MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.5
Chương 1: BỐI CẢNH VÀ ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA ĐẾ QUỐC MỸ TRONG
CUỘC TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG CHIẾN LƯỢC VÀO HÀ NỘI VÀ HẢI
PHÒNG THÁNG 12 NĂM 1972 .
1.1 Bối cảnh diễn ra cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B52 củađế quốc Mỹ.
1.2. Ý đồ chiến lược và những âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong
cuộc tập kích bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng .
1.3. Lực lượng không quân Mỹ huy động trong cuộc tập kích chiến lược.
1.4. Lực lượng phòng không của ta cuối năm 1972.
Chương 2: SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐẬP TAN CUỘC TẬP KÍCH ĐƯỜNG
KHÔNG CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẾ QUỐC MỸ BẢO VỆ HÀ NỘI VÀ HẢI PHÒNG
THÁNG 12 NĂM 1972 .
2.1. Quá trình chỉ đạo chiến lược của Đảng trong chiến dịch phòng không
bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng tháng Chạp năm 1972 .
2.2. Chỉ đạo tác chiến chiến dịch .
Chương 3: Ý NGHĨA, NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ BÀI HỌC LỊCHSỬ.
3.1. Ý nghĩa thắng lợi của chiến thắng B52.
3.2. Nguyên nhân thắng lợi .
3.3. Bài học kinh nghiệm .
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .12
PHỤ LỤC .
21 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Sự chỉ đạo của Đảng trong chiến dịch phòng không bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng tháng 12 năm 1972, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
r! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ....................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 12
PHỤ LỤC ......................................................... Error! Bookmark not defined.
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 5 tháng 12 năm 1972, Nixon điện cho Kissinger: Hãy để một chỗ
hở ở cửa cho cuộc họp tiếp. Tôi có thể sẵn sàng cho phép ném bom ồ ạt miền
Bắc Việt Nam trong thời gian nghỉ ngơi đó.
Ngày 14 tháng 12 năm 1972 trên máy bay trở về Oasinhtơn, Kissinger
đã nói rằng: “Cuộc Chiến tranh này không thể tiếp tục thêm 4 năm nữa. Chúng
ta cần phải chấm dứt nó, dù nó đưa đến một biện pháp rất tàn bạo- một biện
pháp rất tàn bạo để loại bỏ chiến tranh”. [71, tr.201] và Tổng thống của
cường quốc Hoa Kỳ quyết định ném bom hủy diệt Hà Nội và Hải Phòng.
Trong lịch sử chiến tranh chưa bao giờ, chưa ở đâu, cuộc chiến tranh bằng
không quân và hải quân lại được đưa lên một quy mô lớn và mức độ ác liệt
như ở chiến trường Việt Nam. Đó là phản ứng điên cuồng trong thế tuyệt
vọng, thế thua, là phản ứng trong chính sách đối ngoại kẻ cướp của Nixon.
Nhưng, với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lậ tự do”, quân và dân miền
Bắc, đặc biệt quân, dân Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng dưới sự chỉ đạo của
Đảng, với lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và trí thông minh, sáng tạo tuyệt
vời đã làm nên một kỳ tích phi thường: đập tan thần tượng không lực Hoa Kỳ,
làm choáng váng những kẻ cầm đầu Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Đó là thất
bại lớn nhất từ trước đến nay của không quân Mỹ, là trận đánh chôn vùi hoàn
toàn cái gọi là “uy thế của không lực Hoa Kỳ”.
Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của đế quốc Mỹ 12 ngày
đêm tháng Chạp năm 1972 cùng với cuộc chiến đấu kiên cường của đồng bào
và chiến sỹ miền Nam, trở thành một bộ phận của cuộc tiến công chiến lược
năm 1972. Nếu như chiến cuộc đông xuân 1953- 1954 với đỉnh cao là chiến
6
dịch Điện Biên Phủ lịch sử là trận quyết chiến chiến lược xuất sắc kết thúc vẻ
vang sự nghiệp kháng chiến chống Pháp, giải phóng nửa đất nước, thì cuộc
tiến công chiến lược vĩ đại năm 1972 với những trận chiến đấu của Quân giải
phóng miền Nam, đặc biệt là thắng lợi của cuộc chiến chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ tháng Chạp năm 1972 là trận quyết chiến chiến lược, là
bước ngoặt đưa tới việc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của dân tộc ta. Đó là cuộc đụng đầu lịch sử tất yếu, là cái quyết định
thắng bại giữa chiến tranh nhân dân ở Việt Nam với chiến tranh xâm lược của
đế quốc Mỹ.
