Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động

lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã,

gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn

diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi

trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật

chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương gồm: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 6 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1.Nông thôn Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”. 1.1.2. Nông thôn mới Theo Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) thì NTM được hiểu là:“NT có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xã hội NT ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; Hệ thống chính trị ở NT dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.. 1.1.3. Xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Từ ngày thành lập đến nay, Đảng Công sản Việt Nam luôn khẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta khẳng định CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội 7 dung cơ bản của CNH - HĐH đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu XD NTM là: “XD NTM ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng KT-XH phát triển ngày càng hiện đại”. 1.3. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. QLNN về XD NTM là hoạt động tổ chức, điều hành của cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục tiêu XD NTM; là tập hợp tất cả các hoạt động của các cơ quan nhà nước tác động vào khu vực NNNTND nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đảm bảo cho cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn. 1.3.2. Chủ thể của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Ở Trung ương thì chủ thể quản lý nhà nước có nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau, trong đó vai trò của Chính phủ đặc biệt quan trọng trong QLNN về XD NTM. Ở cấp tỉnh, UBND tỉnh là cơ quan triển khai và QLNN thực hiện chương trình XD NTM, chỉ đạo lồng ghép các chương trình, dự án để chỉ đạo triển khai có hiệu quả chương trình XD NTM trên địa bàn. Ở cấp huyện, UBND huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai và QLNN chương trình XD NTM trên địa bàn. Ở cấp xã, chủ thể là UBND xã, Ban chỉ đạo XD NTM cấp xã. Ngoài ra, ở cấp xã còn có Ban quản lý XD NTM giúp UBND xã quản lý, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện chương trình. 1.3.3. Nội dung của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 1.3.3.1. Triển khai, tuyên truyền, thể chế hóa chính sách, xây dựng Kế hoạch xây dựng nông thôn mới. Việc triển khai, tuyên truyền, thể chế hóa chính sách, xây dựng Kế hoạch XD NTM nhằm điều hành và quản lý hoạt động XD NTM một cách thống nhất. Từ đó, tạo sự đồng thuận, đoàn kết, đồng lòng của nhân dân. 8 1.3.3.2. Tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện điều hành, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Khi đề cập đến hoạt động QLNN về XD NTM, một trong những nhân tố quan trọng có tính chất quyết định là vấn đề tổ chức bộ máy QLNN XD NTM, đó là một chỉnh thể gồm các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau được bố trí thành từng cấp, từng khâu để thực hiện chức năng quản lý theo mục tiêu đã xác định. Trong quá trình QLNN về XD NTM, yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả quản lý là đội ngũ cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức này đóng vai trò quan trọng trong điều hành QLNN về XD NTM. 1.3.3.3. Qui hoach và thực hiện qui hoạch xây dựng nông thôn mới Trong Chương trình MTQG XD NTM công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đóng vai trò then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chí còn lại. Nội dung của công tác lập quy hoạch XD NTM liên quan chủ yếu đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất. 1.3.3.4. Triển khai, đánh giá thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới Trên cơ sở 19 tiêu chí XD NTM, hàng năm bộ máy QLNN về XD NTM tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại để làm cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện trong thời gian tới nhằm hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn NTM 1.3.3.5. Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới (nguồn lực gồm đất đai, tài sản khác, tiền, nhân lực Để xây dựng thành công NTM thì nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng và nhà nước với vai trò là người định hướng, quản lý cần làm tốt việc huy động, phân bổ sử dụng nguồn lực để xây dựng NTM, bao gồm: Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn đầu tư của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, đóng góp của cộng đồng. 9 1.3.3.6. Kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá các hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực, quá trình thực hiện có đạt hiệu quả hay không hiệu quả, đúng hướng hay chệch hướng, tuân thủ pháp luật hay không... Bên cạnh đó cần thường xuyên làm tốt công tác sơ, tổng kết rút kinh nghiệm để chỉ đạo triển khai trên diện rộng đạt kết quả cao hơn. 1.3.4. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.3.4.1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân Kinh nghiệm của nhiều nước thực hiện thành công CNH, HĐH NNNT và thực tiễn Việt Nam cho thấy, chính sách đúng về NNNT có tầm quan trọng lớn, luôn giữ vị trí chủ đạo, là nhân tố đảm bảo sự thắng lợi trong các giai đoạn phát triển. Thông qua nhiều chủ trương, chính sách phát triển NNNT, Nhà nước ta đã thể hiện được vai trò quản lý nông nghiệp của mình trên cả ba phương diện: định hướng sự phát triển, phân bổ nguồn lực cho sự phát triển KT-XH trong nông nghiệp và điều tiết sự phát triển của nông nghiệp. 1.3.4.2. Đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch trong thực hiện xây dựng nông thôn mới Xây dựng NTM là mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã được kế tiếp thực hiện qua nhiều năm, nhiều giai đoạn. Đây là nhiệm vụ to lớn và rất khó khăn, là hoạt động đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó người dân với vai trò chủ thể chính bên cạnh sự dẫn dắt, hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước. Nhận thức được điều đó, nên trong tiến trình XD NTM, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc công khai, minh bạch, dân chủ với phương châm hành động “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. 1.3.4.3. Đáp ứng yêu cầu của người dân vùng nông thôn Người dân với vai trò chủ thể chính bên cạnh sự dẫn dắt, hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để XD NTM. Tuy nhiên, nhiều địa phương xác định 10 mục tiêu XD NTM chưa chuẩn xác, nóng vội, chạy theo thành tích, thiếu các giải pháp nhất là QLNN về kế hoạch, quy hoạch... đã tạo ra nhiều hệ luỵ, ít chú trọng đến huy động sức dân, xã hội hoá, chưa xem người dân là chủ thể thực hiện XD NTM. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.4.1. Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp Quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp luôn xác định xây dựng NTM là chủ trương đúng đắn, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân và thực tiễn cấp bách đặt ra trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Vấn đề đặt ra làm sao huy động được sức mạnh nội lực trong dân để thực hiện thành công những mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra từ Chương trình, thì vai trò nhận sức của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp là hết sức quan trọng. 1.4.2. Vai trò và năng lực quản lý của bộ máy chính quyền các cấp Chương trình XD NTM là một chương trình tổng hợp bao gồm mọi mặt về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để làm cho nhân dân chủ động, tự nguyện tham gia chương trình với vai trò là chủ thể và là người hưởng lợi của chương trình xây dựng NTM thì các cơ quan QLNN về xây dựng NTM cần có đủ trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bằng những cách làm phù hợp, sáng tạo, hiệu quả. 1.4.3. Sự tham gia chủ động, tích cực của người dân nông thôn Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM là một chương trình lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Muốn xây dựng thành công NTM thì phải xuất phát từ người dân, phải lấy dân làm gốc. Sự tham gia của người dân, của cộng đồng trong XD NTM là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao tính dân chủ ở NT, từ đó huy động được sự tích cực của mỗi người dân và cả cộng đồng tham gia tích cực vào các quá trình XD NTM. 11 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương và kinh nghiệm rút ra cho huyện Quảng Điền 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương Từ thực tiễn triển khai thực hiện Chương trình MTQG XD NTM huyện Vĩnh Lộc rút ra một số kinh nghiệm sau: - Phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt của Cấp ủy, Chính quyền, sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chỉnh trị ; - Ban hành, sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách phù hợp với nguồn lực. Xây dựng tổ chức thực hiện các mô hình, cách làm mới trong sản xuất nông nghiệp; đồng thời tranh thủ nguồn lực và sự giúp đỡ của Trung ương, tỉnh; - Chú trọng phát huy dân chủ trong quá trình XD NTM, từ việc giám sát, lấy ý kiến nhân dân; Các đề án phải thực hiện công khai, minh bạch để tạo sự đồng thuận, hưởng ứng, hài lòng trong nhân dân. Từ thực tiễn triển khai thực hiện Chương trình MTQG XD NTM huyện Quảng Ninh rút ra một số kinh nghiệm sau: - Phát huy dân chủ, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. - Quản lý nhà nước về XD NTM cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ huyện đến tận cơ sở; - Chính quyền địa phương cấp xã phải chủ động, sáng tạo và có cách làm, bước đi phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng xã, tránh rập khuôn, máy móc; trông chờ ỷ lại vào cấp trên; đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt cấp xã. - Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong nhân dân về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về XD NTM. 12 - Cần phải đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để XD NTM theo phương châm “Huy động nguồn lực xã hội hóa là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết”. 1.6.2. Kinh nghiệm rút ra cho huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Một là, cần thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và dhân dân về mục tiêu xây dựng NTM. Hai là, tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; Ba là, chỉ đạo và thực hiện tốt công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch. Bốn là, cần phải đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng NTM theo phương châm “Huy động nguồn lực xã hội hóa là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết”. Năm là, QLNN về xây dựng NTM là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động xây dựng nông thôn mới và các chủ thể có liên quan nhằm phát triển nông thôn đúng hướng, tạo sự phát triển bền vững và hiệu quả. Tiểu kết chương 1 Trên cơ sở khái quát một số khái niệm cơ bản về nông thôn, nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới, QLNN về xây dựng NTM, chính sách xây dựng nông thôn, Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới Chương 1 đã đề cập được những nội dung cơ bản về cơ sở khoa học QLNN xây dựng NTM; chủ thể của QLNN về xây dựng nông thôn mới; Các nhân tố tác động đến QLNN về xây dựng nông thôn mới; sự cần thiết phải xây dựng NTM; các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về xây dựng NTM. Đặc biệt, qua kinh nghiệm QLNN về xây dựng NTM của một số địa phương, tác giả rút ra những kinh nghiệm về QLNN xây dựng NTM cho huyện Quảng Điền. Cơ sở khoa học này, làm nền tảng cho đánh giá thực trạng QLNN về xây dựng NTM ở Chương 2. 13 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quảng Điền tác động đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển nằm về phía Bắc tỉnh TT Huế, cách thành phố Huế khoảng 15km. Toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn, trong đó có 07 xã thuộc vùng bãi ngang. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 16.304,54 ha. Dân số trung bình 80.350 người, mật độ dân số 493 người/km2. Địa bàn thấp trũng và phân thành 3 vùng: Vùng trọng điểm lúa thuộc lưu vực sông Bồ; vùng đất cát nội đồng và vùng đầm phá ven biển. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng hai năm sau. Tháng 10-11 thường xảy ra lũ lụt, bão, lốc và áp thấp nhiệt đới. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Quảng Điền 2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế 2.1.2.2 Về phát triển văn hóa - xã hội 2.1.2.3 Tình hình nông dân, nông thôn ở huyện Quảng Điền 2.1.3. Những tác động đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Quảng Điền là một trong hai huyện điểm nên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ về nguồn lực của cấp trên, sự đóng góp công sức và đồng hành cùng thực hiện của cán bộ và nhân dân trong toàn huyện, đồng thời là đơn vị được tỉnh chọn làm điểm nên được tập trung đầu tư. Bên cạnh những thuận lợi thì Quảng Điền còn gặp phải những tác động không thuận lợi từ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, cụ thể là: 14 - Về điều kiện tự nhiên là vùng thấp trũng thường xuyên chịu tác động bất lợi của thời tiết; đất đai chia làm 3 vùng, trong đó vùng rú cát chiếm diện tích rộng lớn khó canh tác, sản xuất. - Tập quán sản xuất của một huyện thuần nông cũng tác động không nhỏ đến tư tưởng, tâm lý của người dân. - Lực lượng lao động thiếu, chất lượng không cao cũng là một lực cản lớn trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện. - Là huyện nhỏ, thuần nông, kinh tế xã hội phát triển thấp dẫn đến thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu người, nguồn lực trong dân thấp là một trong những trỡ lực lớn của quá trình QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện. 2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Quá trình triển khai Quảng Điền là một trong hai huyện được tỉnh Thừa Thiên Huế chọn là huyện điểm trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Quảng Điền có 10 xã triển khai xây dựng nông thôn mới, trong đó có 8 xã triển khai từ năm 2010, đến năm 2015 thêm 2 xã là Quảng Thái và Quảng Ngạn triển khai thực hiện chương trình. 