Đối với Trung ương
Thứ nhất, nâng bậc lương khởi điểm đối với bác sĩ.
Thứ hai, các bác sĩ tham gia đào tạo sau đại học về chuyên
môn y tế được hưởng 50% phụ cấp ưu đãi theo nghề.
Thứ ba, phê duyệt phụ cấp thâm niên nghề cho công chức,
viên chức làm việc trong ngành y tế.
Thứ tư, có pháp chế bảo vệ đội ngũ nhân viên y tế, tạo môi
trường an ninh, an toàn để nhân viên y tế chuyên tâm vào công việc.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc sở y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biện pháp phát triển đội ngũ bác sĩ đáp ứng yêu cầu
mới, hướng đến nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hạn chế vi
phạm y đức và chảy máu chất xám.
Chính vì vậy vấn đề tìm ra các phương thức tạo động lực làm
việc cho đội ngũ bác sĩ tuyến huyện hiện nay cần phải được quan
tâm và đầu tư một cách đúng mức, toàn diện, kịp thời. Xuất phát từ
yêu cầu nêu trên, học viên chọn đề tài “Tạo động lực làm việc cho
bác sĩ tuyến huyện thuộc SởY tế tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu
trong luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có thể kể ra các bài viết, công trình nghiên cứu như sau:
- Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hải trong bài
nghiên cứu “Tạo động lực cho cán bộ công chức nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của Tổ chức hành chính Nhà nước” (Tạp chí Tổ
chức Nhà nước ngày 22 tháng 5 năm 2013, chuyên mục cải cách
hành chính) đã đưa ra quan điểm chung nhất về động lực làm việc
của cán bộ công chức đối với hiệu quả hoạt động của Tổ chức hành
chính Nhà nước, tầm quan trọng của tạo động lực cho cán bộ công
2
chức trong Tổ chức hành chính Nhà nước, từ đó tác giải đưa ra các
giải pháp để tạo thên động lực làm việc cho cán bộ công chức.
- Cuốn sách “Quản lý công” (2015), (Sách chuyên khảo) của
đồng tác giả Trần Anh Tuấn và Nguyễn Hữu Hải, Nxb. Chính trị
quốc gia, đã hệ thống các khái niệm về động lực làm việc, vai trò của
tạo động lực làm việc và phân loại động lực làm việc trong khu vực
công; các học thuyết, lý thuyết tiêu biểu về tạo động lực và một số ký
thuật tạo động lực làm việc.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất giải pháp hoàn
thiện hoạt động tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc
Sở Y tế tỉnh Thừa thiên Huế.
3.2. Nhiệm vụ nghiêncứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho bác sĩ
tuyến huyện.
- Phân tích và đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho bác
sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế; chỉ ra những ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạnchế.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tạo động lực làm
việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa thiên Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luậnvăn
4.1.Đối tượng nghiêncứu
Hoạt động tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.2. Phạm vi nghiêncứu
- Về không gian: 09 Trung tâm Y tế huyện/thị xã/thành phố trực
thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế.
3
- Về thời gian: Khảo sát số liệu để nghiên cứu từ tháng 3 năm
2019 đến tháng 6 năm 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu của luậnvăn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của
phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về công tác cán bộ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp thống kê và thống kê phân tích
- Phương pháp điều tra xã hộihọc
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận: Luận văn góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về
động lực, động lực làm việc, tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện.
- Về thực tiễn: Luận văn phản ánh thực trạng tạo động lực làm
việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, ưu,
nhược trong hoạt động tạo động lực làm việc.
Trên cơ sở hệ thống lý luận và kết quả phân tích thực trạng, vận
dụng lý luận vào thực tiễn để đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm
hoàn thiện hoạt động tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện
thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà
nghiên cứu, các cơ quan quản lý của tỉnh Thừa Thiên Huế trong tạo
động lực làm việc cho bác sĩ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
7. Kết cấu của luậnvăn
4
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho bác sĩ
tuyến huyện.
Chương 2: Thực trạng tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến
huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tạo động lực
làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
CHO BÁC SĨ TUYẾN HUYỆN
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận văn
1.1.1. Viên chức và viên chức là bác sĩ tuyến huyện
1.1.1.1. Viên chức
Điều 2 Luật Viên chức 2010 định nghĩa: “Viên chức là công
dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn
vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương
từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp
luật”[11].
