Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với xây
dựng nông thôn mới ở tỉnh Xay Som Boun.
Tăng cường QLNN để phát triển nông nghiệp hàng hóa trên địa
bàn tỉnh; Tăng cường QLNN để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn tỉnh; Tăng cường QLNN để phát triển dịch vụ trên
địa bàn tỉnh; Tăng cường QLNN để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
kỹ thuật phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển xây dựng NTM; Tổ chức
triển khai các chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh và các
huyện theo hướng có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; Xã
hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường
sinh thái được bảo vệ
22 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Xay Som Boun, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kinh tế nông thôn ở Lào vẫn trong tình trạng phổ biến là tự cung,
tự cấp, sản xuất nhỏ lẻ, cuộc sống của người dân còn lạc hậu,...
Tỉnh Xay Som Boun, CHDCND Lào là tỉnh mới thành lập ở Lào,
diện tích 8300 km2, là tỉnh thuộc vùng núi cao, vùng sâu vùng xa. Tỉnh
có 05 huyện, dân số khoảng 85168 người (trong đó đân tộc H’Mông
chiếm 65.71%). Đa số người dân có đời còn lạc hậu, kinh tế hộ gia đình
tự cung tự cấp, quy mô nhỏ và nhiều nơi đang chủ yếu đang trong tình
trạng khai thác tự nhiên là chính.
Trước tình hình như vậy, tác giả chọn vấn đề “Quản lý nhà nƣớc
về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Xay Som Boun, nƣớc
4
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
ngành quản lý công.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a). Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thêm những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với
xây dựng nông thôn mới để vận dụng vào việc nghiên cứu định hướng,
giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Xay Som Boun của
CHDCND Lào.
b). Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu
- Làm rõ môt số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với
phát triển nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới ở tỉnh Say Som Bun.
- Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy quản lý của nhà nước
về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Xay Som Boun.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước
về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Xay Som Boun. Nói cách khác cụ thể
hơn là, luận văn nghiên cứu xây dựng nông thôn mới và QLNN về xây
dựng nông thôn mới ở tỉnh Xay Som Boun.
b- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cả lý luận và thực
tiễn quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nghiên cứu cả hiện
trạng (giai đoạn 2013 – 2017) và nghiên cứu tương lai quản lý nhà nước
về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Xay Som Boun.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
a). Phương pháp luận
5
Nguyên lý Nhân – Quả sẽ được quán triệt để nghiên cứu giữa kết
quả đã đạt được với những việc đã thực thi và để nghiên cứu giữa mục
tiêu và giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra. Trong quá trình nghiên cứu
Luận văn tôn trọng quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và
lôgich khoa học để hoàn thành công trình nghiên cứu này.
b). Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích hệ thống; Phương pháp phân tích thống kê;
Phương pháp so sánh; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân tích
chính sách; Phương pháp biểu, bảng, sơ đồ: sử dụng để minh họa trong
các phần thuyết minh trong luận văn.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
+ Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần hoàn thiện thêm những vấn
đề cơ bản về lý luận đối với quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp
thêm căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế -
xã hội nói chung và phát triển nông thôn mới, quản lý nhà nước về xây
dựng nông thôn mới ở tỉnh Xay Som Boun.
6. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
7.1. Các công trình nghiên cứu ở nước CHDCND Lào
Khamla Keodavanh (2016) khi nghiên cứu về “Giải pháp quản lý
nhà nước về phát triển nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào”
Khăn Khăm Phôm Ma Lan (2015), Quản lý nhà nước về đất đai trên
địa bàn huyện Xan Xay, tỉnh At Ta Pư, nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào, đã khảng định vai trò quan trọng hàng đầu của chính quyền
huyện đối với vấn đề sử dụng đất đai.
6
Phômma Phănthalăngsý (2002), trong công trình nghiên cứu “Phát
triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Khăm Muộn, Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào” đã đề cập thực trạng và giải pháp thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp hàng hóa.
