Tóm tắt Luận văn Thời gian và không gian huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel García Márquez

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .2

1. Lí do chọn đề tài.2

2. Lịch sử vấn đề .3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .9

4. Phương pháp nghiên cứu .9

5. Cấu trúc luận văn.9

6. Yêu cầu cần đạt .9

CHƯƠNG 1. HUYỀN THOẠI VÀ CHỦ NGHĨA.11

HIỆN THỰC HUYỀN ẢO .11

1.1. Huyền thoại (myth).11

1.2. Thời gian và không gian huyền thoại .14

1.3. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (Magic Realism).17

CHƯƠNG 2. THỜI GIAN HUYỀN THOẠI .24

2.1. Trật tự (ordre) .24

2.1.1. Niên biểu (chronique) .25

2.1.2. Sai trật tự niên biểu (anachronie).27

2.1.3. Quay ngược (analepsés) .33

2.1.4. Đón trước (prolepses).35

2.2. Thời lưu (durée).36

2.2.1. Thời sai.36

2.2.2. Tỉnh lược .39

2.3. Tần suất (fréquence) .40

2.3.1 Từ ngữ (Terme).41

2.3.2 Thái độ (Attitude) .44

2.3.3 Hành động (Action) .46

2.4. Điềm báo (Foresight) .48

CHƯƠNG 3. KHÔNG GIAN HUYỀN THOẠI .52

3.1. Macondo huyền thoại.52

3.1.1. Khởi nguồn huyền thoại.52

3.1.2. Diễn tiến vòng tròn, khép kín kì lạ .56

3.1.3. Không gian của những biểu tượng.60

3.2. Tấm da thuộc - không gian tưởng tượng .62

3.2.1. Melquíades - chủ nhân huyền bí của tấm da thuộc.62

3.2.2. Tấm da thuộc biết nói.65

3.3. Không gian căn phòng .67

3.3.1. Phòng thí nghiệm .67

3.3.2. Căn phòng của Melquíades .69

3.3.3. Căn phòng của Rebeca sau khi kết hôn.71

KẾT LUẬN.75

TÀI LIỆU THAM KHẢO .78

PHỤ LỤC.80

pdf92 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 37 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thời gian và không gian huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel García Márquez, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Macondo, tác giả bỏ qua một khoảng thời gian khá dài và viết: “Kể từ ngày thành lập làng, José Arcadio Buendía đã làm bẫy, làm lồng chim. Chẳng bao lâu, không chỉ trong nhà ông mà trong tất cả các nhà của làng này đều đầy chim: nào chim tổ treo, chim hải yến, chim cổ đỏ, chim axuleho” [7, tr. 44]. Khi Pilar Ternera thông báo cho José Arcadio Buendía biết là ả đã có thai, nhằm tạo cho độc giả một khoảng lặng vài ngày liền (for several days) để suy Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52 40 nghĩ về tâm trạng của anh cũng về như về thực tế cuộc sống: “Trong vài ngày liền, José Arcadio không dám ra khỏi nhà” [7, tr. 57]. Tỉnh lược ở đây hoàn toàn phù hợp với tâm trạng lặng người đi của nhân vật sau khi nghe người yêu của mình thông báo. Nhiều đoạn trong tác phẩm, tác giả tỉnh lược hành động của nhân vật trong một khoảng thời gian dài để tiến nhanh đến hành động mình quan tâm. Ngay đầu tác phẩm, tác giả đã viết “Rất nhiều năm sau này, trước đội hành hình đại tá Aureliano Buendía đã nhớ lại cái buổi chiều xa xưa, cái buổi chiều cha chàng dẫn chàng đi xem nước đá” [7, tr. 23]. Thủ pháp tỉnh lược đã đem đến cho tiểu thuyết những khoảng lặng. Đồng thời, nó cũng lướt qua dòng đời nhân vật như một dòng thác để rồi đọng lại ở những khúc sông quan trọng nhất. 2.3. Tần suất (fréquence) Tần suất là “mối quan hệ giữa khả năng lặp đi lặp lại của câu chuyện với khả năng lặp đi lặp lại của truyện kể” [11, tr. 242]. Trong tác phẩm cấp độ này được sử dụng chủ yếu ở nghệ thuật xảy lặp (intératif). Đây là cấp độ đầu tiên