Tóm tắt Luận văn Thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội - Từ thực tiễn huyện Hướng hóa, tỉnh Quảng Trị

Về thành phần hồ sơ: 63% cho rằng “còn phức tạp, khó thực

hiện”;

- Về sự minh bạch thông tin của TTHC: 7% cho rằng “không

được niên yết rõ ràng”;

- Về sự hài lòng với kết quả giải quyết TTHC: 9% cho rằng

“không hài lòng”

- Về sự thay đổi TTHC (cải các TTHC) trong thời gian vừa qua:

63% cho rằng “thay đổi quá nhiều”;

- Về việc phải thực hiện GDĐT trong lĩnh vực BHXH: 30% cho

rằng “khó khăn cho đơn vị”;

- Về việc phải thực hiện giao dịch qua dịch vụ bưu chính công

ích: 29% cho rằng “khó khăn cho đơn vị”;

- Về thái độ phục vụ của nhân viên BHXH: 3% cho rằng “không

lịch sự, đúng mực”;

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội - Từ thực tiễn huyện Hướng hóa, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11/2015 tại trang số 32. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về BHXH, TTHC, cải cách TTHC, nhưng từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu Thủ tục hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội từ thực ti n huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực ti n thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện TTHC trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 3.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về BHXH, TTHC trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Phân tích, đánh giá thực tiển TTHC trong lĩnh vực BHXH tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện TTHC trong lĩnh vực BHXH tại địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH – Từ thực ti n huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Về thời gian: từ năm 2015 đến nay. 5 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước về BHXH. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích, đánh giá; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê; phương pháp điều tra, khảo sát. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩ lý luận: Luận văn nghiên cứu, làm rõ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước về BHXH, cơ sở lý luận về BHXH, thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá thực ti n TTHC trong lĩnh vực BHXH tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị; Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH tại địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm có 3 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội Chương 2: Thực trạng thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. Nội dung cơ bản về bảo hiểm xã hội 1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội Theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”. 1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm xã hội. - Người lao động khi tham gia BHXH được đảm bảo thu nhập cả trong và sau quá trình lao động. - Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của đơn vị sử dụng lao động đóng, người lao động đóng, hỗ trợ của Nhà nước, Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ và các nguồn thu hợp pháp khác. - Mục tiêu hoạt động của BHXH không vì mục đích lợi nhuận và nhằm mục đích an sinh xã hội. - Người lao động muốn được quyền hưởng trợ cấp BHXH phải có nghĩa vụ đóng BHXH. Người chủ sử dụng lao động cũng phải có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động mà mình thuê mướn. - Các hoạt động của BHXH được thực hiện trong khuôn khổ phát luật, các chế độ BHXH cũng do luật định. Nhà nước quản lý và bảo hộ các hoạt động của BHXH. 1.1.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội - Vai trò của BHXH đối với người lao động: BHXH có vai trò ổn định thu nhập, nâng cao đời sống tinh thần, đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho người lao động. 7 - Vai trò của BHXH đối với người sử dụng lao động: Bảo hiểm xã hội là tấm lá chắn giúp họ trong quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất và thu hút được lao động, khi những người lao động không may gặp rủi ro thì đã được chuyển giao cho cơ quan BHXH chi trả. Nhờ vậy tình hình tài chính của các doanh nghiệp được ổn định hơn - Vai trò của BHXH đối với nhà nước và xã hội: Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động. BHXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân tương ái của cộng đồng. BHXH góp phần thực hiện bình đẳng xã hội. - Vai trò BHXH đối với nền kinh tế thị trường: BHXH đã bảo đảm ổn định xã hội tạo tiền đề để phát triển kinh tế thị trường. Tham gia BHXH cho người lao động sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, gắn bó tận tình của người lao động trong các doanh nghiệp. Quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp được tích tụ tập trung rất lớn, phần quỹ nhàn rỗi được đầu tư cho nền kinh tế tạo ra sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động. 1.1.4. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội. Điều 5, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, Bảo hiểm xã hội có những nguyên tắc sau: Một là, Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH. Hai là, Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. 8 Ba là, Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH. Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH. Bốn là, Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Năm là, Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, d dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH. 1.1.5. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội Đối tượng tham gia BHXH được quy định tại Điều 2, Luật BHXH số 58/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành 1.1.6. Các chế độ bảo hiểm xã hội 1.1.6.1. Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: Chế độ ốm đau; Chế độ thai sản; Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Chế độ tưu trí; Chế độ tử tuất. 1.1.6.2. Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện, bao gồm: Chế độ hưu trí; Chế độ tử tuất. 1.2. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 1.2.1. Khái quát về thủ tục hành chính 1.2.1.1. Khái niệm Hiện nay, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ:“Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”. 9 1.2.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính Thủ tục hành chính có những đặc điểm sau: Thứ nhất, thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục - là cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mình. Thứ hai, thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Thứ ba, thủ tục hành chính rất đa dạng và phức tạp. Thứ tư, thủ tục hành chính có tính năng động hơn so với các quy phạm nội dung của luật hành chính, đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn để thích ứng và phù hợp với nhu cầu thực tế của đời sống xã hội. 1.2.1.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính Thứ nhất, thủ tục hành chính là công cụ để hướng dẫn việc thực hiện pháp luật giúp cho các hoạt động của thực ti n xã hội được thực hiện thuận lợi, nhanh chóng và thống nhất. Thứ hai, Thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách khoa học, hợp lý sẽ tạo khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ, bảo đảm cho công việc được tiến hành theo một trật tự cần thiết và có thể kiểm soát được, đem lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động quản lý nhà nước. Thứ ba,Thủ tục hành chính cũng là một bộ phận của pháp luật về hành chính nên việc xây dựng và thực hiện tốt các thủ tục hành chính sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xây dựng và phát triển pháp luật Thứ tư, nắm vững và thực hiện đúng các quy định về thủ tục hành chính là góp phần để cải cách hành chính thành công, đảm bảo thực hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý, đảm bảo tính công khai, chống tệ quan liêu, tham nhũng, giữ được kỷ cương phép nước. Thứ năm, thủ tục hành chính trên một phương diện nhất định là biểu hiện trình độ văn hoá, văn hoá giao tiếp, văn hoá điều hành của 10 các cơ quan, tổ chức, nó thể hiện mức độ văn minh của một nền hành chính phát triển. 1.2.1.4. Cải cách thủ tục hành chính Cải cách thủ tục hành chính là cải cách các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính; cải cách việc thực hiện các thủ tục hành chính. 1.2.2. Nội dung thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội Thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân phải tuân theo thông qua sự hướng dẫn của cơ quan BHXH khi giải quyết những công việc cụ thể thuộc lĩnh vực BHXH. 1.2.2.1. Cơ sở pháp lý về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 1.2.2.2. Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội a. Lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH - Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. - Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. - Hoàn trả tiền đã đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người có từ 2 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau, người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng. - Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT. b. Lĩnh vực thực hiện chính sách và chi trả các chế độ BHXH 11 - Giải quyết hưởng chế độ ốm đau. - Giải quyết hưởng chế độ thai sản. - Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần. - Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu. - Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát. - Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nay tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. - Giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã. - Giải quyết hưởng trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài để định cư và công dân nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không còn cư trú ở Việt Nam. - Giải quyết hưởng chế độ tử tuất. - Giải quyết hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người chấp hành xong hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích. - Giải quyết di chuyển đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và người chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ tỉnh này đến tỉnh khác. - Giải quyết điều chỉnh, hủy quyết định, chấm dứt hưởng BHXH. - Giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 613/QĐ-TTg. 12 - Giải quyết hưởng trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg. - Người hưởng lĩnh chế độ BHXH bằng tiền mặt chuyển sang lĩnh bằng tài khoản cá nhân và ngược lại, hoặc thay đổi tài khoản cá nhân, hoặc thay đổi nơi nhận trong địa bàn tỉnh. - Ủy quyền lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp. - Truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH của người hưởng đã chết nhưng còn chế độ chưa nhận. 1.2.2.3. Quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính a. Quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC b. Quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính c. Quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả qua giao dịch điện tử. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN HƢỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. Tổng quan về huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, cách thành phố Đông Hà 65 km về phía tây. Có địa thế núi rừng và khí hậu rất đa dạng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú, có tiềm 13 năng khai thác lâu dài. Đây là một trong những thế mạnh để phát triển nội lực và thu hút đầu tư vào địa bàn. Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo năm trên địa bàn huyện, được thành lập ngày 12/11/1998. Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là một trong những khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, nằm tại khu vực cửa khẩu Lao Bảo. Là một nút quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông – Tây và là đầu mối thông thương với các nước nằm trên tuyến đường xuyên á và Khu vực Miền Trung của Việt Nam. 2.2. Khái quát hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị BHXH huyện Hướng Hóa là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Quảng Trị đặt tại huyện Hướng Hóa, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Trị tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện Hướng Hóa theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. BHXH huyện Hướng Hóa chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc BHXH tỉnh Quảng Trị và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của UBND huyện Hướng Hóa. BHXH huyện Hướng Hóa có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. 2.3. Thực trạng thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại huyện Hƣớng Hoá, tỉnh Quảng Trị Để đánh giá được thực trạng về hoạt động TTHC trong lĩnh vực BHXH tại BHXH Hướng Hóa, tác giả tiếp cận ở hai góc độ: tổng hợp các số liệu thực tế và sử dụng bảng hỏi với mục đích đánh giá một cách khách quan những hoạt động này. 14 2.3.1. Tình hình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Hướng Hóa 2.3.1.1. Công tác ch đạo thực hiện Thực hiện chỉ đạo của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Quảng Trị về công tác thực hiện cải cách, đơn giản hóa TTHC, Trong những năm qua BHXH huyện Hướng Hóa đã chỉ đạo các tổ nghiệp vụ tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả TTHC bảo đảm theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Thực hiện việc niên yết công khai thủ tục hành chính theo đúng quy định tại bộ phận Tiếp nhận và trả KQTTHC của BHXH huyện Hướng Hóa. 2.3.1.2. Công tác tiếp nhận thủ tục hành chính a. Lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH Bảng 2.2: Kết quả TNHS thu, cấp sổ BHXH qua các năm Đơn vị tính: bộ Năm Tổng số tiếp nhận Trong đó Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH Nhận qua dịch vụ bưu chính Nhận hồ sơ điện tử