Tóm tắt Luận văn Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách

nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp và có sự tham gia của cả hệ

thống chính trị. Công tác thu hồi đất phải thực sự công khai, minh

bạch và phải có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể.

Việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải đúng quy định

của pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, công bằng. Khi bồi

thường về đất, ngoài nguyên tắc tuân thủ theo cơ chế thị trường còn

phải chú trọng đến sự thiệt hại về lâu dài của người sử dụng đất khi

bị mất đi vĩnh viễn tư liệu sản xuất đặc biệt

pdf22 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính sách, pháp luật của các cơ quan nhà nước ở Trung ương về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất gồm các nội dung chính sau: 1.2.1. Các quy định về bồi thường đất, tài sản trên đất bị thu hồi Quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thường về đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phương và người thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện. 7 1.2.2. Các chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Quy định về nguyên tắc, chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc khi Nhà nước thu hồi đất. 1.2.3. Chính sách về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Quy định cụ thể về lập và thực hiện dự án tái định cư, bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở. 1.3. Kết luận chƣơng 1 Nội dung cơ sở lý luận của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã tìm hiểu một số khái niệm liên quan, tìm hiểu quá trình vận dụng lý thuyết địa tô và quy luật giá trị của Chủ nghĩa Mác vào việc xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; làm rõ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và các quy định pháp luật của các cơ quan nhà nước ở Trung ương liên quan đến lĩnh vực này. Nhìn chung, các văn bản pháp luật của Trung ương đã quy định rất cụ thể về nguyên tắc, các chế độ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Ngoài ra, Quốc hội, Chính phủ còn giao cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định chi tiết một số chính sách cụ thể cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội và khả năng nguồn lực của địa phương. Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Việc cụ thể hóa các văn bản pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ tại tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Các quy định cụ thể bồi thường đất, tài sản trên đất bị thu hồi 2.1.1.1. Về quy định cách xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại trong trường hợp không có hồ sơ, chứng từ để chứng minh UBND Tỉnh quy định trường hợp không có hồ sơ, chứng từ để chứng minh thì được bồi thường 50% chi phí quy định theo khối lượng thực tế đã đầu tư. Quy định như trên tạo thuận lợi cho công tác kiểm đếm lập phương án bồi thường, hỗ trợ. Tuy nhiên, việc quy định chỉ được 8 bồi thường 50% chi phí theo khối lượng thực tế làm ảnh hưởng đến lợi ích của người bị thu hồi đất. 2.1.1.2. Về quy định cụ thể bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở Quy định chi tiết về xử lý diện tích còn lại sau thu hồi đất mà không ở được; quy định bồi thường trường hợp đã có đất ở, nhà ở khác trong địa bàn cấp xã; giải quyết trường hợp trong hộ có nhiều thế hệ, cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi. 2.1.1.3. Về quy định cụ thể bồi thường đối với hộ gia đình, cá nhân đang thuê đất phi nông nghiệp Quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong một số trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có). Quy định này thể hiện chính sách ưu đãi đối với người khó khăn nhưng vẫn chưa quy định rõ nếu được bồi thường bằng việc cho thuê đất mới có cùng mục đích với thời hạn bao lâu. 2.1.1.4. Về quy định bồi thường tài sản gắn liền với đất Quy định chi tiết việc bồi thường tài sản trên đất tại các điều 28 và 29 của Quy định kèm Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND và đã ban hành hai (02) văn bản là Quyết định số 67/2015/QD-UBND quy định về đơn giá cây trồng vật nuôi và Quyết định số 68/2015/QĐ-UBND quy định về đơn giá nhà, công trình, vật kiến trúc và các loại mồ mả làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. 