Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam đang ngày càng
mở rộng đến nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới,
đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nước, với đủ
các loại hình lao động khác nhau. Đồng thời, hoạt động này đã góp
phần giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Bên cạnh đó, XKLĐ còn đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất
nước. Tuy nhiên, xung quanh hoạt động XKLĐ đang tồn tại nhiều
vấn đề. Vì vậy nó đòi hỏi Nhà nước phải quản lý hoạt động XKLĐ
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩu lao động Việt
Nam, đánh giá những mặt còn hạn chế và đưa ra phương hướng giải
pháp tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động.
(2) Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng (2010)
với tiêu đề “Đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam tham gia
xuất khẩu lao động” đã làm rõ các khái niệm liên quan đến đào tạo,
đào tạo nghề, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề và
phân tích toàn bộ thực trạng đào tạo nghề cho lao động Việt Nam
trước khi đưa đi làm việc ở nước ngoài. Trên cơ sở đó, luận văn đề
xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng đào tạo nghề đối với lao
động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
(3) Công trình “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020” (2012)
của tác giả Bùi Sỹ Tuấn đã tập trung làm rõ các nội dung sau: Cơ sở
4
lý thuyết về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp
ứng nhu cầu XKLĐ; Phân tích các vấn đề thực tiễn của chất lượng
nguồn nhân lực tham gia XKLĐ của Việt Nam giai đoạn 2000 -
2010. Qua đó, chỉ ra những hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực
đáp ứng nhu cầu XKLĐ của Việt Nam và nguyên nhân của những
hạn chế đó. Tác giả đã nhấn mạnh đến một số hạn chế trong công tác
đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao
động trước khi đi XKLĐ; Đồng thời, tác giả cũng đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu XKLĐ của
Việt Nam đến năm 2020 và các điều kiện để triển khai, ứng dụng
trong thực tiễn.
(4) Công trình “Nghiên cứu đánh giá thực trạng lao động đi
làm việc ở nước ngoài đã trở về Việt Nam” do Viện Khoa học Lao
động và Xã hội thực hiện dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới
(WB) thông qua 2 pha, pha I vào năm 2011 và pha II vào năm 2012
đã nghiên cứu nhằm phát hiện những mặt được và những tồn tại, hạn
chế của hoạt động XKLĐ. Trên cơ sở đó, đề xuất các khuyến nghị
chính sách XKLĐ để giảm thiểu các tác động tiêu cực và nâng cao
hiệu quả các chương trình di cư ra nước ngoài trong những giai đoạn
tiếp theo.
(5) Luận án tiến sỹ Kinh tế của tác giả Nguyễn Xuân Hưng
(2015) với đề tài: “Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt
Nam”. Luận án đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về XKLĐ, thực
trạng QLNN về XKLĐ và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
và đổi mới hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý hoạt động XKLĐ.
(6) Đoàn Minh Duệ (2010), Xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh -
Thực trạng vàgiải pháp đến năm 2020, Nhà xuất bản Nghệ An.
5
Nghiên cứu đã nêu lên tính tất yếu khách quan của việc xuất khẩu lao
động, một số chương trình, chủtrương chính sách trong xuất khẩu lao
động; đồng thời nghiên cứu đã nêuđược thực trạng lao động việc làm
của Hà Tĩnh và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu lao động ở Hà
Tĩnh. Nghiên cứu đã đưa ra sáu nhóm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
lao động ở Hà Tĩnh.
(7) Luận văn kinh tế chính trị tại Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2009 của tác giả Trần Xuân Thọ về Xuất khẩu lao
động của Việt Nam sang thị trường EU, đã hệ thống hóa những cơ sở
lý luận về xuất khẩu lao động; đưa ra cái nhìn tổng quan về thị
trường lao động EU; quan hệ Việt Nam – EU; và đặc biệt nghiên cứu
chủ yếu về thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị
trường EU. Trong đó có những nghiên cứu chi tiết về khu vực Trung
và Đông Âu (với các quốc gia như Séc, Slovakia, Bungaria,
Rumania, Đức, Ba Lan, Litva và các nước vùng Bantic) cũng như các
nước Tây, Nam và Bắc Âu (Phần Lan, Italia, vương quốc Anh, Pháp,
Bỉ, Thụy Điển, Bồ Đào Nha,). Đóng góp mới của luận văn là đã
đưa ra những dự báo về đặc điểm và xu hướng xuất khẩu lao động
của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới cũng như một số
giải pháp có tính khả thi cao.
