Tóm tắt Luận văn Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (qua thực tiễn tại thành phố Huế)

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài. 2

3. Mục tiêu nghiên cứu. 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4

5. Phương pháp nghiên cứu. 5

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài . 5

7. Kết cấu của luận văn. 6

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ,

THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÀ NHÀ Ở

GẮN LIỀN VỚI ĐẤT . 7

1.1. Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế . 7

1.1.1. Khái niệm thừa kế . 7

1.1.2. Khái niệm quyền thừa kế. 10

1.1.3. Người thừa kế. 11

1.2. Khái niệm và đặc điểm thừa kế quyền sử dụng đất ở và

nhà ở gắn liền với đất . 13

1.2.1. Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liềnvới đất. 13

1.2.2. Đặc điểm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắnliền với đất. 18

1.3. Quá trình phát triển pháp luật thừa kế của Việt Nam. 20

1.3.1. Pháp luật thừa kế của chế độ phong kiến . 20

1.3.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1958. 24

1.3.3. Giai đoạn từ 1959 đến 1979 . 26

1.3.4. Giai đoạn từ 1980 đến 2004 . 27

1.3.5. Giai đoạn từ 2005 đến nay. 31

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ QUYỀN SỬ

DỤNG ĐẤT Ở VÀ NHÀ Ở GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

TẠI THÀNH PHỐ HUẾ. 322

pdf26 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất (qua thực tiễn tại thành phố Huế), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các quy định về pháp luật thừa kế nói chung và thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất nói riêng để làm cơ sở pháp lý cho công tác xét xử các vụ tranh chấp về thừa kế, nhằm góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn thành phố Huế. + Luận văn sẽ nêu ra và phân tích một số vụ khởi kiện về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Huế, từ đó chỉ ra một số điểm phù hợp, chưa phù hợp, bất cập, 6 thiếu sót, chồng chéo của pháp luật về thừa kế, qua đó có những kiến nghị khoa học nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 2005. - Luận văn phân tích có hệ thống một số quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất. Qua đó, nêu ra những quy định phù hợp, chỉ ra những quy định còn bất cập để có những kiến nghị khoa học nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật thừa kế về quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất. Làm cơ sở pháp lý cho công tác xét xử tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất nói chung và trên địa bàn thành phố Huế nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo, luận văn được kết cấu bao gồm 3 chương, cụ thể như sau: - Chương 1. Những vấn đề lý luận về thừa kế, thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất; - Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất tại thành phố Huế; - Chương 3. Kiến nghị phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ, THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÀ NHÀ Ở GẮN LIỀN VỚI ĐẤT 1.1. Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế 1.1.1. Khái niệm thừa kế Ở Việt Nam, việc thừa kế di sản đã hình thành theo tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền, thậm chí việc chia di sản thừa kế 7 còn theo truyền thống của dòng tộc. Con cháu trong gia đình được hưởng di sản từ ông bà, cha mẹ và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên, việc thờ cúng tổ tiên nhắc nhở con cháu nhớ công ơn của người đã chết. Đây là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam được lưu truyền đến ngày hôm nay. Theo Từ điển luật học: “Thừa kế là sự truyền lại tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật” [25; 486]. Và theo Từ điển Tiếng Việt thừa kế là: “Hưởng của người chết để lại cho” [26; 938]. Như vậy, có thể hiểu khái niệm thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. 1.1.2. Khái niệm quyền thừa kế Khi nói đến quyền thừa kế là quyền chủ quan của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về thừa kế, những người tham gia có quyền để lại tài sản, thành quả lao động, các quyền và lợi ích của mình cho người khác thừa hưởng. Người thừa kế có quyền nhận di sản và hưởng giá trị vật chất, giá trị tinh thần và các lợi ích khác phát sinh từ di sản. Quyền thừa kế chỉ có thể phát sinh trong một xã hội có nhà nước và pháp luật. Quyền thừa kế hàm chứa những yếu tố cấu thành một quan hệ pháp luật và có những đặc điểm pháp luật đặc thù. Chế định về quyền thừa kế qui định về quyền tự định đoạt của chủ thể trong việc để lại di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật và quyền của người được thừa kế di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật, quyền hưởng hoặc từ chối hưởng di sản theo những điều kiện do pháp luật qui định. Như vậy, quyền thừa kế là quyền tự quyết của người nhận di sản. Quyền thừa kế chỉ có thể thực hiện được khi người có di sản chết, những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của người để lại di sản thể hiện ý chí nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản thừa kế của người để lại di sản. 1.1.3. Người thừa kế Theo quy định tại Điều 635 Bộ luật dân sự năm 2005: “Người 8 thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. 