2.1.2. Các chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 2.1.2.1. Về chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất Quy định chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất gồm: - Hỗ trợ ổn định đời sống cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp ít nhất 30% diện tích đang sử dụng (xác định theo từng quyết định thu hồi). - Hỗ trợ ổn định sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp và tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 9 2.1.2.2. Về chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm trong hai trường hợp: Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở. 2.1.2.3. Về chính sách hỗ trợ tái định cư Quy định chi tiết về suất tái định cư tối thiểu tại các điều 21 và 27 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND; trường hợp người bị thu hồi đất ở tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Quy định trên thuận lợi cho việc xây dựng phương án hỗ trợ, đảm bảo sự công bằng hơn cho những người bị thu hồi đất ở các địa bàn và điều kiện cư trú khác nhau. Tuy nhiên, các suất tái định cư bằng đất và bằng tiền trong cùng một loại đơn vị hành chính chưa tương đương với nhau và chưa phù hợp với giá đất ở trung bình trong loại đơn vị hành chính đó. 2.1.2.4. Về chính sách hỗ trợ người đang thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước Quy định cụ thể hỗ trợ người đang thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước tại Điều 22 và Điểm c Khoản 2 Điều 30 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND. Các mức hỗ trợ cơ bản phù hợp nhưng đối với khoảng cách di chuyển trên mười (10) km cần quy định cụ thể thêm các mức hỗ trợ lớn hơn. 2.1.2.5. Về chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn Để cụ thể hóa Điều 24 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, UBND Tỉnh quy định chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn với mức hỗ trợ bằng 75% mức bồi thường về đất cùng loại. Quy định nêu trên cơ bản giải quyết sự hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng ở địa phương. Tuy nhiên, chưa có quy định rõ trường hợp nào thì ngân sách nhà cấp xã được hỗ trợ khi thu hồi đất công ích. 10 2.1.2.6. Về chính sách hỗ trợ khác đối với người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất Quy định cụ thể các chế độ hỗ trợ khác gồm: hỗ trợ cho hộ gia đình có người đang hưởng chế độ có công cách mạng và các đối tượng nhận trợ cấp xã hội của Nhà nước; hỗ trợ người có đất bị thu hồi bàn giao mặt bằng đúng hoặc sớm hơn tiến độ; hỗ trợ diện tích đất bị thu hồi là đất vườn ao gắn liền với đất ở; hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện được bồi thường. 2.1.3. Chính sách về tái định cư 2.1.3.1. Về lập và thực hiện dự án tái định cư UBND Tỉnh quy định tại Điều 25 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND: “Trường hợp khu tái định cư là đất ở phân lô phải có thiết kế nhà mẫu hoặc thiết kế đô thị, bản đồ địa chính thửa đất để phục vụ giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Quy định mới này nhằm tạo mỹ quan đô thị và nông thôn trong xây dựng, giúp người tái định cư dễ dàng trong thiết kế, xây dựng nhà ở và dễ quản lý đất đai, xây dựng. 2.1.3.2. Về bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở Quy định một số yêu cầu trong việc xây dựng, công khai phương án tái định cư, ưu tiên trong bố trí tái định cư tại Điều 26 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND. 2.2. Khái quát tình hình thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ tại tỉnh Thừa Thiên Huế Từ ngày 01/7/2014 đến ngày 30/6/2016, trên địa bàn toàn Tỉnh đã thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định để thực hiện tất cả 350 công trình, dự án. UBND Tỉnh và UBND cấp huyện đã thu hồi tổng cộng 61.709 ha đất các