Bunthong Buahom (2010), trong tác phẩm “Khuyến nông là nhiệm
vụ của toàn dân”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Viêng Chăn đã cho biết ở
CHDCND Lào, Bộ Nông-Lâm nghiệp Lào (2010), trong báo cáo “Tổng
kết kết hoạch phát triển nông-lâm nghiệp giai đoạn (2006-2010)”, Bộ
Nông-Lâm nghiệp Lào (2013), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Viêng Chăn
và “Tổng kết kết hoạch phát triển nông-lâm nghiệp giai đoạn (2010-
2013)” đã cho biết việc phát triển nông lâm nghiệp phải gắn với chương
trình xây dựng nông thôn mới mới đem lại kết quả như mong muốn.
7.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Nguyễn Sinh Cúc, Đinh Phí Hổ, Hoàng Sĩ Kim, Đặng Kim Sơn,
Hoàng Thu Hòa đều coi trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Đồng thời nhấn mạnh vai trò quyết định của Nhà nước đối với công cuộc
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Nguyên Quốc Khanh, Bùi Thanh Tuấn, Kiêu Anh Vũ khi bàn về
quản lý nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp bền vững đã nhấn mạnh
vai trò QLNN đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.
Phan Đại Đoàn, Phạm Kim Giao, Nguyên Văn Thụ, Pham Đại
Doẵng, Nguyên Quang Ngọc trong các công trình nghiên cứu “Quản lý
xã hội nông thôn nước ta hiện nay - một số vấn đề và giải pháp” và
QLNN về nông thôn đã cho biết quản lý xã hội nông thôn có một nội
dung quan trọng là phát triển nông nghiệp, phi nông nghiệp ở khu vực
nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng cộng đồng văn
hóa.
7
Tổng kết lý luận và thực tiễn quá trình phát triển nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam qua các thời kỳ, có nghiên cứu của Đặng Kim Sơn,
Hoàng Thu Hòa, Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn
(2002); Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới (1986 - 2002) (2003); Nguyễn Kế Tuấn, Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi (2006);
Nguyễn Danh Sơn, Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam
trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại (Báo cáo tổng
hợp) (2010).
- Nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp và phát
triển nông nghiệp có Luận án tiến sỹ của Hoàng Sỹ Kim, Đổi mới quản
lý nhà nước đối với nông nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh
tế quốc tế (2007); Luận án tiến sỹ của Đoàn Tranh, Phát triển nông
nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2020 (2012).
8
Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI
1.1.1. Nhận thức, quan niệm về nông thôn mới
Nông thôn mới phải là nông thôn trong trạng thái có kinh tế phát
triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện
đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công
nghiệp, dịch vụ và đô thị.
1.1.2. Nhiệm vụ chủ yếu của việc xây dựng nông thôn mới ở
nƣớc CHDCND Lào
- Thứ nhất, phát triển kinh tế có hiệu quả và bền vững, xây dựng,
tổ chức phát triển kinh tế nông thôn theo hướng từng bước văn minh,
hiện đại; Thứ hai, phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội
nông thôn phù hợp với quy hoạch không gian xây dựng làng, bản; Thứ
ba, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn
hoá cơ sở; Thứ tư, xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với
yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá; Thứ năm, đổi
mới quản lý nhà nước trên địa bàn theo hướng ngày càng đem lại hiệu
lực, hiệu quả.
1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc và quản lý nhà nƣớc đối với
xây dựng nông thôn mới
9
QLNN đối với xây dựng nông thôn mới là việc cơ quan Nhà nước
sử dụng bộ máy, công cụ của mình để thực hiện chức năng QLNN đối
với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thuộc trách nhiệm của mình
theo sự phân công của Chính quyền trung ương và theo nội dung xây
dựng nông thôn mới.
