MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI
CHƯA ĐẠT THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM . 9
1.1. KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG
HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT. 9
1.1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của chuẩn bị phạm tội, phạm
tội chưa đạt. 9
1.1.2. Khái niệm quyết định hình phạt và quyết định hình phạt trong
trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. 16
1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUYẾT ĐỊNH
HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI,
PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT . 20
1.2.1. Các đặc điểm của việc quyết định hình phạt trong trường hợp
chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. 20
1.2.2. Ý nghĩa của việc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị
phạm tội, phạm tội chưa đạt. 22
1.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ CÁC CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH
HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI,
PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT . 24
1.3.1. Những nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn
bị phạm tội, phạm tội chưa đạt . 25
1.3.2. Các căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm
tội, phạm tội chưa đạt. 29
Chương 2: QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP
CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT TRONG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ MỘT SỐ NƯỚC .34
2.1. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN
BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT THEO PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM. 34
2.1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước pháp
điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985. 342
2.1.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước
pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 . 39
2.1.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
đến nay . 44
2.2. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ
PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT TRONG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC. 55
2.2.1. Pháp luật hình sự Liên bang Nga. 56
2.2.2. Pháp luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. 59
2.2.3. Pháp luật hình sự Thụy Điển . 61
2.2.4. Pháp luật hình sự Nhật Bản . 64
Chương 3: THỰC TIỄN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG
HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ.67
3.1. THỰC TIỄN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG
HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK. 67
3.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế, xã hội của địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 67
3.1.2. Tình hình quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm
tội, phạm tội chưa đạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk . 68
3.1.3. Một số tồn tại, hạn chế của việc quyết định hình phạt trong
trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk và các nguyên nhân cơ bản. 71
3.2. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG
TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT. 79
3.2.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt
Nam về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm
tội, phạm tội chưa đạt. 79
3.2.2. Nội dung hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về quyết
định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt . 81
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ KHÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA
VIỆC QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP
CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT. 88
3.3.1. Kiện toàn và nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ làm
công tác xét xử . 88
3.3.2. Một số giải pháp phối hợp khác. 89
KẾT LUẬN . 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 95
26 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước
pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện
trong các Nghị quyết Đại hội Đảng X, XI và các Nghị quyết số 08-NQ/TW
ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời
gian tới”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về “Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020” của Bộ Chính trị.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các
phương pháp đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thức khoa
học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.
5. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn và điểm mới về khoa học của luận văn
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng của luận văn là ở chỗ tác giả đã
làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và các căn cứ, những nguyên tắc của quyết
định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt; phân
tích, đánh giá nội dung quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về
quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt,
đồng thời đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định này ở khía cạnh lập
pháp và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng từ khía cạnh thực tiễn.
Bên cạnh đó, đây là nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ đầu tiên ở cấp độ
một luận văn thạc sĩ đề cập riêng đến quyết định hình phạt trong trường hợp
chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam. Điều đó càng
trở nên quan trọng hơn vì đây là một trường hợp phức tạp của quyết định hình
phạt đòi hỏi phải có nhận thức thống nhất phục vụ cho thực tiễn xét xử, tránh vi
phạm trong việc áp dụng.
Đặc biệt, nó còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cần thiết cho cán bộ
nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học và
sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
của luận văn gồm ba chương và 8 mục.
8
NỘI DUNG TÓM TẮT
Chương 1
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA
ĐẠT THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG
HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT
1.1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của chuẩn bị phạm tội,
phạm tội chưa đạt
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
trong khoa học luật hình sự nước ngoài và Việt Nam, luận văn đưa ra khái
niệm đang nghiên cứu như sau: Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt là
những hành vi ở các giai đoạn khác nhau của tội phạm chưa hoàn thành, trong
đó hành vi của người phạm tội thể hiện sự tích cực, nỗ lực nhằm thực hiện tội
phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân khách
quan ngoài ý muốn của họ.
Như vậy, nghiên cứu khái niệm chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt cho
thấy các giai đoạn thực hiện tội phạm này có những đặc điểm chung như sau:
- Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt là những hành vi phạm tội và
phải chịu trách nhiệm hình sự trên những cơ sở chung;
- Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt chỉ có trong các tội phạm do cố ý;
- Trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, hậu quả của tội
phạm chưa xảy ra;
- Sự “dang dở” của chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt đã do nguyên
nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội;
- Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt thấp hợp tội phạm tương ứng hoàn thành.