loại. Phân theo đối tượng bị thu hồi là 883 lượt tổ chức tương ứng 152,10 ha và 9.278 lượt hộ gia đình, cá nhân tương ứng với diện tích 61.557 ha. Bồi thường bằng việc giao hoặc cho thuê đất mới: 156 lượt đối tượng tương ứng 552 ha; bằng tiền 11 9.049 lượt đối tượng tương ứng 9.085,41 tỷ đồng; bồi thường tài sản gắn liền với đất 19.936.274 tỷ đồng. Hỗ trợ (tất cả các chế độ theo quy định) 5.640 lượt đối tượng với số tiền: 1.676,72 tỷ đồng; đã bố trí tái định cư cho 1.081 hộ. Số đơn thư khiếu nại, kiến nghị là 23 đơn, đã giải quyết xong 16 đơn đạt tỷ lệ 70%. (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016) 2.3. Thực hiện chính sách bồi thƣờng đất, tài sản trên đất 2.3.1. Bồi thường về đất 2.3.1.1. Tình hình thực hiện Tính từ ngày 01/7/2014 đến ngày 30/6/2016, các cơ quan trong Tỉnh đã bồi thường bằng việc giao đất mới cho người bị thu hồi đất là 552 ha đất các loại; bồi thường về đất bằng tiền tổng cộng 9.085,41 tỷ đồng. (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016) 2.3.1.2. Đánh giá kết quả thực hiện Công tác bồi thường về đất cơ bản đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người bị thu hồi đất. Một số địa phương đã chủ động tạo quỹ đất để bồi thường bằng việc giao đất mới. Bên cạnh đó, công tác này vẫn còn một số hạn chế như: bồi thường chủ yếu là bồi thường bằng tiền, chưa chú trọng bồi thường bằng việc giao, cho thuê đất mới. Việc xác định điều kiện bồi thường còn nhiều bất cập, sai sót phải điều chỉnh. Một số dự án bố trí vốn kéo dài nhiều năm nên phải thay đổi phương án bồi thường về đất. Hiện tại theo Bảng giá đất của UBND Tỉnh thì trong cùng một khu vực, vị trí giá các loại đất nông nghiệp có sự chênh lệch rất lớn. Nguyên nhân chủ quan là: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa quyết liệt, thiếu nhất quán; công tác quản lý đất đai chưa tốt, không xử lý dứt điểm vi phạm; một số công chức, viên chức trực tiếp thực hiện chưa tuân thủ quy trình, thủ tục dẫn đến những sai sót, vi phạm. Nguyên nhân khách quan là: pháp luật đất đai thường xuyên thay đổi và còn nhiều bất cập; lịch sử quản lý đất đai trước đây thiếu chặt chẽ cộng với tình trạng lưu trữ hồ sơ (chủ yếu dạng giấy) không thực hiện tốt. 2.3.2. Bồi thường tài sản gắn liền với đất 2.3.2.1. Tình hình thực hiện 12 Tính từ ngày 01/7/2014 đến ngày 30/6/2016, trên địa bàn toàn Tỉnh đã bồi thường đối với tài sản trên đất là 10.850,86 tỷ đồng (trong đó nhà ở và công trình xây dựng là 7.594,98 tỷ đồng, tài sản khác là 892,63 tỷ đồng). Bồi thường bằng việc bán nhà ở tái định cư hầu như không thực hiện. (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016) 2.3.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện Việc bồi thường đối với nhà ở riêng lẻ cơ bản đáp ứng với nguyện vọng của người dân. Công tác kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường được thực hiện tốt. Đối với việc bồi thường tài sản là cây trồng, vật nuôi cơ bản đáp ứng nhu cầu tái sản xuất. Công tác này còn một số hạn chế: Đơn giá về nhà ở và công trình sinh hoạt riêng lẻ chưa sát với giá thị trường. Cơ cấu đơn giá nhà ở khó áp dụng trong thực tế. Việc đo đạc, xác định diện tích nhà ở, công trình xây dựng còn thiếu nghiêm túc, thiếu kiểm tra, giám sát. Đối với bồi thường cây trồng, việc triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, một số trường hợp tùy tiện. Nguyên nhân chủ quan như: Công tác khảo sát, xây dựng chính sách bồi thường, bảng giá, đơn giá bồi thường tài sản trên đất chưa thực hiện tốt. Trình độ, năng lực pháp lý, năng lực thực tiễn và cả phẩm chất của một số công chức, viên chức làm công tác đo đếm, áp giá bồi thường... chưa đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân khách quan: Do tính đa dạng, phức tạp và thường xuyên biến động về chủng loại, giá trị của tài sản trên đất; đa số tài sản gắn liền với đất hiện nay tại địa phương chưa được đăng ký sở hữu; tình trạng xây dựng nhà ở, công trình tại địa phương không có phép hoặc sai phép, lấn chiếm đất đai làm nhà ở, trồng cây diễn ra khá phổ biến trong thời gian