Về bố trí, phân công công việc đối với công chức cấp xã
Vẫn còn tình trạng bố trí công chức chưa đúng với chuyên
môn đào tạo, 08 trường hợp (theo thực tế khảo sát), chiếm t lệ
5,9%. Đối với các nhiệm vụ phân công bằng văn bản, công chức
được hưởng chế độ kiêm nhiệm, có những nhiệm vụ không chính
thức, không phân công bằng văn bảng, phải "choàng" việc của người
khác thì không được hưởng chế độ. Những công chức có năng lực
thường được phân công nhiều nhiệm vụ không tên, điều này gây ra
tình trạng quá tải công việc của một số công chức, làm cho công
chức không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Dương Minh Châu tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yển dụng (sau thời gian tập sự) được bố trí, phân công
công tác đúng với chuyên ngành đào tạo theo quy định của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Tháp và chức danh công chức trên từng lĩnh vực.
Công chức cấp xã có thể được phân công thực hiện một số nhiệm vụ
kiêm nhiệm khác nhưng đảm bảo phải phù hợp với chuyên ngành
đào tạo, sở trường của công chức.
Thứ ba, chuyển đổi vị trí công tác. Hàng năm, UBND Huyện
ban hành kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với những chức
danh theo quy định phải định kỳ chuyển đổi. Quan điểm của lãnh đạo
huyện được thể hiện rõ trong kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác là
thí điểm luân chuyển sau đó đánh giá, rút kinh nghiệm để thực hiện
tốt hơn việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác với các chức danh còn
lại.
Thứ tƣ, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã. Nội dung đào
tạo, bồi dưỡng được thực hiện khá đa dạng chia thành 05 nhóm: lý
luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, nội
dung bổ trợ khác. Loại hình đào tạo, bồi dưỡng gồm chính quy (tập
trung), vừa học, vừa làm. Hình thức thực hiện linh hoạt, khuyến
khích công chức tự học, ngoài ra còn học theo chương trình của Tỉnh,
địa phương tự tổ chức học, phối hợp tổ chức lớp.......
Thứ năm, đánh giá công chức, thực hiện cách thức đánh giá
linh hoạt bao gồm đánh giá thực hiện công việc hàng năm vào thời
điểm cuối năm theo quy định của pháp luật. Đánh giá công chức cấp
xã qua phần mềm để đảm bảo tính chính xác, dân chủ. Điểm nổi bật
trong đánh giá công chức ở huyện Hồng Ngự là hoạt động kiểm tra,
sát hạch công chức cấp xã..
1.3.2 Kinh nghiệm của huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng
Thứ nhất, công tác quy hoạch, tạo nguồn công chức. Thực
hiện tốt công tác tạo nguồn. Bên cạnh nguồn từ Đề án, huyện Hòa
Vang cũng thực hiện tuyển dụng trực tiếp để chọn lựa từ nguồn nhân
lực xã hội những người có khả năng phù hợp với nhu cầu sử dụng
của từng xã trên địa bàn. Yêu cầu đối tượng dự tuyển phải tốt nghiệp
đại học, sau đại học chính quy công lập.
Thứ hai, về đánh giá công chức. Công chức cấp xã ở Hòa
Vang được chấm điểm qua mạng internet.