khi nghiên cứu về tần suất. Xảy lặp trong tác phẩm có tác dụng làm trừu tượng hóa thời gian, kiếp người. Những sự giống nhau về hành động, về cảnh huống từ quá khứ đến hiện tại, từ người trước đến người sau sẽ tự nhiên tạo ra sự trà trộn về thời gian, làm cho thời gian trở nên mờ ảo, như không có ranh giới phân định, không có cột mốc. Bên cạnh đó, sự lặp lại về từ ngữ hé lộ bề sâu của đề tài, vấn đề trong tác phẩm. Sự lặp lại nhiều lần làm cho tính hiện thực của câu chuyện trở nên mờ nhạt dần, câu chuyện được kể nhiều lần luôn luôn làm cho người ta đón nhận như một huyền thoại, người ta không bắt buộc phải tin vào tính hiện thực của nó (giống như câu chuyện ngụ ngôn về một người kêu cứu). Trong Trăm năm cô đơn, xảy lặp được thể hiện trên ba tiểu cấp độ: về từ ngữ; thái độ và hành động. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52 41 2.3.1 Từ ngữ (Terme) Lặp lại về từ ngữ là sự láy đi láy lại của các từ, cụm từ nhằm nhấn mạnh tính chất của sự việc. Tần suất của các từ càng lớn vai trò của nó càng quan trọng. “Solitario” trong tiếng Tây Ban Nha có thể dịch là cô đơn, cô quạnh, hiu quạnh Tình trạng cô đơn chung của các nhân vật được nhấn mạnh do sự xuất hiện dày đặc các từ chỉ điều đó như: cô đơn, hiu quạnh, cô độc, cô quạnhngay bắt đầu từ tên tác phẩm. Mỗi lần xuất hiện gắn với những sự kiện trọng đại ở những chốn không-thời gian khác nhau. Mức độ xuất hiện dày đặc đó được thể hiện trong bảng thống kê (xem phần phụ lục). Macondo là mảnh đất cô đơn, nó nhuốm màu cô đơn lên tất cả các nhân vật đặt chân đến đó. Melquíades là cụ già thông thái xứ Digan, thế mà khi về Macondo sau một thời gian ta đã thấy vẻ cô đơn buồn tủi của những người ăn chay xuất hiện trên khuôn mặt và vóc dáng của cụ. “Cô đơn” bao gồm cả sự cô đơn trong tâm tưởng, sự vắng vẻ, quạnh hiu trong không gian và sự vô tận của thời gian. Không gian của sự cô đơn hầu hết gắn với căn phòng tối, trong nhà tối, thời gian ban đêm, không-thời gian tù đọng, tăm tối, con người lạc lõng, bơ vơ giữa dòng đời. Cô đơn là chủ đề xuyên suốt trong các sáng tác của Márquez. Kể từ Đôi mắt chó xanh (tập truyện, 1995); Lá rụng (tiểu thuyết, 1995) cho đến Ngài đại tá chờ thư (tiểu thuyết, 1962); và những tác phẩm gần đây nhất: Sống để kể lại (hồi ký, 2002); Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi (2009), đều xoay quanh chủ đề này. Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên tạp chí Lasa của Mỹ, số 63, 1970, Márquez khẳng định “Trên thực tế, một nhà văn chỉ viết về một cuốn sách. Cuốn sách tôi đang viết là cuốn sách về cái cô đơn”. Không những thế nỗi cô đơn còn gắn với bản thân tác giả “Quyền lực của sự cô đơn và cô đơn của quyền lực - đó là những đề tài chủ yếu trong các cuốn tiểu thuyết, các truyện ngắn và truyện vừa của tôi. Số phận thật trớ trêu đối với tôi. Vào lúc hoàng hôn của cuộc đời, tôi lại bị giam hãm trong nỗi cô đơn” Márquez tâm sự với phóng viên báo Lasa. Khi phóng viên tờ Versic phỏng vấn, ông cũng nói “Sau khi trèo lên đỉnh Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52 42 núi, tôi nhìn quanh và cảm thấy hoảng sợ: Xung quanh chẳng có gì hết. Điều đặc biệt đáng sợ là nỗi cô đơn lại vừa bị mọi người nhìn thấy gần như suốt 24h đồng hồ một ngày. Đó chính là sự cô đơn thực sự đã xâm chiếm tôi trong suốt cuộc đời viết văn của tôi”. Cái cô đơn trong tác phẩm của Márquez