Tóm tắt Luận văn Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fFDI) vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Lê Thị Kim Nhung

 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành

phố Đà Nẵng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Đà Nẵng ở vị trí trung độ của cả nước, diện tích tự

nhiên 1.256,54km2, bờ biển dài 92 km. Khí hậu tương đối khắc

nghiệt và địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhìn chung được

đánh giá là kém thuận lợi cho phát triển công nghiệp của Đà Nẵng.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

a. Tình hình phát triển kinh tế

Giai đoạn 2013-2017, tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội GRDP

của Đà Nẵng luôn ở mức 8-9% .Năm 2017, GRDP của Đà Nẵng đạt

58.597 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2016.

Về thu hút đầu tư nước ngoài: Đến 2017, tổng vốn đầu tư FDI

vào thành phố Đà Nẵng đạt 3.04 tỷ USD với 552 dự án còn hiệu lực.

Thiết lập mối quan hệ đối tác với hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

b. Cơ sở hạ tầng:

Hệ thống giao thông tại Đà Nẵng được quy hoạch phát triển hoàn

chỉnh, phù hợp với sự phát triển của thành phố. Nguồn điện, nước

cung cấp thường xuyên để đáp ứng nhu cầu cho mọi hoạt động. Liên

tục dẫn đầu cả nước về mô hình chính quyền điện tử, chỉ số sẵn sàng

ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fFDI) vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Lê Thị Kim Nhung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoại tệ và góp phần tăng nguồn thu ngân sách. - Tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại và kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước. - Tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực - Thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt nhân hình thành đô thị mới - Phát triển KCN gắn với bảo vệ môi trường sinh thái 1.1.2. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) a. Khái niệm “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn vào các dự án nhằm 4 giành quyền điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn” b. Đặc điểm của vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài - Mục đích đầu tư hàng đầu của FDI là tìm kiếm lợi nhuận thu về cho nhà đầu tư. - FDI gắn liền với việc di chuyển tiền và tài sản giữa các quốc gia - Chủ sở hữu cùng giữ quyền sử dụng với vốn đầu tư - FDI chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia thực hiện 1.1.3. Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào KCN Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp là việc áp dụng các biện pháp, chính sách để tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư tại các KCN, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, để các nhà đầu tư nước ngoài ra quyết định bỏ vốn đầu tư thực hiện sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp, phù hợp với lợi ích chung của nhà đầu tư và địa phương tiếp nhận. 1.1.4. Vai trò của thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào KCN - Góp phần đáng kể trong công tác huy động vốn, đóng góp tăng trưởng kinh tế địa phương - Nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu - Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động - Đóng góp vào ngân sách địa phương - Tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ 1.2. Nội dung và tiêu chí thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các Khu công nghiệp 1.2.1. Xác định nhu cầu và đối tƣợng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 5 Xác định nhu cầu thu hút vốn tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố quan trọng và đầu tiên để thực hiện chiến lược đề ra trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xác