1.3.3 Một số kinh nghiệm được rút ra
Một là, nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa và nội dung sử
dụng công chức cấp xã của các địa phương là không giống nhau.;
Hai là, xây dựng quy hoạch, kế hoạch công chức cấp xã chưa được
chính phủ hướng dẫn cụ thể dẫn đến một số địa phương nhầm với
quy hoạch các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã.; Ba là, bố trí sau
tuyển dụng phải phù hợp giữa ngành nghề đào tạo với vị trí việc làm,
chức danh công chức cấp xã; Bốn là, đánh giá công chức cấp xã để
sử dụng là một việc hoàn toàn khó khăn nhưng có thể khắc phục
được thông qua việc ứng dụng các phương pháp đánh giá phù hợp và
khoa học; Năm là, Trên thực tế, quản lý, sử dụng công chức cấp xã
đều "trông chờ" rất nhiều vào các văn bản của Trung ương và Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, dẫn đến nhiều địa phương có sáng kiến về sử dụng
công chức không "dám" thực hiện, hoặc có thực hiện cũng không đủ
cơ chế để thực hiện; Sáu là, sử dụng công chức cấp xã có thể gắn với
tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị cơ sở.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CHỨC CẤP
XÃ CỦA HUYỆN DƢƠNG MINH CHÂU TỈNH TÂY NINH
2.1 Khái quát về đội ngũ công chức cấp xã huyện Dƣơng
Minh Châu tỉnh Tây Ninh
2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Dương Minh Châu nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Tây
Ninh. Tọa độ địa lý của Huyện nằm trong khoảng 106008 -106026
kinh độ Đông và 11011 -11033 vĩ độ Bắc. Huyện có 10 xã, 01 thị
trấn với tổng diện tích tự nhiên của Huyện là 45.312,35ha, dân số
năm 2015 là 124.031 người. Dương Minh Châu có tài nguyên mặt
nước phong phú, có Hồ Dầu Tiếng –Phước Hòa với dung tích
khoảng 1,5 t m3 nước, có khả năng tác động đến nguồn nước mặt và
nước ngầm cả khu vực. Bên cạnh đó, Dương Minh Châu còn gắn liền
với nhiều căn cứ, khu di tích lịch sử cách mạng truyền thống, là nơi
định cư và sinh sống của nhiều dân tộc như: Kinh, Khơ-mer, Tà
Mun.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Tổng số cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc huyện là
19 đơn vị. Trong đó: 12 phòng, ban chuyên môn với 91 cán bộ, công
chức,viên chức; 07 đơn vị sự nghiệp với 51 viên chức. Đơn vị hành
chính cấp xã bao gồm 10 xã và 01 thị trấn với 240 cán bộ, công chức
và 739 người hoạt động không chuyên trách.Tổng số công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn huyện: 09 công ty.
Tình hình tư tưởng, đời sống nhân dân ổn định. Hệ thống
chính trị từ huyện đến cơ sở thường xuyên được kiện toàn, đổi mới
và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động.
2.1.3 Cơ cấu công chức cấp xã
- Về số lượng: 135/135 công chức; Về độ tuổi: Từ 30 tuổi trở
xuống 48 người, chiếm t lệ: 35,55%, Từ 31 đến 40 tuổi 81 người,
chiếm t lệ: 60%, Từ 41 đến 50 tuổi 04 người, chiếm t lệ: 2,97%,
Từ 51 đến 60 tuổi 02 người, chiếm t lệ: 1,48%;
-Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Thạc sĩ : 01 người,
chiếm t lệ: 0,74%. Đại học: 98 người, chiếm t lệ: 72,59%, Cao
đẳng: 04 người, chiếm t lệ: 2,97%, Trung cấp: 31 người, chiếm t
lệ: 22,96%, Sơ cấp: 01 người, chiếm t lệ: 0,74%;
- Về trình độ tin học: Trung cấp trở lên: 06 người, chiếm t lệ:
4,44%, Chứng chỉ: 117 người, chiếm t lệ: 86,67%
- Về trình độ ngoại ngữ tiếng Anh: Đại học trở lên: 01 người,
chiếm t lệ: 0,74%, Chứng chỉ (A,B,C): 89 người, chiếm t lệ:
65,92%
- Về trình độ lý luận chính trị: - Cử nhân: 0, Cao cấp: 0, Trung
cấp 76 người, chiếm t lệ: 56,3%, - Sơ cấp: 20 người, chiếm t lệ:
14,81%
- Trình độ quản lý nhà nước: Chuyên viên chính và tương
đương: 0, Chuyên viên và tương đương: 10 người, chiếm t lệ:
7,41%, Cán sự và tương đương: 23 người, chiếm t lệ: 17,03%, Chưa
qua đào tạo: 102 người, chiếm t lệ: 75,56%
2.2 Phân tích thực trạng sử dụng công chức cấp xã huyện
Dƣơng Minh Châu.
Để tìm hiểu thực trạng sử dụng công chức, tác giả đã thực hiện
khảo sát thực tế đối với lãnh đạo Phòng Nội vụ; Bí thư, Phó Bí thư
Đảng ủy cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã;
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, số phiếu phát ra là
70 phiếu, thu vào là 60 phiếu, đạt t lệ 85,71%. Đối với công chức
cấp xã thực hiện khảo sát 135 công chức, số phiếu phát ra là 135, thu
vào là 125 phiếu, đạt t lệ 92,59%.