1.1.1.2. Viên chức là bác sĩ tuyến huyện
Trên cơ sở định nghĩa viên chức của Luật Viên chức 2010, có
thể hiểu viên chức bác sĩ là công dân Việt Nam được tuyển dụng
theo vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y
tế và gắn liền với hoạt động nghề nghiệp là bác sĩ.
1.1.2. Động lực làm việc và tạo động lực làm việc
1.1.2.1. Động lực làm việc
- Khái niệm động lực làm việc
Theo giáo trình động lực làm việc trong tổ chức hành chính
nhà nước, động lực làm việc được hiểu là sự thúc đẩy khiến cho con
người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép để tạo ra năng suất,
hiệu quả cao [9].
Theo giáo trình quản trị nhân lực thì “Động lực làm việc chính
là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ
lực nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức” [8].
Từ những khái niệm khác nhau, tác giả luận văn cho rằng:
Động lực làm việc là cái thúc đẩy, kích thích, làm cho cá nhân mong
6
muốn, tự nguyện, và nỗ lực làm việc để đạt được những mục tiêu của
cá nhân, tổ chức.
1.1.2.2. Tạo động lực làm việc
Từ những phân tích trên, theo tác giả luận văn,tạo động lực
làm việc là tất cả các phương thức mà nhà quản lý tác động đến
người lao động để khuyến khích, động viên người lao động nỗ lực
làm việc nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức đề ra.
1.2. Một số học thuyết về tạo động lực làm việc
Trên thế giới có rất nhiều học thuyết và lý thuyết khác nhau về
động lực làm việc, có thể kể đến các học thuyết tiêu biểu sau:
1.2.1. Học thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
Abraham Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn
từ nhu cầu và những nhu cầu của con người được sắp xếp theo một
thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao về tầm quan trọng. Cấp bậc nhu cầu
được sắp xếp thành năm bậc sau:
Hình 1.1: Thuyết nhu cầu theo thứ bậc của Maslow
Bậc 1. Những nhu cầu về sinh học
Bậc 2. Những nhu cầu về an ninh, an toàn
Bậc 3. Những nhu cầu về xã hội
Bậc 4. Những nhu cầu được đánh giá và tôn trọng
Bậc 5. Những nhu cầu về sự hoàn thiện
7
1.2.2. Học thuyết hai nhân tố
Theo thuyết hai nhân tố (duy trì và động viên) của Herberg,
nhân tố duy trì nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn tới sự bất mãn; trong
khi nhân tố động viên giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thỏa mãn, động viên
người lao động chăm chỉ, tích cực, còn nếu giải quyết không tốt nhân
tố này cũng chỉ tạo ra sự không thỏa mãn chứ không phải tình trạng
bất mãn.
Hình 1.2: Thuyết hai nhân tố của Herzberg
1.3. Bác sĩ tuyến huyện và tạo động lực làm việc cho bác sĩ
tuyến huyện
1.3.1. Bác sĩ tuyến huyện
1.3.1.1. Vai trò của bác sĩ tuyến huyện
Đội ngũ bác sĩ là người trực tiếp thực hiện các hoạt động
phòng chống dịch bệnh, phòng chống ngộ độc thực phẩm, chỉ đạo
tuyến, khám bệnh, chữa bệnh, quản lý và nâng cao sức khỏe cho
người dân địa phương.
1.3.1.2. Đặc điểm của bác sĩ tuyến huyện
8
Đội ngũ bác sĩ tuyến huyện còn rất thiếu cả về số lượng và
chất lượng.
Trong nhiều năm qua, số bác sĩ được Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên
Huế tuyển dụng vào làm việc tại các Trung tâm Y tế huyện thấp hơn
nhiều so với chỉ tiêu đưa ra, không đủ bổ sung cho sự thiếu hụt bác sĩ
đến tuổi nghỉ hưu và thôi việc.
Tỷ lệ bác sĩ chính quy còn thấp, các bác sĩ tuyến huyện chủ
yếu là bác sĩ cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ hoặc đào tạo chuyên tu.
Bác sĩ được đào tạo, cập nhật thường xuyên về kiến thức, kỹ năng y
khoa còn hạn chế.