Chiến thắng B52 đánh dấu đỉnh cao của chiến tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ở miền
Bắc. Thắng lợi đó đã chứng tỏ sức mạnh vĩ đại của cuộc chiến tranh nhân dân
Việt Nam, là biểu tượng nổi bật của trí tuệ, tài thao lược và chủ nghĩa anh
hùng cách mạng Việt Nam. Thắng lợi đó là đòn đánh bại một cố gắng quân sự
cao nhất, thủ đoạn chiến tranh, đường lối ngoại giao lật lọng xảo quyệt nhất
của Mỹ trong chiến tranh, trực tiếp buộc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán, ký
hiệp định chấm dứt chiến tranh.
Chiến tranh nhân dân là nguồn sức mạnh vô song nhưng nó phải được
tiến hành với sự chỉ huy thống nhất và sáng suốt. Do vậy, việc tìm hiểu cuộc
chiến đấu của quân và dân Hà Nội và Hải Phòng không chỉ đơn thuần là cuộc
chiến đọ sức 12 ngày đêm giữa ta và địch mà là đỉnh cao của cuộc kháng
chiến lâu dài, là chiến thắng vĩ đại của cả nước. Đánh thắng chiến tranh phá
hoại là chiến công của toàn Đảng, toàn dân, trong đó khẳng định vai trò lãnh
đạo của Đảng có ý nghĩa quyết định. Đảng là người vạch đường lối chiến
tranh nhân dân và tổ chức thực hiện đường lối đó. Chiến tranh nhân dân không
thể toàn thắng nếu không có Đảng - Bộ tham mưu chiến đấu sáng suốt của
toàn dân ta. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của mình tôi đã chọn hướng
nghiên cứu với đề tài: Sự chỉ đạo của Đảng trong chiến dịch phòng không
bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng tháng 12 năm 1972 làm đề tài nghiên cứu luận
7
văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay nghiên cứu về chiến dịch đánh thắng B52 bảo vệ Hà Nội
và Hải Phòng đã có công trình có giá trị của các học giả trong và ngoài nước.
Tiêu biểu là cuốn Điện Biên Phủ trên không- chiến thắng của ý chí và trí tuệ
Việt Nam của Lưu Trọng Lân, Nxb. Quân đội nhân dân, 2007; Thủ đô Hà Nội:
lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, Nxb. Quân đội nhân
dân, 1991; Điện Biên Phủ trên không - hành trình tới chiến thắng của Vũ
Trọng Hùng, Nxb. Quân đội nhân dân, 2006; Hải Phòng - thành phố kiên
cường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb. Hải Phòng, Bộ Quốc
phòng; Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, t.7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007; Lịch sử quân sự Việt Nam,
t.11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 đều có chương riêng viết về chiến
dịch phòng không tháng Chạp năm 1972. Bên cạnh đó, nghiên cứu về trận
đánh Điện Biên Phủ trên không còn có nhiều cuốn dưới dạng hồi ký, ký sự của
những nhà lãnh đạo, cán bộ, chiến sỹ đã từng tham gia trận đánh như cuốn
Điện Biên Phủ trên không (hồi ký) của Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007; Hà Nội tháng chạp (ký sự) của Quân chủng
Phòng không, Nxb. Quân đội nhân dân, 1982
Hiện nay đã có nhiều công trình mang tính chất tổng kết về cuộc chiến
tranh trong đó có chiến dịch như: Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ
Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Thắng lợi và bài
học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Ba mươi năm chiến tranh cách
mạng Việt Nam - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
Một số cuốn sách viết về các nhà quân sự như Võ Nguyên Giáp trong cuộc
trường chinh thế kỷ của Trần Thái Bình do Nxb. Văn hóa Sài Gòn ấn hành
năm 2007. Cuốn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004 và Đại tướng Võ Nguyên
Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà
8
Nội, 2005.