Dựa vào kết quả khảo sát thực tế và các báo cáo công tác liên
quan đến sử dụng công chức cấp xã, thực trang sử dụng công chức
cấp xã huyện Dương Minh Châu thể hiện qua các nội dung như sau:
2.2.1 Về bố trí, phân công công tác đối với công chức cấp xã
Qua kết quả khảo sát thực tế đa số công chức cấp xã đều có
thâm niên công tác từ 5 năm trở lên; 29/125 công chức có ngành
nghề đào tạo không phù hợp theo Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND
ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về
việc quy định trình độ chuyên môn, các chuyên ngành đối với các
chức danh công chức cấp xã, chiếm t lệ 23,2%.
Quá trình công tác, công chức cấp xã được bố trí, phân công
công việc qua nhiều lĩnh vực và nhiều loại công việc. Công chức
ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chính của chức danh còn thực hiện các
nhiệm vụ kiêm nhiệm.
Kết quả khảo sát công chức được kiểm chứng qua thông tin
khảo sát đối với lãnh đạo, quản lý cấp xã trên địa bàn huyện. Đa số
cán bộ lãnh đạo, quản lý đều hài lòng với năng lực làm việc của công
chức, công tác bố trí, phân công công việc đúng với chuyên môn,
năng lực, sở trường của công chức. Tuy nhiên, vẫn còn t lệ công
chức không được bố trí theo đúng chuyên môn là 35%, tương đương
21/60 ý kiến; cũng 35% ý kiến cho rằng công chức cấp xã chưa phát
huy hết sở trường công tác và có 25/60 ý kiến, chiếm t lệ 41,7% cho
rằng muốn bố trí, sắp xếp lại đội ngũ công chức cấp xã.
2.2.2 Về điều động, tiếp nhận công chức cấp xã
Điều động, tiếp nhận công chức cấp xã trên thực tế bao gồm
các hoạt động điều động công chức, chuyển đổi lĩnh vực công tác,
định kỳ chuyển đổi vị trí các chức danh công chức trong danh mục
quy định của nhà nước.
Huyện Dương Minh Châu thực hiện điều động công chức cấp
xã dựa trên cơ sở nguyện vọng của công chức và nhu cầu của nơi tiếp
nhận. Từ năm 2013 đến nay chỉ có 03 công chức cấp xã nào được
điều động theo dạng này, chủ yếu là để đảm bảo hoạt động của chính
quyền cấp xã được thuận lợi.
Huyện Dương Minh Châu thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí
công tác đối với hai chức danh là Địa chính - nông nghiệp - xây dựng
- môi trường và Tài chính - kế toán, hình thức chuyển đổi là từ xã
này sang xã khác trong địa bàn huyện. Giai đoạn 2013-2015, trên địa
bàn huyện thực hiện chuyển đổi 06 trường hợp. Từ năm 2015 đến
năm 2017 thực hiện chuyển đổi 14 trường hợp. Số lượng công chức
cấp xã thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trên thực tế đạt
30% so với kế hoạch đề ra.
2.2.3 Về đánh giá sử dụng công chức cấp xã
Qua tìm hiểu và thu thập thông tin, huyện Dương Minh Châu
chưa có tài liệu đề cập đến đánh giá sử dụng công chức cấp xã hoàn
chỉnh. Cơ quan quản lý và cơ quan trực tiếp sử dụng công chức chưa
thực hiện đánh giá việc bố trí, phân công công tác và điều động,
chuyển đổi vị trí công tác của công chức cấp xã có phù hợp hay
không? Sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện có giúp cho
công chức phát huy hết năng lực, sở trường trong công tác không? Sử
dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện có hiệu quả hay không?
Do chưa có tài liệu chính thức về thực trạng đánh giá sử
dụng công chức cấp xã, luận văn tiến hành khảo sát sự hài lòng của
lãnh đạo và công chức đối với việc bố trí, phân công công việc kết
họp một số nội dung để từ đó có được những đánh giá cơ bản về sử
dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện.
