Do trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận huyện chưa ngang tầm với
nhiệm vụ, tính chuyên sâu không cao. Năng lực nhìn nhận, phân tích vấn đề, đánh giá và
kết luận trong quá trình góp ý, kiến nghị với Đảng, Nhà nước còn có mặt bất cập. Việc
tham gia xây dựng, phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho người dân đòi hỏi phải có sự hiểu
biết về pháp luật, nhưng đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận huyện còn hạn chế về mặt
này, dẫn đến các cuộc tổ chức lấy ý kiến nhân dân chưa được sâu rộng, việc tập hợp ý kiến
nhân dân để phản ánh với cấp trên và với cơ quan có thẩm quyền của Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc huyện là còn yếu và chưa kịp thời, tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của cán bộ
làm công tác Mặt trận chưa được phát huy đúng mức, do đó đã hạn chế tác dụng và hiệu
quả hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Sự tham gia quản lý nhà nước của ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp luật, tạo ra tập quán pháp luật trong đời sống xã hội là một yếu tố khách quan, tạo
thành sức mạnh to lớn trong việc tham gia xây dựng và củng cố chính quyền.
- Sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương: Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh đến vấn
đề ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, vận dụng tối đa những điều kiện sẵn có, những điều kiện của thế giới ngày nay mà
nổi bật là những thành tựu mới của khoa học và công nghệ trong quá trình phát triển
kinh tế đất nước, huy động mọi nguồn lực..., trong đó nguồn lực con người là quan trọng
và quyết định nhất. Do vậy sự tham gia quản lý nhà nước của Mặt trận Tổ quốc phải
không ngừng được củng cố, trưởng thành và vững mạnh toàn diện, đủ sức lãnh đạo, tổ
chức thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tiểu kết chương 1
Trong chương này đề tài đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về sự tham gia vào
quản lý nhà nước của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cụ thể đã đưa ra các khái niệm cơ
bản như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nội dung tham gia quản lý nhà nước của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia quản lý nhà nước
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THAM GIA VÀO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA
ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM HUYỆN PHÚ HÒA,
TỈNH PHÚ YÊN
2.1. Khái quát chung về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phú Hòa,
tỉnh Phú Yên
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
- Chức năng tham mưu, giúp việc cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; là cơ quan
chuyên môn, nghiệp vụ về công tác Mặt trận theo quy định của Luật Mặt trận và Điều lệ
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương.
- Nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát; giúp Ban Thường
trực và Thủ trưởng cơ quan quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Ban Thường trực và Thủ trưởng cơ quan giao.
11
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
Gồm 54 uỷ viên do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ XII hiệp
thương cử ra. Họp thường kỳ mỗi năm 02 lần, họp bất thường khi cần thiết. Ban Thường
trực có 04 vị, do Hội nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện khoá XII hiệp
thương cử ra trong số uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, gồm có Chủ
tịch, 02 Phó Chủ tịch và Uỷ viên Thường trực.
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Hòa.
Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy Phú Hòa
2.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất, môi trường làm việc của cán bộ, công chức
- Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện gồm 04 phòng làm việc
trong đó 01 phòng kiêm phòng tiếp công dân.
- Phòng làm việc của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch: đều được đảm bảo điều kiện
cơ sở vật chất như bàn, ghế, máy vi tính.
- Văn phòng và kế toán chung phòng, được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ như
bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính, riêng máy phôtôcoppy dùng chung cho tất cả các cơ
quan có mặt tại trụ sở.
- Phụ trách Dân chủ - Pháp luật được bố trí chung phòng làm việc với 01 đồng chí
Phó chủ tịch.