1.2.2. Mục đích của quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông
thôn mới
Mục đích cơ bản của QLNN đối với xây dựng nông thôn mới là để
khu vực nông thôn có kinh tế phát triển hơn, hiệu quả hơn, bền vững.
Đảm bảo cho hoạt động xây dựng nông thôn mới đi đúng định hướng,
tránh những sai sót.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn
mới
Thứ nhất, QLNN về mục tiêu, chương trình xây dựng NTM; Thứ
hai, QLNN về đối tượng trong thực hiện xây dựng NTM; Thứ ba, QLNN
về nguồn lực trong xây dựng NTM; Thứ tư, QLNN về hệ thống tổ chức
xây dựng NTM; Thứ năm, QLNN về các tiêu chí trong xây dựng NTM;
Thứ sáu, QLNN về công tác tuyên truyên, vận động xây dựng NTM;
Thứ bảy, tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xây dựng
NTM.
1.2.4. Đánh giá quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn
mới
1.2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng và nội dung của việc đánh
giá quản lý nhà nước đối với xây dựng NTM
1.2.4.2. Xác định tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá
a). Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với xây dựng NTM
10
Theo tác giả Ngô Thúy Quỳnh, đánh giá quản lý nhà nước đối với
phát triển kinh tế cho nền kinh tế quốc dân có ba tiêu chí: hiệu lực, hiệu
quả và bền vững:
- Tiêu chí về hiệu lực quản lý
- Tiêu chí về hiệu quả của việc quản lý
- Tiêu chí về tính bền vững của quản lý
b). Chỉ tiêu đánh giá quản lý nhà nước đối với xây dựng nông
thôn mới
- Mức độ các quy định của luật pháp, chính sách đi vào cuộc sống
(theo tiêu chí hiệu lực)
- Năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ giảm tỷ
lệ đói nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, giảm tai nạn
giao thông...
- Mức độ ổn định của chính sách phát triển NTM (theo tiêu chí bền
vững).
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.
1.3.1. Thể chế, chính sách, hệ thống quản lý của nhà nước về phát
triển kinh tế - xã hội và về xây dựng nông thôn mới
1.3.2. Thị trường, công nghệ, ảnh hưởng của cả nước, của toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế
1.3.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
1.3.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
11
Tiểu kết chƣơng 1
Nhận thức đúng đắn về xây dựng NTM (mà trước hết là phát triển
kinh tế theo hướng hiện đại) là điều vô cùng quan trọng. Thực hiện
chương trình xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay chịu tác động của
rất nhiều yếu tố tác động. Nếu như nắm bắt chung tốt sẽ phát huy được
vai trò của nó, bắt các nhân tố đó phục vụ quá trình xây dựng NTM, rồi
từ đó khắc phục hạn chế, phát huy ưu thế của các yếu tố để hoàn thành
mục tiêu xây dựng kinh tế, xã hội và hoàn thành mục tiêu xây dựng
NTM. Công tác quản lý nhà nước về xây dựng NTM được chú trọng và
quan tâm thì các vấn đề khác của nông thôn được đầu tư và phát triển
toàn diện, nâng cao được mức sống của người dân, phát huy mọi nguồn
lực trong phát triển khu vực nông thôn. Trong quá trình đó chủ thể quản
lý nhà nước bằng các biện pháp, công cụ của mình tiến hành khắc phục
khó khăn, phát huy thế mạnh của địa phương tạo thành nguồn lực mới
cho phát triển nông nghiệp. Qua việc tìm hiểu về vị trí, vai trò cũng như
các đặc điểm, yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nông
nghiệp hiện nay, sẽ có cái nhìn tổng thể và toàn diện về nông nghiệp,
nông thôn và xây dựng NTM. Trên cơ sở đó các nội dung quản lý nhà
nước đối với xây dựng NTM sẽ được quan tâm đúng mức và triển khai
hiệu quả. Chính quyền cần ban hành luật pháp, chính sách về phát triển
nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM và người dân,... sẽ là cơ sở quan
trọng để đi vào tìm hiểu thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây
dựng NTM ở chương 2 và đề xuất định hướng, giải pháp ở chương 3.