định đối tượng thu hút đầu tư FDI dựa trên nhu cầu, định hướng thu hút vào các ngành nghề, lĩnh vực, nắm bắt các xu hướng của dòng vốn FDI. Là cơ sở phát huy có hiệu quả đối với việc quy hoạch, phát triển các KCN nói riêng và địa phương nói chung, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo phát triển công nghiệp bền vững trong tương lai. Xúc tiến, quảng bá thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Xúc tiến thu hút vốn đầu tư nước ngoài là hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thu hút tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân ngoài nước đến để đầu tư. Là hoạt động marketing trong thu hút đầu tư mà kết quả là nguồn vốn thu hút được. Các tiêu chí đánh giá: Thông tin về nhu cầu thu hút đầu tư FDI; khả năng tiếp cận, tìm hiểu thông tin môi trường đầu tư, khả năng tiếp cận với các diễn đàn, hội thảo; sự phối hợp của các ban, ngành trong cấp phép đầu tư; sự hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp ... 1.2.2. Xây dựng các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Chính sách hỗ trợ đầu tư, ưu đãi đầu tư là một trong trong những công cụ có vai trò “đòn bẩy” hay là “chất xúc tác” trong việc tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và hướng đến đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương. Thúc đẩy, tạo điều kiện cho nhà đầu tư lựa chọn dự án đầu tư thích hợp, nhanh chóng hình thành và triển khai dự án một cách thuận lợi. Các tiêu chí đánh giá: giá thuê đất, chính sách về ưu đãi, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như: tổ chức đối thoại doanh nghiệp, 6 tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; phối hợp của các cơ quan chức năng trogn xử lý các tình huống nảy sinh tại doanh nghiệp trong KCN Cải thiện hạ tầng các Khu Công nghiệp Chất lượng của cơ sở hạ tầng và công nghiệp hóa là một nhân tố tạo nên sự hấp dẫn với FDI; cơ sở hạ tầng yếu kém rất khó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện cơ sở hạ tầng là điều tất yếu để nhà đầu tư quan sát và đưa ra quyết định đầu tư, và đảm bảo mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư để gia tăng quy mô đầu tư, định hướng phát triển đầu tư lâu dài. Tiêu chí đánh giá: Cảnh quan, giao thông, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống điện nước, công trình thiết chế văn hóa trong KCN; đối với cơ sở hạ tầng ngoài KCN: đường giao thông, hệ thống vận tải Cảng, sân bay, đường sắt 1.2.3. Cải cách thủ tục hành chính Cải cách thủ tục hành chính là việc điều chỉnh trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ, giải quyết công việc liên quan đến công tác hành chính và phải hoàn tất trong một thời gian cụ thể, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp là một trong những yếu tố gây phiền hà, trở thành rào cản làm giảm khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào một địa phương. Các tiêu chí đánh giá: tính công khai, minh bạch về thông tin, phí, lệ phí; mức độ tiếp nhận và thời gian giải quyết quy trình, thủ tục; sự chuyên nghiệp, thái độ hỗ trợ của cán bộ đối với nhà đầu tư 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI vào các KCN 1.3.1. Xu hƣớng vận động của FDI 1.3.2. Điều kiện tự nhiên 1.3.3. Sự ổn định chính trị - xã hội 1.3.4. Tình hình phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô 7 1.3.5. Khung pháp lý về thu hút FDI vào các KCN 1.3.6. Ngành công nghiệp hỗ trợ 1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của một số địa phƣơng CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Đà Nẵng ở vị trí trung độ của cả nước, diện tích tự nhiên 1.256,54km2, bờ biển dài 92 km. Khí hậu tương đối khắc nghiệt và địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhìn chung được đánh giá là kém thuận lợi cho phát triển công nghiệp của Đà Nẵng. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội a. Tình hình phát triển kinh tế Giai đoạn 2013-2017, tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội GRDP của Đà Nẵng luôn ở mức 8-9% .Năm 2017, GRDP của Đà Nẵng đạt 58.597 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2016. Về thu hút đầu tư nước ngoài: Đến 2017, tổng vốn đầu tư FDI vào thành phố Đà Nẵng đạt 3.04 tỷ USD với 552 dự án còn hiệu lực. Thiết lập mối quan hệ đối tác với hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. b. Cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông tại Đà Nẵng được quy hoạch phát triển hoàn chỉnh, phù hợp với sự phát triển của thành phố. Nguồn điện, nước cung cấp thường xuyên để đáp ứng nhu cầu cho mọi hoạt động. Liên tục dẫn đầu cả nước về mô hình chính quyền điện tử, chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. 8 c. Điều kiện xã hội Lực lượng lao động trẻ và dồi dào, được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tại thành phố và ở khu vực miền Trung. 2.1.3. Tình hình hoạt động của các KCN thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng có 06 KCN hoạt động với diện tích quy hoạch là 1.066,52ha. Việc thành lập các KCN phát triển theo xu hướng chung của nền kinh tế hiện đại, tạo điều kiện giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường một cách tập trung, thúc đẩy chỉnh trang đô thị. 2.2. Thực trạng thu hút vốn FDI vào các KCN thành phố ĐN 2.2.1. Thực trạng xác định nhu cầu và đối tƣợng thu hút vốn đầu tƣ FDI vào các Khu công nghiệp Hoạt động thu hút các dự án FDI được tiến hành dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm Sau thời gian định hướng phát triển công nghiệp, thành phố Đà Nẵng đã có những nhận định cơ bản trong quá trình thu hút vốn đầu tư FDI vào các KCN; chủ động đề ra danh mục dự án thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tuy nhiên, các danh mục dự án thu hút đề ra mới ở cấp độ theo lĩnh vực đầu tư chứ chưa vạch ra được mục tiêu cụ thể, với đối tượng cụ thể để nhắm đến tiến hành các hình thức thu hút đầu tư. Đối với việc xác định đối tượng thu hút đầu tư: Phân tích dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhận định xu thế của các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, các xu hướng chuyển dịch các dòng vốn, thành phố xác định và thực hiện chủ động kêu gọi đầu tư từ các thị trường trọng điểm. 9 2.2.2. Thực trạng công tác quảng bá, xúc tiến thu hút vốn FDI vào các Khu công nghiệp - Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thành lập vào cuối năm 2000, thực hiện chính sách “một cửa” đối với các nhà đầu tư. Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư của thành phố Đà Nẵng. Tổ chức xúc tiến, tiếp cận vận động đầu tư, đối thoại giữa doanh nghiệp FDI với lãnh đạo, chính quyền. Bảng 2.2: Mức đánh giá về công tác xúc tiến thu hút đầu tƣ FDI thành phố vào các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng STT Nội dung Đơn vị Rất tốt Tốt Bình thƣờng Kém Rất kém Tổng cộng Trƣớc khi cấp phép đầu tƣ 1 Thông tin về nhu cầu thu hút đầu tư FDI vào KCN của thành phố SL 0 16 58 6 1 81 Tỉ lệ % 0 19,75 71,61 7,41 1,23 100 2 Khả năng tiếp cận, tìm hiểu môi trường đầu tư các KCN SL 6 10 45 20 0 81 Tỉ lệ % 7,41 12,34 55,56 24,69 0% 100 3 Khả năng tiếp cận với các diễn đàn đầu tư, hội thảo thu hút đầu tư SL 2 5 24 46 4 81 Tỉ lệ % 2,47 6,17 29,63 56,79 4,94 100 Trong khi cấp phép đầu tƣ 4 Tính nhất quán thông tin cung cấp cho nhà đầu tư SL 11 16 25 27 2 81 Tỉ lệ % 13,59 19,75 30,86 33,33 2,47 100 5 Sự phối hợp với các ban, ngành trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư SL 0 23 38 20 0 81 Tỉ lệ % 0 28,40 