2.2.2.Kết quả đạt được Sau 9 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện đã có những bước khởi sắc đáng trân trọng, bộ mặt nông thôn, nhà ở đã được đổi mới, khang trang, sạch, đẹp hơn, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh được đầu tư xây dựng, thu nhập của người dân được nâng lên rõ rệt, bản sắc văn hóa được duy trì và phát huy. 2.3. Đánh giá quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3 1. Công tác xây dựng, ban hành chính sách và tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. 2.3.1.1. Công tác xây dựng và ban hành chính sách 15 Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện đã ban hành Nghị quyết, Chương trình hành động và các văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình. Công tác tuyên truyền, vận động được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết định đến tiến độ thực hiện Chương trình XD NTM. Do đó, trong những năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện thường xuyên và liên tục trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Biểu đồ 2.1: Hiểu biết người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019) Đa số người dân đều biết rõ về chương trình XD NTM, chiếm hơn 89%. Điều này cho thấy công tác truyên truyền, chỉ đạo thực hiện chương trình từ huyện đến xã thực hiện tương đối tốt làm tiền đề cho việc triển khai thành công chương trình. 2.3.2. Tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện điều hành, quản lý về xây dựng nông thôn mới. - Đã hình thành bộ máy chỉ đạo và quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới từ cấp huyện, xã, thôn để triển khai thực hiện. - Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác XD NTM ở cấp xã, thôn và cán bộ quản lý Hợp tác xã; trong những năm qua, đã tổ chức được 158 lớp tập huấn với trên 5.480 lượt người tham gia góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng triển khai thực hiện chương trình. Biểu đồ 2.4 Kết quả tập huấn của cán bộ xã 16 Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền Qua kết quả điều tra xã hội học có thể thấy hầu hết cán bộ xã đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, hiểu biết về XD NTM, một bộ phận nhỏ chưa qua đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, hiểu biết về XD NTM. 2.3.3. Ban hành quy hoạch, kế hoạch, qui trình xây dựng nông thôn mới. Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên và Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 31/12/2011 của Huyện ủy Quảng Điền khóa XII; Nghị quyết số 12/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 của HĐND huyện, Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền đã ban hành Kế hoạch số 317/KH-UBND ngày 30/12/2011 để thực hiện CT MTQG XD NTM huyện Quảng Điền giai đoạn 2010-2020 và nhiều văn bản khác để triển khai thực hiện chương trình. 2.3.4. Triển khai và đánh giá các tiêu chí xây dựng nông thôn mới UBND huyện và BCĐ huyện đã thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các địa phương, đơn vị trong việc duy trì, giữ vững và phát triển các tiêu chí đã đạt được của từng địa phương. Định kỳ ngày 25 hàng tháng các xã báo cáo kết quả XD NTM trên địa bàn xã về Văn phòng điều phối huyện để tổng hợp; Hàng năm UBND huyện xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần và đánh giá cuối năm để đánh giá, soát xét việc triển khai XD NTM của các địa phương. 2.3.5. Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới Xác định là một địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong nguồn lực XD NTM, UBND huyện và các xã đã quan tâm huy động nguồn lực để XD NTM như: tranh thủ sự hỗ trợ từ nguồn lực của cấp trên; lồng ghép từ các chương trình, dự án khác; nguồn lực của các tổ 17 chức tín dụng và đặc biệt là đã quan tâm tuyên truyền, vận động để huy động nguồn lực xã hội hóa trong nhân dân. Ước lũy kế đến hết năm 2019, toàn huyện huy động được 1.930,215 tỷ đồng từ các nguồn. 2.3.6. Kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá các hoạt động quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới. Công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc được Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo huyện phụ trách đã thường xuyên tổ chức nhiều cuộc kiểm tra, đôn đốc hàng tháng, hàng quý về quá trình triển khai và kết quả thực hiện chương trình của các xã; qua đó, kịp thời tháo gỡ hoặc đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình, giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành. 2.4. Đánh giá chung việc thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 2.4.1. Kết quả đạt được Việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng trân trọng, bộ mặt nông thôn, nhà ở đã được đổi mới, khang trang, sạch, đẹp hơn, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh được đầu tư xây dựng, thu nhập của người dân được nâng lên rõ rệt, bản sắc văn hóa được duy trì và phát huy, an ninh-quốc phòng đảm bảo và giữ vững, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc... 2.4.2. Những hạn chế Công tác tuyên truyền, vận động ở các cấp, các ngành còn thiếu thường xuyên; Nhận thức về chương trình xây dựng nông thôn mới của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp ở một số nơi chưa đầy đủ, có mặt hạn chế, chủ quan, nóng vội; Việc phân công, phân nhiệm triển khai kế hoạch xây dựng NTM có lúc còn thiếu đồng bộ; Nguồn lực của huyện, xã và nguồn lực tự có trong nhân dân còn hạn chế nên chưa chủ động trong việc bố trí nguồn lực đầu tư. 2.4.3. Bài học kinh nghiệm Trên cơ sở kết quả đạt được cũng như nhìn nhận ra được những khó khăn hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, 18 có thể rút ra một số kinh nghiệm sau: Thứ nhất, Phải phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp; phải có kế hoạch thật cụ thể, thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ đề ra để có sự điều chỉnh và có giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời; Thứ hai, Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong XD NTM là quyết định cho sự thành công của chương trình. Thứ ba, Để thực hiện thành công Chương trình, việc xây dựng, triển khai các mô hình điểm có vai trò quan trọng, giúp phát hiện cách làm hay, ý tưởng sáng tạo, các gương điển hình làm cơ sở nhân rộng, tạo sức lan tỏa ra trên địa bàn huyện. Thứ tư, Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phải có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải và phân công trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan, đơn vị và phải có sự đôn đốc, phối hợp nhịp nhàng. Thứ năm, Phải tranh thủ tối đa và huy động tốt mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn nội lực trong nhân dân và sự hỗ trợ từ cấp trên. Tiểu kết chương 2 Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên, tình hình KT-XH của huyện Quảng Điền, Chương 2 đã phân tích thực trạng kết quả QLNN về xây dựng NTM ở địa bàn nghiên cứu trên một số nội dung chủ yếu: Công tác triển khai, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới; tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện điều hành, quản lý về xây dựng nông thôn mới; quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới; huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới; Quản lý thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới; để từ đó đánh giá việc thực hiện QLNN về xây dựng NTM mới. Rút ra được mặt hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân hạn chế. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện QLNN về xây dựng NTM tại Chương 3. 19 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn sau 2020. Trên cơ sở tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 đã nêu một số định hướng trong hoàn thiện QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn như sau: Một là, tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối, định hướng của Đảng, phát huy thành quả đã đạt được trong Chương trình MTQG XD NTM giai đoạn 2010-2020 để chỉ đạo XD NTM trong giai đoạn tiếp theo Hai là, tiếp tục xác đinh xây dựng NTM là một chiến lược phát triển lâu dài, bền vững, thực chất và là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn dân; trong đó nhân dân là chủ thể, nhà nước với vai trò quản lý, hoạch định. Ba là, Đẩy mạnh công tác lập kế hoạch, quản lý công việc, phân công đôn đốc thực hiện các tiêu chí NTM chú trọng duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt, tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện các tiêu chí còn lại theo lộ trình phấn đấu 10/10 xã đạt 19/19 tiêu chí vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021. Bốn là, Kế thừa và phát triển các kết quả đã đạt được trong hơn 9 năm qua, tập trung cao độ để chuyển mạnh hơn về xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về xây dựng NTM. Năm là, Khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của huyện, kết hợp huy động tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại giải quyết căn bản các bức xúc trên lĩnh vực văn hóa - xã 20 hội; Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2.1. Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi.pdf
Tài liệu liên quan