Tóm tắt Luận văn Quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung quất, tỉnh Quảng Ngãi

Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề đến năm 2020

Theo dự báo về lực lượng lao động giai đoạn 2010 – 2020 của

viện khoa học Lao động (Bộ lao động thương binh và xã hội) Đến

năm 2020 dân số Việt nam khoảng, 99 triệu người, trong đó lực

lượng lao động trong độ tuổi lao động là 57,5 triệu người. Bên cạnh

đó, còn có một số chỉ tiêu khác

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung quất, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính của các tổ chức công thuộc về tổ chức công - Trong quá trình quản lý tài chính tại các tổ chức công cần phải tôn trọng dự toán năm được duyệt. Tổ chức bộ máy trực tiếp quản lý tài chính trong các tổ chức công bao gồm: Lãnh đạo tổ chức công, Trưởng Phòng tài chính kế toán, Phòng tài chính kế toán, Trưởng các phòng bộ phận trong tổ chức. 1.2.2. Nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập 1.2.2.1. Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp, gồm: Đối với cả hai loại đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí và đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí, ngân sách Nhà nước cấp: - Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học 6 - Kinh phí Nhà nước thanh toán cho đơn vị theo chế độ - Kinh phí cấp để tinh giản biên chế theo chế độ - Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp 1.2.2.2. Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị - Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện - Tiền thu phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước - Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. 1.2.2.3. Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật: - Thu từ các dự án viện trợ, quà biếu tặng, vay tín dụng. - Thu khác. 1.2.3. Quy trình quản lý tài chính 1.2.3.1. Xây dựng kế hoạch Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính(dự toán) trong các đơn vị sự nghiệp công lập là khâu quan trọng mang ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình quản lý tài chính trong đơn vị. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch; căn cứ vào định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà nước quy định; căn cứ vào kết quả thu sự nghiệp và chi hoạt động thường xuyên năm trước liên kề (có loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên) được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu, chi năm kế hoạch. 1.2.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch Cấp phát kinh phí ngân sách Nhà nước Điều chỉnh dự toán Kinh phí chuyển năm sau Mở tài khoản giao dịch Kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu, chi Quản lý và sử dụng vốn, tài sản 1.2.3.3. Quyết toán Công tác quyết toán là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng kinh phí. Đây là quá trình phản ánh đầy đủ các khoản chi và báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội dung và các khoản chi tiêu. Trên cơ sở các số liệu báo cáo quyết toán 7 có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồng thời rút ra ưu, khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình quản lý để làm cơ sở cho việc quản lý ở chu kỳ tiếp theo đặc biệt là làm cơ sở cho việc lập kế hoạch của năm sau. 1.2.4. Quy chế chi tiêu nội bộ - Quy chế chỉ tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ tiêu chuẩn, định mức chỉ tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị, đảm bảo đơn vị sự nghiệp có thu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý. - Những nội dung chi nằm trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đã có chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành, thì thủ trươntgr đơn vị được quy định mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định. Những nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị nằm trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng Nhà nước chưa ban hành chế độ, thì Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc, trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị. 