Tóm tắt Luận văn Quản lý vốn đầu tư công tại huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum - K Rơ Châm H’ Liên

Thực trạng việc quyết toán vốn đầu tƣ c ng:

Việc lập, thẩm định và phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành

được thực hiện theo quy định.

Hàng năm, kết thúc niên độ ngân sách, các chủ đầu tư, cơ quan

tài chính và Kho bạc nhà nước các cấp thực hiện quyết toán như sau:

- Chủ đầu tư (hoặc Ban quản lý dự án) lập báo cáo quyết toán

năm, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định quyết toán của

các chủ đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý.

- Trường hợp báo cáo quyết toán năm của chủ đầu tư lập chưa

đúng quy định, Phòng Tài chính - Kế hoạch báo cho chủ đầu tư hoàn

chỉnh báo cáo hoặc lập lại báo cáo để thẩm định.

- Kho bạc nhà nước huyện tổng hợp báo cáo quyết toán vốn

đầu tư công thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn

khác do Kho bạc nhà nước huyện kiểm soát thanh toán, gửi Phòng

Tài chính - Kế hoạch.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định và thông báo12

kết quả thẩm định quyết toán trình UBND huyện phê duyệt quyết

toán; tổng hợp vào quyết toán ngân sách địa phương hàng năm báo

cáo y ban nhân dân để trình Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn.

Những năm vừa qua, huyện Kon Rẫy đã thực hiện công tác

quyết toán vốn đầu tư công theo đúng trình tự, thủ tục, nội dung

quyết toán các dự án hoàn thành theo quy định và thông tư hướng

dẫn.

Công tác quyết toán vốn được thực hiện dưới hai hình thức:

quyết toán theo niên độ ngân sách và quyết toán dự án/công trình

hoàn thành.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đã thực hiện tốt công tác

thẩm tra

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý vốn đầu tư công tại huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum - K Rơ Châm H’ Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tác quản lý vốn đầu tư công tại huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum. 7. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới đề tài 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CÔNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CÔNG 1.1.1. Một số khái niệm a. Đầu tư Đầu tư có thể hiểu là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại (về của cải, tiền, công nghệ, trí tuệ, đội ngũ lao động...) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai. b. Đầu tư công “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. c. Vốn đầu tư công Bao gồm: Vốn NSNN chi đầu tư phát triển, Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu chính quyền địa phương, Công trái quốc gia...trừ vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. d. Quản lý vốn đầu tư công Là quá trình nhà nước sử dụng tổng thể các biện pháp, công cụ, cách thức tác động vào quá trình hình thành (huy động), phân phối (cấp phát) và sử dụng vốn từ NSNN để đạt mục tiêu KT - XH. 1.1.2. Đ c đi m của đầu tƣ c ng ảnh hƣởng đến c ng tác quản lý - Thường đòi hỏi một khối lượng tiền vốn, vật tư thường rất lớn. - Vốn đầu tư nằm khê động lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. - Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn. 4 - Quá trình đầu tư XDCB phải rất dài mới đưa vào sử dụng được, thời gian hoàn vốn chậm. - Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài. - Chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng. - Gồm ba tiến trình: Xây dựng dự án, thực hiện dự án và khai thác dự án. - Đầu tư công là một lĩnh vực có rủi ro lớn. 1.1.3. Vai trò của quản lý vốn đầu tƣ c ng - Bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. - Định hướng cho các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế địa phương, thúc đẩy việc sử dụng các nguồn lực vốn đầu tư công một cách hiệu quả. - Bảo đảm kỷ cương, kỷ luật chính sách. - Tạo lập môi trường và điều kiện thúc đẩy việc khai thác các nguồn vốn đầu tư công trong và ngoài địa phương. 1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CÔNG 1.2.1. Lập kế hoạch vốn đầu tƣ c ng Lập kế hoạch vốn đầu tư công là một trong những nội dung cơ bản trong việc quản lý nhà nước về đầu tư công. Nhà nước thông qua các kế hoạch và quy hoạch mà xác định hệ thống các mục tiêu dài hạn cơ bản nhất và các biện pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu đó trong một thời kỳ xác định. Công tác lập kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh phải quán triệt những nguyên tắc: 5 - Kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh phải dựa trên cơ sở quy hoạch, định hướng phát triển KT - XH của tỉnh. Các chiến lược, quy hoạch phát triển là cơ sở khoa học để lập kế hoạch đầu tư. - Kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt Kế hoạch vôn đầu tư công phải dựa trên những căn cứ khoa học về chiến lược, định hướng phát triển KT - XH, chiến lược đầu tư chung của nền kinh tế, ngành, địa phương, vào khả năng và thực trạng của NSNN. - Kế hoạch vốn đầu tư từ NSNN tỉnh phải đảm bảo mục tiêu kết hợp tốt giữa vốn NSNN và các nguồn vốn khác, kết hợp hài hòa gữa lợi ích hiện tạo với lợi ích lâu dài, lấy hiệu quả KT - XH làm tiêu chuẩn để xem xét đánh giá. - Kế hoạch vốn đầu tư công phải được xây dựng theo nguyên tắc từ dưới lên nhằm đảm bảo tính thực thi cao. Dự án đầu tư là công cụ thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công. 1.2.2. Tổ chức thực hiện vốn đầu tƣ c ng Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm hiện thực hóa các chỉ tiêu vốn đầu tư công trong kế hoạch. Đây là giai đoạn trọng tâm của quy trình quản lý vốn đầu tư công. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tổ chức quản lý, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trên địa bàn tỉnh. Ban Quản lý đầu tư ở các sở thực hiện giám sát việc sử dụng ngân sách dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng của Uỷ ban nhân dân và các đơn vị sử dụng ngân sách. Các sở, ban, ngành chịu trách nhiệm trước y ban nhân dân về triển khai kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi mình quản lý. 6 Thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công gồm: phân bổ vốn đầu tư công theo kế hoạch đã được phê duyệt, việc tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, các nhiệm vụ chi đầu tư công trong dự toán ngân sách, tổ chức việc cấp phát vốn và thanh, quyết toán vốn đầu tư công cho các đơn vị thụ hưởng Phân bổ vốn đầu tư công cho các công trình, dự án được thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ các quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Việc cấp phát vốn đầu tư công được thực hiện trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về xây dựng công trình. Việc cấp phát vốn đầu tư công được kiểm tra, bảo đảm việc sử dụng vốn là đúng mục đích, có hiệu quả. 1.2.3. Quyết toán vốn đầu tƣ c ng Các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước sau khi hoàn thành đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa vào khai thác, sử dụng Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư: - Đối với các dự án quan trọng quốc gai và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng quyết định đầu tư: + Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán các dự án thành phần sử dụng vốn NSNN; được ủy quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán các dự án thuộc thẩm quyền; + Chủ đầu tư phê duyệt quyết toán các dự án thành phần không sử dụng vốn. 7 - Đối với các dự án còn lại: người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Riêng các dự án có ủy quyền quyết định đầu tư, người quyết định đầu tư quy định việc phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. 1.2.4. Thanh tra, ki m tra việc thực hiện vốn đầu tƣ c ng Kiểm tra là một nội dung quan trọng của quản lý vốn đầu tư công. Mục tiêu của kiểm tra quản lý vốn đầu tư công là nhằm bảo đảm cho các luật, pháp lệnh và các quy định về quản lý vốn đầu tư công được thi hành một cách nghiêm minh và công bằng. Hình thức kiểm tra có thể là kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, giám sát, thanh tra, kiểm toán Kiểm tra đối với việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công được thực hiện trên một số nội dung như sau: - Hình thành bộ máy kiểm tra vốn đầu tư công từ cấp tỉnh đến huyện. - Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, địa vị pháp lý của từng cơ quan kiểm tra, kiểm soát để có cơ sở pháp lý khi thực thi nhiệm vụ. - Tiến hành các hoạt động kiểm tra vốn đầu tư công theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định. Yêu cầu của kiểm tra là trung thực, đầy đủ, chính xác, khách quan và kịp thời. 1.2.5. Tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tƣ c ng - Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích. - Hiệu quả về mặt kinh tế: những kết quả về mặt kinh tế như thể hiện qua chỉ số tăng trưởng, chỉ số thu nhập bình quân, năng suất của khu vực kinh tế nhà nước và các mặt tác động từ những hoạt động đầu tư công. 8 - Hiệu quả về mặt xã hội: những kết quả mà vốn đầu tư công đạt được trong việc đảm bảo phúc lợi xã hội, hệ thống dịch vụ công cộng, giáo dục, y tế - Hiệu quả về mặt chính trị: là kết quả về sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) và cơ quan chấp hành (Chính phủ, y ban nhân dân) trong hoạt động sử dụng vốn đầu tư công. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CÔNG 1.3.1. Các nhân tố khách quan a. Điều kiện tự nhiên b. Điều kiện kinh tế c. Điều kiện xã hội d. Cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư XDCSHT 1.3.2. Các nhân tố chủ quan a. Bộ máy, trình độ cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT của huyện b. Ý thức tuân thủ pháp luật, áp dụng khoa học kỹ thuật của các cơ quan quản lý KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 9 CHƢƠNG 2 TH C TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CÔNG TẠI HUYỆN KON RẪY TỈNH KON TUM 2.1. T NH H NH CƠ ẢN CỦA HUYỆN KON RẪY ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CÔNG 2.1.1. Các nhân tố khách quan a. Điều kiện tự nhiên b. Điều kiện kinh tế c. Điều kiện xã hội 2.1.2. Các nhân tố chủ quan a. Bộ máy, trình độ cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT của huyện b. Ý thức tuân thủ pháp luật, áp dụng khoa học kỹ thuật của các cơ quan quản lý 2.2. TH C TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CÔNG TẠI HUYỆN KON RẪY TỈNH KON TUM 2.2.1. Thực trạng c ng tác lập kế hoạch vốn đầu tƣ công Trong giai đoạn 2012-2016, huyện Kon Rẫy đã thực hiện công tác lập kế hoạch vốn đầu tư công theo đúng quy định của pháp luật, các quy định của Chính phủ, Bộ ngành TW, của UBND tỉnh Kon Tum về công tác đầu tư công. Ưu tiên bố trí lập kế hoạch vốn cho các công trình trọng điểm, các công trình dự án cấp bách phục vụ đời sống, an sinh xã hội. 10 Bảng 2.6. Tỷ lệ phân bổ vốn cho các dự án của huyện Kon Rẫy giai đoạn 2012 - 2016 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thanh toán khối lượng hoàn thành 11,52 17,34 15,26 32,17 49,13 Dự án chuyển tiếp 47,63 39,16 22,82 37,81 40,50 Dự án đầu tư mới và quy hoạch chuẩn bị đầu tư 40,85 43,50 61,92 30,02 10,37 (Nguồn: Báo cáo của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kon Rẫy) Các dự án đầu tư mới chiếm một phần không nhỏ trong tổng số các dự án đầu tư, trong khi đó tỷ lệ vốn phân bổ cho các dự án này (số liệu ở bảng 2.6) là khá lớn, trong khi các dự án cũ đang triển khai còn rất nhiều. Điều này dẫn đến tình trạng không đảm bảo vốn thanh toán cho khối lượng hoàn thành, thiếu vốn cho các dự án chuyển tiếp, làm chậm tiến độ thi công, kéo dài thời gian hoàn thành, nhiều công trình chậm đi vào hoạt động. 2.2.2.Thực trạng việc tổ chức thực hiện vốn đầu tƣ c ng Mục tiêu phát triển KT - XH của huyện Kon Rẫy từng bước đi vào ổn định sau 5 năm thành lập huyện mới, đời sống KT - XH đã từng bước đi vào ổn định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu như dự án xóa đói giảm nghèo, y tế, ứng dụng khoa học công nghệ. Qua 5 năm đầu tư, huyện cơ bản đã triển khai đạt được một số 11 kết quả nhất định. Cơ sở vật chất tăng nhanh, nhiều công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đạt hiệu quả. Thời kỳ 2012-2016, kết quả đạt được của các hoạt động đầu tư XDCB đã góp phần làm thay đổi cục diện nền kinh tế của huyện. Nhìn chung, ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện đang dần được cơ cấu theo hướng tích cực, nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện được cải thiện. Vốn đầu tư công đã góp phần xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH của huyện. 2.2.3. Thực trạng việc quyết toán vốn đầu tƣ c ng: Việc lập, thẩm định và phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành được thực hiện theo quy định. Hàng năm, kết thúc niên độ ngân sách, các chủ đầu tư, cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước các cấp thực hiện quyết toán như sau: - Chủ đầu tư (hoặc Ban quản lý dự án) lập báo cáo quyết toán năm, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. - Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định quyết toán của các chủ đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý. - Trường hợp báo cáo quyết toán năm của chủ đầu tư lập chưa đúng quy định, Phòng Tài chính - Kế hoạch báo cho chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo hoặc lập lại báo cáo để thẩm định. - Kho bạc nhà nước huyện tổng hợp báo cáo quyết toán vốn đầu tư công thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác do Kho bạc nhà nước huyện kiểm soát thanh toán, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch. - Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định và thông báo 12 kết quả thẩm định quyết toán trình UBND huyện phê duyệt quyết toán; tổng hợp vào quyết toán ngân sách địa phương hàng năm báo cáo y ban nhân dân để trình Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn. Những năm vừa qua, huyện Kon Rẫy đã thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư công theo đúng trình tự, thủ tục, nội dung quyết toán các dự án hoàn thành theo quy định và thông tư hướng dẫn. Công tác quyết toán vốn được thực hiện dưới hai hình thức: quyết toán theo niên độ ngân sách và quyết toán dự án/công trình hoàn thành. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đã thực hiện tốt công tác thẩm tra. 2.2.4. Thực trạng c ng tác thanh tra, ki m tra vốn đầu tƣ công Chỉ tính trong 5 năm 2012-2016, tổng vốn đầu tư công đã đạt 314.276 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 73%; có khoảng gần 161 công trình trọng điểm đã được triển khai, hoàn thành và đưa vào sử dụng 111 công trình, góp phần không nhỏ vào quá trình tăng trưởng phát triển nền kinh tế của huyện. Công tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện có nhiều tiến bộ, chất lượng. Hiệu quả công trình, dự án ngày càng được nâng cao. Việc bố trí vốn đầu tư công đảm bảo thực hiện trên nguyên tắc và định hướng của huyện, đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và chấp hành tốt các quy định về trình tự và thủ tục. Công tác kiểm tra tiến độ thi công và chất lượng công trình, dự án thường xuyên được quan tâm, chỉ đạo. 13 Các công trình đầu tư trên địa bàn huyện chủ yếu là dự án nhóm C. y ban nhân dân huyện Kon Rẫy cũng hạn chế việc đầu tư mới các công trình do nguồn vốn NSNN gặp nhiều khó khăn. Nhìn vào bảng 2.13 ta thấy, số lượng công trình hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2013,2014 tương đối thấp. Qua năm 2015, 2016 số lượng công trình hoàn thành đưa vào sử dụng cải thiện đáng kể. Vẫn còn tình trạng các công trình phải điều chỉnh về nội dung đầu tư, vốn đầu tư và tiến độ đầu tư (cả giai đoạn 2012-2016 phải điều chỉnh 21 công trình). Bảng 2.13. Kết quả thực hiện công tác đầu tư công giai đoạn 2012-2016 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Công trình chuyển tiếp 3 3 7 12 8 Công trình đầu tư mới 11 14 5 7 14 Công trình chuẩn bị đầu tư 5 - 4 2 - Công trình đưa vào hoạt động 14 17 19 28 33 Số công trình điều chỉnh 7 3 2 3 6 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kon Rẫy) Qua các năm, công tác xử lý vi phạm được thể hiện qua bảng sau đây: 14 Bảng 2.14 Kết quả xử lý vi phạm qua công tác thanh tra, kiểm tra việc chi NSNN của huyện Kon Rẫy giai đoạn 2012 - 2016 Năm Số kết luận thanh tra được ban hành (bản) Số tiền sai phạm (triệu đồng) Số tiền kiến nghị thu hồi (triệu đồng) Số kiến nghị xử lý hành chính (kiến nghị) 2012 4 306,091 306,091 4 2013 7 149,813 149,813 6 2014 5 59,878 59,878 4 2015 7 17,158 17,158 7 2016 8 4,945 4,945 8 Tổng cộng 31 537,885 537,885 29 (Nguồn: Thanh tra huyện Kon Rẫy) Kết quả đã ban hành 31 kết luận về thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN, phát hiện sai phạm 537,885 triệu đồng, thu hồi vào NSNN 537,885 triệu đồng, xử lý hành chính 29 tập thể và cá nhân. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CÔNG Ở HUYỆN KON RẪY THỜI GIAN QUA 2.3.1. Thành c ng và hạn chế a. Thành công - Về công tác lập kế hoạch vốn đầu tư công: nhìn chung đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, bám sát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện Kon Rẫy. Công tác lập kế hoạch được đầu tư đúng mức, phối kết hợp với chủ trương đầu tư của tỉnh. 15 Cơ bản bố trí vốn tập trung, ưu tiên cho các chương trình, dự án quan trọng, các công trình dự án có khả năng hoàn thành trong kỳ. - Công tác tổ chức thực hiện vốn đầu tư công: Nhiều công trình phát triển cơ sở hạ tầng như các trường học, giao thông, bệnh viện được xây dựng và đưa vào sử dụng. - Công tác quyết toán vốn đầu tư công: Ttuân thủ theo quy trình, quy định, nhanh chóng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quyết toán được tăng cường. Tiến độ giải ngân vốn từng bước được nâng cao và đẩy nhanh. Quy trình quyết toán tuân theo các quy định hiện hành. Quá trình thẩm tra, phê duyệt quyết ngày càng chặt chẽ hơn góp phần tiết kiệm NSNN. Năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán được đánh giá cao. - Công tác thanh tra, kiểm tra vốn đầu tư công: Góp phần hạn chế thất thoát, lãng phí trong đầu tư công. Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác thanh tra ngày càng nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ được giao. b. Hạn chế - Về công tác lập kế hoạch vốn đầu tư công: + Thất thoát lãng phí vốn đầu tư trong khâu kế hoạch hoá đầu tư, bố trí danh mục kế hoạch các dự án quá phân tán, dàn trải. + Nhiều dự án thiếu thủ tục, điều kiện quy định nhưng vẫn được bố trí kế hoạch vốn hàng năm. + Kế hoạch thấp, nhưng khối lượng thực hiện vượt kế hoạch hàng năm trong khi nguồn vốn thanh toán không có gây tình trạng nợ 16 đọng vốn... + Công tác định giá, quản lý giá còn tồn tại như nhiều nội dung công việc chưa có định mức, đơn giá, hoặc có định mức nhưng đã cũ không còn phù hợp. + Việc ra quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác. - Về tổ chức thực hiện vốn đầu tư công: + Chất lượng ở một số công trình còn thấp, gây lãng phí và kém hiệu quả trong đầu tư + Tình trạng phổ biến các dự án chậm tiến độ phải kéo dài làm tăng phí vốn đầu tư như chênh lệch giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công. + Công tác đền bù không đúng chế độ như đền bù vượt diện tích thu hồi đất; đền bù cả diện tích đất công; xác định giá trị tài sản đền bù và thực hiện chính sách hỗ trợ đền bù không đúng chế độ. + Mặt khác, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư trong khâu tổ chức thực hiện dự án đầu tư. - Về vông tác quyết toán vốn đầu tư công: Thất thoát lãng phí trong khâu thanh, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Việc thanh toán vốn đầu tư còn chậm, tình trạng giải ngân của các dự án thấp là phổ biến hiện nay. - Về công tác thanh tra, kiểm tra vốn đầu tư công: + Cơ chế chính sách chưa quy định rõ ràng trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư công. + Lực lượng tham gia kiểm tra, giám sát tài chính còn mỏng, 17 chuyên môn am hiểu về kỹ thuật xây dựng chưa đáp ứng được; chưa có hệ thống thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra, giám sát. + Kết quả thanh tra lĩnh vực đầu tư công những năm qua còn nhiều sai phạm làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư công. 2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế Nguyên nhân chủ quan: - Vấn đề chất lượng công tác hoạch định, quy hoạch đầu tư còn hạn chế. - Công tác triển khai thủ tục đầu tư còn chậm so với yêu cầu thực tế. - Năng lực của các chủ đầu tư còn chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu cán bộ có năng lực trình độ chuyên môn. - Việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật và pháp luật trong đầu tư xây dựng chưa nghiêm túc, còn buông lỏng trong quản lý. - Tình trạng đầu tư dàn trải tích tụ nhiều năm chưa được khắc phục. - Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn thiếu, còn kiêm nhiệm. Nguyên nhân khách quan: - Luật và các quy định chưa hoàn thiện. - Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng còn rất nhiều hạn chế. - Chưa quy định đầy đủ và chưa phân định rõ ràng quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia quá trình đầu tư xây dựng. - Hạn chế về ngân sách nhà nước trong đầu tư công. - Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá về đầu tư xây dựng chưa được triển khai tốt ở các cơ quan địa phương. - Nhiều dự án quyết định thiếu chính xác chủ trương đầu tư. 18 - Thất thoát phổ biến là do nghiệm thu, thanh toán tăng không đúng về khối lượng, đơn giá thậm chí có cả nghiệm thu khống khối lượng. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 19 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CÔNG TẠI HUYỆN KON RẪY TỈNH KON TUM 3.1. CĂN CỨ CỦA ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Mục tiêu phát tri n kinh tế - xã hội của huyện Kon Rẫy đến năm 2020 a. Mục tiêu tổng quát b. Mục tiêu cụ thể 3.1.2. Quan đi m và phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ c ng trên địa bàn huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum a. Quan điểm: - Phải bám sát mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020). - Từng bước điều chỉnh cơ cấu vốn trong đầu tư công theo hướng giảm dần đầu tư từ NSNN. - Các cơ quan, chủ đầu tư trên địa bàn huyện phải tuân thủ đúng quy chế hiện hành và quyền quyết định đầu tư. - Phải bố trí vốn đúng theo các mục tiêu hỗ trợ ghi trong kế hoạch, không được điều chỉnh, chuyển vốn từ mục tiêu này cho mục tiêu khác. - Thực hiện công khai, minh bạch về quản lý vốn đầu tư công, tăng cường thanh tra, kiểm tra chặt chẽ theo quy định, chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong đầu tư. b. Phương hướng: - Chú trọng công tác thu hút đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước. 20 - Tập trung phát triển sản xuất hàng hóa. 