Sự hài lòng của lãnh đạo và công chức đối với việc bố trí,
phân công công việc,. Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại công chức
cấp xã hàng năm. Khảo sát mức độ hài lòng của lãnh đạo về năng
lực làm việc của công chức cấp xã.
2.2.4 Về các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng công chức
xã
- Tư duy, nhận thức, tầm nhìn của lãnh đạo cơ quan sử dụng
công chức
Qua khảo sát thực tế cho thấy nhận thức của lãnh đạo, quản lý
cấp xã trên địa bàn huyện Dương Minh Châu đối với sử dụng công
chức cấp xã là không cao. Thực hiện điều tra tìm hiểu các nội dung
sử dụng công chức cấp xã trên 60 lãnh đạo, quản lý nhưng ý kiến
đúng cao nhất (theo thống kê) không quá 60%, thậm chí có một số ý
kiến sai.
- Hệ thống các quy định của pháp luật
Hệ thống văn bản pháp luật tạo thể chế và cơ chế cho sử dụng
công chức cấp xã còn thiếu và chưa hoàn thiện. Cụ thể là các quy
định như (1) quy định quyền và nghĩa vụ của công chức cấp xã; Tiêu
chuẩn công chức cấp xã; Nhiệm vụ của công chức cấp xã; (2) quy
định về chủ thể quản lý, sử dụng công chức cấp xã kèm theo quyền
hạn và trách nhiệm đối với các chủ thể; Phân cấp quản lý, sử dụng
công chức cấp xã; (3) quy định về tuyển dụng, bố trí, phân công công
tác, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp xã;
(4) quy định về đánh giá sử dụng công chức cấp xã; (5) quy định về
đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã; (6) quy định về chế độ, chính
sách cho công chức cấp xã.
- Lập quy hoạch, kế hoạch công chức cấp xã
UBND huyện Dương Minh Châu đã làm tốt công tác quy
hoạch công chức cấp xã theo từng giai đoạn, từng năm cụ thể để chủ
động tạo nguồn công chức.Tuy nhiên, quy hoạch, kế hoạch công
chức cấp xã không được thể hiện ở một văn bản nhất định mà được
lồng ghép vào các loại quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân
lực chung cho toàn huyện. Điều này làm cho chính quyền cấp xã khó
nhìn được bức tranh tổng thể quy hoạch, kế hoạch công chức để chủ
động có biện pháp triển khai thực hiện thống nhất, hiệu quả, lúc nào
cũng bị động "chờ" cấp trên.
- Công tác tuyển dụng công chức cấp xã
Quy trình tuyển dụng cụ thể như sau: Ủy ban nhân dân huyện
ban hành kế hoạch tổ chức thi tuyển công chức cấp xã; Thông báo
tuyển dụng công chức cấp xã, đồng thời đăng tải trực tuyến nhu cầu
tuyển dụng công chức cấp xã trên Cổng thông tin điện tử huyện (tại
địa chỉ: duongminhchau.tayninh.gov.vn; niêm yết chỉ tiêu, danh sách
các chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng tại trụ sở cơ quan
Phòng Nội vụ huyện và Văn phòng HĐND - UBND huyện; đăng
thông tin tuyển dụng trên 03 số báo liên tiếp của Báo Tây Ninh theo
quy định, phối hợp Đài Truyền thanh huyện phát thanh thông tin
tuyển dụng công chức cấp xã trong 10ngày; đề nghị Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các xã, thị trấn chỉ đạo Trạm truyền thanh xã, thị trấn thông
báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin về tổ chức thi tuyển công
chức cấp xã; niêm yết chỉ tiêu, danh sách các chức danh công chức
cấp xã cần tuyển dụng tại trụ sở Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn để
thí sinh biết và đăng ký dự thi.
Về hình thức, được tiến hành theo hình thức thi viết và trắc
nghiệm trên giấy. Về nội dung thi bao gồm 3 môn: Tin học, kiến thức
chung, kiến thức chuyên ngành cho từng vị trí chức danh.
Tuyển dụng công chức cấp xã dựa trên kết quả thi được tính từ
cao xuống thấp, các thí sinh có điểm số từ 5 điểm trở lên ở tất cả các
môn thi được xét theo t lệ cạnh tranh đối với vị trí chức danh mình
đăng ký dự tuyển.