2.2. Tham gia quản lý nhà nước của Mặt trận Tổ quốc huyện Phú Hòa, tỉnh
Phú Yên
CHỦ TỊCH
Phụ trách chung
PHÓ CHỦ TỊCH
THƯỜNG TRỰC
Phụ trách Phong trào và
công tác thi đua, khen
thưởng
PHÓ CHỦ
TỊCH
Phụ trách Giám
sát và phản biện
xã hội
ỦY VIÊN THƯỜNG
TRỰC
Phụ trách
Tổng hợp
Phụ trách
Văn thư -
Lưu trữ
Phụ trách
Công vụ
Phụ trách
Dân tộc –
Tôn giáo
Phụ
trách các
cuộc vận
động
CHUYÊN VIÊN
Phụ trách dân chủ
pháp luật
CHUYÊN VIÊN
Phụ trách kế toán
12
2.2.1. Mặt trận Tổ quốc huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên tham gia công tác bầu cử
2.2.1.1 Về công tác hiệp thương, lựa chọn giới thiệu những người ứng cử đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
Căn cứ quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp, các quy định hướng dẫn của Đảng và Nhà nước, Ban Thường trực Uỷ
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện tiến hành các công việc cho cuộc bầu cử như: tổ
chức hội nghị triển khai công tác bầu cử, in ấn tài liệu, xây dựng kế hoạch, lịch trình cụ
thể để thực hiện bầu cử, tham gia thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử, tổ chức Hội
nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận cơ cấu, thành phần, số lượng được giới thiệu
tham gia ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đảm bảo theo
đúng qui định.
Trên cơ sở hướng dẫn của Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
huyện các cơ quan, đơn vị có người được thông báo ứng cử đã triển khai các cuộc họp
và lập hồ sơ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021. Căn cứ
vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 7 Luật Tổ chức
chính quyền địa phương và kết quả từ các cơ quan, đơn vị giới thiệu người ứng cử, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam huyện tiến hành các hoạt động theo một trình tự chặt chẽ để hiệp
thương lần hai nhằm lựa chọn, thống nhất lập danh sách sơ bộ người ứng cử, đúng theo
cơ cấu thành phần và cơ cấu hợp lý như quy định và cuối cùng là hiệp thương lần ba để
giới thiệu danh sách chính thức những người ứng cử ở tất cả đơn vị bầu cử trong cả
huyện (số lượng người ứng cử ở mỗi đơn vị bầu cử đều nhiều hơn số đại biểu được bầu
theo quy định). Kết quả bầu cử được 02 đại biểu quốc hội, 06 đại biểu hội đồng nhân
dân cấp tỉnh, 32 đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện, 248 đại biểu hội đồng nhân dân
cấp xã đều đảm bảo cơ cấu, thành phần và tiêu chuẩn đại biểu hội đồng nhân dân.
2.2.1.2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phú Hòa phối hợp với các cơ quan
chức năng tổ chức các hội nghị cử tri nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với
những người ứng cử
Trong công tác này, Mặt trận Tổ quốc huyện Phú Hòa hướng dẫn Ban Thường
trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, thị trấn chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân
dân tổ chức Hội nghị cử tri ở 41 thôn, buôn, khu phố để lấy ý kiến nhận xét đối với
người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cư trú thường xuyên tại địa phương; Tại các
hội nghị, các ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú với người
ứng cử đều được phản ánh đầy đủ và xem xét thận trọng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
huyện Phú Hòa đã cương quyết loại bỏ 01 trường hợp không được nhân dân tín nhiệm
(chỉ đạt 23%), không đủ tiêu chuẩn ra khỏi danh sách hiệp thương.
Hầu hết số người được giới thiệu ứng cử và đại diện ban lãnh đạo các cơ quan, tổ
chức, đơn vị có người ứng cử đã đến dự hội nghị cử tri nơi cư trú, tham gia phát biểu,
giải trình những vấn đề liên quan đến người ứng cử mà cử tri nêu lên.
Tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
13
dân nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện phối hợp
chặt chẽ với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, xã, thị trấn tổ
chức chu đáo 77 buổi Hội nghị tiếp xúc cử tri ở 9 xã, thị trấn để những người ứng cử đại
biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện nhiệm kỳ 2016 –
2021 gặp gỡ cử tri thực hiện quyền vận động bầu cử, có 4.255 lượt cử tri tham gia, có
359 ý kiến cử tri phát biểu. Qua các buổi hội nghị tiếp xúc cử tri, các ý kiến của cử tri đề
đạt trước Hội nghị cũng được những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021 trả lời tiếp thu, ghi nhận được cử
tri thỏa mãn.