Ngoài ra còn có một số công trình tiểu biểu của các tác giả, cơ quan,
trung tâm nghiên cứu trong nước dưới góc độ nghệ thuật chiến tranh như: Lịch
sử nghệ thuật chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, Nxb. Quân đội nhân dân,
1997.
Bên cạnh đó, liên quan đến vấn đề này, trên các báo, tạp chí chuyên
ngành như Lịch sử Đảng, tạp chí Phòng không - Không quân, báo Nhân dân,
báo Hà Nội mới và các tập san chuyên đề cũng đăng tải nhiều bài viết của
các tác giả. Đó là Thắng lợi của ý chí gang thép, trí tuệ tuyệt vời, dũng cảm vô
song của Đại tướng Văn Tiến Dũng đăng trên tạp chí Quốc phòng toàn dân,
tháng 12 năm 1997; Góp phần tìm hiểu giá trị chiến thắng “Điện Biên Phủ
trên không” tháng 12-1972 của Lê Mạnh Tùng trên tạp chí Lịch sử Đảng, số
12-2002. Hay Thế trận phòng không nhân dân Hải Phòng trong 12 ngày đêm
cuối năm 1972 của Võ An Đông đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự
số 6-2000...
Cũng liên quan đến đề tài này thu hút sự tập trung nghiên cứu của các
tác giả nước ngoài khi viết về chiến tranh Việt Nam, nhìn nhận ở nhiều góc độ
quân sự, chính trị, ngoại giao. Phải kể đến một số tác phẩm như: Giải phẫu
một cuộc chiến tranh của Gabriel Kolko, Nxb. Quân đội nhân dân, 1991; hay
Apulơ với Nước Mỹ và Đông Dương, từ Rudơven đến Nixon; Cuộc chiến
tranh dài ngày nhất của nước Mỹ của C. Henring do Nxb. Chính trị quốc gia,
ấn hành năm 1998; Henry Kissinger, Những năm tháng trong Nhà Trắng (Hồi
ký), Thư viện Trung ương Quân đội dịch và Những năm bão táp (Cuộc chạy
đua vào Nhà trắng) Hồi ký, Lê Ngọc Tú dịch, Nxb. Công an nhân dân, 2004.
Richar Nichsson với cuốn Hồi ký Richar Nichsson do Nguyễn Khắc Ân, Trần
Văn Bình , Đặng Phú, Phạm Tùng Vĩnh dịch, Nxb. Công an nhân dân, 2004.
Nhìn chung những tác phẩm trên góp phần phản ánh những khía cạnh
khác nhau của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam.
Nhưng do mục đích và lập trường khác nhau nên các tác phẩm đều có góc độ
9
đánh giá ở chừng mực khác nhau. Đến nay chưa có công trình khoa học nào
nghiên cứu, phân tích có hệ thống, toàn diện và sâu sắc về quá trình chỉ đạo
của Trung ương Đảng, Quân uỷ Trung ương, của Thành ủy Hà Nội, Thành ủy
Hải Phòng chỉ đạo chiến dịch phòng không chống các cuộc tập kích chiến
lược bằng B5 của đế quốc Mỹ trong thời gian ngắn nhưng có tính chất quyết
định như bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến chống đế quốc Mỹ. Vì vậy,
luận văn góp phần nghiên cứu lịch sử kháng chiến chống Mỹ anh hùng của
quân và dân Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng nói riêng và của quân và dân ta nói
chung. Những kết quả nghiên cứu trên đã được công bố được tôi kế thừa trong
khi thực hiện luận văn này.
3. Mục đích, nhiệm vụ
- Mục đích: Làm rõ vai trò lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Quân uỷ
Trung ương - Bộ Quốc phòng, Đảng ủy Hà Nội và Hải Phòng trong quá trình
chỉ đạo đánh tan cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ vào
Hà Nội và Hải Phòng. Từ đó khẳng định ý nghĩa, vai trò lãnh đạo của Đảng và
rút ra một vài bài học kinh nghiệm.