1.2. Khái niệm và đặc điểm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất 1.2.1. Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất Tác giả có thể nêu khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất như sau: Thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất là việc dịch chuyển quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất của cá nhân đã chết cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, theo đó người thừa kế trở thành chủ sở hữu của quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất do được thừa kế, có các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất. 1.2.2. Đặc điểm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất Về bản chất, thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất cũng giống như thừa kế các loại tài sản khác. Tuy nhiên, thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất còn có những đặc điểm tương đối độc lập với thừa kế các tài sản khác ngoài quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất. - Đối với quyền sử dụng đất ở: Do chế độ sở hữu toàn dân về đất đai cho nên đất đai trước hết thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và do Nhà nước thống nhất quản lý. Do vậy, việc thừa kế quyền sử dụng đất ở cũng không nằm ngoài nguyên tắc thừa kế quyền sử dụng đất nói chung, tuy rằng thừa kế quyền sử dụng đất ở không cần phải có các điều kiện như đối với thừa kế đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản. Đất ở được hiểu là đất do Nhà nước giao 9 cho cá nhân hoặc hộ gia đình và qui định chế độ pháp lý cho loại đất này được khai thác sử dụng để xây dựng nhà ở ổn định và lâu dài. - Đối với thừa kế nhà ở gắn liền với đất: nhà ở gắn liền với đất là tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân hoặc sở hữu của nhiều cá nhân và sau khi cá nhân chết, nhà ở hoặc phần diện tích nhà ở gắn liền với đất của cá nhân đó là di sản thừa kế được chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật như các loại tài sản khác của người để lại di sản. Thông thường, nhà ở là vật chia được, do vậy khi chia di sản là nhà ở gắn liền với đất cũng tuân theo nguyên tắc chia bằng hiện vật. Như vậy, đặc điểm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất có hệ quả là việc chuyển dịch quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất cho người có quyền thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với những qui định của pháp luật dân sự về thừa kế, pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở. 1.3. Quá trình phát triển pháp luật thừa kế của Việt Nam 1.3.1. Pháp luật thừa kế của chế độ phong kiến Chế độ phong kiến Việt Nam tồn tại qua nhiều thế kỷ và mỗi triều đại điều xây dựng cho mình bộ máy nhà nước và pháp luật để củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Pháp luật phong kiến Việt Nam mang đậm ảnh hưởng của nho giáo lễ nghi và pháp luật là yếu tố cơ bản kết dính các yếu tố khác của nền quân chủ bao gồm quan hệ vua - tôi, vua quan - dân chúng, cơ cấu bộ máy nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo nên trật tự xã hội. Pháp luật phong kiến Việt Nam tiêu biểu là Bộ luật Hồng Đức (1483), Bộ luật Gia Long (1815); ngoài các bộ luật, các nhà nước phong kiến còn ban hành các chiếu thư, chỉ dụ, lệnh Vua... nội dung các bộ luật điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội trong đó có những quy định về thừa kế (thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật). 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1958 1.3.3. Giai đoạn từ 1959 đến 1979 1.3.4. Giai đoạn từ 1980 đến 2004 10 1.3.5. Giai đoạn từ 2005 đến nay Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời đã hoàn thiện thêm những quy định về thừa kế. Chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 2005 đã có những quy định cụ thể và phù hợp hơn với đời sống thực tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thừa kế được quy định ở phần thứ tư từ Điều 631 đến Điều 687 của Bộ luật dân sự năm 2005, riêng quy định về thừa kế quyền sử dụng đất được quy định tại các Điều: 733, 734, và 735; quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài liên quan đến thừa kế được quy định tại Điều 767 và Điều 768. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÀ NHÀ Ở GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ HUẾ 2.1. Các quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất 2.1.1. Di chúc và thừa kế theo di chúc về quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất Theo Điều 646 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Di chúc là sự thể hiện ý chí của một người khi còn sống định đoạt tài sản của mình, để chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản của người đó cho một hay nhiều người thừa kế sau khi người đó chết. Vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005, Luật đất đai năm 2003 và Luật nhà ở năm 2005 thì cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt cho người thừa kế được hưởng quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất của mình sau khi chết. Khi để lại di sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất, người lập di chúc phải thỏa mãn các điều 11 kiện về chủ thể lập di chúc, quyền tự do định đoạt ý chí, nội dung của di chúc không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội và hình thức của di chúc phải tuân theo những qui định của pháp luật. 2.1.2. Những người thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất không phụ thuộc vào nội dung của di chúc Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Nhằm bảo vệ lợi ích cho một số người trong diện thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, phù hợp với phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hay nói cách khác, đó là những người thừa kế theo pháp luật quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất ở hàng thừa kế thứ nhất, có quan hệ huyết thống trực hệ và quan hệ hôn nhân với người lập di chúc, họ có quyền được hưởng ít nhất hai phần ba một suất của người thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất theo pháp luật trong trường hợp di sản được chia theo di chúc, mà người lập di chúc không cho họ hưởng thừa kế theo di chúc, hoặc cho hưởng phần di sản quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất ít hơn hai phần ba một suất của người thừa kế theo pháp luật. 2.2. Các quy định pháp luật về thừa kế theo pháp luật quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất Pháp luật thừa kế Việt Nam cũng như pháp luật thừa kế các nước trên thế giới đều quy định hai hình thức thừa kế cơ bản là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc là chia di sản thừa kế cho người thừa kế theo sự định đoạt trong di chúc của người có di sản và người thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ ai. Còn thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản và hình thức thừa kế do pháp luật quy định. Tại Điều 764 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Khác với thừa kế theo di chúc, người thừa kế có thể là một hoặc nhiều cá nhân, một hay nhiều tổ chức; nhưng thừa kế 12 theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân. Theo phương thức này, người thừa kế theo pháp luật về quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất là những người có một trong ba mối quan hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng với người đã chết. 2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất qua thực trạng tại thành phố Huế 2.3.1. Vị trí địa lý và tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Huế 2.3.2. Dân số, đơn vị hành chính và diện tích đất của thành phố Huế 2.3.3. Đặc điểm thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất qua thực tiễn tại thành phố Huế Thành phố Huế là nơi duy nhất còn giữ được khá nguyên vẹn hệ thống Kinh thành, lăng, chùa cổ, nhà vườn, các phủ đệ... là thành phố duy nhất được UNESCO công nhận Quần thể di tích Cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế là hai Di sản Văn hóa Thế giới. Với những nét văn hóa truyền thống rất Việt Nam của thành phố Huế là mô hình nhà - vườn, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái, vừa thể hiện bản sắc văn hóa, trình độ kiến trúc của Huế có những nét tương đồng và khác biệt so với các vùng miền khác ở Việt Nam về mô hình nhà ở, do đó nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại thành phố Huế có những nét đặc thù riêng. Ngoài ra, việc quy định diện tích tối thiểu được tách thửa trong 4 phường nội thành đã hạn chế quyền của người có tài sản là nhà đất trong đó có quyền thừa kế. Do đó, những tranh chấp trong các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất và nhà ở nói chung và thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất nói riêng thường diễn ra nhiều hơn và phức tạp hơn. Hàng năm Tòa án nhân dân thành phố Huế phải giải quyết nhiều vụ việc về phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất. Cho nên việc nghiên cứu về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Huế là một việc làm mang tính cấp thiết, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn. 13 2.4. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất tại thành phố Huế Với đặc điểm như trên nên tại địa bàn thành phố Huế bên cạnh sự gia tăng của các án hình sự thì các tranh chấp về dân sự cũng khá phổ biến. Theo số liệu báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Huế qua các năm đã khẳng định rằng: Hàng năm Tòa án thành phố Huế phải giải quyết một số lượng lớn các loại vụ án; trong đó, chiếm hơn 50% số lượng án của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, có nhiều vụ án phức tạp, nổi cộm được dư luận quan tâm. Mặc dù vậy, Tòa án thành phố Huế vẫn hoàn thành xuất sắc khối lượng công việc rất lớn như vậy. Bảng số liệu sau đây đã nói lên điều đó: Bảng 2.2: Tổng số vụ án Tòa án nhân dân thành phố Huế giải quyết từ năm 2005 đến năm 2010 Năm Vụ án 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Tổng số vụ án đang thụ lý 615 740 850 807 806 839 4.657 Tổng số vụ án đã giải quyết 598 722 836 714 696 784 4.350 Tỷ lệ giải quyết 95,6 % 97,5 6% 98,3 5% 88,4 7% 86,3 5% 93,4 % 93,40 % (Nguồn: Rút từ báo cáo hoạt động Tòa án nhân dân thành phố Huế) Theo Bảng số liệu (Bảng 2.2) tổng hợp các loại án từ năm 2005 đến 2010 mà Tòa án nhân dân thành phố Huế thụ lý, giải quyết, qua đó có thể thấy lượng án mà Tòa án thụ lý rất lớn và tăng theo từng năm (trong 6 năm thụ lý 4.657 vụ án). Về giải quyết án dân sự, hàng năm Tòa án nhân dân thành phố Huế đã thụ lý và giải quyết một khối lượng khá lớn các vụ án dân sự mà chủ yếu là về các lĩnh vực nhà đất, thừa kế, hợp đồng vay tài sản. Cụ thể ở Bảng số liệu dưới đây: 14 Bảng 2.3: Số vụ án dân sự Tòa án nhân dân thành phố Huế giải quyết từ năm 2005 đến năm 2010 Năm Vụ án 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Tổng số vụ án dân sự thụ lý 156 241 346 268 246 235 1.492 Tổng số vụ án dân sự giải quyết 139 229 338 217 190 214 1.327 Tỷ lệ 89% 95% 98% 81% 77% 91% 89% (Nguồn: Rút từ báo cáo hoạt động Tòa án nhân dân thành phố Huế) Căn cứ bảng thống kê chúng ta thấy số lượng vụ án dân sự mà Tòa án nhân dân thành phố Huế đã thụ lý trong 6 năm là 1.492 vụ và Tòa án đã giải quyết được 1.327 vụ, đây là một tỷ lệ giải quyết khá cao. Có thể nói rằng đội ngũ Thẩm phán Tòa án thành phố Huế đã có sự phấn đấu, nổ lực rất lớn để hoàn thành nhiệm vụ. Án dân sự có chiều hướng giảm so với những năm gần đây.Cụ thể: Năm 2008 thụ lý 268 vụ, năm 2009 thụ lý 246 vụ, năm 2010 thụ lý 235 vụ. So với những vụ án Tòa án đã thụ lý thì số lượng vụ án mà Tòa án đã giải quyết có chiều hướng gia tăng, điều đó đã chứng minh sự nổ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, Thư ký của Tòa án nhân dân thành phố Huế. Trong số các vụ án dân sự mà Tòa án đã thụ lý thì các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở, nhà ở gắn liền với đất cũng chiếm một tỷ lệ khá cao, được thể hiện qua bảng thống kê sau đây: Bảng 2.4: Số vụ tranh chấp thừa kế nhà, đất Tòa án nhân dân thành phố Huế giải quyết từ 2005 đến 2010 Năm Vụ án 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Tổng số vụ án dân sự thụ lý 156 241 346 268 246 235 1.492 Số vụ án tranh chấp thừa kế nhà, đất 105 170 253 187 198 129 1.042 (Nguồn: Tìm hiểu từ hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Huế) 15 Có thể khẳng định rằng, việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất hiện nay là loại việc khó, phức tạp nhất và là khâu yếu nhất trong công tác giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung. Vì quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất ở là những tài sản có giá trị lớn về kinh tế, đồng thời còn là chốn cư trú của các gia đình, theo phong tục của người Việt Nam thì “an cư mới lập nghiệp”. 2.4.1. Nội dung vụ án thứ nhất: Chia thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất theo di chúc 2.4.2. Nội dung vụ án thứ hai: Chia thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất theo pháp luật 2.4.3. Nội dung vụ án thứ ba: Yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở Tranh chấp di sản thừa kế nói chung, quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất nói riêng, là những tài sản có giá trị lớn, đồng thời được điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau. Do đó, giải quyết đúng loại tranh chấp này đòi hỏi sự nổ lực rất lớn về trình độ chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp của người áp dụng pháp luật, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Chương 3 KIẾN NGHỊ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÀ NHÀ Ở GẮN LIỀN VỚI ĐẤT 3.1. Kiến nghị phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất 3.1.1. Cần sửa đổi quy định về thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất ở Tại khoản 1, Điều 98 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai năm 16 2003, quy định: “1. Thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng phải nộp tiền sử dụng đất được quy định như sau: a) Trường hợp người sử dụng đất không được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc không được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì chỉ được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; b) Trường hợp người sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc cho ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi có quyết định đó; c)Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi có quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất”. Do đó, nếu có tranh chấp quyền thừa kế mà đất ở đó đã