(8) Luận án tiến sỹ kinh tế của Trần Thị Ái Đức tại Học viện
chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2011 về Xuất khẩu lao
động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông cũng đã hệ thống
hóa những cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động; tìm hiểu về cung –
cầu lao động và các quy định lao động ở trị trường Trung Đông,
trong đó tập trung vào Cộng đồng các nước vùng Vịnh (GCC). Dựa
trên việc tìm hiểu kinh nghiệm xuất khẩu lao động của một số nước
6
trong khu vực châu Á cũng như nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất
khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông, tác giả đã
có những đánh giá về thành tựu, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của hạn
chế và phát hiện những vấn đề cấp thiết trong hoạt động xuất khẩu
lao động của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian qua. Qua
đó, tác giả đã đưa ra dự báo và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong thời
gian tới.
(9) Luận văn Thạc sỹ thương mại của Vũ Thị Quỳnh Vân tại
Trường Đại học Ngoại Thương, 2011 về Đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu lao động của Việt Nam trong thế kỷ 21. Luận văn đã hệ thống
hóa những cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động; phân tích một số đặc
điểm về bối cảnh kinh tế toàn cầu và Việt Nam những năm đầu thế
kỷ 21 tác động tới hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam. Tác
giả đặc biệt tập trung vào phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu
lao động của Việt Nam tại một số thị trường trọng điểm trong thời
gian qua, từ đó đánh giá các kết quả đạt được cũng như các hạn chế
còn tồn tại. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trong những
năm đầu của thế kỷ 21.
Các công trình nghiên cứu trên nhìn chung đã tiếp cận vấn đề
XKLĐ của Việt Nam ở nhiều góc độ khác nhau, tập trung nhiều vào
việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động XKLĐ của Việt Nam nói
chung hoặc về khía cạnh chính sách, cơ chế hoạt động XKLĐ. Như
vậy, cho đến nay chưa có tác giả nghiên cứu về quản lý nhà nước về
xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình. Đây là khoảng trống mà đề tài
luận văn sẽ nghiên cứu.
7
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở phân tích thực trạng Quản lý nhà nước về xuất
khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất các giải pháp giúp
cho tỉnh Quảng Bình đẩy mạnh việc Quản lý nhà nước về xuất khẩu
lao động trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ
Luận văn nhằm mục tiêu hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xuất
khẩu lao động, quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động;
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2018; rút ra một số hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về xuất khẩu lao
động ở tỉnh Quảng Bình.
Ngoài ra, luận văn còn đề xuất các giải pháp mang ý nghĩa thực
tiễn giúp cho tỉnh Quảng Bình có những biện pháp, mục tiêu cụ thể
nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động QLNN về XKLĐ ở tỉnh
Quảng Bình
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu
thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở
Quảng Bình. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý Nhà nước về xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình từ các số liệu của UBND tỉnh, Sở LĐTB&XH, Cục
Thống kê tỉnh Quảng Bình, các Trung tâm dịch vụ việc làm. Ngoài
8
ra, luận văn có tham khảo kinh nghiệm của một số địa phương trong
nước.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: trong giai đoạn từ năm 2016-
2018.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mac – Lê nin. Các quan điểm của Đảng và
Nhà nước về xuất khẩu lao động cũng là cơ sở cho phương pháp luận
nghiên cứu của luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh phương pháp luận nêu trên, luận văn sử dụng các
phương pháp cụ thể: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp;
phương pháp so sánh và tổng hợp một các logic... Các phương pháp
nghiên cứu được sử dụng kết hợp và bổ sung cho nhau một cách linh
hoạt để phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận liên quan đến quản lý
nhà nước về xuất khẩu lao động.
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở
tỉnh Quảng Bình và chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế.
Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà
hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, nhất là đối với những người
9
làm công tác xuất khẩu lao động, các nhà nghiên cứu và các độc giả
quan tâm.
7. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với xuất
khẩu lao động
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao
động ở tỉnh Quảng Bình
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới
10
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1. Những vấn đề chung về xuất khẩu lao động
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động:
XKLĐ là quá trình đưa người lao động đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài được quản lý và hỗ trợ của nhà nước theo hợp đồng
của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, các tổ chức sự nghiệp, các
doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, các tổ chức, cá nhân đầu tư ra
nước ngoài, hợp đồng nâng cao tay nghề, hoặc theo hợp đồng giữa cá
nhân người lao động và chủ sử dụng lao động.