1.1.2. Khái niệm quyết định hình phạt và quyết định hình phạt trong
trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
Quyết định hình phạt là hoạt động áp dụng pháp luật quan trọng trong
giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Quyết định hình phạt chính xác, khách quan và
công minh là cơ sở để đạt được các mục đích của hình phạt: trừng trị và giáo,
cải tạo người phạm tội; ngăn ngừa họ phạm tội mới; răn đe, ngăn ngừa những
người khác trong xã hội.
Do đó, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt
trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, luận văn đã đưa ra định
nghĩa của khái niệm đang nghiên cứu như sau: Quyết định hình phạt trong
trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt là việc Tòa án dựa trên cơ sở
quy định pháp luật hình sự áp dụng biện pháp trách nhiệm hình sự cụ thể đối
9
với người bị kết án về hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo
hướng giảm nhẹ hơn trường hợp tội phạm hoàn thành tùy vào mức độ thực
hiện ý định phạm tội, cũng như những yếu tố khác thể hiện tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi phạm tội.
1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUYẾT ĐỊNH HÌNH
PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT
1.2.1. Các đặc điểm của việc quyết định hình phạt trong trường hợp
chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
Là một dạng đặc biệt của quyết định hình phạt nên quyết định hình phạt
trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt đương nhiên chứa đựng
các đặc điểm của quyết định hình phạt nói chung. Ngoài ra, bên cạnh những đặc
điểm chung của hoạt động quyết định hình phạt, quyết định hình phạt trong trường
hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt có các đặc điểm riêng như sau:
- Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt chỉ đặt ra trong vụ án có hành vi phạm tội chưa hoàn thành vì lý do
khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội;
- Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt thường khó khăn, phức tạp hơn trường hợp tội phạm hoàn thành;
- Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt phải dựa trên các căn cứ quyết định hình phạt chung và các căn quyết
định hình phạt đặc thù của trường hợp này;
- Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt phải được tiến hành theo hướng giảm nhẹ so với trường hợp tội phạm
hoàn thành.
1.2.2. Ý nghĩa của việc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn
bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
Trước tiên, quyết định hình phạt hiện thực hóa hiệu lực của các hình phạt
mà luật hình sự quy định. Ngoài ra, quyết định hình phạt trong trường hợp
chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt còn có những ý nghĩa riêng như:
- Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa
đạt thể hiện đường lối xử lý nghiêm minh và tiến bộ của pháp luật hình sự;
- Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt thể hiện chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự sâu sắc;
- Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt là một chế định nhân đạo của pháp luật.
1.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ CÁC CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH
PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT
1.3.1. Những nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn
bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
Nguyên tắc quyết định hình phạt là những tư tưởng chỉ đạo và định hướng
10
hoạt động của Tòa án khi tiến hành hoạt động quyết định hình phạt để đưa ra
những hình phạt khách quan, công bằng, chính xác. Việc quyết định hình phạt
nói chung, quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt nói riêng được thừa nhận chung là phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản
- pháp chế xã hội chủ nghĩa; nhân đạo, cá thể hóa hình phạt và công bằng.
1.3.2. Các căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị
phạm tội, phạm tội chưa đạt
Hiện nay, Bộ luật hình sự nước ta quy định bốn căn cứ quyết định hình
phạt chung bao gồm: Quy định của Bộ luật hình sự; tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội; các tình tiết
giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 45). Như vậy, khi quyết định
hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, các căn cứ
quyết định hình phạt chung ở trên phải được tuân thủ. Ngoài ra, còn căn cứ vào
mức độ thực hiện ý định phạm tội và những nguyên nhân khiến cho tội phạm
không thực hiện được đến cùng.
Chương 2
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ
PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC
2.1. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ
PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
2.1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước
pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Từ sau khi giành được chính quyền cách mạng năm 1945 đến trước năm
1985, trong bối cảnh chưa pháp điển hóa nên rất nhiều chế định thuộc Phần
chung của luật hình sự còn chưa được quy định một cách khái quát. Các giai
đoạn phạm tội nói chung, giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt nói
riêng, không được phân chia, định nghĩa chung cho mọi tội phạm mà chỉ được
đề cập đến trong một số tội phạm cụ thể. Vì vậy, quyết định hình phạt trong
trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt cũng chưa được quy
định một cách hệ thống mà chỉ được đặt ra khi quyết định hình phạt đối với
một vài tội phạm cụ thể, thậm chí, tồn tại chủ yếu dưới dạng các tổng kết thực
tiễn, hướng dẫn áp dụng pháp luật trong ngành Tòa án.