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra quản lý tài chính trong đơn vị công Việc thực hiện kế hoạch không phải bao giờ cũng đúng như dự kiến. Do vậy, đòi hỏi phải có sự kiểm tra thường xuyên để phát hiện sai sót, để đưa ra các biện pháp điều chỉnh giúp đơn vị nắm được tình hình quản lý tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư. Công tác tự kiểm tra tài chính trong đơn vị công thực hiện theo Quyết định số: 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng bộ Tài chính về việc ban hành “Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước” và các quy định về quy chế dân chủ cơ sở. 1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước 1.3.1.1. Lý thuyết quản lý theo đầu ra và những ứng dụng trong việc thực hiện kinh phí trọn gói 8 Giữa những năm 70, việc quản lý KP ngân sách cấp cho các cơ quan Nhà nước của các nước tiên tiên tiến trên thế giới bắt đầu có những cải cách đáng kể. Trước hết là việc cải tiến và hợp lý hoá các tác nghiệp, cải tiến quản lý nhân sự và về biên chế, tiếp đó là hệ thống quản lý ngân sách và kế toán công được cải tiến để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch hành năm. 1.3.1.2. Kinh nghiệm về quản lý KP thường xuyên đối với các đơn vị thụ hưởng KP NSNN 1. Kinh nghiệm của Thụy Điển: Vào đầu những năm 70 của thế kỷ, việc quản lý KP ngân sách của Thuỵ Điển đối với các cơ quan hành chính nhà nước cũng gần giống như Việt Nam hiện nay, Chính phủ quản lý và quyết định rất chi tiết về cơ cấu tổ chức của các cơ quan, về nhân sự, biên chế... KP cấp cho các cơ quan hành chính cũng được chi tiết theo từng mục chi. Hàng năm, các cơ quan này cũng phải lập dự toán về KP NSNN của mình theo từng mục cụ thể về chi lương, chi phí hành chính. 3. Kinh nghiệm của Cộng hoà Pháp: Hệ thống thang bảng lương thực hiện theo chức năng của mỗi nghề nghiệp và thống nhất toàn quốc (do đặc điểm của nền hành chính tản quyền), KP hành chính được giao ổn định, việc dự toán hàng năm (kể cả việc quyết định ngân sách của Quốc hội chỉ biểu quyết những khoản KP mới, những KP thực hiện ổn định được quyết định chuyển nguyên vẹn sang năm mới). 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm Qua kinh nghiệm áp dụng lý thuyết quản lý theo đầu ra trong thực tế của một số nước, có thể rút ra nhiều bài học có ý nghĩa cho Việt nam, các bài học này được tác giả trình bày chi tiết trong Luận văn. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương I đã trình bày tổng quan về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công. Đây là cơ sở khoa học để làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi ở chương 2 và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính tại Trường. 9 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Thực trạng công tác dạy nghề ở tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1. Về quy mô đào tạo 2.1.1.1. Kết quả tuyển sinh học nghề giai đoạn 2011 - 2015 Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực lao động xã hội qua đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, qua 05 năm (2011 - 2015), lao động của Tỉnh cơ bản đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần tăng dần tỷ trọng lao động trên lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Tuyển sinh học nghề của các trường công lập đạt được thành tựu nhất định được trình bày trong bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 2.1.2. Về cơ cấu 2.1.2.1. Mạng lưới các trường dạy nghề Mạng lưới trường công lập đã có bước phát triển về số lượng và phân bố tương đối đều ở các khu vực trên địa bàn Tỉnh, được đầu tư phát triển ở khu vực phía Bắc, Nam, khu vực trung tâm của Tỉnh và đã hình thành ở khu vực miền núi, hải đảo. Tính đến ngày 31/12/2015, tỉnh Quảng Ngãi có 11 trường công lập có tham gia đào tạo nghề (gồm có: 03 trường Cao đẳng nghề, 02 trường Trung cấp nghề, 06 trường Trung tâm dạy nghề), tăng 05 cơ sở công lập so với giai đoạn 2006 – 2010 2.2.2.2. Ngành nghề đào tạo tại các trường dạy nghề trên địa bàn Tỉnh Giai đoạn 2012 - 2016, theo thống kê của Sở Lao động - TB&XH thì các trường dạy nghề trên địa bàn Tỉnh đã tổ chức đào tạo với hơn 60 ngành nghề khác nhau, tập trung ở 03 nhóm ngành nghề sau: nhóm nghề kỹ thuật - công nghiệp - thủ công mỹ nghệ, nhóm nghề thương mại - dịch vụ và nhóm nghề nông - lâm - ngư nghiệp phục vụ cho việc đào tạo nghề cung cấp nguồn nhân lực cho nền kinh tế của địa phương. Hàng năm, Tỉnh đã tổ chức rà soát danh mục ngành nghề 10 đào tạo từ cấp xã, phường, thị trấn để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo nhu cầu thực tế tại địa phương. 