được biểu hiện như mặt trái của tình đoàn kết, sự thống nhất của con người trong cộng đồng xã hội. nó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển hay “sự trì đọng Mỹ Latinh” như Nguyễn Trung Đức đã nhận xét. Nói về cái cô đơn tác giả muốn kêu gọi tình đoàn kết, thương yêu giữa người với người, hướng đến thế giới cộng đồng tràn ngập tiếng cười. Nếu thiếu đi sự yêu thương, dù ở đâu, làm gì, con người cũng sẽ cô đơn. Nguyên nhân đưa đến nỗi cô đơn truyền kiếp của dòng họ Buendía là gì? Trong khoảng một thế kỉ, bảy thế hệ dòng họ Buendía trải qua nhiều biến động, thỏa hiệp, chạy trốn, chung sống với nỗi cô đơn. Nguyên nhân họ trở nên cô đơn nằm ở chính bản thân dòng họ này. Các thành viên dòng họ Buendía luôn tự tách mình ra khỏi cộng đồng, ngày một trái tính trái nết, thu mình vào ốc đảo hoang vắng. Khởi nguồn của nỗi cô đơn là tội loạn luân. Hôn lễ loạn luân bản thân nó đã cho thấy sự khép kín của người trong cuộc. Không có giao lưu với bên ngoài, loạn luân là kết quả của cuộc chạy trốn khỏi cộng đồng. Từ làng cũ để đi đến miền đất xa lạ và cố gắng để tránh chạm mặt người quen trong hành trình đi tìm biển, José Auredio Buendía và Úrsula đã tự loại mình ra ngoài xã hội. Làng Macondo trù mật ban đầu chỉ là trong khoảnh khắc, vì nó không được nuôi dưỡng bởi tình người. Vị trưởng lão của làng vốn thông minh, nhiệt tình vun đắp cho làng là thế cuối cùng cũng trở nên trái tính trái nết, điên điên dại dại. Không giao lưu với thế giới bên ngoài nên tất cả những phát minh người Digan mang đến đều làm ông kinh ngạc, say mê, tìm tòi một cách mù quáng với mục đích viển vông. Chính vì thế, ông phát điên sau thời gian thực hành các phát minh mà không có kết quả. Sự trái tính trái nết kết thúc bằng những năm tháng sống Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52 43 không hồn dưới gốc cây dẻ. Không phải tất cả các thành viên trong dòng họ Buendía đều bị cô đơn làm cho lạc bước. Úrsula là người ý thức rõ ràng về hậu quả của cái cô đơn. Vì thế, cụ luôn cố gắng làm cho ngôi nhà trở nên náo nhiệt, đông vui. Ngay cả khi mù lòa, tuổi cao sức yếu, cụ vẫn gào to lên rằng con cháu hãy mở tất cả các cửa ra, làm các món ăn bằng thịt và cá, mua những con rùa thật to. Cụ ra sức mời các vị khách lạ đến nhà, hoan nghênh họ bày biện bừa bộn khắp các xó xỉnh, làm cho ngôi nhà náo nhiệt. Cụ chỉ khát khao những người trong dòng họ có sự giao lưu, chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn với bên ngoài. Đối với Úrsula, của cải làm ra là để vun đắp cho cuộc sống ngày một náo nhiệt hơn. Tuy nhiên, sự cố gắng của Úrsula cuối cùng không có kết quả vì cô đơn là định mệnh của dòng họ, đến nỗi đó là dấu hiệu để người ta nhận biết 17 đứa con trai của đại tá Aureliano dù không biết nó đến từ đâu, thậm chí không biết mẹ nó là ai. Remedios-người đẹp và Rebeca là hai nhân vật không mang thiên hướng cô đơn. Nhưng Remedios-người đẹp lại không thuộc về cõi thế tục này. Nàng có sắc đẹp mê hồn, hớp hồn tất cả đám đàn ông lại gần. Thế nhưng hễ lại gần nàng ngay lập tức bị nguy hiểm, đơn giản vì họ không mang đến cho Remedios thứ cô cần - tình yêu. Rebeca không mang dòng máu Buendía nhưng lại gắn bó máu thịt với Arcadio. Sự gắn bó ấy dần dần đẩy cô vào nỗi cô đơn, cả về tâm hồn lẫn thể xác. Ngôi nhà nằm giữa nghĩa địa, lạnh lẽo, đơn độc như chính chủ nhân của nó. Sự hiện diện của