46,91 24,69 0 100 Sau khi cấp phép đầu tƣ 6 Hỗ trợ doanh nghiệp sau đầu tư SL 4 31 43 3 0 81 Tỉ 4,94 38,27 53,09 3,70 0 100 10 lệ % 7 Tổ chức giao lưu, kết nối các doanh nghiệp sau đầu tư SL 4 33 33 7 4 81 Tỉ lệ % 4,94 40,74 40,74 8,64 4,94 100 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Đánh giá đối với thông tin về nhu cầu thu hút vốn đầu tư FDI vào các KCN của thành phố đạt 71,61% bình thường, 19,75% tốt; khả năng tiếp cận, tìm hiểu môi trường đầu tư các KCN 55,56% bình thường, 19,75% đạt mức tốt và rất tốt cho thấy sự phát triển và thu hút đầu tư của thành phố trong những năm qua tiếp nhận được nhiều sự chú ý của thị trường. Thông tin về nhu cầu thu hút vốn đầu tư của các KCN được cập nhật thường xuyên bên cạnh các thông tin đầu tư của thành phố. Nhà đầu tư có thể thông qua nhiều kênh để tìm hiểu các thông tin về môi trường đầu tư vào các KCN. Khả năng tiếp cận với các diễn đàn đầu tư, hội thảo thu hút đầu tư phần lớn được đánh giá mức độ kém; tính nhất quán thông tin sự phối hợp giữa các ban, ngành được đánh giá ở nhiều cấp độ khác nhau cho thấy trong công tác này chưa đạt hiệu quả, nhà đầu tư chưa thực sự tiếp cận được các hội thảo theo lĩnh vực, chuyên ngành. 2.2.3. Thực trạng các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp của thành phố Đà Nẵng Đối với KCN thành phố Đà Nẵng, doanh nghiệp chịu mức thuế với thuế suất thông thường 20%. Giá thuê đất trong các KCN được thực hiện theo giá do các chủ đầu tư theo các KCN đưa ra. 11 Bảng 2.5: Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp trên địa bàn các KCN về chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ của dự án FDI STT Nội dung Đơn vị Rất hài lòng Hài lòng Bình thƣờng Không hài lòng Rất không hài lòng Tổng cộng 1 Chính sách về giá thuê đất trong KCN SL 6 10 39 26 0 81 Tỉ lệ 7,41 12,34 48,15 32,10 0 100 2 Chính sách về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp SL 0 11 41 28 1 81 Tỉ lệ 0 13,58 50,62 34,57 1,23 100 3 Việc tổ chức đối thoại của Ban Quản lý các KCN và doanh nghiệp SL 13 44 22 2 0 81 Tỉ lệ 16,05 54,32 27,16 2,47 0 100 4 Công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của DN SL 3 33 43 2 0 81 Tỉ lệ 3,70 40,74 53,09 2,47 0 100 5 Công tác phối hợp với cơ quan chức năng xử lý các tình huống phát sinh trong các KCN SL 12 26 37 6 0 81 Tỉ lệ 14,81 32,1 45,68 7,41 0 100 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Đối với các chính sách về giá thuê đất trong KCN: 48,15% bình thường, tỷ lệ đánh giá 32,10% không hài lòng là một con số đáng xem xét. Các chủ đầu tư có những chính sách cải tạo các KCN và mức thuê đất khác nhau, tuy nhiên không đáp ứng sự thỏa mãn của nhà đầu tư so với đơn giá thuê mà họ đã trả. 12 Chính sách về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: 34,57% ở mức không hài lòng, các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư FDI vào các KCN Đà Nẵng không có những điểm nhấn, do thành phố chuyển hướng thu hút đầu tư, đồng thời, quỹ đất trong các KCN gần như được lấp đầy. Điều này có thể làm cho các nhà đầu tư cân nhắc khi lựa chọn địa điểm đầu tư dự án. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp được đánh giá ở mức độ bình thường và hài lòng chiếm phần lớn. Như vậy có thể thấy Ban Quản lý Các KCN và CX ĐN đã quan tâm đến công tác hỗ trợ đối với các doanh nghiệp FDI, chủ động, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể đưa ra các kiến nghị, trao đổi trong các buổi hội nghị, đối thoại. 