2.2.2.3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý a) Đội ngũ giáo viên tại các trường dạy nghề trên địa bàn Tỉnh Đội ngũ giáo viên tại các trường công lập trên địa bàn Tỉnh tăng về số lượng và chất lượng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Cụ thể được trình bày trong bảng 2.2 b) Đội ngũ cán bộ quản lý các trường dạy nghề trên địa bàn Tỉnh Đội ngũ cán bộ quản lý là một trong những yếu tố quan trọng, có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng dạy nghề. Trong những năm qua, được sự quan tâm, bố trí kinh phí bồi dưỡng theo hướng chuẩn hoá, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục trong đào tạo nghề nên số cán bộ quản lý này đã dần được cải thiện về số lượng và chất lượng đào tạo. Nội dung cụ thể được trình bày trong bảng 2.3 2.1.2.4. Thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo a) Về cơ sở vật chất Nhìn chung, tuy các trường công lập trên địa bàn Tỉnh có được bố trí vốn đầu tư, nhưng tổng mức đầu tư hằng năm thấp so với dự án được UBND tỉnh phê duyệt nên thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề vẫn còn quá nhiều khó khăn, thiếu thốn. Và vì cơ sở vật chất quá thiếu thốn, bố trí vốn đầu tư thấp dẫn đến đầu tư không đồng bộ, chắp vá so với yêu cầu đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo lao động có trình độ kỹ thuật cao. b) Về thiết bị dạy nghề Thực trạng thiết bị dạy nghề vẫn còn thiếu thốn về số lượng và chủng loại, một số thiết bị có được trang bị nhưng chưa đồng bộ, kỹ thuật lạc hậu so với kỹ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại, chưa đáp ứng được việc thực hành nghề của học sinh - sinh viên hoặc chỉ phù hợp với điều kiện kỹ thuật tại các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, chưa phù hợp với trang thiết bị tại doanh nghiệp lớn trong các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh. 2.1.3. Về chất lượng đào tạo nghề - Chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề trên địa bàn Tỉnh Được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ, ngành Trung ương và chính 11 quyền địa phương, chất lượng đào tạo của các trường công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang dần đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động hiện nay. - Chất lượng của lao động sau đào tạo nghề và mức độ đáp ứng công việc theo yêu cầu của doanh nghiệp Hiện nay, chất lượng đào tạo nhân lực lao động của Việt Nam mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về kỹ năng cứng (kỹ năng nghề) và kỹ năng mềm (tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo nhóm, an toàn lao động) [31, tr. 12]. -Về nguồn lực tài chính phục vụ dạy nghề: Đối với đơn vị sự nghiệp đào tạo, nguồn kinh phí hoạt động được cấu thành bởi 02 nguồn chủ yếu: nguồn ngân sách cấp và nguồn thu sự nghiệp đào tạo, hai nguồn kinh phí này tồn tại dưới hai loại nguồn vốn, nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên và nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định. 2.2. Công tác quản lý tài chính tại Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1. Giới thiệu về Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi là trường sự nghiệp công lập do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thành lập và quản lý. Công tác quản lý tài chính căn cứ vào Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính Phủ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu và tiếp tục đổi mới thay thế bằng nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 24/5/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 2.2.2. Thực