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã
UBND huyện Dương Minh Châu đã ban hành nhiều văn bản
để tạo cơ sở pháp lý cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức trên địa bàn huyện nói chung và công chức cấp xã nói riêng.
Nhìn chung, về hình thức, hệ thống văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp
lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện
Dương Minh Châu tương đối đầy đủ. Về nội dung, đào tạo, bồi
dưỡng công chức cấp xã được triển khai một số chương trình sau:
Đào tạo lý luận chính trị; Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; Bồi dưỡng
kiến thức quản lý nhà nước; Bồi dưỡng vị trí việc làm các chức danh
công chức cấp xã theo chương trình của Bộ Nội vụ (Đề án 1956,
1961); Bồi dưỡng theo tiêu chí nông thôn mới cho cấp xã; Bồi dưỡng
bắt buộc tối thiểu hàng năm; Bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng
công tác.
Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Dương Minh
Châu mặc dù được thực hiện với nhiều hình thức như cá nhân công
chức tự đào tạo, cơ quan cử đi học và đi học theo chính sách thu hút
nhân tài của tỉnh nhưng trong đó cơ quan nhà nước vẫn giữ vai trò
chính.
- Thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với công chức cấp xã
Công chức cấp xã trên địa bàn huyện Dương Minh Châu được
hưởng các chế độ chính sách gồm: Chế độ tiền lương, Chế độ phụ
cấp lương: Phụ cấp thâm niên vượt khung, Phụ cấp kiêm nhiệm chức
danh, Phụ cấp lương khác, Phụ cấp thu hút nhân tài; Chế độ phúc lợi
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ; Chế độ đào tạo, bồi dưỡng; Chế độ
khác theo Luật lao động; Các yếu tố khác.
Công chức cấp xã trên địa bàn huyện Dương Minh Châu có
đa số công tác ngoài nơi cư trú.
Có 30,77% công chức chuyển công tác cho rằng không phù
hợp với lĩnh vực công tác do ngành nghề đào tạo không đúng quy
định của UBND tỉnh Tây Ninh.
2.3 Đánh giá về sử dụng công chức cấp xã huyện Dƣơng
Minh Châu.
2.3.1 Những kết quả đạt được
Từ năm 2011 đến năm 2017, sử dụng công chức cấp xã của
huyện Dương Minh Châu từng bước được hoàn thiện, thể hiện ở một
số mặt nội dung như sau:
Thứ nhất, sử dụng công chức cấp xã được lãnh đạo huyện và
các xã rất quan tâm, xem đây là công tác trọng yếu cần phải làm tốt
để có thể khai thác được tối đa nguồn nhân lực phục vụ cho việc xây
dựng, kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân huyện đã thực hiện tốt triển khai và
tổ chức thực hiện các văn bản của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh
Tây Ninh liên quan đến sử dụng công chức cấp xã trên địa bàn
huyện.
Thứ ba, đội ngũ công chức cấp xã của huyện Dương Minh
Châu đa phần đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phù hợp
với vị trí việc làm theo quy định. Bước đầu bố trí các chức danh công
chức phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo; đa số công
chức đều cho rằng công việc được giao phù hợp với sở trường, năng
lực công tác và hài lòng với công việc hiện tại.
Thứ tƣ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nhận thức
rõ trách nhiệm trong việc lên kế hoạch, triển khai quán triệt những
văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện về định kỳ chuyển đổi vị
trí công tác đến từng công chức biết và nghiêm túc thực hiện kế
hoạch đề ra đúng theo quy định.
Thứ năm, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức nói chung và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp
xã nói riêng được xây dựng có thể nói là đầy đủ. Bao gồm: kế hoạch
chiến lược các giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 đến các loại kế
hoạch hàng năm.
Thứ sáu, kể từ khi các văn bản của Trung ương quy định về số
lượng, chế độ và chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức cấp
xã được cải cách từ hưởng sinh hoạt phí đến xếp lương ngạch, bậc
theo trình độ đào tạo, hưởng phụ cấp chức vụ, công vụ, được tham
gia đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế thì chế độ, chính sách
công chức cấp xã, ngày càng được quan tâm hơn.