dài; một số người dân có thông tin về giải phóng mặt bằng đã chủ động tạo dựng tài sản để trục lợi. 2.4. Thực hiện các chính sách hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất 2.4.1. Về thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất 2.4.1.1. Về tình hình thực hiện 13 Tính từ ngày 01/7/2014 đến 30/6/2016, trên địa bàn Tỉnh đã tiến hành hỗ trợ ổn định đời sống cho 6.712 lượt đối tượng với giá trị 219,34 tỷ đồng và hỗ trợ ổn định sản xuất cho 6.389 lượt đối tượng với giá trị 238,98 tỷ đồng. (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016) 2.4.1.2. Về đánh giá kết quả thực hiện Việc thực hiện các chế độ hỗ trợ này triển khai khá tốt, đáp ứng được cơ bản nguyện vọng của người dân. Công việc công khai, tuyên truyền, giải thích và phối hợp xác định điều kiện hưởng các chế độ hỗ trợ cơ bản đúng trình tự, thủ tục quy định. Tuy nhiên, việc xác định tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để tính hỗ trợ ổn định đời sống gặp vướng mắc. Việc hỗ trợ ổn định sản xuất bằng giống và dịch vụ nông nghiệp, công thương nghiệp có thực hiện nhưng chưa thống nhất, chưa đồng đều giữa các địa phương. Việc hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định pháp luật lao động chưa được thực hiện. Nguyên nhân chủ quan: Trình độ năng lực của người làm công tác xây dựng chính sách chưa đáp ứng yêu cầu; đội ngũ công chức, viên chức làm công tác này chưa nắm hết các quy định pháp luật liên quan. Nguyên nhân khách quan: công tác xác định các thông tin, điều kiện để thực hiện các chế độ hỗ trợ rất phức tạp, cần sự phối hợp nhiều cơ quan, tổ chức và nhiều thời gian nhưng do áp lực bàn giao mặt bằng sớm; một số quy định liên quan đến các khoản hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất còn chung chung khó áp dụng và khó khả thi. 2.4.2. Về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm 2.4.2.1. Về tình hình thực hiện Từ ngày 01/7/2014 đến 30/6/2016, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho 4.641 lượt đối tượng với giá trị 431,21 tỷ đồng. (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016) 2.4.2.2. Về đánh giá kết quả thực hiện 14 Việc thực hiện chủ yếu bằng tiền và chi trả ngay sau khi phê duyệt, giá trị hỗ trợ lớn nên được phần lớn người bị thu hồi đất đồng tình. Chế độ hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh bước đầu đã triển khai và đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, công tác này còn một số hạn chế như: Định mức hỗ trợ tính theo giá đất bị thu hồi dẫn đến có sự chênh lệch lớn đối với những người bị thu hồi cùng diện tích đất nhưng khác mục đích sử dụng. Công tác phối hợp giữa các cơ quan để lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề chưa tốt. Ngoài các nguyên nhân nêu trên, còn có nguyên nhân do tính chủ quan do sự phối hợp không tốt giữa cơ quan trong việc lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Nguyên nhân khách quan là quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp tính theo số lần giá đất bị thu hồi nên có sự chênh lệch quá lớn giữa các loại đất; quy định việc lập và thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm còn quá phức tạp, trong khi công việc giải phóng mặt bằng của dự án thường cấp bách. 2.4.3. Về thực hiện chính sách hỗ trợ tái định cư 2.4.3.1. Về tình hình thực hiện Tính từ ngày 01/7/2014 đến 30/6/2016, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành hỗ trợ tái định cư cho 1.081 lượt đối tượng với giá trị 553,00 tỷ đồng. (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016) 2.4.3.2. Về đánh giá kết quả thực hiện Các cơ quan, đơn vị làm công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan, đảm bảo người bị thu hồi đất ở nếu đủ điều kiện đều được hỗ trợ tái định cư theo quy định. Tuy nhiên, do quy định các suất tái định cư bằng đất và suất tái định cư bằng tiền trong cùng một loại đơn vị hành chính chưa tương đương với nhau và chưa phù hợp với giá đất ở trung bình 15 trong loại đơn vị hành chính đó nên việc áp dụng trên thực tế gặp một số khó khăn. Nguyên nhân chủ quan do công tác khảo sát giá đất ở ngoài thị trường chưa tốt và chưa có cơ chế cập nhật giá đất thường xuyên để điều chỉnh giá trị suất tái định cư tối thiểu cho phù hợp với từng thời kỳ, từng dự án. Nguyên nhân khách quan là do thị trường bất động sản trong tỉnh chưa sôi động nên có ít cơ hội cho người bị thu hồi đất tự lo chỗ ở mới mà không phải vào các khu tái định cư; quỹ đất ở và ngân sách Tỉnh dành cho hỗ trợ tái định cư còn hạn hẹp. 2.4.4. Về thực hiện các chính sách hỗ trợ khác 2.4.4.1. Về tình hình thực hiện Từ ngày 01/7/2014 đến ngày 30/6/2016, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh đã thực hiện các chính sách hỗ trợ khác khi Nhà nước thu hồi đất tổng cộng là 231,13 tỷ đồng gồm hỗ trợ khi thu hồi đất công ích, hỗ trợ cho người có công cách mạng, cho người thuộc diện bảo trợ xã hội, hỗ trợ đất vườn ao... (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016) 2.4.4.2. Về đánh giá kết quả thực hiện Công tác hỗ trợ cho các hộ gia đình có người có công với cách mạng phải di chuyển chỗ ở được thực hiện tương đối đầy đủ, kịp thời, đều chi trả bằng tiền mặt. Việc hỗ trợ cho người bị thu hồi đất bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thực hiện khá tốt. Việc thực hiện chế độ hỗ trợ đối với đất vườn, ao gắn liền với nhà ở còn nhiều bất cập. Việc thực hiện các chế độ hỗ trợ khác ngoài các chế độ trên (hỗ trợ đặc biệt) rất ít khi được thực hiện. Nguyên nhân chủ quan là: cơ quan tham mưu xây dựng chính sách chưa nghiên cứu kỹ các chế độ, chính sách có liên quan, tình hình đời sống địa phương. Công chức, viên chức làm công tác này chưa đề xuất vận dụng các chế độ hỗ trợ một cách hợp lý, phù hợp với tình hình địa phương... Nguyên nhân khách quan khác là: Do thực tế quá trình quản lý đất đai trước đây còn nhiều bất cập, yếu kém, thực tế đời sống dân cư tại các khu vực giải phóng mặt bằng có mật độ dân số lớn có nhiều yếu tố phức tạp. 16 2.5. Thực hiện chính sách bố trí tái định cƣ 2.5.1. Về tình hình thực hiện Tính từ ngày 01/7/2014 đến 30/6/2016, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành bố trí tái định cư cho 1.081 hộ gia đình, cá nhân với quỹ đất ở là 49,30 ha. Diện tích đất ở trung bình bố trí tái định cư là 274m2/hộ gia đình, mật độ đất ở tại các khu tái định cư đạt 60%, còn lại 40% đất khác. (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016) 2.5.2. Về đánh giá kết quả thực hiện Việc thực hiện chính sách bố trí tái định cư cơ bản đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người bị thu hồi đất. Một số địa phương cấp huyện có quỹ đất ở đã đầu tư hạ tầng lớn sẵn sàng cho tái định cư. Tuy nhiên, công tác xây dựng hạ tầng thiết yếu tại một số khu tái định còn chậm, không đồng bộ. Tại một số dự án còn có hiện tượng tách, chuyển hoặc nhập hộ khẩu để lợi dụng chính sách tái định cư. Nguyên nhân chủ quan là năng lực cán bộ, công chức làm công tác kế hoạch, đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu, còn tình trạng xin cho dự án khi không đủ điều kiện, không đủ nguồn lực đối ứng, hoặc bố trí vốn dàn trãi dẫn đến nhiều dự án không có, chậm hoặc thiếu vốn đầu tư hạ tầng khu tái định cư. Nguyên nhân khách quan là do các quy định pháp luật về tách, nhập, chuyển hộ khẩu thường trú còn nhiều sơ hở dẫn đến có sự đối phó, lợi dụng chính sách tái định cư để nhận đất tái định cư với giá rẻ. 2.6. Kết luận Chƣơng 2 Thời gian gần đây, nhìn chung, tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều chuyển biến tích cực. Các nguyên tắc bồi thường về đất, tài sản trên đất được tuân thủ nghiêm túc. Các chính sách hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất được thực hiện công khai, kịp thời và cơ bản đáp ứng nguyện vọng của người bị thu hồi đất. Việc xét điều kiện tái định cư, xây dựng khu tái định cư và bố trí tái định cư được thực hiện công khai, dân chủ, đảm bảo người bị thu hồi đất có nơi ở mới trước khi bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, công tác thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhiều bất cập, tồn tại, 17 hạn chế và cả