trạng công tác Quản lý tài chính tại trường Công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi 2.2.2.1.Việc thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước Thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC ngày 12 09/08/2006 của Bộ Tài chính qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và hiện nay là Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ qui định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế cho Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Trường CĐN KTCN Dung Quất đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, sắp xếp bộ máy, tuyển dụng cán bộ, chi trả thu nhập trong năm cho người lao động và trích lập sử dụng các quỹ (đặc biệt là quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp) để phát triển nhà trường. Cụ thể trong các hoạt động các trường được chủ động thực hiện: 2.2.2.2. Công tác kế hoạch Vào tháng hàng năm, căn cứ vào quy mô đào tạo, số lượng học sinh – sinh viên hiện có, cơ sở vật chất và các hoạt động dịch vụ năm báo cáo để dự kiến nguồn thu năm kế hoạch. Dựa vào kế hoạch chi tiêu của các năm trước và số liệu chi cho con người, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ bản của năm báo cáo để dự kiến các khoản chi năm kế hoạch. Hiện nay, nhà trường đã thực hiện xây dựng kế hoạch hàng năm sát với thực tế nhằm đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Việc lập kế hoạch tài chính hàng năm được thể hiện qua dự toán ngân sách nhà nước cụ thể như sau: 2.2.2.4. Bộ máy quản lý tài chính Trường đã tổ chức bộ máy kế toán theo đúng vị trí việc làm đã được phê duyệt. Việc sắp xếp lựa chọn, bố trí người làm công tác kế toán, tổ chức bồi dưỡng, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác kế toán đã được quan tâm đúng mức. Hệ thống các tài khoản kế toán sử dụng để phản ánh,theo dõi tình hình hoạt động của nhà trường ngày càng có khoa học, đúng nguồn. Thường xuyên tham mưu giúp cho Thủ trưởng đơn vị có những quyết sách kịp thời, mang hiệu quả kinh tế trong các hoạt động của nhà trường. 13 2.2.2.4. Thực hiện kế hoạch tài chính tại trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất Các nguồn lực tài chính Hàng năm ngân sách Nhà nước cấp cho Trường căn cứ vào số lượng học sinh – sinh viên và số cán bộ giáo viên: Bảng 2.4. Nguồn tài chính của trường CĐN KTCN Dung Quất STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng (trđ) Tỷ lệ % Số lượng (trđ) Tỷ lệ % Số lượng (trđ) Tỷ lệ % A. NSNN cấp 34.100 100 37.710 100 41.107 100 I Chi đầu tư XDCB 7.000 20,52 9.000 23,87 11.000 26,76 II Chi thường xuyên 17,100 50,14 17.510 46,43 18.007 43,80 III Chương trình mục tiêu QG 10.000 29.34 11.200 29,70 12.100 29.44 B Thu học phí 2.039 5,98 2.229 5,91 2.471 6,01 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) Qua số liệu trên ta thấy chi thường xuyên NSNN giao cho trường có tăng nhẹ hàng năm, và phần chi dành cho công tác xây dựng trường chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong khoảng từ 20,52% đến 26,76%. Chương trình mục tiêu quốc gia cũng được Bộ quan tâm để mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo. Đặc biệt mức thu học phí học sinh – sinh viên có xu hướng tăng nhẹ do nhà nước từng bước điều chỉn chính sách học phí nên nguồn thu cũng có xu hướng tăng lên. Nguồn học phí Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục và thực hiện chia sẽ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học, ngày 02/10/2015 nhà nước quyết định thông qua lộ trình tăng học phí bằng cách ban hành Nghị định 86/2015/NĐ-CP. 14 Bảng 2.5. Mức thu học phí tại Trường CĐN KTCN Dung Quất ĐVT: ngàn đồng/tháng/học sinh NHÓM NGÀNH, NGHỀ Năm học 2010- 2011 Năm học 2011- 2012 Năm học 2012- 2013 Năm học 2013- 2014 Năm học 2014- 2015 Năm học 2015- 2016 TC CĐ TC CĐ TC CĐ TC CĐ TC CĐ TC CĐ Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch 170 200 180 210 190 220 200 230 210 240 220 250 (Nguồn báo cáo Quyết toán của Trường CĐN KTCN Dung Quất 2016) Biểu đồ 2.4. Mức thu học phí của Trường CĐN KTCN Dung Quất (Nguồn báo cáo Quyết toán của Trường CĐN