Thứ bảy, bên cạnh chế độ, chính sách cho công chức cấp xã,
Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành các văn bản triển khai thực
hiệncác quy định về đánh giá, khen thưởng, k luật đối với cán bộ,
công chức, viên chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng.
2.3.2 Những hạn chế
- Về bố trí, phân công công việc đối với công chức cấp xã
Vẫn còn tình trạng bố trí công chức chưa đúng với chuyên
môn đào tạo, 08 trường hợp (theo thực tế khảo sát), chiếm t lệ
5,9%. Đối với các nhiệm vụ phân công bằng văn bản, công chức
được hưởng chế độ kiêm nhiệm, có những nhiệm vụ không chính
thức, không phân công bằng văn bảng, phải "choàng" việc của người
khác thì không được hưởng chế độ. Những công chức có năng lực
thường được phân công nhiều nhiệm vụ không tên, điều này gây ra
tình trạng quá tải công việc của một số công chức, làm cho công
chức không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Về điều động và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Một bộ phận công chức nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng
và ý nghĩa của việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định
của Chính phủ; một số trường hợp còn ngại khó, nên thích nghi chậm
với sự thay đổi môi trường công tác mới làm ảnh hưởng đến quá
trình, tiến độ thực hiện kế hoạch. Kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí
công tác năm 2017, huyện chỉ thực hiện chuyển đổi được 06/22 công
chức cấp xã, chiếm t lệ 27%.
- Về đánh giá sử dụng công chức cấp xã
Cơ quan quản lý và cơ quan sử dụng công chức cấp xã chưa
thật sự quan tâm đến đánh giá sử dụng công chức cấp xã. Các thông
tin để kiểm chứng cho hiệu quả sử dụng công chức chưa phản ánh
chính xác thực tế.
- Về công tác lập quy hoạch, kế hoạch công chức cấp xã
Mặc dù công tác lập quy hoạch, kế hoạch công chức cấp xã
được Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện quan tâm chỉ đạo và ban
hành thành văn bản pháp lý để thực hiện trên địa bàn huyện, tuy
nhiên quy hoạch, kế hoạch công chức cấp xã thường được xây dựng
lồng ghép chung với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên toàn
huyện, chưa có quy hoạch, kế hoạch riêng cho công chức cấp xã.
Công tác quy hoạch mới chỉ quan tâm các chức danh cán bộ lãnh
đạo, quản lý chủ chốt chưa chú ý đến các chức danh khác và đội ngũ
công chức làm công tác chuyên môn.
- Về đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã
Trình độ chuyên môn của công chức cấp xã huyện Dương
Minh Châu cơ bản đảm bảo nhưng vẫn còn thấp so với kế hoạch đề
ra, vẫn còn một bộ phận công chức chưa đạt chuẩn về chuyên môn,
số người có trình độ đại học còn ít, một số lượng lớn công chức
(102/135 người) chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, số
lượng công chức được bồi dưỡng theo vị trí chức danh của Đề án
1956 hàng năm tuy có đạt kế hoạch đề ra, nhưng những thay đổi vị trí
công tác và biến động công chức làm cho công tác bồi dưỡng không
kịp thời. Đặc biệt, một số đơn vị xã cử một người bồi dưỡng theo vị
trí chức danh nhiều lần do chức danh còn lại không sắp xếp công việc
để đi được.
- Về chế độ chính sách đối với công chức cấp xã
Các chế độ tiền lương và phụ cấp của công chức cấp xã, cũng
như những ưu đãi công chức được hưởng đã được Ủy ban nhân dân
huyện chỉ đạo thực hiện tốt nhưng nhìn chung thu nhập từ lương của
công chức cấp xã còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống cho
công chức. Hiện có khoảng 57,6% công chức cấp xã trên địa bàn
huyện Dương Minh Châu là người ngoài xã, điều kiện đi lại khó
khăn, chi phí ăn ở, nghỉ ngơi, lưu trú..rất tốn kém, thu nhập từ lương
không đủ trang trải. Việc hỗ trợ kinh phí đối với các trường hợp công
chức cấp xã tự đào tạo vẫn chưa được cấp thẩm quyền giải quyết.