2.2.4. Thực trạng đầu tƣ cơ sở hạ tầng các KCN thành phố Đà Nẵng Cơ sở hạ tầng trong các KCN thành phố không được đánh giá tốt. Cảnh quan các KCN, hiện trạng giao thông, hệ thống xử lý chất thải các công trình thiết chế văn hóa lần lượt ở các mức đánh giá đạt kém là45,68%, 59,26%, 34,57%, 64,20% cho thấy điều kiện cơ sở hạ tầng cần phải được xem xét trong thời gian đến. Bảng 2.8: Mức độ đánh giá cơ sở hạ tầng trong các KCN ST T Các loại dịch vụ Đơn vị tính Rất tốt Tốt Bình thƣờng Kém Rất kém Tổng cộng Trong KCN 1 Cảnh quan KCN SL 0 14 28 37 2 81 Tỉ lệ 0% 17,28 34,57 45,6 8 2,4 7 100 2 Giao thông trong các KCN SL 0 6 25 48 2 81 Tỉ lệ 0% 7,41 30,86 59,2 6 2,4 7 100 13 3 Hệ thống xử lý chất thải SL 0 6 42 28 5 81 Tỉ lệ 0% 7,41 51,85 34,5 7 6,1 7 100 4 Hệ thống cung cấp điện, nước SL 7 42 32 0 0 81 Tỉ lệ 8,6 4 51,85 39,51 0% 0% 100 5 Công trình thiết chế văn hóa KCN SL 0 1 28 52 0 81 Tỉ lệ 0% 1,23 34,57 64,2 0 0% 100 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Đối với hệ thống điện, nước phục vụ sản xuất được các doanh nghiệp đánh giá cao với 51,85% đánh giá tốt; 8,64% đạt rất tốt, 39,51% đánh giá đạt bình thường Bảng 2.9: Mức độ đánh giá cơ sở hạ tầng ngoài các KCN thành phố ĐN trong thu hút FDI STT Các loại dịch vụ Đơn vị tính Rất tốt Tốt Bình thƣờng Kém Rất Kém Tổng cộng Ngoài KCN 1 Đường giao thông SL 10 15 55 1 0 81 Tỉ lệ % 12,35 18,52 67,90 1,23 0 100 2 Cảng SL 20 31 30 0 0 81 Tỉ lệ % 24,69 38,27 37,04 0 0 100 3 Sân bay SL 10 18 53 0 0 81 Tỉ lệ % 12,34 22,23 65,43 0 0 100 4 Đường sắt SL 4 19 48 10 0 81 Tỉ lệ % 4,94 23,46 59,25 12,35 0 100 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) 14 Đối với hệ thống cảng biển, sân bay, đường sắt là những cơ sở hạ tầng thiết yếu để vận chuyển hàng hóa được đánh giá ở mức độ trên 60% bình thường, và đạt ở mức đánh giá tốt và rất tốt. 2.2.5. Thực trạng công tác cải cách hành chính Đà Nẵng luôn năm trong top dẫn đầu trong bảng xếp hạng PCI, cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố tiếp tục được cộng đồng doanh nghiệp địa phương đánh giá khả quan. Bảng 2.11: Kết quả đánh giá chỉ sô PCI thành phố Đà Nẵng Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Điểm số PCI/100 66,45 66,87 68,34 70 70,1 Vị thứ 1 1 1 1 2 (Nguồn: Báo cáo PCI) Qua kết quả khảo sát, về mức độ công khai các thông tin liên quan đến các vấn đề doanh nghiệp quan tâm được đánh giá cao với 71,61% đồng ý, việc tiếp cận đất đai và đảm bảo hợp pháp quyền sử dụng đất, đồng thời việc cung cấp thông tin liên quan tạo nên mức tin tưởng để doanh nghiệp khi đầu tư các dự án. Bảng2.12: Mức độ đánh giá công tác hành chính trong thu hút vốn đầu tƣ FDI các KCN STT Nội dung Đơn vị Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Tạm đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Tổng cộng 1 Thủ tục được thông tin công khai SL 10 58 12 1 0 81 Tỉ lệ % 12,35 71,61 14,81 1,23 0 100 2 Quy trình và thủ tục dễ hiểu, dễ thực SL 12 40 21 8 0 81 Tỉ lệ 14,81 49,38 25,93 9,88 0 100 15 hiện % 3 Phí và lệ phí công khai, minh bạch SL 10 23 22 24 2 81 Tỉ lệ % 12,34 28,40 27,16 29,63 2,47 100 4 Cán bộ ứng xử chuyên nghiệp, đúng mực SL 3 36 36 6 0 81 Tỉ lệ % 3,71 44,44 44,44 7,41 0 100 5 Thời gian giải quyết thủ tục hành chính đúng quy định SL 2 45 26 6 2 81 Tỉ lệ % 2,47 55,56 32,09 7,41 2,47 100 6 Có hiện tượng cán bộ gây khó khăn, trì hoãn thủ tục để trục lợi SL 0 5 40 36 0 81 Tỉ lệ % 0 6,17 49,38 44,45 0 100 7 Cán bộ hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục, hồ sơ SL 5 50 16 6 4 81 Tỉ lệ % 6,17 61,73 19,75 7,41 4,94 100 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Đối với các tiêu chí: quy trình và thủ tục hành chính dễ hiểu, dễ thực hiện; cán bộ ứng xử chuyên nghiệp, đúng mực, thời gian giải quyết thủ tục hành chính đúng quy định,cán bộ hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành các thủ tục, hồ sơ doanh nghiệp còn vướng mắc so với quy định của pháp luật được đánh giá mức đồng ý cao. Đối với hạng mục về tính công khai, minh bạch của các loại phí và lệ phí đạt ở mức trung bình, và hạng mục hiện tượng cán bộ gây khó khăn, trì hoãn thủ tục để trục lợi được đánh giá ở mức độ với 6,17% đồng ý và 49,38% tạm đồng ý. Điều này cho thấy, mức độ làm dụng để quy nạp một số lợi ích vẫn còn tồn tại. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động thu hút FDI vào các Khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng 16 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Hình 2.6: Top 20 thu hút FDI 9 tháng 2017 và PCI Mặc dù được đánh giá là hấp dẫn nhất nhưng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước tại Đà Nẵng vào các khu công nghiệp thành phố chưa có những con số tăng trưởng ấn tượng. Doanh nghiệp đầu tư phần nhiều là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư bởi các nhà đầu tư đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hầu hết là các nhà đầu tư Châu Á và Nhật Bản là quốc gia có nhiều dự án đầu tư nhất (Nguồn: Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng) Hình 2.7: Các doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào các Khu công nghiệp theo quốc gia và vùng lãnh thổ 17 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế - Chưa thu hút được các dự án có quy mô lớn, sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. - Công tác xúc tiến đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng thu hút đầu tư. - Cơ sở hạ tầng các Khu Công nghiệp hiện nay chưa được hoàn thiện, hạ tầng giao thông đô thị còn thiếu đồng bộ. - Cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư chưa thực sự cạnh tranh so với các địa phương khác. - Công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp xúc doanh nghiệp còn thiếu khoa học, chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Việc thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như: Do đặc điểm địa lý, một số dịch vụ hỗ trợ sản xuất còn hạn chế. - Quỹ đất trong các KCN hạn chế, ưu đãi không cạnh tranh; ngành công nghiệp hỗ trợ tại thành phố kém phát triển. - Công tác xúc tiến đầu tư chưa chủ động, phân tán nguồn lực, thiếu sự phối hợp. Nguồn kinh phí xúc tiến đầu tư quá hạn hẹp. - Doanh nghiệp đầu tư vào KCN Đà Nẵng không được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tiền thuê đất theo quy định. - Việc triển khai quy hoạch KCN không đồng bộ và chưa đảm bảo quy định về KCN, nhất là quy hoạch để bảo vệ môi trường. 18 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 3.1.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển các khu công nghiệp của thành phố Đà Nẵng 3.1.2. Cơ hội và thách thức trong thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng 3.1.3. Mục tiêu, quan điểm thu hút FDI vào các KCN thành phố Đà Nẵng - Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến - Cải thiện môi trường thu hút đầu tư các KCN thành phố Đà Nẵng 3.1.4. Định hƣớng thu hút vốn FDI vào các KCN trong tƣơng lai a. Định hƣớng thu hút theo ngành nghề - Thu hút các dư án vào khu công nghiệp nói chung, hoạt động thu hút FDI nói riêng phải được chọn lọc kỹ. Thu hút các dự án FDI đầu tư sản xuất công nghiệp hỗ trợ sản xuất các sản phẩm công - Không thu hút các dự án tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều lao động phổ thông, công nghệ lạc hậu, b. Định hƣớng thu hút theo đối tác đầu tƣ - Ưu tiên thu hút đầu tư vào KCN các Tập đoàn đa quốc gia từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, một số quốc gia Châu Âu, các nước ASEAN..., các nền kinh tế thành viên APEC. c. Định hƣớng thu hút theo các giai đoạn phát triển khu công nghiệp 19 - Cải thiện, nâng cấp hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn. - Định hướng thu hút các dự án ở các lĩnh vực bố trí vào các KCN sẽ quy hoạch. 