cái đẹp cũng không thể cứu vãn thảm họa cô đơn. Cái cô đơn không chỉ là sản phẩm của lối sống trì trệ, khép kín mà còn là sản phẩm của tội ác, hậu quả của chế độ cai trị do chủ nghĩa thực dân gây ra. Xét đến tận cùng căn nguyên, một loạt các cuộc chạy trốn nỗi cô đơn của dòng họ Buendía đều bắt nguồn từ sự kiện tên cướp biển Francis Drak tấn công làng Riocha vào thế kỉ thứ XVI. Khi làng Macondo đang thời kì thanh bình, quan thanh tra Don Apolina Moscote đến làm xáo trộn cuộc sống từ những điều nhỏ nhặt nhất. Công ty chuối do ngài Hocboc và Jac Brao đại diện đem đến bao biến động. Cuộc thảm sát cướp đi sinh mạng của hơn 3000 người biểu tình trên sân Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52 44 ga, vứt xác xuống biển như họ vẫn thường đổ chuối thối. Cuộc ám sát không thương xót 17 đứa con của đại tá Aureliano để cảnh báo phe Tự do. Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả là hãy sống đoàn kết. Với mong muốn và tin tưởng cuộc sống sẽ ngày càng hạnh phúc, ông mong muốn sống đúng nghĩa cuộc sống đúng như những gì ông viết trong tự truyện Sống để kể lại: “Cuộc đời không phải là những gì người ta đã sống, mà là điều nhớ được và nhớ về chúng ra sao”. Thời gian miên man, dàn trải được nhấn mạnh qua phép lặp đi lặp lại của cụm từ “rất nhiều năm sau này”. Trong khoảng “rất nhiều năm sau này” ấy nhân vật đã trải qua những thăng trầm, biến cố nhất định. Nhiều năm trôi qua, mỗi người đều có sự thay đổi. Tất cả những thay đổi ấy nằm trong hồi ức của các nhân vật. Độc giả có quyền tự đoán định các sự kiện xảy ra trong suốt những năm ấy dẫn đến kết quả như hiện tại. Nhịp độ thời gian được đẩy nhanh lên nhờ sự lặp lại của từ “bỗng”, đẩy nhanh nhịp độ thời gian trên cánh đồng thời gian bất tận, làm cho người đọc có cảm giác thời gian trôi nhanh, lạc lõng so với nhịp độ chậm rãi của toàn truyện. Sự lặp lại của từ “bỗng” ít hơn hẳn so với “những năm sau này”, “rất nhiều năm sau này” cho thấy tốc độ chủ đạo của tiểu thuyết. Nó giống những nốt thăng trong bản nhạc trầm, sự lặp lại của từ “bỗng” mang đến cho người đọc cảm giác khác lạ, thay đổi tâm thế để theo dõi tiếp diễn tiến truyện. 2.3.2 Thái độ (Attitude) Thái độ của nhân vật được lặp đi lặp lại do cảm nhận giống nhau về tính chất của sự việc. Thái độ phổ biến nhất là thái độ cảm thấy thời gian quay vòng của Úrsula. Cụ thấy như thể thời gian lặp lại vì “con cái nhà này đều thế cả” [7, tr. 227]. Qua gần một thế kỉ chứng kiến quá trình sinh thành của con cháu, cụ thấy những người mang tên Aureliano là những người âu sầu nhưng lại rất thông minh, còn những người mang tên Arcadio đều nông nổi và táo bạo. Sự giống nhau duy nhất Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52 45 là vẻ cô đơn hay số phận bi thảm in dấu ở họ. Họ giống nhau đến nỗi có lúc Úrsula nhầm chít Aureliano với con trai Aureliano của mình. Cảm giác thời gian quay vòng không chỉ có ở Úrsula mà còn ở chồng bà: “Hôm nay vẫn cứ là ngày thứ hai như hôm qua ấy mà() Con nhìn gió kìa, hãy nghe tiếng kêu vo vo của ông trời kìa, y hệt như hôm qua, hôm kia” [7, tr.235]. Hoàn toàn cô đơn, vô vọng, ngay cả khi tìm đến yếu tố dường như chắc chắn phải có sự thay đổi thời gian, ông vẫn hoàn toàn thấy nó dậm chân tại chỗ. Hoàng hậu Fernanda - người luôn tận tâm, nhiệt tình để chứng tỏ sự thay đổi của ngôi nhà cuối cùng cũng rơi vào nỗi cô đơn và