1.3.2. Tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện
1.3.2.1. Tầm quan trọng của tạo động lực làm việc cho bác sĩ
tuyến huyện
1.3.2.1.1. Nâng cao chất lượng và phát huy tiềm năng của bác
sĩ tuyến huyện
1.3.2.1.2. Góp phần sử dụng hiệu quả đội ngũ bác sĩ tuyến
huyện
1.3.2.1.3. Góp phần tạo nên một lực lượng lao động ổn định và
nâng cao vị thế, uy tín của bệnh viện
1.3.2.2. Các phương thức tạo động lực làm việc cho bác sĩ
tuyến huyện
1.3.2.2.1. Tạo động lực làm việc thông qua thu nhập
1.3.2.2.2. Tạo động lực thông qua môi trường làm việc
1.3.2.2.3. Tạo động lực làm việc thông qua phân công công
việc
1.3.2.2.4. Tạo động lực làm việc thông qua đào tạo, bồi dưỡng
1.3.2.2.5. Tạo động lực làm việc thông qua quy hoạch, bổ
nhiệm
9
1.3.2.2.6. Tạo động lực làm việc thông qua thi đua, khen
thưởng
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc
1.2.1. Các yếu tố thuộc về môi trườnglàm việc
Môi trường làm việc bao gồm điều kiện làm việc, không
gian làm việc, tính chất công việc, có ảnh hường đến khả năng
đáp ứng yêu cầu công việc được giao.
Môi trường làm việc là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng
đến động lực làm việc của người lao động.
1.2.2. Yếu tố thuộc về con người
Bao gồm các yếu tố gắn với bản thân người lao động và phong
cách quản lý của người lãnh đạo
Các yếu tố gắn với bản thân người lao động như nhu cầu, lợi
ích, mục tiêu của bản thân tính cách, trình độ chuyên môn, kỹ năng
làm việc.
Nhu cầu: là trạng thái tâm sinh lý của con người nhằm đạt
được cái gì đó, là sự cảm nhận của bản thân về cái cần thiết để sống
và phát triển.
Lợi ích: là mức độ thỏa mãn nhu cầu trong một điều kiện nhất
định.
Mục tiêu cá nhân: là cái đích mỗi cá nhân muốn đạt tới. Mỗi
người có thể có ít hoặc nhiều mục tiêu.
Phong cách quản lý của người lãnh đạo: Trong một tổ chức,
người lãnh đạo đóng một vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố cơ bản
tạo nên động lực làm việc cho người lao động.
1.2.3.Yếu tố thuộc về tổ chức
Về cơ cấu tổ chức bộ máy: bao gồm nhiều yếu tố như: quy
mô đơn vị, số lượng người làm việc, các bộ phận tham mưu, tổng
10
hợp, cơ sở vật chất
Về văn hoá của tổ chức:biểu hiện rõ qua niềm tin, thói
quen, hành vi của người lao động trong mối quan hệ giữa lãnh
đạo, quản lý với người lao động và giữa đồng nghiệp với nhau.
11
Chương 2
THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO BÁC SĨ
TUYẾN HUYỆN THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Khái quát về đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế xã hội
và tác động của các yếu tố này đến hoạt động tạo động lực làm
việc của bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Đặc điểm địa lý
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam
bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển
Đông.
Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,5 ha, kéo
dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Vùng nội thủy rộng 12 hải lý.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
hiện nay
Dân số Thừa Thiên Huế hiện nay có 1.154.310 người. Phần
lớn dân số là người dân tộc Kinh.
Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc
gồm: thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, huyện
Phong Điền, huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc,
huyện A Lưới, huyện Nam Đông với 152 xã/phường/thị trấn.
Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực
thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một
trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch,
khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành,
đa lĩnh vực, chất lượng cao.
12
2.1.3. Tác động của đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, tình
hình kinh tế - xã hội đến tạo động lực làm việc của bác sĩ tuyến
huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe là nhu cầu chính đáng của tất cả
người dân trên khắp các vùng miền. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế
xã hội, điều kiện cơ sở vật chất của mỗi đơn vị khác nhau nên chất
lượng phục vụ ở mỗi đơn vị cũng khác nhau, điều này hoàn toàn phụ
thuộc vào năng lực khám chữa bệnh, tinh thần thái độ phục vụ của
đội ngũ cán bộ y tế đơn vị đó, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ. Chính đặc
điểm địa lý của các huyện trong tỉnh đã ảnh hưởng rất lớn đến động
lực làm việc của đội ngũ bác sĩ tại các trung tâm y tế huyện.
2.2. Khái quát về Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo Quyết định số 08/2017/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm
2017 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế tỉnh
Thừa Thiên Huế. Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy
ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng;
khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp
y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược; mỹ
phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia
đình; sức khỏe sinh sản và công tác y tế khác trên địa bàn tỉnh theo
quy định của pháp luật.