Tiếp nhận Tỷ lệ (%) Tiếp nhận Tỷ lệ (%) Tiếp nhận Tỷ lệ (%) 2015 2.431 2.431 100 0 0 0 0 2016 2.553 621 24,5 0 0 1.932 75,5 2017 2.825 65 2,3 0 0 2.760 97,7 2018 3.166 71 2,2 0 0 3.095 97,8 Q1/2019 939 32 3,4 0 0 907 96,6 Nguồn: BHXH huyện Hướng Hóa Bảng 2.2 cho thấy: Số lượng hồ sơ thu, cấp sổ BHXH tiếp nhận tăng qua các năm, phần lớn hồ sơ được tiếp nhận qua giao dịch điện từ, một số ít được nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH, và không có hồ sơ nào được nhận qua dịch vụ bưu chính công. 15 b. Lĩnh vực thực hiện chính sách và chi trả các chế độ BHXH Bảng 2.3: Kết quả TNHS lĩnh vực thực hiện chính sách và chi trả các chế độ BHXH qua các năm Đơn vị tính: bộ Năm Tổng số tiếp nhận Trong đó Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH Nhận qua dịch vụ bưu chính Nhận hồ sơ điện tử Tiếp nhận Tỷ lệ (%) Tiếp nhận Tỷ lệ (%) Tiếp nhận Tỷ lệ (%) 2015 296 296 100 0 0 0 0 2016 324 324 100 0 0 0 0 2017 345 345 100 0 0 0 0 2018 626 227 36,3 0 0 399 63,7 Quý 1/2019 170 57 34,5 0 0 113 65,6 Nguồn: BHXH huyện Hướng Hóa Bảng 2.3 cho thấy: Số lượng hồ sơ thực hiện chính sách và chi trả các chế độ BHXH cũng tăng qua các năm. Kể từ khi thực hiện tiếp nhận hồ sơ điện tử lĩnh vực thực hiện chính sách và chi trả các chế độ BHXH thì phần lớn hồ sơ được tiếp nhận qua GDĐT và không có hồ sơ nào được tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích. 2.3.1.3. Công tác giải quyết thủ tục hành chính a. Lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH Bảng 2.4: Kết quả giải quyết TTHC lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH qua các năm Đơn vị tính: bộ Năm Tổng số giải quyết Trong đó Hồ sơ giải quyết đúng hạn Hồ sơ giải quyết chậm Giải quyết Tỷ lệ (%) Giải quyết Tỷ lệ (%) 2015 2.431 2.120 87,2 311 12,8 2016 2.553 2.239 87,7 314 12,3 2017 2.825 2.054 72,7 771 27,3 2018 3.166 1.935 61,1 1.231 38,9 Q1/2019 939 715 76,1 224 23,9 16 Nguồn: BHXH huyện Hướng Hóa Bảng 2.4 cho thấy: 100% số bộ hồ sơ lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH tiến nhận trong năm được giải quyết trong năm. Qua các năm còn rất nhiều bộ hồ sơ giải quyết chậm so với thời gian quy định, đặc biệt từ năm 2017 đến hết quý 1/2019 số bộ hồ sơ giải quyết chậm chiếm tỷ lệ khá cao. b. Lĩnh vực thực hiện chính sách và chi trả các chế độ BHXH Bảng 2.5: Kết quả giải quyết TTHC lĩnh vực thực hiện chính sách và chi trả các chế độ BHXH Đơn vị tính: bộ Năm Tổng số giải quyết Trong đó Hồ sơ giải quyết đúng hạn Hồ sơ giải quyết chậm Giải quyết Tỷ lệ (%) Giải quyết Tỷ lệ (%) 2015 296 265 89,5 31 10,5 2016 324 287 88,6 37 11,4 2017 345 305 88,4 40 11,6 2018 626 549 87,7 77 12,3 Q1/2019 170 131 77,1 39 22,9 Nguồn: BHXH huyện Hướng Hóa Bảng 2.5 cho thấy: Cũng như lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, 100% số bộ hồ sơ lĩnh vực thực hiện chính sách và chi trả các chế độ BHXH tiếp nhận trong năm được giải quyết trong năm. Mặc dù tỷ lệ hồ sơ giải quyết chậm so với thời gian quy định thấp hơn lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH, nhưng với tỷ lệ giải quyết chậm các năm trên 10% là khá cao và có dấu hiệu tăng qua các năm. 2.3.1.4. Công tác trả kết quả thủ tục hành chính trong lịch vực BHXH Số lượng hồ sơ không có phát sinh trả kết quả và báo kết quả xử lý qua gmail là khá cao, hàng năm chiếm hơn 50% tổng số hồ sơ phát sinh, những hồ sơ này chủ yếu là hồ sơ phát sinh trong lĩnh vực thu 17 BHXH, như: Hồ sơ điều chỉnh tăng mức đóng, giảm nghỉ sinh, điều chỉnh chức danh không có phát sinh cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Tỷ lệ trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích tăng qua các năm. 2.3.1.5. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính một trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả công tác cải cách TTHC. Việc giao dịch điện tử qua hệ thống Internet nhằm giúp cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động và cơ quan BHXH giảm được chi phí giấy tờ, thời gian lao động. Đây là khâu đột phá chiến lược trong lĩnh vực hoạt động của ngành BHXH nhất là giai đoạn hiện đại hóa nền hành chính hiện nay. Với sự nỗ lực rất lớn của BHXH huyện, cùng việc bắt buộc các đơn vị sử dụng lao động phải thực hiện giao dịch bằng hồ sơ điện tử và không nhân hồ sơ giấy, vì thế trong năm đầu triển khai GDĐT thì số đơn vị đăng ký GDĐT đã đạt 100% trên tổng số đơn vị tham gia BHXH.. 2.3.1.6. Áp dụng hình thức giao dịch qua dịch vụ bưu chính công ích. Việc sử dụng dịch vụ chuyển phát của bưu điện đã giảm tối đa thời gian giao dịch của các đơn vị tham gia BHXH với cơ quan