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA ÀN HUYỆN KON RẪY TỈNH KON TUM 3.2.1. Hoàn thiện c ng tác lập kế hoạch vốn đầu tƣ c ng - Lập kế hoạch vốn theo đúng quy định của luật Đầu tư công và các quy khác. Đồng thời phải đổi mới phương thức lập kế hoạch vốn đầu tư công của huyện. - Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các đơn vị tư vấn trong việc lập hồ sơ dự án đầu tư. - Tăng cường trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc lựa chọn đơn vị tư vấn để đảm bảo các đơn vị tư vấn được lựa chọn có đủ năng lực, chuyên môn phục vụ cho quá trình lập dự án. - Nâng cao chất lượng thẩm tra, thẩm định chất lượng hồ sơ thiết kế - dự toán đảm bảo tính chuẩn xác, tính toán đúng khối lượng và định mức, tránh tính trạng đội chi phí lên gây thiệt hại nguồn ngân sách 3.2.2. Hoàn thiện c ng tác tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tƣ c ng - Việc giao kế hoạch vốn phải thực hiện từ đầu năm lập kế hoạch và phải tuân thủ đúng với nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định. - Ưu tiên vốn và tập trung vốn cho các dự án trọng điểm. - Giao kế hoạch vốn đầu tư phải gắn với nhu cầu thực tế của công trình phù hợp với tiến độ thi công của các hạng mục công trình. - Kiên quyết không bố trí vốn các dự án không có thủ tục đầu tư, dự án không phù hợp kế hoạch đã phê duyệt và phải đảm bảo vốn cho các công trình có thể thực hiện theo đúng tiến độ. 21 - Kiên quyết khắc phục tình trạng bố trí kế hoạch vốn theo kiểu bình quân, dàn trải; giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng trong các dự án đầu tư công. - Xây dựng chế tài đủ mạnh để việc quản lý quá trình đầu tư, bố trí kế hoạch đầu tư được thực hiện chặt chẽ, đầy đủ thủ tục, đúng thời gian quy định; chấm dứt tình trạng dự án được bố trí ngoài kế hoạch. - Công tác phân bổ và điều chỉnh kế hoạch phải yêu cầu các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án căn cứ vào tiến độ thi công thực tế các công trình và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư để xây dựng kế hoạch vốn của đơn vị mình một cách hợp lý. - Chủ động và quản lý chặt chẽ trong việc điều hành chi đầu tư từ ngân sách. - Tiến hành rà soát, kiểm tra, xác minh các khoản nợ đọng vốn đầu tư xây dựng, trên cơ sở đó bố trí nguồn vốn để thanh toán dứt điểm đối với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được thanh toán. - Xây dựng phương án xử lý nợ đọng hợp lý. - Thường xuyên rà soát, tổng hợp báo cáo với UBND huyện kịp thời những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của các hồ sơ dự án quyết toán, đồng thời đề xuất các giải pháp giải quyết phù hợp để tháo gỡ sớm đối với các hồ sơ. 3.2.3. Hoàn thiện c ng tác quyết toán vốn đầu tƣ c ng Kiện toàn công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là một trong những giải pháp tài chính quan trọng để ngăn ngừa lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Để có đánh giá kịp thời kết quả đầu tư, xác định năng lực sản 22 xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm, nâng cao công tác quản lý vốn đầu tư Quyết toán vốn đầu tư công phải đảm bảo chính xác, đầy đủ tổng mức đầu tư đã thực hiện, phân định rõ ràng nguồn vốn đầu tư. Thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách. 3.2.4. Hoàn thiện c ng tác thanh tra, ki m tra vốn đầu tƣ công Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư các dự án đầu tư công theo quy định Luật Đầu tư; Luật Xây dựng; Luật Đầu tư. Vận hành và sử dụng hiệu quả Hệ thống thông tin về đầu tư công góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát, đánh giá đầu tư. Tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND huyện. Tăng cường chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư gắn trách nhiệm của người có thẩm quyền với trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư tại các phòng, ban. Quy định trách nhiệm cá nhân đối với người có thẩm quyền quyết định đầu tư, xử lý kỷ luật đồng thời xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra của các cơ quan thanh tra. Quá trình thanh tra phải tuân thủ các quy định, khách quan; xử lý nghiêm đối với đoàn thanh tra trực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_von_dau_tu_cong_tai_huyen_kon_ray_t.pdf
Tài liệu liên quan