2.3. Khái quát đội ngũ bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế
tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3.1. Số lượng bác sĩ tuyến huyện
13
Bảng 2.2. Số lượng bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế
giai đoạn 2014 - 2018
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
224 228 255 289 305
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3.2. Cơ cấu giới tính của bác sĩ tuyến huyện
Bảng 2.3. Cơ cấu giới tính của bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế
giai đoạn 2014 - 2018
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng
số BS
Tỷ lệ
%
nữ
Tổng
số BS
Tỷ lệ
%
nữ
Tổng
số BS
Tỷ lệ
%
nữ
Tổng
số BS
Tỷ lệ
%
nữ
Tổng
số BS
Tỷ lệ
%
nữ
224
53
23,7
%
228
61
26,8
%
253
65
25,7
%
289
88
30,4
%
305
95
31,
1%
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3.3. Cơ cấu độ tuổi của bác sĩ tuyến huyện
Bảng 2.4. Cơ cấu tuổi của bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế
giai đoạn 2014 - 2018
Độ tuổi/Tỷ lệ % Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Từ 30 tuổi trở
xuống
35
(15,6)
38
(16,7)
46
(18,2)
47
(16,3)
53
(17,4)
Từ 31 đến 40
tuổi
73
(32,6)
75
(32,9)
88
(34,8)
105
(36,3)
112
(36,7)
Từ 41 đến 50
tuổi
67
(29,9)
69
(30,3)
78
(30,8)
98
(33.9)
104
(34,1)
Từ 51 trở lên 49 (21,9)
46
(20,1)
41
(16,2)
39
(13,5)
36
(11,8)
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
14
2.3.4. Cơ cấu về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị,
quản lý nhà nước của bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa
Thiên Huế
Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn của bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở
Y tế giai đoạn 2014 - 2018
Năm Tổng số bác sĩ
Trình độ chuyên môn
Tiến
sĩ
Chuyên
khoa II
Thạc
sĩ
Chuyên
khoa I
Đại
học
2014 224 0 13 17 118 76
2015 228 0 14 16 115 83
2016 253 0 16 16 112 110
2017 289 0 17 11 122 139
2018 305 0 16 14 137 138
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.4. Hoạt động tạo động lực làm việc cho bác sĩ tuyến
huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.4.1. Thực trạng tạo động lực thông qua thu nhập
Đánh giá mức độ hài lòng đối với thu nhập hiện tại của bác sĩ
qua câu hỏi “Bác sĩ thấy mức thu nhập hiện tại khi làm việc tại bệnh
viện có đảm bảo cuộc sống không”. Kết quả thu được qua biểu đồ 2.1.
Biểu đồ 2.1: Mức độ hài lòng của bác sĩ đối với
mức thu nhập hiện tại
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát
15
2.4.2. Thực trạng tạo động lực thông qua môi trường làm việc
Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của bác sĩ đối với môi
trường làm việc thể hiện qua bảng 2.7.
Bảng 2.7: Mức độ hài lòng của bác sĩ đối với môi trường
làm việc
Các tiêu chí
Mức độ/Tỷ lệ%
Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng
Rất không
hài lòng
1. Đối với cơ sở
vật chất, trang
thiết bị làm việc
67 23,4% 81 28,2% 108 37,6% 31 10.8%
2. Đối với mối
quan hệ đồng
nghiệp
105 36,6% 144 50,2% 29 10.1% 9 3,1%
3. Đối với phong
cách lãnh đạo 58 20,2% 141 49,2% 56 19,5% 32 11,1%
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát
2.4.3. Thực trạng tạo động lực thông qua phân công công việc
Đánh giá sự hài lòng đối với công việc được phân công qua
câu hỏi “Bác sĩ cho biết ý kiến của mình về mức độ phù hợp của việc
phân công công việc tại bệnh viện”, kết quả được thể hiện qua biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.2: Mức độ phù hợp của việc phân công công việc
tại bệnh viện
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát
16
2.4.4. Thực trạng tạo động lực thông qua đào tạo, bồi
dưỡng
Đánh giá sự hài lòngvề tạo động lực làm việc thông qua
đào tạo qua câu hỏi “Bác sĩ cho biết mức độ hài lòng đối với công
tác đào tạo của bệnh viện”, kết quả thu được qua biểu đồ 2.4.