Công tác vận động, tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc đã góp phần làm cho
người dân nắm rõ Luật Bầu cử, ý thức hơn về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của
mình đối với công tác bầu cử. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phú Hòa đã thực hiện
tốt trách nhiệm của mình trong cuộc bầu cử theo quy định của pháp luật. Qua đó khẳng
định được vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc trong việc tham gia xây dựng và
củng cố chính quyền nhân dân, góp phần tích cực vào việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
2.2.2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phú Hòa tham gia giới thiệu Hội thẩm
nhân dân
Với vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được trao quyền tham gia
xây dựng Nhà nước; trong đó có quyền được tham gia tuyển chọn Thẩm phán, Kiểm sát
viên và giới thiệu Hội thẩm nhân dân. Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện
Phú Hòa đã chủ động bàn bạc với lãnh đạo Toà án nhân dân cùng cấp về nhân sự của
Hội thẩm nhân dân, hầu hết là có sự thống nhất cao giữa hai bên về danh sách Hội thẩm
nhân dân kể cả số giới thiệu mới và số tái nhiệm. Không có trường hợp cần phải đưa ra
hội nghị hiệp thương của Mặt trận Tổ quốc để cân nhắc quyết định.
2.2.3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phú Hòa trong công tác xây dựng
pháp luật
Trong việc tham gia thực hiện pháp luật, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phú
Hòa, tỉnh Phú Yên đã triển khai thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày
20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Nghị quyết liên tịch số 09/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam về hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của
Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhìn chung đã có những tác động
tích cực, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Việc thành lập và hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng ở xã, thị
trấn được thực hiện theo quy định. Hiện nay, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng đã
được thành lập ở 9/9 xã, thị trấn, với 73 thành viên, có 9/9 Ban giám sát đầu tư của cộng
đồng do Ban Thanh tra nhân dân kiêm nhiệm. Trong 5 năm, đã giám sát được 225/274
14
công trình, chiếm tỷ lệ 82%.
- Đối với các Ban Thanh tra nhân dân ở xã, thị trấn luôn phát huy được hiệu quả
công tác theo chức năng, nhiệm vụ được quy định. Hiện nay, toàn huyện đã có 9/9 Ban
Thanh tra nhân dân xã, thị trấn, với 73 thành viên. Trong 5 năm đã tổ chức giám sát 366
cuộc.
- Công tác giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Ban Thường trực Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã tiếp 06 lượt công dân đến trình bày những bức
xúc, kiến nghị và gửi đơn thư khiếu nại tố cáo, đã tiếp nhận 19 đơn, đã chuyển đến các
cơ quan chức năng 18 đơn (đã có kết quả giải quyết, trả lời 18 đơn); lưu 01 đơn.
- Trong việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào: Tiếp tục đẩy mạnh
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” nay là
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và vận
động “Quỹ vì người nghèo”; đẩy mạnh việc lồng ghép chương trình xây dựng nông thôn
mới, đô thị văn minh, phong trào phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, mại dâm,
đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.
- Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phú Hòa tham gia xây dựng chính
sách, pháp luật dưới các hình thức sau đây:
+ Khi Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận và các tổ
chức thành viên của Mặt trận, quyền, lợi ích của nhân dân ở địa phương thì cơ quan chủ
trì soạn thảo gửi dự thảo để Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và
các tổ chức thành viên của Mặt trận có liên quan tham gia ý kiến.
+ Tổ chức các hội nghị nhân dân hoặc đại diện các gia đình trên từng địa bàn dân
cư, tổ chức hội nghị những người tiêu biểu trong các dân tộc, các tôn giáo để lấy ý kiến
đóng góp vào các dự thảo luật.
+ Cùng Thường trực Hội đồng nhân dân huyện thống nhất đánh giá tình hình hoạt
động của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, thống nhất hình
thức khen thưởng những đại biểu có thành tích xuất sắc, đưa ra hội nghị cử tri để cử tri
bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không đáp ứng
các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm
của nhân dân.