- Nhiệm vụ: Xuất phát từ mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn đi sâu
nghiên cứu, phân tích những nhận định, quan điểm, chủ trương và biện pháp
chỉ đạo của Đảng trong cuộc chiến chống không lực của Hoa Kỳ trong cuộc
chiến tranh phá hoại lần thứ hai, đặc biệt là cuộc tập kích chiến lược của Mỹ
vào Hà Nội, Hải Phòng tháng 12-1972.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích
những âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mỹ và những nhận định, chủ trương,
đường lối của Trung ương Đảng, Quân uỷ Trung ương, Thành ủy Hà Nội và
Hải Phòng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh đập tan âm mưu
của đế quốc Mỹ trong cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12 năm
1972
10
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung phân tích quá trình
chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quân uỷ Trung ương, của Thành ủy Hà Nội và
Hải Phòng đập tan cuộc tập kích của đế quốc Mỹ bằng không quân tháng
Chạp năm 1972. Đây là giai đọan thể hiện sự tập trung bản lĩnh, trí tuệ của
Đảng ta và thể hiện sự phát triển của đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân,
toàn diện, tạo bước ngoặt quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, buộc đế
quốc Mỹ phải chấp nhận thất bại và đưa đến thắng lợi quyết định trên bàn Hội
nghị ở Pari. Đồng thời đề cập một số bài học kinh nghiệm về chiến tranh nhân
dân trong giai đoạn này.
5. Cơ sở lý luận và nguồn tài liệu
- Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận được vận dụng để nghiên cứu, trình bày
trong luận văn dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối quân sự của Đảng
- Nguồn tư liệu: trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả sử dụng
chủ yếu các nguồn tài liệu thành văn như văn kiện, nghị quyết, các chỉ thị của
Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, các cấp đảng bộ. Ngoài
ra còn sử dụng tài liệu hồi ký của các vị tướng lĩnh chỉ huy của ta, của địch,
các công trình khoa học liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn
1969- 1972 như các bộ lịch sử kháng chiến, tham khảo một số tài liệu, sách
báo của các tác giả nước ngoài do học giả Việt Nam dịch có nội dung liên
quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, logich, đồng thời kết
hợp các phương pháp chuyên ngành như phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh được sử dụng làm rõ nội dung cần nghiên cứu.
7. Đóng góp của luận văn
- Trình bày một cách tương đối có hệ thống quá trình chỉ đạo của Trung
11
ương Đảng, của Quân uỷ Trung ương, của Thành uỷ Hà Nội, Hải Phòng, Quân
chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo và dân ta đập tan cuộc tập kích
bằng B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng tháng 12-1972.
- Làm rõ hơn tầm quan trọng của giai đoạn chiến đấu ác liệt và có tính
chất quyết định góp phần quan trọng đi đến ký kết Hiệp định Pari, kết thúc
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
- Rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng trong đường lối
chiến tranh nhân dân.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được tổ chức thành 3 chương, 9 tiết.
Chương 1: Bối cảnh và âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong cuộc tập
kích đường không chiến lược vào Hà Nội và Hải Phòng tháng 12 năm 1972.
Chương 2: Sự chỉ đạo của Đảng đập tan cuộc tập kích đường không chiến
lược của đế quốc Mỹ bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng tháng 12 năm 1972.
Chương 3: Ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học lịch sử.
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không(1972-2002)(2002), Thư
mục chuyên đề, Thư viện Quân đội.
2. G.A. Amtơ (1985), Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
3. Mạnh Ái và Nguyễn Chất(1972), Hải Phòng chiến đấu và sẵn sàng chiến
đấu, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 8, tr.39-52.
4. Ban Chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và Quân khu Thủ đô (2002),
Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân
của đế quốc Mỹ trên địa bàn Hà Nội (1965- 1972), Nxb. Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
5. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị (2000), Chiến
tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 - Thắng lợi và bài học, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh (2001): Tổng kết chiến tranh nhân dân
địa phương (chuyên đề chỉ đạo xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực
lượng Phòng không- Không quân địa phương chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ trên miền Bắc, 1954 -1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà
Nội.
7. Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, Cục chính trị Bộ Tư lệnh Phòng
không- không quân, Bộ tư lệnh Quân khu thủ đô (2007), Hà Nội -Điện
Biên Phủ trên không (Tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền kỷ niệm 35
năm chiến thắng cuộc tập kích chiến lược bằng B.52 trên bầu trời Hà Nội
12-1972 – 12-2007), Nxb. Hà Nội.
8. Báo Nhân dân, ngày 3-1-1973.
9. Báo Nhân dân, ngày 1-9-1972,
10. Báo Nhân dân, ngày 5-12-1982.
13
11. Trang đen tối trong lịch sử nước Mỹ, Báo Quân đội nhân dân, ngày 19-
12-1982.
12. Phạm Văn Bách (1975), Tội ác xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ ở
Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Bình và tập thể tác giả (2004), Mặt trận dân tộc giải phóng -
Chính phủ Cách mạng lâm thời tại Hội nghị Pari về Việt Nam (Hồi ức),
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Trần Thái Bình (2007), Võ Nguyên Giáp trong cuộc trường chinh thế kỷ,
Nxb. Văn hóa Sài Gòn.
15. Bộ Tư lệnh Phòng không- Không quân (2003), 30 năm chiến thắng Điện
Biên Phủ trên không, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb. Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
16. Bộ Quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2006), Sửa lại cho
đúng, bàn thêm cho rõ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
17. Bộ quốc phòng - Viện lịch sử quân sự (2007), Lịch sử kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước 1954- 1975 (tập VII), thắng lợi quyết định năm 1972, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Bộ quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Ban nghiên cứu lịch sử
quân đội thuộc Tổng cục Chính trị (2005), Lịch sử Quân đội nhân dân Việt
Nam (1944- 1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
19. Bộ Quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1991), Cuộc chiến tranh
xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
20. Bộ Quốc phòng - Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương - Thành ủy thành
phố Hồ Chí Minh(2006), Đại thắng mùa xuân 1975- Bản lĩnh và trí tuệ
Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
21. Nguyễn Hải Cát, Hoàng Quốc Trình (2002), Nghệ thuật phát huy sức
14
mạnh tổng hợp của lực lượng phòng không ba thứ quân trong chiến dịch
phòng không tháng 12 - 1972, Tạp chí Nghệ thuật quân sự, số 6 (tháng
12), tr.68-70.
22. Cục Chính trị Quân khu Thủ đô - Bảo tàng chiến thắng B52(2008), Hà Nội
“Điện Biên Phủ trên không”, Nxb. Quân đội nhân dân , Hà Nội.
23. Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,
(1982) (tập1), Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội.
24. Lưu Ngọc Chiến, Lê Xuân Giang, Đinh Khôi Sỹ(2007), Hà Nội tháng
Chạp năm 1972 (Ký sự), Nxb. Hà Nội,
25. Phạm Hồng Chương (2003), Từ thoả thuận tháng 10- 1972 đến Hiệp định
Pari 1973, Tạp chí Lịch sử Đảng (số 1), tr. 16-23.
26. Lê Cường(2002), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiên đoán chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ trên không, Tạp chí Cộng sản, số 35 (tháng12), tr.20-23.
27. Cuộc thương lượng Lê Đức Thọ- Kissinger (1996), Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội.
28. Nguyễn Quốc Dũng(1994), Hải Phòng hai lần chống phong toả, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
29. Văn Tiến Dũng(1997), Thắng lợi của ý chí gang thép, trí tuệ tuyệt vời,
dũng cảm vô song, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 12, tr.26-28.
30. Dư luận thế giới nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân
dân ta (1972), Tạp chí Tuyên huấn, số 8, tr. 73-76.