12
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH XAY SOM BUN, NƢỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH XAY SOM BOUN
Tỉnh Xay Som Boun là tỉnh một trong các tỉnh của nước
CHDCND Lào, trước đây tỉnh có tên là tỉnh Khét Phi Sét Xay Som
Boun (1994 - 2006), do quá lớn và nhiều năm đầu tư phát triển gặp nhiều
khó khăn nên Chính phủ nước CHDCND Lào chia tác thành một số tỉnh
(đó là tỉnh Xiêng Khoảng, tỉnh Bolikhamxay và Viêng chăn). Tới ngày
13/12/2013 Chỉnh phủ Lào thành lập tỉnh lấy tên là Xay Som Boun, gồm
có 05 huyện), Huyện Ạ nụ vông; Huyện Long cheng; Huyện Long xan;
Huyện Mương Hôm; Huyện Tha Thôm.
- Diện tích toàn tỉnh: 8400 mét vuông
- Dân số bình quân hiện nay ở tỉnh là 85.168 người.
Năm 2013 – 2017 là những năm đầu tiên của tỉnh triển khai phát
triển kinh tế, xã hội. Những năm này, kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng
do quán triệt tư tưởng phát triển bền vững, khắc phục hạn chế, tỉnh
tương đối phát triển, tổng sản phẩm GDP tăng 5.2%; đặc biệt là ngành
phục vụ đạt 6.2% và riêng giai đoạn năm 2015 – 2017 tăng lên 5,5%,
trong đó có các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp đạt 5,3%, công nghiệp
đạt 5,2% và dịch vụ tăng thêm lên 6,2%.
13
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH XAY SOM BOUN
2.2.1. Nội dung quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới
đã thực hiện
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở
tỉnh Xay Sôm Boun
- Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn.
- Xây dựng hệ thống quản lý nhà nước trên địa bàn
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý về phát triển NTM
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng NTM ở tỉnh Xay
Som Boun
2.2.2. Đánh giá quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng nông thôn
mới ở tỉnh Xay Som Boun.
a). Đánh giá chung
+ Mặt đƣợc: Trong thời gian qua, nhờ được sự quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Xay Som
Boun và sự đồng tình hưởng ứng của người dân nên Chương trình xây
dựng NTM được triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Cụ thể trong năm 2017, tỉnh Xay Som Boun đã công nhận thêm 04 địa
phương đạt chuẩn xây dựng NTM. Các xã đều đạt từ 07 tiêu chí trở lên.
Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân tiếp tục
được quan tâm, đời sống của người dân nông thôn tiếp tục được cải thiện.
+ Mặt chƣa đƣợc
Một là, trong thực hiện các nội dung xây dựng NTM, đa số các
địa phương tập trung cao cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng
nhiều đến các nội dung về phát triển sản xuất.
14
Hai là, thời gian qua trên địa bàn tỉnh được Nhà nước và các tổ
chức hỗ trợ nhiều dự án để phát triển sản xuất chưa hiệu quả.
Ba là, môi trường còn chưa được chú trọng.
Bốn là, trình độ năng lực cán bộ quản lý Ban chỉ đạo huyện và
bản, làng còn yếu kém.
Thứ năm, công tác điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng theo các
tiêu chí xây dựng NTM chưa sát với thực tế.
b). Nguyên nhân chủ yếu
- Một số nguyên nhân khách quan cơ bản:
Kinh tế của tỉnh còn nghèo nên sự đầu tư cho nông nghiệp, nông
thôn và người nông dân ít.; Nhìn chung sản xuất nông nghiệp còn phụ
thuộc vào thiên nhiên; Quá trình xây dựng NTM trong tỉnh còn nhiều
vướng mắc, chưa thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá
phát triển mạnh; Sự chuyển dịch lao động trong nông nghiệp và nông
thôn sang lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, xây dựng diễn ra trong hoàn
cảnh xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh còn hạn chế.