có các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật đất đai thì Toà án vẫn căn cứ vào pháp luật về thừa kế và luật đất đai để xác định quyền thừa kế quyền sử dụng đất ở của các bên đương sự. Sau khi các bên đã được Toà án xác định quyền sử dụng đất ở theo thừa kế, muốn được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở họ phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước và việc này do cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện. Với hướng xử lý như vậy vừa phù hợp với thực tế, vừa phù hợp với thẩm quyền của mỗi bên mà vẫn bảo đảm được lợi ích của Nhà nước. 3.1.2. Về di chúc chung của vợ chồng định đoạt quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất theo di chúc Quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất là di sản của cá 17 nhân khi sống có quyền sở hữu, định đoạt và để chia thừa kế sau khi cá nhân này chết. Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2005, qui định: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Theo qui định này, trong trường hợp vợ chồng lập chung di chúc định đoạt tài sản chung là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất, nhưng hiệu lực di chúc chung của vợ, chồng được pháp luật qui định tại Điều 668 Bộ luật dân sự năm 2005, như sau: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”. Qui định này, tự thân nó chứa đựng nhiều bất cập. Liệu một di chúc chung của vợ, chồng có còn duy trì hiệu lực hay không, nếu vợ chồng được Tòa án cho ly hôn hoặc được Tòa án cho phép chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, sau thời điểm di chúc chung được lập. Mặt khác, qui định này đã xâm phạm đến quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế theo pháp luật và người thừa kế bắt buộc của người vợ hoặc chồng chết trước và làm ảnh hưởng tới thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Với những bất cập trên đây, thiết nghĩ nên sửa đổi Điều 668 Bộ luật dân sự năm 2005 như sau: “Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó”. 3.1.3. Về di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. 18 Việc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng là do ý muốn của người để lại thừa kế. Không ai có thể buộc một người phải dành một số di sản khi chết để con cháu lo việc cúng giỗ cho họ và tổ tiên của họ nhưng nếu bằng di chúc, người để lại di sản thể hiện ý nguyện như vậy thì ý nguyện đó phải được tôn trọng. Trường hợp để lại di sản thờ cúng là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất nhưng không giới hạn tỷ lệ phần di sản thờ cúng là bao nhiêu thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế. Do đó, cần thiết phải xác định “một phần di sản” dùng vào việc thờ cúng là bao nhiêu trong tổng số di sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất. Nếu người để lại di sản lập di chúc để lại 90% (hoặc cao hơn nữa, nhưng không được 100%) di sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất dùng vào việc thờ cúng thì vẫn được coi là để lại “một phần”. Ở những vùng quê của tỉnh Thừa Thiên Huế người dân còn lưu truyền những nét văn hóa, phong tục truyền thống của mình như xây nhà thờ họ để thờ ông, bà, tổ tiên; xây lăng mộ cho ông, bà, cha mẹ đã chết Trong một dòng tộc có nhiều người giàu có thì sẽ cùng nhau góp tiền để xây dựng nhà thờ Họ hoặc để dùng vào việc thờ cúng. Còn đối với một số dòng tộc khó khăn về kinh tế thì thờ ông, bà ở nhà riêng của người con trai trưởng và thông thường người này để lại (bằng di chúc) toàn bộ quyền sử dụng đất ở và nhà ở vào việc làm nhà thờ, thờ cúng tổ tiên ông bà. Như vậy, khi một người để lại thừa kế di sản toàn bộ quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất để làm nhà thờ họ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của những người thừa kế. Như vậy, việc không quy định một tỷ lệ giới hạn nhất định đối với phần di sản thờ cúng là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất xuất phát từ sự tôn trọng ý chí của “người chết” khi định đoạt tài sản của mình. Cũng thừa nhận rằng, với quy định của luật hiện hành, việc để lại di sản thờ cúng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của những 19 người thừa kế. Thiết nghĩ, cần có quy định để xem xét phần di sản thờ cúng là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất có “vượt quá” hay không, có ảnh hưởng như thế nào đến quyền lợi của những người thừa kế phải tuỳ vào các trường hợp cụ thể, kết hợp giữa luật thực định và phong tục tập quán ở địa phương. 3.1.4. Một số kiến nghị với các cơ quan liên quan của tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.1.4.1. Phân định rõ giữa công chứng và chứng thực các hợp đồng là quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất Tại khoản 1, Điều 119 Nghị định số 181/NĐ-CP ngày 29

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflds_le_trung_phuoc_thua_ke_quyen_su_dung_dat_o_va_nha_o_gan_lien_voi_dat_qua_thuc_tien_tai_thanh_pho.pdf
Tài liệu liên quan