1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu lao động
1.1.2.1. Xuất khẩu lao động là một lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt
1.1.2.2. Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hoà giữa sự quản lý vĩ
mô của Nhà nước và sự chủ động tự chịu trách nhiệm của tổ chức
xuất khẩu lao động
1.1.2.3. Xuất khẩu lao động diễn ra trong một môi trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt
1.1.2.4. Xuất khẩu lao động phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong
quan hệ xuất khẩu lao động
1.1.2.5. Xuất khẩu lao động là hoạt động chịu sự tác động mạnh mẽ
của các biến động của thị trường sử dụng lao động
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động
1.1.3.1. Thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự
nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài
1.1.3.2. Thông qua doanh nghiệp nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư
ở nước ngoài:
11
1.1.3.3. Thông qua doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề
1.1.3.4. Người lao động tự đi theo hình thức hợp đồng cá nhân
1.1.4. Vai trò, lợi ích của xuất khẩu lao động
1.2. Tổng quan quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động là sự tác động có
chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý (các cơ quan QLNN) lên đối
tượng bị quản lý là hoạt động xuất khẩu lao động và các doanh
nghiệp đưa lao động ra nước ngoài làm việc và người lao động tham
gia thị trường nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội
của hệ thống nhằm đạt mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao đời
sống người lao động, ổn định xã hội, tăng cường quan hệ hợp tác
quốc tế”.
1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam đang ngày càng
mở rộng đến nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới,
đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nước, với đủ
các loại hình lao động khác nhau. Đồng thời, hoạt động này đã góp
phần giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Bên cạnh đó, XKLĐ còn đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất
nước. Tuy nhiên, xung quanh hoạt động XKLĐ đang tồn tại nhiều
vấn đề. Vì vậy nó đòi hỏi Nhà nước phải quản lý hoạt động XKLĐ.
1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
1.2.3.1. QLNN về XKLĐ phải đảm bảo nguyên tắc gắn phát triển
kinh tế với phát triển văn hóa xã hội, đảm bảo định hướng XHCN,
tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường
1.2.3.2. QLNN về XKLĐ phải tuân thủ các yêu cầu, quy tắc mà Việt
Nam đã cam kết tham gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế khu
12
vực và toàn cầu như WTO cũng như các thông lệ và chuẩn mực khác
trong các quan hệ kinh tế quốc tế
1.2.3.3. Đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh
bạch trong mọi hoạt động QLNN về XKLĐ
1.2.3.4. Đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia
hoạt động xuất khẩu lao động
1.2.3.5. Đảm bảo nguyên tắc mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế theo nguyên tắc các bên cùng có lợi, không
xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau
1.2.3.6. Đảm bảo nguyên tắc xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh
tế và chính trị
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
1.2.4.1. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
hoạt động xuất khẩu lao động
1.2.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước hoạt động xuất khẩu lao động
1.2.4.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án về xuất khẩu
lao động
1.2.4.4. Xây dựng và ban hành các chính sách về xuất khẩu lao động
1.2.4.5. Thanh kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu lao động
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xuất khẩu
lao động
1.2.5.1. Những nhân tố thuộc ngoài nước xuất khẩu lao động
1.2.5.2. Những nhân tố thuộc về nước xuất khẩu lao động
1.3. Kinh nghiệm một số địa phƣơng trong quản lý nhà nƣớc về
xuất khẩu lao động
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Sóc Trăng
1.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Bình
13
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Bình có
ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
2.1.3. Tình hình đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động
2.2. Tình hình xuất khẩu lao động ở tỉnh Quảng Bình
2.2.1. Tình hình chung xuất khẩu lao động tại Quảng Bình
2.2.2. Một số thị trường trọng điểm xuất khẩu lao động tại Quảng
Bình
2.2.3 Cơ cấu lao động xuất khẩu tại Quảng Bình
2.2.4. Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động tại Quảng Bình
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động
ở tỉnh Quảng Bình
2.3.1. Hệ thống pháp luật liên quan đến xuất khẩu lao động ở tỉnh
Quảng Bình
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chủ
trương, văn bản chỉ đạo về XKLĐ, tuy nhiên sau khi Quốc hội khóa
XI, kỳ họp thứ 10 họp và ban hành Luật số 72/2006/QH11 ngày
29/11/2006 về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng (gọi tắt là Luật 72); Chính phủ ban hành Nghị định số
126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng. Luật 72 ra đời nó đã góp phần tạo hành
14
lang pháp lý quản lý chặt chẽ hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài, số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài
hàng năm tăng đáng kể, trung bình mỗi năm có hơn 80 nghìn người
lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt trong năm năm gần đây,
mỗi năm có trên 130 nghìn người lao động ra nước ngoài làm việc,
góp phần đáng kể nâng cao thu nhập, đời sống của người dân, cải
thiện chất lượng nguồn lao động thông qua một bộ phận lao động tiếp
cận với máy móc và công nghệ tiên tiến, cơ chế quản lý hiện đại, tác
phong công nghiệp, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao
động [30.]