- Một số nguyên nhân chủ quan cơ bản:
Nông nghiệp của tỉnh Xay Som Boun chưa có được một chiến
lược lâu dài phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh; Công tác
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự quản lý điều hành của một số chính
quyền cơ sở chưa quán triệt, thiếu chủ động và linh hoạt; Việc tổ chức
thực hiện một số chủ trương của Đảng nhân dân cách mạng Lào, cơ chế,
chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa đạt
hiệu quả cao; Một số chính sách chưa phù hợp với thực tế; Công tác đôn
đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện ở một số cơ quan, địa phương chưa
thường xuyên; Những chỉ đạo về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM
mới chỉ tập trung ở khâu sản xuất, chưa quan tâm tới khâu kinh doanh,
15
tiêu thụ sản phẩm
Tiểu kết chƣơng 2
Công tác quản lý của nhà nước đối với xây dựng NTM ở tỉnh Xay
Som Boun trong thời gian qua thể hiện ở 02 khả năng, hoặc thúc đẩy
nông nghiệp, nông thôn phát triển hoặc làm chậm sự phát triển của nông
nghiệp, nông thôn và vùng khó khăn ở tỉnh. Để thúc đẩy nông nghiệp
phát triển, hoàn thành thắng lợi mục tiêu xây dựng NTM, Chính quyền
tỉnh Xay Som Boun cần phải dựa trên cơ sở pháp luật chung đã đưa ra
các quyết định, quyết sách nhằm quy hoạch, đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích
sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh những kết quả đạt
được, quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn vẫn còn
nhiều vấn đề bất cập, như vấn đề phân bổ nguồn tài nguyên nông nghiệp,
tìm nguồn vốn để đầu tư cho nông nghiệp Từ đó làm cho sự cải thiện
đời sống người dân khu vực nông thôn cũng chậm cải thiện vì kinh tế
chậm đổi mới. Với những tồn tại nêu trên, ngoài việc bắt nguồn từ
những nguyên nhân chủ quan và khách quan tất yếu của sự phát triển
của nông nghiệp, tới tiến độ của việc xây dựng NTM, cần nhấn mạnh
nguyên nhân chủ quan mà cụ thể là hạn chế, bất cập của Chính quyền
địa phương. Đó là sự thiếu quan tâm tới quá trình xây dựng NTM, sự
đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, và do nền sản xuất nông
nghiệp và xã hội nông thôn còn chịu sự tác động lớn của thiên nhiên,
như bão lụt, hạn hán. Những tác động này tuy không thường xuyên,
nhưng khi đã xảy ra thì hậu quả mà nó để lại khá nặng nề cho cả xã hội.
Vì vậy, việc quản lý nhà nước về xây dựng NTM ở tỉnh Xay Som Boun
cần có những giải pháp để giảm thiểu tác hại do thiên nhiên gây ra cho
nông nghiệp, khai thác tiềm năng để phát triển nông nghiệp, nông thôn
qua đó hoàn thành thắng lợi mục tiêu xây dựng NTM.
16
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở TỈNH XAY SOM BOUN, CHDCND LÀO
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH XAY
SOM BOUN
3.1.1. Bối cảnh phát triển của nƣớc CHDCND Lào đến 2020,
2025
Đảng và chính quyền cần chú trọng quan tâm hơn nữa về đến đời
sống về mọi mặt của người dân, đặc biệt là của cư dân sinh sống khu vực
nông thôn. Chính vì vậy, một trong những chính sách mới được quan
tâm là đẩy mạnh xây dựng NTM trong điều kiện hoàn cảnh ở Lào đang
tiến hành xây dựng và phát triển đất nước. Đảng nhân dân cách mạng
Lào chủ trường xây dựng NTM trong điều kiện cụ thể ở từng tỉnh làm
sao tận dụng được những lợi thế của mỗi địa phương, mỗi vùng trong
việc phát triển kinh tế ở từng vùng.