+ Chủ trì hoặc đồng chủ trì trong việc tổ chức giám sát hoạt động của các cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước theo kế hoạch được xây dựng hàng năm. Giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo
phức tạp, kéo dài theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân huyện và các tổ chức thành viên tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào
các văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện, văn bản pháp quy của chính quyền địa phương trên
15
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại có liên quan mật
thiết đến quyền và nghĩa vụ công dân, đến các tầng lớp xã hội do Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc trực tiếp vận động và quyền tham gia xây dựng pháp luật của Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc huyện được thực hiện theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện.
2.2.4. Tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Uỷ ban nhân dân
Trong công tác này, Ban Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Phú Hòa
phối hợp trong tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến,
kiến nghị của cử tri. Định kỳ trước và sau kỳ họp Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện phối hợp xây dựng, thực hiện kế hoạch tổ chức Hội
nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu (Mỗi năm tổ chức định kỳ 108 cuộc hội nghị tiếp xúc
giữa đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh, huyện, xã thị trấn với cử tri).
Gắn liền với tổ chức tiếp xúc cử tri là công tác tiếp thu, tổng hợp ý kiến, phản ánh,
kiến nghị, của cử tri; chọn lọc, đề xuất với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Đây là
khâu quan trọng của chuỗi hoạt động tiếp xúc, tiếp thu ý kiến cử tri.
Tại mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện, trong phiên khai mạc Ban Thường trực
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện có phát biểu “Thông báo công tác Mặt trận tham gia
xây dựng chính quyền”. Vì vậy, nội dung thông báo xây dựng chính quyền, những kiến
nghị, phản ảnh được trình bày tại kỳ họp Hội đồng nhân dân có thể được xem là ý kiến,
nguyện vọng tâm huyết, trách nhiệm của đại đa số các tầng lớp nhân dân trong huyện.
2.2.5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phú Hòa trong công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí
Tổ chức 120 đợt tuyên truyền, phổ biến quan điểm và các giải pháp thực hiện nghị
quyết cho 31.300 lượt người, trong đó có 112 cán bộ, công chức và 8.230 người dân; mở
9 tủ sách pháp luật trong đó có Luật phòng, chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí tại 9 xã, thị trấn để người dân nghiên cứu. Hàng năm Mặt trận Tổ quốc
huyện phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện mở lớp tập huấn cho Thường
trực Mặt trận Tổ quốc xã, thị trấn, Trưởng ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư, trưởng
Ban Thanh tra nhân dân và trưởng Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng về nâng cao năng
lực tham gia phòng chống tham nhũng cho các tổ chức xã hội và người dân, nâng cao
kiến thức về phòng chống tham nhũng phục vụ công tác giám sát, thanh tra nhân dân.
Tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật theo chương trình
xây dựng luật của Quốc hội; tham gia xây dựng chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên
các lĩnh vực, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và tích cực phòng ngừa tham nhũng.
Ngoài nhiệm vụ tham gia triển khai Luật Luật phòng, chống tham nhũng, luật
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua tuyên truyền, Mặt trận Tổ quốc huyện
Phú Hòa còn phối hợp với Phòng Thanh tra thực hiện 11 cuộc thanh tra việc chấp hành
pháp luật về phòng chống tham nhũng tại 9 xã, thị trấn và một số đơn vị trên địa bàn về
việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc quản lý, sử dụng
16
vốn ngân sách nhà nước. Qua công tác kiểm tra, thanh tra đã yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền xử lý kỷ luật 03 tổ chức Đảng (02 khiển trách, 01 cảnh cáo, 81 cán bộ, đảng viên
vi phạm, thu hồi 1,057 tỷ đồng, 1.225 ha đất lâm nghiệp, 7.352 kg lúa, xử phạt vi phạm
hành chính 550 triệu đồng, xử lý hình sự 8 vụ)
Qua đó có thể thấy công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng
chưa đồng đều, thường xuyên, liên tục và thiếu chiều sâu. Việc tuyên truyền, giáo dục
mới chủ yếu chỉ tập trung vào đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức. Nội dung, hình
thức tuyên truyền chưa thật sự phong phú, đa dạng, phù hợp; còn mang tính hình thức,
thiếu tính quyết tâm.