Tuy nhiên, trong chừng mực nhất định, pháp luật hình sự nước ta ở giai
đoạn này cũng đã thể hiện nhận thức rằng: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa
đạt cần phải bị trừng phạt và bước đầu đề cập đến những căn cứ, chính sách
phân hóa trong quyết định hình phạt đối với chuẩn bị phạm tội, phạm tội
11
chưa đạt mặc dù mới chỉ dưới dạng hướng dẫn, tổng kết kinh nghiệm xét xử
một số tội phạm cụ thể. Đây chính là những tiền đề cho việc xây dựng, hoàn
thiện quy định pháp luật hình sự của Việt Nam về quyết định hình phạt trong
hai trường hợp này.
2.1.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến
trước pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
Năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1985 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/6/1985 đã lần đầu tiên quy định một
cách chính thức và khái quát về các trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa
đạt. Định nghĩa và căn cứ quyết định hình phạt trong hai trường hợp này đồng
thời được quy định tại Điều 15 của Bộ luật. Quy định này mang tính khái quát
bởi là quy định Phần chung, áp dụng đối với các tội phạm chứ không phải một số
loại tội phạm riêng lẻ như ở các văn bản pháp luật trong giai đoạn trước.
Sau khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực thi hành, Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết hướng dẫn thi hành,
trong đó đề cập đến chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt nhưng cũng không
làm cụ thể hơn được quy định của Bộ luật việc quyết định hình phạt trong hai
trường hợp này. Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 về “Hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Bộ luật hình sự” có khẳng định về tính chất nghiêm
trọng hơn của phạm tội chưa đạt so với chuẩn bị phạm tội nhưng không làm rõ
yêu cầu phải xử phạt người phạm tội chưa đạt nặng hơn so với người chuẩn bị
phạm tội. Tuy nhiên, Nghị quyết có tổng kết và phân biệt được hai trường hợp
phạm tội chưa đạt trong thực tiễn là phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và
phạm tội chưa đạt đã hoàn thành, yêu cầu xử nặng hơn đối với phạm tội chưa
đạt đã hoàn thành. Theo đó, mặc dù đề ra yêu cầu đó nhưng Nghị quyết không
hướng dẫn cụ thể mức xử nặng hơn như thế nào giữa tội phạm hoàn thành,
phạm tội chưa đạt đã hoàn thành, phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và chuẩn
bị phạm tội.
Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng trong tất cả các lần sửa đổi của Bộ luật
hình sự năm 1985 vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997, các quy định về
quyết định hình phạt đối với chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt cũng không
được sửa đổi, bổ sung.
2.1.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
đến nay
Kế thừa quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, nhưng có một bước tiến
đáng kể về kỹ thuật lập pháp, Bộ luật hình sự năm 1999 đã tách biệt định nghĩa
pháp lý và cơ sở của trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội,
phạm tội chưa đạt với các quy định về căn cứ quyết định hình phạt, giới hạn
hình phạt trong hai trường hợp này ra quy định ở các chế định khác nhau để bảo
đảm tính chặt chẽ và logic.
Năm 2009, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
12
luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, liên quan đến quy định về quyết định hình
phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt không có gì thay
đổi so với quy định tương ứng hiện hành.
2.2. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ
PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT
SỐ NƯỚC
2.2.1. Pháp luật hình sự Liên bang Nga
Pháp luật hình sự Liên bang Nga hiện hành chính là Bộ luật hình sự Liên
bang Nga, được Đuma quốc gia thông qua ngày 24/5/1996, sửa đổi gần đây
nhất năm 2010. Trong đó, các nhà làm luật Liên bang Nga đã dành sự quan tâm
đáng kể cho các trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Các hành vi
này được quy định trong Bộ luật bởi một Chương riêng là Chương 6 về “Tội
phạm chưa hoàn thành”. Còn vấn đề quyết định hình phạt trong các trường
hợp này được đặt ở Chương 10 về áp dụng hình phạt, tương tự như bố cục của
Bộ luật hình sự Việt Nam trong quy định về quyết định hình phạt.