những vướng mắc. Một số chính sách bồi thường, hỗ trợ của cấp trên chưa được cụ thể hóa hoặc việc quy định còn chưa cụ thể, thiếu khả thi. Năng lực đội ngũ làm công tác quản lý đầu tư, quản lý đất đai, nhất là đội ngũ trực tiếp làm công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng pháp luật để giải quyết vướng mắc trong công tác này còn chưa thống nhất giữa các địa phương; còn tình trạng bỏ sót chế độ hỗ trợ, hỗ trợ không đúng đối tượng, lợi dụng kẻ hở pháp luật để trục lợi từ chính sách bồi thường, hỗ trợ. Tiến độ đầu tư xây dựng một số khu tái định còn chậm. Đời sống của một bộ phận người bị thu hồi đất tại nơi tái định cư còn khó khăn. Việc giải quyết khiếu kiện liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều vụ chưa dứt điểm. Những hạn chế trong công tác này chủ yếu bắt nguồn từ các nguyên nhân như: quá trình quản lý đất đai trước đây còn nhiều tồn tại, bất cập kéo dài; chính sách pháp luật đất đai thường xuyên thay đổi; thực tiễn sử dụng đất đai ở địa phương phức tạp; năng lực hoạch định chính sách, quản lý đầu tư còn nhiều hạn chế; quản lý, điều hành, phối hợp thực hiện chính sách đất đai (nhất là lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) của bộ máy hành chính nhà nước tại địa phương chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT 3.1. Phƣơng hƣớng, quan điểm chung nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt vì ngoài chức năng là tài sản thông thường, đất đai còn là tài nguyên thiên nhiên, tư liệu sản xuất và nguồn sống của con người. Nhà nước trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và 18 các dự án phát triển kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật. Khi Nhà nước thu hồi đất thì tuỳ trường hợp mà người sử dụng đất được bồi thường theo quy định. Người sử dụng đất có nghĩa vụ phải trả lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp và có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Công tác thu hồi đất phải thực sự công khai, minh bạch và phải có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể. Việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải đúng quy định của pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, công bằng. Khi bồi thường về đất, ngoài nguyên tắc tuân thủ theo cơ chế thị trường còn phải chú trọng đến sự thiệt hại về lâu dài của người sử dụng đất khi bị mất đi vĩnh viễn tư liệu sản xuất đặc biệt. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất 3.2.1. Các giải pháp về mặt thể chế Đề xuất sửa đổi pháp luật đất đai để tránh tình trạng người vi phạm thường có lợi hơn người chấp hành tốt pháp luật đất đai khi Nhà nước thu hồi đất; đảm bảo giá trị bồi thường về đất, tài sản trên đất theo cơ chế thị trường; tách riêng chế độ hỗ trợ khỏi giá trị thiệt hại phải bồi thường; cần có hướng dẫn cụ thể những vướng mắc trong việc xác định hộ gia đình, cá nhân “trực tiếp sản xuất nông nghiệp”, điều kiện hỗ trợ đối với đất nông nghiệp không được bồi thường. 3.2.2. Các giải pháp về tổ chức bộ máy, nhân lực - Khuyến khích các tổ chức khác tham gia làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng để có sự cạnh tranh nhằm từng bước xã hội hóa công tác này và giảm gánh nặng cho Nhà nước. - Sớm chuyển các Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện thành chi nhánh của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh theo quy định. 3.2.3. Các giải pháp về cơ chế, chính sách - Định kỳ rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành để kịp thời loại bỏ các dự án không khả thi, chậm triển khai do thiếu vốn. 19 - Xã hội hóa công tác định giá đất phục vụ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. - Chỉ đạo thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung bảng giá nhà ở, công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi cho sát với giá thị trường. 3.3.4. Các giải pháp về tài chính - Có giải pháp tăng cường năng lực của Quỹ phát triển đất và Quỹ phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_hien_chinh_sach_boi_thuong_ho_tro_va_t.pdf
Tài liệu liên quan