2.2.6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phú Hòa tham gia góp ý, kiến nghị
với nhà nước
Sự góp ý và kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc huyện Phú Hòa góp phần làm giảm
thiểu những thiếu sót, sơ hở trong xây dựng, ban hành các văn bản luật, pháp lệnh; góp
phần đảm bảo tính khả thi, làm cho các quy phạm hợp với thực tiễn đời sống xã hội,
đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân
Định kỳ mỗi quý, trên cơ sở các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc huyện đều có văn bản kiến nghị lên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh để có văn bản kiến nghị cấp có thẩm quyền nhằm đưa vào chương trình xây
dựng pháp luật các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc đối với chính quyền cơ sở; những vấn đề của
dân chủ, xây dựng và củng cố chính quyền; về bộ máy tổ chức nhà nước ...
Một trong những nội dung quan trọng trong việc tham gia góp ý, kiến nghị với
nhà nước đó là việc tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền
với nhân dân, đã có 100% xã, thị trấn tổ chức đối thoại. Người dân được bày tỏ tâm tư,
nguyện vọng, phản ảnh, kiến nghị với thái độ tích cực, góp ý với tinh thần thẳng thắn, có
trách nhiệm.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Kết quả đạt được
Một là, trong công tác tham gia bầu cử: đã tập trung giải thích các văn bản lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân 2015, Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác về bầu cử đến cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân. Qua đó, người dân nắm được các quyền ứng cử và bầu cử
của công dân, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong công tác bầu cử; các hoạt động
trong quá trình tiếp xúc cử tri; các quy định về trình tự, thể thức bầu cử, nêu cao tinh
thần trách nhiệm, lựa chọn những người đủ đức, tài bầu vào cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất.
Cử đoàn giám sát, kiểm tra công tác bầu cử của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam huyện. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện cùng với
17
Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện đã ký và ban hành Quy
chế phối hợp công tác nhiệm kỳ 2016- 2021.
Hai là, trong công tác tham gia giới thiệu Hội thẩm nhân dân: Phối hợp thống nhất
giữa lãnh đạo Tòa án nhân dân huyện và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
huyện về cơ cấu, thành phần, số lượng nhân sự giới thiệu Hội đồng nhân dân huyện bầu
Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện nhiệm kỳ 2016-2021, gồm 19 vị; phối hợp Tòa án nhân
dân huyện bầu trưởng, phó đoàn Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện nhiệm kỳ 2016-2021.
Ba là, trong công tác tham gia xây dựng pháp luật: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam từ huyện đến xã, thị trấn đã tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia
góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời
tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các
cơ quan có liên quan.
Công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư,
tiếp tục được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện triển khai ngày càng sâu rộng,
xây dựng mô hình điểm tại 41/41 khu dân cư; đồng thời triển khai thực hiện một số đề
án, chương trình như: tuyên truyền về phòng chống tội phạm tại 9 xã, thị trấn; về phòng
chống ma túy tại 41 khu dân cư; vận động toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn
giao thông tại 9 xã; vận động nhân rộng mô hình khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường
tại 41 khu dân cư và tổ chức míttinh ngày Môi trường thế giới (5/6) hàng năm tại 17/41
khu dân cư trong huyện.
Bốn là, trong việc tham dự các kỳ họp HĐND, phiên họp UBND: Tại mỗi kỳ họp
Hội đồng nhân dân huyện, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện có thông
báo công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền, đã có 8 ý kiến, kiến nghị với Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, nội dung kiến nghị tập trung đề cập về an sinh xã
hội; về đời sống kinh tế - xã hội; những kiến nghị trên hầu hết đều được Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân huyện tiếp thu xử lý giải quyết trong những thời gian nhất định.
- Thực hiện quy chế phối hợp, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam huyện đã tổ chức cho đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện
tiếp xúc cử tri theo quy định.