31. Phạm Huy Dương, Phạm Bá Toàn (2005), Ba mươi năm chiến tranh giải
phóng - Những trận đánh đi vào lịch sử, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
32. Phạm Duy Dương (2005), Từ Điện Biên Phủ tới Sài Gòn, nghệ thuật toàn
thắng, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
33. Cảnh Dương, Đông A(2007), Bí mật các chiến dịch không kích của Mỹ
15
vào Bắc Việt Nam, Nxb Công an nhân dân,Hà Nội.
34. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(2004), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội,
35. Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(2005), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
36. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh(2005), Cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước- Những vấn đề khoa học và thực tiễn, Kỷ yếu hội thảo khoa
học kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam (30-4-1975 – 30-4-2005), Nxb.
Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh.
37. Đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ
(1993), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam(2004), Văn kiện Đảng toàn t.32 (năm 1971),
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn t.33 (năm 1972),
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Điện Biên Phủ trên không nhìn từ phía Mỹ (2002), Thư mục chuyên đề,
Thư viện Quân đội, Hà Nội.
41. Võ An Đông(2000), Thế trận phòng không nhân dân Hải Phòng trong 12
ngày đêm cuối năm 1972, Tạp chí Lịch sử quân sự (số 6), tr.9-12.
42. Philip.B.Đavitson(1995), Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Võ Nguyên Giáp(1972), Thắng lợi của chiến tranh nhân dân chống chiến
tranh phá hoại ở các thành phố và khu công nghiệp miền Bắc xã hội chủ
nghĩa, bài nói chuyện Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 17-2-1970 tại Hội
nghị cán bộ thành phố Hải Phòng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
44. Võ Nguyên Giáp(1972), Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân đánh
thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
16
45. Võ Nguyên Giáp(2000), Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Võ Nguyên Giáp(1975), Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước,
t.2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
47. Hải Phòng- Lịch sử kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1989), Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
48. Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không(1998), Sưu tập tư liệu chuyên đề nhân
kỷ niệm 25 năm ngày chiến thắng B52, Thư viện Quân đội, Hà Nội.
49. Hà Nội tháng Chạp năm 1972 - Hãy nhớ lấy (2002), Nxb. Hà Nội, Hà Nội.
50. George C. Herring, (1998), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ,
Lê Phương Thuý dịch, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Vũ Trọng Hùng(2006), Điện Biên Phủ trên không, hành trình tới chiến
thắng, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
52. Lê Mạnh Hùng(2002), Góp phần tìm hiểu giá trị chiến thắng Điện Biên
phủ trên không, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12, tr.17-19.
53. Thiếu tướng Hoàng Văn Khánh(1982), Đánh thắng B52, Báo Nhân dân
ngày 5-12-1982, ngày 13-02-1982, ngày 7-12-1982.
54. Henry Kissinger (Hồi ký), Những năm tháng trong Nhà Trắng, Thư viện
Trung ương Quân đội dịch.
55. Henry Kissinger(2004), Những năm bão táp (Cuộc chạy đua vào Nhà
trắng) (Hồi ký), Lê Ngọc Tú dịch, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
56. Gabriel Kolko(2003), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
57. Stanley Karmow(1984), Việt Nam một thiên sử, Bản lược thuật.
58. V.I. Lênin và J. Stalin(1966), Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến
tranh cách mạng, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
59. Lịch sử Bộ Tham mưu Phòng không - Không quân( 1963- 2003) (2003),
17
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
60. Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1998), Đề cương
xin ý kiến của Quân chủng Phòng không - Không quân, Hà Nội .
61. Lịch sử Quân chủng Phòng không (tập 3)(1994), Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
62. Lịch sử Sư đoàn phòng không Hà Nội (Sư đoàn 361) (1995), Nxb. Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
63. Lịch sử Trung đoàn không quân 921( 1964- 2009) (2009), Nxb Quân đội
nhân dân , Hà Nội.