3.1.2. Quan điểm chỉ đạo việc đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với
xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Xay Som Boun.
Mục tiêu chung: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng phát
triển, đồng bộ và không ngừng kiện toàn hệ thống thủy lợi, đường xá và
các trạm, các nhà văn hóa của người dân ở khu vực nông thôn trong toàn
tỉnh; Không ngừng đổi mới cơ chế, chính sách trong phát triển nông
nghiệp, khuyến khích người dân không ngừng tham gia các hoạt động
sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp; Đảm bảo tính chính trị và an
17
ninh, quốc phòng mạnh mẽ, làm hết sức để thoát khỏi tỉnh kém phát
triển trở thành tỉnh bắt đầu phát triển vào năm 2020.
Định hƣớng phát triển chung
Phát triển theo hướng hiện đại nhưng phải giữ truyên thống bản sắc
dân tộc, yêu nước, bảo vệ thiên nhiên môi trường, cuộc sống ăn ở tốt
đẹp, chế độ chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững; Đảm
bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu qủa và bền vững; Đổi mới cơ cấu kinh
tế.
3.1.3. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với xây
dựng nông thôn mới ở tỉnh Xay Som Boun.
Tăng cường QLNN để phát triển nông nghiệp hàng hóa trên địa
bàn tỉnh; Tăng cường QLNN để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn tỉnh; Tăng cường QLNN để phát triển dịch vụ trên
địa bàn tỉnh; Tăng cường QLNN để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
kỹ thuật phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển xây dựng NTM; Tổ chức
triển khai các chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh và các
huyện theo hướng có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; Xã
hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường
sinh thái được bảo vệ.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH XAY
SOM BOUN
3.2.1. Rà soát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chƣơng
trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Xay Som Boun
Thời gian tới cần rà soát toàn bộ vấn đề quy hoạch trên địa bàn
tỉnh, xem nơi nào, huyện nào đã thực hiện tốt, nơi nào chưa tốt để có kế
hoạch triển khai thực hiện quy hoạch đồng bộ, hợp lý và khoa học.
18
3.2.2. Hoàn thiện chính sách phát triển nông thôn mới ở tỉnh
Xay Som Boun
Thứ nhất, rà soát, hoàn thiện các chính sách khuyến khích phát
triển nông nghiệp, xây dụng nông thôn mới ở tỉnh. Tỉnh Xay Som Boun
cần phối hợp với các Bộ ngành trung ương để xây dựng được Cơ chế
phân công, phối hợp hợp lý trong việc xây dựng NTM luôn là vấn đề cần
được quan tâm hàng đầu. Thứ hai, để thực hiện Nghị quyết của Đảng
Nhân dân cách mạng Lào, thì Đảng Bộ và chính quyền tỉnh Xay Som
Boun cần có những Nghị quyết, chính sách của tỉnh trong việc thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM theo sự chỉ đạo thống
nhất của Đảng và Chính phủ. Thứ ba, để đảm bảo cho sự vận hành
chương trình xây dựng NTM được thông suốt, mang lại hiệu quả cáo cần
có cơ chế thu hút đầu tư.
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nƣớc đối với xây dựng
nông thôn mới ở tỉnh Xay Som Boun.
Các cấp chính quyền cần kiểm tra, tích hợp các chương trình, các
chính sách trong xây dựng NTM để đảm bảo không xảy ra chồng chéo
trong hoạt động thực thi và triển khai các nội dung trùng lặp.
Cần chú trọng đến vấn đề thực hiện tiêu chí trong xây dựng NTM
sao cho phù hợp với từng tỉnh, từng địa phương bởi có tỉnh miền núi, có
tỉnh đồng bằng,
Cần thực hiện cải cách thủ tục hành chính ngày càng mạnh mẽ,
giảm tải các thủ tục rườm rà, không cần thiết, cản trở sự phát triển chung
và hiệu quả của xây dựng NTM.