2.3.3 Nguyên nhân
Một là, do nhận thức của lãnh đạo, quản lý cấp xã về sử dụng
công chức còn chưa đầy đủ; Hai là, quy định trong các văn bản pháp
luật còn nhiều bất cập; Ba là, công tác tuyển dụng công chức cấp xã
thời gian qua chưa hiệu quả; Bốn là, do đặc thù nhiệm vụ của các vị
trí chức danh công chức cấp xã khá chuyên biệt. Năm là, do tiền
lương và các chế độ đãi ngộ còn thấp.
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
SỬ DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
CỦA HUYỆN DƢƠNG MINH CHÂU TỈNH TÂY NINH
3.1 Định hƣớng sử dụng công chức cấp xã huyện Dƣơng
Minh Châu tỉnh Tây Ninh
3.1.1 Định hướng của Trung ương
Nghị quyết số 17-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa X (gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 5
khóa X); Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị
(khóa XI) về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức gắn với Nghị quyết Trung ương 5 khóa X; Kết luận
Hội nghị Trung ương 9 khóa X (Kết luận số 37-KL/TW ngày
02/02/2009 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay
đến năm 2020); Kết luận Hội nghị Trung ương 7 khóa XI (Kết luận
số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ
thống chính trị từ trung ương đến cơ sở).
3.2.2 Định hướng của tỉnh Tây Ninh
Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2011
về phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh giai đoạn
2011-2020; Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND ngày 23/11/2010 của
UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở xã,
phường, thị trấn giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
3.3.3 Định hướng của huyện Dương Minh Châu
Chương trình hành động số 27-CT/HU của Huyện ủy thực hiện
Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng (Khóa XI) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện
hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”.
Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 04/10/2011 đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên
trách xã giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ huyện Dương Minh Châu lần thứ XI; Quyết
định 3418/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2016 của UBND huyện
Dương Minh Châu ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI về phát triển nguồn
nhân lực giai đoạn 2016-2020; Quyết định 3419/QĐ-UBND ngày 13
tháng 10 năm 2016 của UBND huyện Dương Minh Châu ban hành
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng
bộ huyện lần thứ XI về cải cách hành chính huyện giai đoạn 2016-
2020.
3.2 Giải pháp hoàn thiện sử dụng công chức cấp xã huyện
Dƣơng Minh Châu tỉnh Tây Ninh
3.2.1 Nhóm các giải pháp chính
- Giải pháp 1: Bố trí, sắp xếp lại các chức danh công chức
phù hợp với chuyên môn và năng lực, sở trường công tác
Huyện Dương Minh Châu cần phải mạnh dạn thực hiện bố trí,
sắp xếp lại các chức danh công chức phù hợp với chuyên môn và
năng lực, sở trường công tác của công chức.
Về cách thức thực hiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
sẽ cho chủ trương, chính sách, cơ chế thực hiện trên cơ sở quy định
của pháp luật và sự chủ động theo thẩm quyền được phân cấp, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện theo thẩm quyền và
theo tình hình thực tế mỗi xã, thị trấn.
Về nội dung, bố trí, sắp xếp lại các chức danh công chức theo
hướng sau:
Một là, xây dựng cơ chế kiểm tra, sát hạch định kỳ đối với
công chức cấp xã để làm cơ sở rà soát lại toàn bộ công chức.
Hai là, trước mắt đối với các chức danh được bố trí 2 người
nhưng khối lượng công việc ít thì cần phân công kiêm nhiệm thêm
công việc phù hợp khác để đảm bảo thời gian và hiệu suất làm việc
cao hơn. Từng bước cơ cấu lại việc sử dụng đội ngũ cán bộ và công
chức cấp xã để đến năm 2021, mỗi xã, phường, thị trấn giảm ít nhất
10% biên chế cán bộ, công chức được giao.
Ba là, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã gắn
với tinh giản biên chế.
- Giải pháp 2: Thực hiện điều động và định kỳ chuyển đổi vị
trí công tác đối với công chức cấp xã một cách hợp lý
Để thực hiện điều động và định kỳ chuyển đổi công tác hợp lý:
(1) Cơ quan quản lý (Ủy ban nhân dân huyện) cần ban hành kế
hoạch điều động và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_su_dung_cong_chuc_cap_xa_tren_dia_ban_huyen.pdf