64. Lưu Trọng Lân(2007), Điện Biên Phủ trên không - chiến thắng của ý chí
và trí tuệ Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
65. Lưu Văn Lợi (1996), 50 năm ngoại giao Việt Nam, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội.
66. Nguyễn Phúc Luân (2001), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp
giành độc lập tự do 1945- 1975, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu (2007), Điện Biên Phủ trên không (Hồi
ký), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu (1982), Bảo vệ bầu trời (Hồi ký), Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
69. Hoàng Minh(1975), Thất bại của một sức mạnh phi nghĩa, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
70. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 11 (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
71. Maicơn Mácơnia (1990), Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
72. Robert S.Mc Namara(1995), Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài
học về Việt Nam, Hồ Chính Hạnh dịch, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
73. Mọi bước leo thang chiến tranh của Nichsơn nhất định bị đánh bại (1972),
18
Nxb. Sự thật, Hà Nội.
74. Một số trận đánh của không quân trong chiến tranh chống Mỹ (tập 1),
(1996), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
75. Richar Nixon, (2004), Hồi ký Richar Nichsson, Nguyễn Khắc Ân, Trần Văn
Bình , Đặng Phú, Phạm Tùng Vĩnh dịch, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
76. Richard Nixon, Chính sách đối ngoại cuả Hoa Kỳ trong thập niên 1970,
Thông điệp về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ngày 9 - 2 - 1972).
77. Năm tháng tiến công liên tục nổi dậy mạnh mẽ: đánh mạnh thắng to (tập
5) (1972), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
78. Nghị quyết Hội nghị Thành ủy trong phiên họp ngày 7 và 8 - 6 - 1972 số
21/NQ/ĐBHN ngày 20 - 6 - 1972, lưu Thành ủy Hà Nội.
79. Nghị quyết về tình hình năm 1971 và nhiệm vụ năm 1972 của Đảng bộ Hà
Nội, số 08/NQ/ĐBHN ngày 1 - 2 - 1972, lưu Thành ủy Hà Nội.
80. Những thất bại to lớn của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt
Nam, Tạp chí Tuyên huấn, số 7-1972, tr.62-70.
81. Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam(1995), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
82. Phúc Nguyên(2007), Bản lĩnh trí tuệ Việt Nam qua chiến thắng Điện Biên
Phủ trên không, Tạp chí Tư tưởng văn hoá, số 12, tr.19-24.
83. Nhiều tác giả, Nguyễn Khắc Phòng tổ chức bản thảo(2007), Hải Phòng,
thành phố kiên cường, hậu phương lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
84. Phùng Hữu Phú(2002), Quân và dân Hà Nội đánh thắng chiến tranh phá
hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, chiến công và nguyên nhân thắng
lợi, Tạp chí Lịch sử Đảng (số 12), tr6-9.
85. Quân khu Thủ đô (1999), Tổng kết cuộc chiến tranh nhân dân đánh thắng
chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ trên địa bàn Hà
Nội (1965- 1972), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
19
86. J.L.Schecter, (1996), Từ toà Bạch ốc đến dinh Độc lập, Nguyễn Tiến
Hưng dịch, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
87. Sự kiện Điện Biên Phủ trên không (tháng 12-1972) (1998), Thư mục chuyên
đề kỷ niệm 25 năm chiến thắng B52, Viện lịch sử quân sự, Hà Nội.
88. Sự thật về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc trong 30 năm qua(1979), Nxb.
Sự thật, Hà Nội.
89. Bùi Đình Thanh(1984), Một số vấn đề về Việt Nam hoá chiến tranh, Viện
sử học - Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
90. Phùng Quang Thanh(2002), Phát huy truyền thống quyết chiến quyết
thắng của quân đội ta, Tạp chí Cộng sản, tháng 12(số 35),tr. 17-19.
91. Quyết Thắng(1972), Không một phương sách nào cứu nổi chiến lược Việt
Nam hóa chiến tranh, Tạp chí Quân đội nhân dân, số 7, tr.5-12.
92. Tạp chí Khoa học quân sự, tháng 12-2002.
93. Tạp chí Lịch sử Quân sự số 6-1997
94. Tạp chí Quân đội nhân dân số 8-1972.
95. Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 12-1997.
96. Tạp chí Thông tin Phòng không- không quân số 4-2002.
97. Tạp chí Tuyên huấn số 7 năm 1972.
98. Thành ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội- Viện lịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01786_7284_2006774.pdf