KTCN Dung Quất 2016) 15 Theo thông tư 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH và nghị định 49/2010/NĐCP ngày 14/5/2010 và hiện nay là Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về miễn giảm học phí cho học sinh,sau khi thực hiện các chế độ miễn, giảm theo chế độ quy định thì số tiền từ nguồn học phí của trường trong 3 năm như sau: Bảng 2.6. Tổng nguồn kinh phí chi thường xuyên của Trường giai đoạn từ năm 2014-2016 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng số NSNN cấp Nguồn thu học phí Mức (trđ) Tỉ lệ (%) Mức (trđ) Tỉ lệ (%) 2014 19.139 17.100 89,34 2.039 10,66 2015 19.739 17.510 88,70 2.229 11,30 2016 20.478 18.007 87,93 2.471 12,07 (Nguồn báo cáo Quyết toán của Trường CĐN KTCN Dung Quất 2016) Biểu đồ 2.5. Nguồn kinh phí NSNN cấp chi thường xuyên và nguồn thu học phí của Trường từ năm 2014 - 2016. Quản lý và sử dụng các nguồn tài chính Quản lý các nguồn chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước Để đánh giá một cách khái quát tình hình quản lý và sử dụng kinh phí từ chi thường xuyên của Trường trước hết chúng ta sẽ phân tích tỷ trọng các nhóm mục chi chủ yếu trong chi thường xuyên trong giai đoạn 2013- 2015 thông qua bảng số liệu 16 Bảng 2.7. Cơ cấu các khoản chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước tại Trường CĐN KTCN Dung Quất STT CHỈ TIÊU Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 trđ % trđ % trđ % Tổng chi 17.100 100 17.510 100 18.007 100 1 Chi thanh toán cá nhân 13.631 79,73 14.009 80,01 14.585 81 2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 3.290 19,23 3.288 18,78 3.192 17,72 3 Chi mua sắm sửa chữa tài sản 57 0,33 72 0,41 62 0,34 4 Chi khác 122 0,71 141 0,80 168 0,94 (Nguồn: Báo cáo quyết toán của Trường CĐN KTCN Dung Quất năm 2016) Biểu đồ 2.6. Cơ cấu các khoản chi thường xuyên từ NSNN tại Trường Nguồn: Báo cáo tài chính. Qua phân tích bảng số liệu giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 ta thấy trong 4 nhóm mục chi thì nhóm mục chi thanh toán cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu so với các nhóm mục chi khác chiếm từ 79,73% đến 81%. - Quản lý chi cho hoạt động chuyên môn Nhóm mục chi này nhằm phục vụ trực tiếp cho hoạt động giảng dạy và học tập, các hoạt động chuyên môn khác của Trường, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh- sinh viên. 17 - Quản lý chi mua sắm, sửa chữa. Với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy như hiện nay, cần thiết phải đầu tư một khoản kinh phí khá lớn mới có thể đáp ứng được việc mua sắm, bổ sung sửa chữa chống xuống cấp các công trình, thiết bị hiện có. - Quản lý các khoản chi từ nguồn thu học phí: Đối với nguồn thu sự nghiệp các trường thực hiện quản lý như nguồn kinh phí ngân sách cấp các khoản chi của trường thực hiện theo dự toán được duyệt. Sau đó phản ánh thu,chi ngân sách nhà nước theo hình thức ghi thu, ghi chi. Số thu được để lại nếu chưa chi hết được chuyển sang năm sau sử dụng. -Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động Nhà trường đã xây dựng phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ. - Quy trình quyết toán, kiểm tra công tác thu, chi Quyết toán là khâu cuối cùng trong mỗi chu kỳ quản lý tài chính. Khâu này được tiến hành trên cơ sở xem xét đánh giá, phân tích các khoản chi đã được nêu trong báo cáo quyết toán của đơn vị để xác nhận các khoản chi theo đúng dự toán, đúng chế độ nhà nước quy định. 2.2.2.5. Công tác hạch toán, kế toán Công tác kế toán của Trường nhìn chung ngày càng có khoa học, đúng chế độ kế toán.Tham mưu và cung cấp số liệu chính xác kịp thời cho nhà quản lý giúp Thủ trưởng đơn vị có những quyết sách kịp thời mang lại hiệu quả kinh tế. 2.2.2.6. Thanh tra kiểm tra giám sát tài chính dạy nghề. Thanh tra, kiểm tra luôn đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động nào. Đối với hoạt động tài chính càng cần thiết phải đẩy mạnh kiểm tra, giám sát. 2.3. Đánh giá công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.1.1. Đối với tình hình hoạt động dạy nghề -Hoạt động dạy nghề đã tạo ra cơ hội và điều kiện để người lao động được học nghề tìm việc làm và tự tạo việc làm, ổn định và nâng 18 dần cuộc sống, góp phần quan trọng đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Quảng Ngãi, giảm bớt một phần khoảng cách giữa cung và cầu về lao động có tay nghề. -Nội dung chương trình đào tạo nghề từng bước được nâng cao về chất lượng phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các vùng kinh tế trọng điểm. - Đội ngũ giáo viên dạy nghề từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. -Xã hội hóa dạy nghề đã đem lại kết quả bước đầu. 2.3.1.2.