Tuy nhiên, trong quá trình thi hành Luật 72 còn phát sinh các
vướng mắc như: Điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn chưa chặt chẽ, chưa phù
hợp với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài; quy định về tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người
lao động chưa phản ánh đúng bản chất và xu hướng chung của các
tiêu chuẩn lao động quốc tế...
Ngày 3/4/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/NĐ-
CP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngooài theo hợp đồng, Nghị định
này có hiệu lực từ ngày 20/5/2020. Theo đó, Nghị định đã nêu rõ các
điều kiện cấp phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước
ngoài. Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở
nước ngoài phải là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
và công ty hợp danh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh
nghiệp, đáp ứng các điều kiện về vốn như: vốn pháp định không thấp
hơn 5 tỷ Việt Nam đồng; cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy
15
định của Luật đầu tư. Các doanh nghiệp dịch vụ phải có đề án hoạt
động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, nội dung đề án phải phù
hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao
động. Ngoài ra, Nghị định cũng đã quy định về khu vực và công việc
người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài và các điều
kiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại lãnh thổ Đài Loan
(Trung Quốc), đi thực tập kỹ năng tại Nhật Bản và đi làm giúp việc
gia đình tại nước tiếp nhận thuộc khu vực Trung Đông.
Như vậy, Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về XKLĐ
ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với tình hình đất nước trong
từng thời kì với mục đích chính của việc XKLĐ là: Giải quyết việc
làm, bảo vệ quyền lợi cho nguời lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ
cho ngân sách Nhà nước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng
giàu mạnh, công bằng, văn minh, đồng thời đẩy mạnh quan hệ hợp
tác quốc tế trên cơ sở hai bên cùng có lợi
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động,
nên trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
trong tỉnh chú trọng tăng cường chỉ đạo triển khai và mang lại những
kết quả đáng khích lệ. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành
các văn văn chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách, pháp luật người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm có:
* Kế hoạch 392/KH-UBND ngày 10/3/2009 về việc triển
khai thực hiện Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 về
việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đầy mạnh xuất khẩu
lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020;
16
* Quyết định số 3824/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 về việc
phê duyệt “Đề án Quy hoạch hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm
tỉnh Quảng Bình đến năm 2020”.
* Quyết định số 821/QĐ-UBND ngày 25/3/2016 về việc
thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo-Giải quyết việc làm
tỉnh Quảng Bình trên cơ sở kiện toàn Ban Chỉ đạo Xóa đói Giảm
nghèo - Giải quyết việc làm và Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững.v.v
UBND tỉnh đã tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành
Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm,
trong đó đưa chỉ tiêu xuất khẩu lao động trên địa bàn toàn tỉnh bình
quân mỗi năm 2.200 lao động.
Hàng năm, Ban chỉ đạo Chương trình đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tỉnh đều có kế hoạch và
phân chỉ tiêu cụ thể cho các địa phương, đơn vị để đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả;
Ngoài ra, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các sở,
ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện
tốt chính sách, pháp luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng. Trên cơ sở các văn bản của Trung ương,
của tỉnh các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã
xây dựng, ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện, cụ thể:
Ban chỉ đạo chương trình đưa lao động đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài các cấp được kiện toàn, tổ chức họp định kỳ theo
quy định để bàn giải pháp triển khai thực hiện Chương trình hàng
năm. Đồng thời, tiến hành kiểm tra, giám sát các chương trình giải
17
quyết việc làm theo đúng quy định, công tác tổ chức sơ kết, tổng kết
rút kinh nghiệm, phát hiện mô hình và nhân diện rộng được quan
tâm thường xuyên; qua đó đã đề ra các giải pháp khắc phục kịp thời
những vướng mắc, tồn tại.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an tỉnh
đã ký kết Chương trình phối hợp Liên ngành số 473/LN ngày
26/6/2008 và 640/LN-SLĐTBXH-CAT ngày 12/7/2012 về việc phối
hợp công tác phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.v.v
Ngoài ra, các ngân hàng cũng đã tạo thuận lợi cho NLĐ được
vay vốn tham gia XKLĐ. Các cơ sở đào tạo nghề đã phối hợp với các
doanh nghiệp tổ chức đào tạo và cung ứng lao động xuất khẩu. Các tổ
chức đoàn thể phối hợp với các doanh nghiệp tuyên truyền, vận động hội
viên, đoàn viên tham gia XKLĐ. Các cơ quan thông tin đại chúng như:
Báo Quảng Bình, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, các đài truyền thanh
địa phương phối hợp với cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên
truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về đào tạo nghề, XKLĐ.