3.2. Một số giải pháp nhằm thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng 3.2.1. Hoàn thiện xác định nhu cầu và đối tƣợng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài - Điều tra cơ bản tiềm năng, thế mạnh phát triển KCN của thành phố, hoạch định các chính sách, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng kinh tế và đạt hiệu quả. - Tập trung vào những tập đoàn, quốc gia, xác định đối tác tiềm năng và xây dựng chiến lược thu hút hiệu quả, xác định ngành nghề, lĩnh vực để đầu tư thu hút, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. - Việc xác định tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN cần thực thiện theo hai thành phần: thu hút vào các KCN đang hoạt động và các KCN đang quy hoạch. - Chủ động đề ra các danh mục, dự án gọi vốn FDI đối với đối tượng, lĩnh vực xác định, xúc tiến đầu tư có địa chỉ theo lộ trình. 3.2.2. Hoàn thiện công tác xúc tiến, quảng bá thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài - Xây dựng kế hoạch, chiến lược xúc tiến đầu tư. - Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Ban Quản lý các KCN và CX Đà Nẵng tăng cường thống nhất điều phối các hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Nghiên cứu, đề xuất các chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia và các đối tác trọng điểm. 20 - Kết hợp hợp hoạt động xúc tiến đầu tư với công tác tại nước ngoài của các lãnh đạo, vận động đầu tư nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm xây dựng và thu hút vốn vào các KCN ở các nước. - Nghiên cứu nội dung, thành phần và tính thực thi, hiệu quả, kết quả của các hội thảo phải có tính thực tế, có tính ứng dụng. - Thường xuyên tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác xúc tiến đầu tư. - Tăng cường tính nhất quán thông tin đến các nhà đầu tư. - Tiếp tục đối mới, chủ động lựa chọn, mời gọi nhà đầu tư theo định hướng thay vì hình thức nhà đầu tư có nhu cầu thì tự tìm đến. - Bố trí kinh phí nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. - Tập trung hỗ trợ dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tạo niềm tin, đồng thời nhằm thông qua các nhà đầu tư này để quảng bá hình ảnh về môi trường đầu tư Việt Nam. 3.2.3. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các Khu Công nghiệp - Tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai đối với các chủ đầu tư KCN. Hoàn thiện quy hoạch ngành, lĩnh vực, công bố công khai các quy hoạch theo địa bàn các KCN. - Ban Quản lý các KCN và CX đồng hành, hỗ trợ và tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong quá trình khảo sát, hình thành dự án, thủ tục cấp phép đầu tư và sau khi dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý nhưng phải đảm bảo quản lý nhà nước chặt chẽ, hiệu quả. 21 - Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư. Kịp thời hỗ trợ, giải quyết các vấn đề phát sinh, tạo điều kiện các doanh nghiệp yên tâm trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tạo môi trường giao lưu, gắn kết đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 3.2.4. Đẩy mạnh đầu tƣ cơ sở hạ tầng các KCN thành phố Đà Nẵng - Đối với các KCN đang hoạt động: Đảm bảo tính đồng bộ của các yếu tố cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội và môi trường, cải thiện thực trạng về cơ sở hạ tầng tại KCN; các công ty là chủ đầu tư các KCN cần phải có trách nhiệm, chú trọng đến đầu tư hạ tầng KCN tương xứng với giá thuê mặt bằng mà các nhà đầu tư bỏ ra. - Đối với các khu công nghiệp mới: Nâng cao chất lượng, hiệu quả và đảm bảo tính hệ thống trong quy hoạch KCN. - Nân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thu_hut_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_ffd.pdf
Tài liệu liên quan