Biểu đồ 2.4: Mức độ hài lòng đối với công tác đào tạo
của bệnh viện
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát
2.4.5. Thực trạng tạo động lực thông qua quy hoạch, bổ
nhiệm
Đánh giá mức độ hài lòng của bác sĩ đối với việc quy
hoạch, bổ nhiệm, tác giả đưa ra câu hỏi “Bác sĩ cho biết mức độ
hài lòng của mình đối với công tác quy hoạch, bổ nhiệm của bệnh
viện”, kết quả thu được qua biểu đồ 2.5.
Biểu đồ 2.5: Mức độ hài lòng đối với công tác quy hoạch, bổ nhiệm
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát tại phụ lục 2
17
2.4.6. Thực trạng tạo động lực thông qua thi đua, khen
thưởng
Đánh giá mức độ hài lòng của bác sĩ đối với công tác thi đua,
khen thưởng, tác giả đưa ra câu hỏi “Bác sĩ cho biết mức độ hài lòng
của mình đối với công tác thi đua khen thưởng của bệnh viện?”, kết
quả thu được qua biểu đồ 2.6.
Biểu đồ 2.6: Mức độ hài lòng đối với công tác thi đua, khen thưởng
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát
2.5. Đánh giá chung về tạo động lực làm việc cho bác sĩ
tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.5.1.Ưu điểm
Thứ nhất, về chế độ tiền lương và thu nhập tăng thêm: luôn
được lãnh đạo các bệnh viện quan tâm, chú trọng, đảm bảo thực hiện
đúng quy định, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi chính đáng
cho tất cả nhân viên trong bệnh viện.
Thứ hai, về môi trường làm việc: Các bệnh viện tuy được xây
dựng đã lâu nhưng thường xuyên được nâng cấp, sửa chữa, trang bị
thêm trang thiết bị, máy móc đảm bảo phục vụ công tác khám chữa
bệnh, sinh hoạt hàng ngày cho đội ngũ nhân viên.
18
Thứ ba, về phân công công việc: phân công công việc đảm bảo
đúng chuyên khoa được đào tạo, đam mê, nhằm phát huy năng lực,
sở trường của đội ngũ bác sĩ, đem lại kết quả cao trong khám chữa
bệnh.
Thứ tư, về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Lãnh đạo các bệnh
viện tạo mọi điều kiện cho đội ngũ bác sĩ được tham gia đào tạo nâng
cao trình độ chuyên môn, đồng thời cũng quan tâm đến bồi dương
các kiến thức về quản lý nhà nước, lý luận chính trị giúp đội ngũ bác
sĩ từng bước hoàn thiện tiêu chuẩn ngạch bậc, tự tin hơn trong công
việc.
Thứ năm, về công tác quy hoạch, bổ nhiệm: Trong những năm
qua, công tác quy hoạch, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý
trong bệnh viện luôn được quan tâm, chỉ đạo thực hiện đúng quy
trình,quy định, công khai, dân chủ.
Thứ sáu về công tác thi đua, khen thưởng:Hoạt động thi đua,
khen thưởng đã được Luật hóa, có quy chế thi đua, khen thưởng cụ
thể, rõ ràng về điều kiện, tiêu chuẩn; công tác khen thưởng luôn gắn
chặt với hoạt động thi đua, có triển khai thi đua mới xem xét khen
thưởng.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
2.5.2.1. Hạn chế
Thu nhập của bác sĩ tuyến huyện còn thấp so với mặt bằng
chung của xã hội.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc tại các Trung tâm Y tế
huyện còn thiếu thốn, được xây dựng, trang cấp đã lâu, xuống cấp,
không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của
nhân dân.
19
Việc phân công công việc của đội ngũ bác sĩ tại các bệnh
viện còn nhiều bất cấp, phải điều động các bác sĩ từ khoa này sang
khoa khác hoặc phải tăng cường, kiêm nhiệm thêm công việc ở các
khoa khác gây nên tâm lý không ổn định ở bác sĩ.
Đội ngũ bác sĩ chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức y khoa
thường xuyên, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn còn hạn chế,
chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn của bệnh viện cũng như nguyện
vọng của các nhân bác sĩ.
Công tác quy hoạch, bổ nhiệm chưa chú trọng đến việc đánh
giá, xem xét thường xuyên để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, bổ
nhiệm phù hợp.
Các Trung tâm Y tế huyện chưa coi trọng công tác thi đua,
khen thưởng. Hoạt động thi đua, khen thưởng thiếu chuyên nghiệp,
chưa đa dạng các hình thức khen thưởng.