Năm là, trong công tác tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí: phối hợp
Phòng Thanh tra huyện tham gia các đợt kiểm tra, giám sát rà soát, bổ sung quy chế làm
việc, quy chế chi tiêu nội bộ, bảo đảm công khai minh bạch các hoạt động của cơ quan,
đơn vị gắn với cải cách thủ tục hành chính; thường xuyên tuyên truyền trong các ủy viên
của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII)
về tăng cường xây dựng chỉnh đốn đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội
bộ; thực hiện nghiêm Chỉ thị 23-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Công văn số
456-CV/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính
trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Nhờ vậy, hoạt động của các cơ quan, đơn vị,
18
địa phương có nhiều tiến bộ hơn trước, cán bộ, đảng viên ý thức cao trong việc học tập,
rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh
thần thái độ phục vụ nhân dân, kết quả từ năm 2016 đến nay chưa phát hiện trường hợp
tham nhũng nào.
Sáu là, trong việc tham gia góp ý, kiến nghị với nhà nước: Tổ chức Hội nghị lấy ý
kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi) có 107 đại biểu tham dự. Các tổ
chức thành viên và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, thị trấn cũng đã tổ chức Hội
nghị lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi) có 1.039 đại biểu
tham dự. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) có 983
lượt người tham gia ở các hình thức góp ý; tổ chức Hội nghị lấy ý kiến phản biện của
các vị ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và lãnh đạo các đoàn thể chính
trị - xã hội đối với dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa
XV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
2.3.2. Hạn chế
- Trong công tác tham gia bầu cử: cán bộ ở cấp huyện và cơ sở mới được kiện
toàn sau Đại hội Đảng các cấp, nên còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện về nghiệp vụ công tác bầu cử. Việc phân bổ kinh phí cho công tác
bầu cử còn chậm, nên ảnh hưởng đến việc thực hiện các nội dung công tác bầu cử.
+ Huyện Phú Hòa là huyện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện
mà cuộc bầu cử trên địa bàn huyện được tổ chức cùng lúc ở 4 cấp, bởi vậy trong quá
trình triển khai thực hiện, còn lúng túng trong việc tổ chức hội nghị giới thiệu người ứng
cử, như việc xác định cơ cấu, thành phần người ra ứng cử; người chủ trì và thành phần
đại biểu tham dự các hội nghị giới thiệu người ra ứng cử.
+ Công tác vận động, tuyên truyền người dân thực hiện quyền công dân có
chuyển biến tích cực, tuy nhiên, trong một số cuộc bầu cử vừa qua, tình trạng cử tri bầu
hộ, bầu thay còn phổ biến nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Trong công tác tham gia giới thiệu Hội thẩm nhân dân: Đoàn Hội thẩm nhân dân
huyện Phú Hòa được Hội đồng nhân dân huyện bầu ra gồm 19 vị, đa số các vị Hội thẩm
làm công tác lãnh đạo, quản lý ở nơi công tác bận nhiều công việc chuyên môn, chưa
tham gia nghiên cứu, xét xử được đầy đủ theo sự phân công của Tòa án. Một số vị hội
thẩm chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu hồ sơ, dẫn đến thẩm vấn tại phiên
tòa không sắc bén, chưa đi vào trọng tâm. Trong quá trình tiến hành tố tụng tại phiên tòa
chưa phát huy được vai trò của của Hội thẩm nhân dân trong việc phân tích, lập luận
mang tính thuyết phục.
- Trong việc tham gia xây dựng pháp luật: Việc triển khai thực hiện các chương
trình phối hợp còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ, chưa thường xuyên, chưa chủ động và đổi
mới.
19
+ Hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của
cộng đồng tuy được triển khai thực hiện nhưng chất lượng hoạt động chưa cao, chưa đáp
ứng được yêu cầu.
+ Chưa chủ động kiến nghị với Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân và các phòng, ban liên quan xem xét hủy bỏ những văn bản
pháp luật không còn phù hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_su_tham_gia_quan_ly_nha_nuoc_cua_uy_ban_mat.pdf