2.2.2. Pháp luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Pháp luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hiện hành là Bộ luật
hình sự năm 1979, sửa đổi năm 2005 và 2009. Khác với cấu trúc trong Bộ luật
hình sự Liên bang Nga và Bộ luật hình sự Việt Nam, Bộ luật hình sự Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa quy định cả khái niệm và trách nhiệm hình sự, hình phạt
đối với chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong Chương II về “Tội phạm”.
Lưu ý, Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không quy định rõ
về cơ sở trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và cũng
không giới hạn phạm vi chịu trách nhiệm của trường hợp này mà chỉ quy định
việc trừng phạt giảm nhẹ. Theo đó, có thể hiểu rằng người chuẩn bị phạm tội
phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm đã chuẩn bị phạm có điều được
giảm nhẹ hình phạt so với trường hợp tội phạm hoàn thành. Ngoài ra, về phạm
tội chưa đạt trong Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hoàn toàn
tương đồng với Bộ luật hình sự Việt Nam.
2.2.3. Pháp luật hình sự Thụy Điển
Pháp luật hình sự Thụy Điển hiện hành Bộ luật hình sự của Thụy Điển
năm 1966, sửa đổi năm 1999 và gần đây nhất là năm 2009 quy định về chuẩn
bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và quyết định hình phạt trong các trường hợp
này ở Chương 23 về “Phạm tội chưa đạt, chuẩn bị phạm tội, âm mưu phạm tội
và đồng phạm”. Bộ luật hình sự Thụy Điển cũng giống như Bộ luật hình sự
Việt Nam và Liên bang Nga, lấy hình phạt áp dụng đối với tội phạm hoàn
thành làm căn cứ quyết định hình phạt cho chuẩn bị phạm tội theo hướng giảm
nhẹ. Ngoài giới hạn mức phạt, Bộ luật hình sự Thụy Điển còn cho phép miễn
hình phạt trong trường hợp hành vi chuẩn bị phạm tội đó nếu được hoàn thành
cũng ít nguy hiểm. Ngoài ra, Bộ luật hình sự Thụy Điển có định nghĩa khái quát
cho trường hợp phạm tội chưa đạt. Mặc dù kỹ thuật lập pháp khác biệt nhưng
13
cơ bản cách nhìn nhận của Bộ luật hình sự Thụy Điển cũng tương đồng với các
nước khác ở chỗ xác định phạm tội chưa đạt là hành vi phạm tội chưa hoàn
thành do sự ngăn cản của yếu tố hoàn cảnh khách quan.
2.2.4. Pháp luật hình sự Nhật Bản
Pháp luật hình sự Nhật Bản hiện hành chính là Bộ luật hình sự Nhật Bản
năm 1908, sửa đổi gần đây nhất năm 2011. Trong Bộ luật hình sự Nhật Bản
gián tiếp có quy định về tội phạm chưa hoàn thành (chuẩn bị phạm tội và
phạm tội chưa đạt) và việc quyết định hình phạt trong mỗi Điều luật cụ thể,
tuy nhiên, nó chỉ được quy định ngay trong điều khoản cụ thể về hình phạt mà
không nêu rõ nội dung tương ứng, cũng như không có quyết định hình phạt
trong các trường hợp này. Như vậy, so với Bộ luật hình sự Việt Nam thì Bộ
luật hình sự Nhật Bản không nêu cụ thể nội dung việc quyết định hình phạt
trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, mà chỉ ghi nhận gián
tiếp thông qua các quy định về trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị
phạm tội và có chỉ dẫn ở quy định chung ở Điều 43 là: đối với người thực hiện
hành vi phạm tội, nhưng chưa đạt, thì có thể được giảm nhẹ hình phạt đối với
tội định phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi
phạm tội thì có thể được giảm án hoặc được miễn án. Ngoài ra, Bộ luật hình
sự Nhật Bản quy định trong chuẩn bị phạm tội những trường hợp giảm nhẹ có
thể được miễn hình phạt.