BHXH, tiết kiệm chi phí đi lại cho đơn vị sử dụng lao động vì toàn bộ cước phí do cơ quan BHXH thanh toán với Bưu điện. Ngoài ra còn hạn chế tình trạng tiêu cực, phiền hà trong giải quyết TTHC. 2.3.2. Khảo sát đánh giá thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Kết quả khảo sát cho thấy, TTHC trong lĩnh vực BHXH được các đơn vị đánh giá khá cao, nhưng bên cạnh đó có rất nhiều y kiết đánh giá không tốt về TTHC trong lĩnh vực BHXH, cụ thể: 18 - Về thành phần hồ sơ: 63% cho rằng “còn phức tạp, khó thực hiện”; - Về sự minh bạch thông tin của TTHC: 7% cho rằng “không được niên yết rõ ràng”; - Về sự hài lòng với kết quả giải quyết TTHC: 9% cho rằng “không hài lòng” - Về sự thay đổi TTHC (cải các TTHC) trong thời gian vừa qua: 63% cho rằng “thay đổi quá nhiều”; - Về việc phải thực hiện GDĐT trong lĩnh vực BHXH: 30% cho rằng “khó khăn cho đơn vị”; - Về việc phải thực hiện giao dịch qua dịch vụ bưu chính công ích: 29% cho rằng “khó khăn cho đơn vị”; - Về thái độ phục vụ của nhân viên BHXH: 3% cho rằng “không lịch sự, đúng mực”; 2.4. Đánh giá thực trạng về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội tại huyện Hƣớng Hóa, tỉnh Quảng Trị 2.4.1. Những kết quả đạt được Từ năm 2015 đến nay, toàn ngành đã giảm hơn 75% số TTHC, từ 115 thủ tục còn 28 thủ tục, số thủ tục trong lĩnh vực BHXH chỉ còn 23 thủ tục (4 thủ tục trong lĩnh vực thu, cấp sổ BHXH và 18 thủ tục trong lĩnh vực hiện chính sách và chi trả các chế độ BHXH). Một số thủ tục đã được phân cấp về BHXH huyện giải. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và giải quyết TTHC đã tạo thuận lợi cho người dân, người lao động và đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện công tác BHXH và đã rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ của viên chức BHXH. Việc áp dụng thực hiện giao - nhận, chuyển - phát hồ sơ về BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích với mục tiêu cao nhất là đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí xã hội, phục vụ lợi ích cộng đồng. 19 2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Một số hạn chế - Trong công việc giải quyết TTHC, vẫn còn rất nhiều hồ sơ giải quyết chậm, chiếm tỷ lệ khá cao.. - Mặc dù đã rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính có thời gian giải quyết tương đối dài. - Vẫn còn những đánh giá không tốt về thái độ phục vụ của viên chức, lao động BHXH huyện Hướng Hóa. - Một số TTHC có quy trình giải quyết còn rườm rà. - Tình trạng mất hồ sơ BHXH khi chuyển phát qua Bưu điện xảy ra thường xuyên tại huyện Hướng Hóa. - Việc bắt buộc tất cả các đơn vị phải thực hiện GDĐT gây khó khăn cho các đơn vị nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn. - Việc hạ tầng công nghệ thông tin chưa thực sự đồng bộ, một số phần mềm và đường truyền phục vụ công tác chuyển hồ sơ thường hay bị lỗi, chậm. 2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, Việc rút ngắn thời gian giải quyết TTHC, số lượng hồ sơ ngày càng nhiều, phần mềm nghiệp vụ chưa thực sự liên thông còn nhiều vướng mắc, thường hay bị lỗi, chậm đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết hồ sơ. Thứ hai, do áp lực công việc lớn nên có lúc chưa thực sự nhã nhặn trong giao tiếp, xử lý công việc. Công tác tuyển dụng và sử dụng lao động chưa thực sự phù hợp, đa số viên chức, lao động tuyển dụng là những sinh viên mới ra trường, một số trái ngành nghề và người ở vùng khác chuyển đến, sau một thời gian công tác, được đào tạo nghiệp vụ và có kinh nghiệm trong công tác thì họ xin được chuyển về vùng đồng bằng hoặc thành phố, vì thế viên chức, lao động BHXH huyện Hướng Hóa luôn luôn mới và thiếu so với các huyện khác. 20 Thứ ba, Việc phân cấp giải quyết một số TTHC chưa thực sự phù hợp với thực ti n. Thứ tư, Việc chỉ có duy nhất một đơn vị là Bưu điện huyện Hướng Hóa độc quyền ký hợp đồng nhận và trả kết quả giải quyết TTHC trong tất cả các lĩnh vực của ngành BHXH đã tạo ra sự ỷ lại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Lực lượng và mức độ hiểu biết về BHXH còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc. Thứ năm, việc bắt buộc phải thực hiện giao dịch điện tử đã ít nhiều gây khó khăn cho đơn vị nhỏ và siêu nhỏ trong quá trình thực hiện. Hạ tầng công nghệ thông tin chưa thực sự đồng bộ, một số phần mềm và đường truyền phục vụ công tác chuyển hồ sơ thường hay bị lỗi, chậm. Thứ sáu, việc ban hành rất nhiều văn bản thay đổi thủ tục hồ sơ, biểu mẫu về việc thự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thu_tuc_hanh_chinh_trong_linh_vuc_bao_hiem.pdf
Tài liệu liên quan