19
3.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc đối với xây
dựng nông thôn mới ở tỉnh Xay Som Boun.
Đội ngũ cán bộ, công chức là nhân tố quyết định mọi thắng lợi,
trong xây dụng nông thôn mới cũng vậy. Nếu như có cán bộ công chức
tốt, có trình độ cao, có năng lực thực thi công việc giỏi thì sẽ thành công
và ngược lại.
3.2.5. Phát triển đội ngũ doanh nghiệp và tổ chức sản xuất ở
khu vực nông thôn
Trong phát triển nông thôn mới, tiêu chí ổn định sản xuất khu vực
nông thôn phát huy nguồn lực tại chỗ, giải quyết việc làm cho người dân
nông thôn là một tiêu chí quan trọng. Chính điều này góp phần thắng lợi
trong xây dụng nông thôn mới. Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh
và các doanh nghiệp tỉnh ngoài, thậm chí doanh nghiệp quốc doanh,
ngoài nước,đều có thể đầu tư và phát triển các sản phẩm, các mặt hàng
nông sản của địa phương, hình thành tổ chức sản xuất hợp lý, có sự điều
tiết, quản lý của nhà nước.
3.2.6. Hợp tác liên tỉnh để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với
xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Xay Som Boun.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp chung của cả nước, mang
lại sự giàu có cho người dân khu vực nông thôn trong toàn quốc, chính
vì vậy mà việc hợp tác với các tỉnh khác để học tập kinh nghiệm, trau
dồi lẫn nhau là điều đáng quý, trên cơ sở học hỏi những mặt tỉnh bạn đã
làm tốt, những mặt tỉnh bạn làm chưa tốt để từ đó có hướng điều chỉnh
tốt hơn cho tỉnh nhà.
3.2.7. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động
xây dựng NTM
Trước hết cần thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế
20
hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong đó chủ yếu tập
trung vào các hoạt động xây dựng NTM. Chỉ khi có những vấn đề trong
quy hoạch đã trở lên lạc hậu mới tiến hành điều chỉnh. Không được phép
tự tiện điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp khi chưa có nhu cầu.
Vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra là rất lớn, quá trình thanh tra
theo đúng quan điểm, phương châm chỉ đạo của Đảng và của Nhà nước.
21
Tiểu kết chƣơng 3
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là một chương
trình lớn, diễn ra sâu rộng và có sự tác động lớn tới toàn thể đời sống của
người dân, đặc biệt là cư dân khu vực nông thôn. Để nâng cao chất
lượng quản lý nhà nước về xây dựng NTM ở tỉnh Xay Som Boun, nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cần phải có những giải pháp mang tính
đồng bộ cả về chủ trương, chính sách, quy hoạch phát triển lẫn tổ chức
thực hiện các tiêu chí cơ bản trong xây dựng NTM. Đời sống nhân dân
được nâng cao, thu nhập ổn định và không ngừng tăng, bộ mặt khu vực
nông thôn có nhiều đổi khác, rút ngắn với thành thị, ổn định cư dân nông
thôn, hạn chế sự di cư từ nông thôn ra thành thị,Qua đó cần có sự phối
hợp giữa các cấp, các ngành và giữa các tỉnh với nhau trong thực hiện
chương trình rộng lớn này. Sự nỗ lực đó không chỉ là trách nhiệm của
bản thân chính quyền tỉnh Xay Som Boun, mà quan trọng hơn đó là bộ
phận chủ yếu nhất để thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM,
chính quyền tỉnh Xay Som Boun phải huy động được mọi nguồn vốn,
nguồn nhân lực, vật lực trong toàn tỉnh, trong nước và ở nước ngoài để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xay_dung_nong_thon_moi.pdf