Đối với công tác quản lý tài chính Việc giao dự toán ngay từ đầu năm đã giúp cho Trường chủ động điều chỉnh các mục chi phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị. Nhà nước giao quyền tự chủ về tài chính theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và hiện nay là Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã giúp Trường chủ động trong quản lý tài chính phát huy quyền làm chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. 2.3.1.3. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra - Thanh tra kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo trong Nà trường nhằm thiết lập kỷ cương pháp luật trong hoạt động đào tạo nghề, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, chính sách của nhà nước, bảo vệ lợi ích của cán bộ viên chức và người học. - Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra. - Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý. - Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện các quy định của pháp luật. Trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật tại Trường chủ yếu là chấn chỉnh và khắc phục những yếu kém, thiếu sót trong quá trình đào tạo. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân Trong quá trình tổ chức thực hiện và điều hành ngân sách của Trường còn tồn tại và nảy sinh nhiều bất cập xuất phát từ những vấn đề sau; 19 2.3.2.1. Những hạn chế + Về huy động và tạo nguồn kinh phí - Định mức chi thường xuyên đối với các trường Cao đẳng nghề còn thấp và chưa hợp lý: + Về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí * Lập dự toán chi thường xuyên chưa hợp lý * Công tác kiểm tra tài chính chưa tốt và đồng bộ 2.3.2.2. Nguyên nhân Thứ nhất, nguyên nhân từ phía Nhà trường: Thứ hai, nguyên nhân từ cơ quan quản lý Nhà nước: Mặt khác công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật còn chưa rộng. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề KTCN Dung Quất để có thông tin phục vụ đánh giá công tác quản lý tài chính tại trường trong việc thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước để từ đó hình thành các luận cứ cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với Nhà trường, đưa việc quản lý tài chính đi vào nề nếp và sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy nghề trong thời gian tới. 20 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ DUNG QUẤT 3.1. Định hướng 3.1.1. Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đó đề ra chủ trương phát triển giáo dục, đào tạo nghề giai đoạn 2006-2010 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết 20- NQ/TW ngày 28/1/2008 về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Kết luận số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TƯ 2 (khóa VIII) phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 Nghị quyết Quốc hội số 35/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục đào tạo từ năm học 2010-2015 3.1.2. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề đến năm 2020 Theo dự báo về lực lượng lao động giai đoạn 2010 – 2020 của viện khoa học Lao động (Bộ lao động thương binh và xã hội) Đến năm 2020 dân số Việt nam khoảng, 99 triệu người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 57,5 triệu người. Bên cạnh đó, còn có một số chỉ tiêu khác 3.1.3. Định hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại Trường CĐN KTCN Dung Quất trong nền kinh tế thị trường và hội n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_tai_chinh_tai_truong_cao_dang_nghe.pdf
Tài liệu liên quan