đua chung sức xây dựng NTM trên địa bàn huyện, phong trào người dân hiến đất, phá tường rào để giải phóng mặt bằng và đóng góp công sức, tiền của xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đã lan tỏa ra nhiều địa phương. Nhờ vậy diện mạo nông thôn từng bước thay đổi, khang trang, sạch đẹp hơn; tình hình an ninh trật tự vùng nông thôn ổn định . 2.3.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được Một là, cấp ủy đảng, chính quyền đã xác định chủ trương đúng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với lòng dân, tạo nên năng lực to lớn, thực sự trong công tác lãnh đạo. Hai là, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân, phát huy sức mạnh của toàn xã hội tham gia công cuộc xây dựng NTM. Ba là, tăng cường dân chủ - “chìa khóa” để giải quyết các khó khăn, vướng mắc và huy động sức dân. Bốn là, huy động sức người, sức của vào xây dựng NTM không chỉ bằng vật chất mà cả trí tuệ, năng lực khoa học - công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất. Năm là, sự quan tâm lãnh đạo, giúp đỡ về chủ trương, chính sách của cấp ủy, ban ngành cấp trên, sự quyết liệt trong điều hành của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. 17 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Thứ nhất, về công tác hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng NTM vẫn tồn tại một số hạn chế. Thứ hai, về tổ chức bộ máy. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng NTM trên địa bàn toàn huyện tuy đã được thành lập đầy đủ nhưng chất lượng hoạt động quản lý, điều hành vẫn chưa đồng đều. Thứ ba, đội ngũ CBCC chuyên môn, nghiệp vụ làm nhiệm vụ tham mưu triển khai thực hiện Chương trình ở cở sở, nhất là cấp xã còn hạn chế năng lực Thứ tư, về công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới vẫn tồn tại các hạn chế. Thứ năm, công tác chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM ở một số nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, sự lãnh đạo chỉ đạo ở một số xã còn chưa sâu sát, thiếu quyết liệt. Thứ sáu, công tác kiểm tra giám sát có hiệu quả chưa cao, còn thiếu các chế tài để xử lý nghiêm các vi phạm trong xây dựng nông thôn mới. vai trò giám sát đầu tư cộng đồng chưa phát huy tốt. 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Do tác động suy thoái kinh tế kéo dài đã ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực toàn xã hội. Bên cạnh đó, xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới bình quân tiêu chí /xã thấp.Trong khi nguồn lực của nhà nước, doanh nghiệp , huy động đóng góp của nhân dân đầu tư xây dựng nông thôn mới hạn chế. Nên chưa đạt kế hoạch đề ra . Sự quan tâm của các cấp ủy chưa sâu sắc, chưa thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra giám sát, đôn đốc thực hiện chương trình; nhận thức của một bộ phận cán bộ công chức và nhân dân về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế ; vẫn còn tư tưởng thụ động trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước . Tiểu kết chương 2. 18 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi.pdf
Tài liệu liên quan