Chương 3
THỰC TIỄN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG
TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
3.1. THỰC TIỄN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG
HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK
3.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế, xã hội của địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Theo Website chính thức về tỉnh Đắk Lắk ( tỉnh
Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên. Với vị trí nằm ở trung tâm khu
vực Tây Nguyên, Đắk Lắk thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, có vị trí chiến
lược quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Năm 2014, toàn tỉnh Đắk Lắk
đã tăng cường triển khai các biện pháp, công tác nghiệp vụ nắm chắc tình hình,
trấn áp kịp thời tội phạm hình sự và vi phạm pháp luật, giữ vững ổn định, an
ninh trật tự, an toàn xã hội.
3.1.2. Tình hình quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị
phạm tội, phạm tội chưa đạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
14
Nhìn vào thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lăk trong 06 năm (2009 -
2014) cho thấy trung bình mỗi năm các Tòa án địa phương đã đưa ra xét xử
khoảng gần 1.600 vụ án nhưng trong đó tỷ lệ số các vụ án chuẩn bị phạm tội,
phạm tội chưa đạt bị đưa ra xét xử là rất thấp và không đáng kể.
Trong giai đoạn 06 năm (2009 - 2014), Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã
thụ lý, giải quyết án hình sự hai cấp (sơ thẩm và phúc thẩm) như sau:
Bảng 3.2: Tình hình công tác thụ lý, giải quyết án hình sự của
Tòa án nhândân tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 06 năm (2009 - 2014)
Năm
Tình hình công tác thụ lý, giải quyết án hình sự
của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk
Cấp Thụ lý Giải quyết Còn lại
2009
Sơ thẩm 1.605 3.073 1.559 2.951 46 122
Phúc thẩm 419 686 415 676 4 10
Tổng 2.024 3.759 1.974 3.627 50 132
2010
Sơ thẩm 1.322 2395 1.299 2.346 23 49
Phúc thẩm 428 730 422 706 6 24
Tổng 1.750 3.125 1.721 3.052 29 73
2011
Sơ thẩm 1.430 2.655 1.397 2.551 33 104
Phúc thẩm 439 681 430 662 9 19
Tổng 1.869 3.336 1.827 3.213 42 123
2012
Sơ thẩm 1.667 3.272 1.639 3.200 28 72
Phúc thẩm 493 826 486 817 7 9
Tổng 2.160 4.098 2.125 4.017 35 81
2013
Sơ thẩm 1.569 3.107 1.543 3.020 26 87
Phúc thẩm 524 928 517 921 7 7
Tổng 2.093 4.035 2.060 3.941 33 94
2014
Sơ thẩm 1.583 3.240 1.559 3.183 24 57
Phúc thẩm 538 910 538 910 0 0
Tổng 2.121 4.150 2.097 4.093 24 57
Tổng
Sơ thẩm 9.176 17.742 8.996 17.251 180 491
Phúc thẩm 2.841 4.761 2.808 4.692 33 69
Tổng 12.017 22.503 11.804 21.943 213 560
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
15
0
1000
2000
3000
4000
5000
Số vụ án Số bị cáo
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Biểu đồ 3.1: Tổng số vụ án và bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 06 năm (2009 - 2014)
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
Ngoài ra, do không có số liệu chính thức, nên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu, khảo sát 200 bản án sơ thẩm được chọn ngẫu nhiên từ Tòa án nhân dân
tỉnh Đắk Lắk và 15 Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn
06 năm (2009 - 2014) cho thấy kết quả như trong bảng thống kê dưới đây:
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát 200 vụ án hình sự của Tòa án nhân dân
tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 06 năm (2009 - 2014)
Số vụ án
tiến hành khảo sát
Số vụ án
chuẩn bị phạm tội
Số vụ án
phạm tội chưa đạt
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
200 1 0,5 % 12 6,0 %
Trong đó:
Stt
Loại tội
Số
vụ
Giai đoạn phạm tội
Chuẩn bị
phạm tội
Phạm tội
chưa đạt
Tội phạm
hoàn thành
1 Tội giết người 9 1 3 5
2 Tội hiếp dâm 12 0 1 11
3 Tội hiếp dâm trẻ em 6 0 1 5
4 Tội cố ý gây thương tích 42 0 0 42
5 Tội cướp tài sản 22 0 1 21
6 Tội cưỡng đoạt tài sản 13 0 0 13
7 Tội trộm cắp tài sản 66 0 6 60
8 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 30 0 0 30
Tổng cộng: 200 1 12 187
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
16
1
12
187
0
50
100
150
200
Chuẩn bị phạm tội Phạm tội chưa đạt Tội phạm HT
Biểu 3.2: Kết quả khảo sát 200 vụ án hình sự của Tòa án nhân dân
tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 06 năm (2009 - 2014)
Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk
Như vậy, mặc dù mẫu khảo sát chỉ là một nhóm nhỏ nhưng do phương
thức lấy mẫu ngẫu nhiên nên cũng có thể nói rằng kết quả tương đối sát thực
tế. Nhìn vào kết quả đó cho thấy rất hiếm vụ án đã đưa ra xét xử là vụ án chuẩn
bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Thực tế hầu hết tội phạm do cố ý đều trải qua
giai đoạn chuẩn bị phạm tội và việc chuẩn bị đó không đi đến hành động thực
sự chắc chắn không phải là hiếm. Tuy nhiên, vụ án chuẩn bị phạm tội được
đưa ra xét xử hầu như không có cho thấy tình hình phát giác, xử lý những hành
vi phạm tội ở giai đoạn chưa hoàn thành còn hạn chế. Theo đó, số vụ Tòa án
quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội trong 200 vụ án chỉ
chiếm có 0,5 % (1 vụ đối với tội giết người); cũng như có 6,0 % số vụ Tòa án
quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt (3 vụ đối với tội giết
người, 1 vụ đối với tội hiếp dâm, 1 vụ đối với tội hiếp dâm trẻ em và 1 vụ đối
với tội cướp tài sản).
3.1.3. Một số tồn tại, hạn chế của việc quyết định hình phạt trong
trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk và các nguyên nhân cơ bản
Mặc dù số lượng vụ án chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt được đưa ra
xét xử không nhiều nhưng qua một số vụ án điển hình cho thấy việc quyết định
hình phạt trong các trường hợp này không phải là không có những vấn đề tồn
tại, hạn chế mà có thể biểu hiện dưới một trong các dạng sau đây:
- Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt còn chưa chính xác do sai lầm trong việc lựa chọn Điều luật áp dụng;
- Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt còn nhẹ quá mức dẫn đến mức và loại hình phạt không tương xứng,
chưa bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa chung;
- Ngược lại, hình phạt được quyết định trong trường hợp chuẩn bị phạm
tội, phạm tội chưa đạt có khi quá nghiêm khắc, không thể hiện được tính giảm
nhẹ so với trường hợp tội phạm hoàn thành;
Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại, hạn chế trên là do:
17
- Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt trong
trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt còn chưa hoàn thiện;
- Do đặc thù của trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và của
hoạt động quyết định hình phạt trong hai trường hợp này;
- Sự phức tạp của phương thức, thủ đoạn phạm tội và tình trạng thiếu
thốn về nhân lực của Tòa án; trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận
đội ngũ cán bộ, Thẩm phán.
3.2. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP
CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT
3.2.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt
Nam về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm
tội chưa đạt
Việc hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về quyết định hình phạt
trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt là hết sức cấp thiết cả
về phương diện lý luận, lập pháp hình sự. Đặc biệt, việc sửa đổi, bổ sung để
hoàn thiện những quy định là tất yếu nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động
quyết định hình phạt. Điều này cũng phù hợp với Định hướng sửa đổi, bổ sung
toàn diện Bộ luật hình sự Việt Nam mà đang được đưa ra lấy ý kiến đóng góp
của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
3.2.2. Nội dung hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về
quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
* Sửa đổi, bổ sung Điều 17 Bộ luật hình sự về “Chuẩn bị phạm tội”
Nghiên cứu nội dung Điều 17 Bộ luật hình sự về “Chuẩn bị phạm tội”
cho thấy có một số vấn đề nên sửa đổi, bổ sung như sau:
- Đoạn 1 Điều 17 Bộ luật hình sự quy định: “Chuẩn bị phạm tội là tìm
kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực
hiện tội phạm” mới chỉ tập trung đề cập đến hành vi của người chuẩn bị, nhưng
chưa đề cập đến hành vi của người này trong mối liên hệ với những người đồng
phạm khác, chẳng hạn như hành vi tìm kiếm, liên kết những người đồng phạm.
Do đó, nên bổ sung thêm vấn đề này trong nội dung điều luật cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lhs_tran_anh_tuan_quyet_dinh_hinh_phat_trong_truong_hop_chuan_bi_pham_toi_pham_toi_chua_dat_theo_lua.pdf