2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động xuất khẩu lao động ở tỉnh
Quảng Bình
UBND tỉnh Quảng Bình thực hiện việc QLNN về hoạt động
đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và giao nhiệm
vụ cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh tham mưu, đề xuất các
chương trình, kế hoạch, dự án, đề án đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng. Đồng thời, cũng đã giao Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội tỉnh tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các Trung
tâm DVVL, CSDN tổ chức giáo dục, định hướng và đào tạo nghề cho
người lao động đảm bảo chất lượng lao động theo yêu cầu.
18
Ngày 30/6/2008, UBND tỉnh Quảng Bình đã Ban hành
Quyết định số 1531/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo
Chương trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, gồm có 12 thành viên,
trong đó: Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban là
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các thành viên là
đại diện Lãnh đạo các Sở, ban, ngành cấp tỉnh: Tài Chính, Kế hoạch
và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Hội Nông
dân, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, Văn hóa thông tin, Y
tế, Liên đoàn Lao động, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ và
UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Đài PT-TH.
Ngoài ra, tại UBND các huyện, thị xã, thành phố đều thành lập
Ban chỉ đạo XKLĐ do phó Chủ tịch UBND huyện, thành phố làm
trưởng ban và các ngành cùng tham gia BCĐ để quản lý, triển khai thực
hiện công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài.
Nguyên tắc hoạt động của Ban chỉ đạo XKLĐ là tập trung dân chủ và
làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, gắn trách nhiệm từng thành viên BCĐ
với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình phụ trách.
Để giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, quản lý, triển khai thực hiện
công tác người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài các cấp
đã có cán bộ làm công tác quản lý hoạt động XKLĐ, tuy nhiên các
cán bộ này chủ yếu là kiệm nhiệm cả công tác giải quyết việc làm
hoặc xoá đói giảm nghèo của ngành, địa phương, đơn vị.
Sở Lao động Thương binh & Xã hội chỉ đạo chặt chẽ các
Trung tâm dịch vụ việc làm, các cơ sở dạy nghề tổ chức giáo dục
định hướng và đào tạo nghề cho người lao động bảo đảm chất lượng
nguồn lao động theo yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động trong
nước và các Cty xuất khẩu lao động. Tổng hợp tình hình thực hiện dự
19
án báo cáo về Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh theo định kỳ hàng
tháng, quý, năm. Đề xuất các biện pháp chỉ đạo nhằm bảo đảm thực
hiện dự án đúng tiến độ.
Ngành Văn hoá Thông tin, Đài PT-TH: Tổ chức tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chủ trương chính
sách của Đảng, nhà nước về công tác dịch vụ việc làm và xuất khẩu
lao động đến người dân.
Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất các giải pháp về
vốn và chính sách cho vay.
Ngân hàng Chính sách Xã hội hướng dẫn cơ chế cho vay, lãi
suất cho vay và thực hiện cho vay, thu hồi nợ.
Ngành Công an thông báo các thủ tục, các khoản phí phải
nộp, thời gian hoàn thành và cấp hộ chiếu theo yêu cầu của Cty xuất
khẩu lao động.
Ngành Y tế: Tổ chức việc khám sức khoẻ cho người lao động
theo yêu cầu của Công ty xuất khẩu lao động.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về XKLĐ
tỉnh Quảng Bình
Nguồn: Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình
20
Qua sơ đồ 2.1 có thể thấy bộ máy làm công tác QLNN về
XKLĐ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay về cơ bản là tương đối phù hợp,
được triển khai đồng đều, trên diện rộng, có sự chỉ đạo từ tỉnh đến xã,
phường, thị trấn với đủ các thành phần tham gia và đều là lãnh đạo
của các cơ quan liên quan đảm bảo thực hiện được các chức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_xuat_khau_lao_dong_o_ti.pdf