cảm giác thời gian quay vòng. Như một nhà tiên tri, khi hầu hết các nhân vật của dòng họ Buendía đều ôm nặng tình yêu cô đơn với người thân luôn gắn với ham muốn nhục dục cháy bỏng đều được Pilar Ternera khẳng định chắc chắn rằng họ hoàn toàn có thể hy vọng. Hết lần này đến lần khác thái độ của bà đều trước sau như một. Khi José Arcadio Buendía khát khao thể xác cô ruột Amaranta, tuyệt vọng vì bị từ chối, Pila Ternera nói “Nó đang đợi con đấy”. Sau đó rất nhiều năm, khi Aureliano Babilonia tưởng như phát điên vì thèm muốn dì ruột Amaranta, bà không cần suy nghĩ và lại khẳng định y như trước “Nó đang đợi con đấy”. Sự khẳng định chắc như đinh đóng cột của Pilar Ternera cho thấy bản chất của những con người trong dòng họ Buendía là bất biến. Nó chỉ biểu hiện dưới dạng này hoặc dạng khác, trong những thời điểm khác nhau. Tính tiền định thể hiện rõ ở chi tiết này. Tất cả các phát minh Melquíades mang đến làng Macondo đều làm dân làng ở đây ngạc nhiên, thậm chí kinh ngạc. Không cần giải thích, cứ vào tháng ba hàng năm, khi những người Digan đặt chân đến làng, độc giả chắc chắn sẽ được chứng kiến sự ngưỡng mộ của José Arcadio Buendía với những phát minh mới. Và sau đó, đúng như Úrsula lo sợ, ông lại lao vào khám phá, tìm tòi các phát minh, mong muốn áp dụng chúng vào hiện thực cuộc sống ở Macondo. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo - Cao học Văn K52 46 2.3.3 Hành động (Action) Hành động luôn luôn gắn liền với suy nghĩ của nhân vật. Cùng với suy nghĩ, hành động góp phần thể hiện bản chất của anh ta. Một người có thể giấu được suy nghĩ trong nội tâm, nhưng hành động của anh ta sẽ tự nói lên những suy nghĩ đó, chỉ cần người quan sát tinh ý. Vì thế, xảy lặp về hành động luôn có tác dụng tô đậm bản chất của nhân vật. Ở Trăm năm cô đơn, rất nhiều hành động trong tác phẩm chỉ xảy ra một lần nhưng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Hành động Aureliano khi đứng trước họng súng của đội hành hình nhớ lại buổi chiều tháng ba cha chàng dẫn chàng đi xem nước đá được nhắc đi nhắc lại ba lần (ở các trang 23; 39; 166). Giây phút đối mặt với cái chết, Aureliano không hề sợ hãi mà vẫn khao khát được tiếp cận với những phát minh. Mấy chục năm rồi mà hình ảnh tảng nước đá vẫn không nguôi ám ảnh chàng. Điều đó chứng tỏ rằng cuộc sống của chàng khép kín như thế nào với thế giới bên ngoài. Rõ ràng, cái chết không đáng sợ mà chính sự cô lập, tách mình ra khỏi thế giới bên ngoài mới là điều đáng sợ nhất. Cũng là hình ảnh đứng trước họng súng đội hành hình nhưng Arcadio lại nghĩ về Remedios. Hành động này được nhắc lại hai lần. Trước khi chết, anh nghĩ về người vợ mình cưới về khi nàng còn ở thời niên thiếu. Remedios là hình ảnh thánh thiện, tượng trưng cho cái đẹp, tình yêu trong sáng. Đó cũng là thứ mà suốt cuộc đời mình Arcadio đi tìm nhưng không thấy. Thậm chí, ngay khi tình yêu đã hiện diện trước mặt, anh cũng không nhận ra và để tuột mất. Không chỉ anh, mà tất cả những người trong dòng họ đều rơi vào vòng luẩn quẩn đó. Amaranta Úrsula, sau thời gian trở về từ nước ngoài, đã dắt theo một anh chồng ngoan ngoãn, thương yêu cô hết mực. Thế nhưng, cuối cùng, do chìm đắm trong ham muốn nhục dục điên cuồng với cháu ruột của mình, cô đã để mất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thoi_gian_va_khong_gian_huyen_thoai_trong_t.pdf
Tài liệu liên quan