2.5.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, tiền lương được chi trả phụ thuộc nhiều vào bằng
cấp, thâm niên công tác, theo quy định của Nhà nước.
Thứ hai, các trung tâm y tế xây dựng đã lâu, nhưng chỉ được
sửa chữa nâng cấp, không được mở rộng, xây dựng thêm những khu
nhà mới phục vụ cho việc khám chữa bệnh, trong khi dân số ngày
càng tăng, người dân đến khám chữa bệnh ngày càng đông.
Thứ ba, tình trạng thiếu bác sĩ ở các bệnh viện nên phải điều
động các bác sĩ từ khoa này sang khoa khác hoặc phải tăng cường,
kiêm nhiệm thêm công việc ở các khoa khác gây nên tâm lý không
ổn định ở bác sĩ.
Thứ tư, do hạn chế về nguồn lực tài chính nên các bệnh viện
không thể hỗ trợ kinh phí đào tạo, các bác sĩ phải tự bỏ ra một
phần hoặc toàn bộ kinh phí khi có mong muốn được đào tạo cao
20
hơn, chính điều này cũng khiến nhiều bác sĩ không thể tham gia
đào tạo nâng cao trình độ như mong muốn.
Thứ năm, trong thời gian qua công tác quy hoạch, bổ nhiệm
chưa chú trọng đến việc đánh giá, xem xét thường xuyên để bổ sung,
điều chỉnh quy hoạch phù hợp với yêu cầu, nguồn lực thực tiễn của
bệnh viện; Hiện nay vẫn chưa có văn bảnquy định, hướng dẫn về tiêu
chuẩn, điều kiện bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản.
Thứ sáu, Hội đồng thi đua khen thưởng của một số bệnh viện
chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, thường khoán trắng cho
Công đoàn hoặc người phụ trách thi đua, khen thưởng, trong khi đó
người làm công tác thi đua, khen thưởng của bệnh viện kiêm nhiệm
nhiều lĩnh vực nên công tác tham mưu với lãnh đạo trong việc thực
hiện công tác thi đua, khen thưởng chưa thường xuyên, kịp thời,
chưa đáp ứng được yêu cầu, kế hoạch đề ra, đôi khi mang tính hình
thức.
21
Chương3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO BÁC SĨ TUYẾN HUYỆN
THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tạo động
lực làm việc cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa
Thiên Huế
3.1.1. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của
Nhà nước
Nghị quyết số20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội
nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về
tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân trong tình hình mới;
Kế hoạch số 70-KH/TU ngày 24 tháng 4 năm 2018 của Tỉnh
ủy Thừa Thiên Huế về việc ban hànhKế hoạch thực hiện Nghị quyết
số20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới;
Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2018 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện tăng cường công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới.
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển của Sở Y tế tỉnh
Thừa Thiên Huế
22
Góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng, phát triển tỉnh Thừa
Thiên Huế trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền
Trung - Tây Nguyên, có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, tiên
tiến; là trung tâm khoa học, công nghệ cao về y học, ngang tầm các
trung tâm y tế lớn của cả nước và khu vực.
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động tạo động lực làm việc
cho bác sĩ tuyến huyện thuộc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2.1. Tăng thu nhập của bác sĩ
3.2.2. Cải thiện môi trường làm việc
3.2.3. Phân công công việc phù hợp
3.2.4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡngmột cách phù hợp
3.2.5. Hoàn thiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm
3.2.6. Coi trọng công tác thi đua, khen thưởng, đa dạng các
hình thức khen thưởng
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Trung ương
Thứ nhất, nâng bậc lương khởi điểm đối với bác sĩ.
Thứ hai, các bác sĩ tham gia đào tạo sau đại học về chuyên
môn y tế được hưởng 50% phụ cấp ưu đãi theo nghề.
Thứ ba, phê duyệt phụ cấp thâm niên nghề cho công chức,
viên chức làm việc trong ngành y tế.
Thứ tư, có pháp chế bảo vệ đội ngũ nhân viên y tế, tạo môi
trường an ninh, an toàn để nhân viên y tế chuyên tâm vào công việc.
3.3.2. Đối với địa phương
Thứ nhất, cấp kinh phí sửa chữa, nâng cấp cở sở vật chất, mua
sắm trang t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_tao_dong_luc_lam_viec_cho_bac_si_tuyen_huye.pdf