Hàng năm, đã mua và cấp trên 32.100 thẻ bảo biểm y tế cấp
cho các đối tượng theo quy định. Công tác khám chữa bệnh ngày
càng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn
huyện, triển khai tốt các chương trình y tế quốc gia, thực hiện việc
khám chữa bệnh miễn phí theo chính sách ưu đãi của nhà nước đối
với hộ nghèo, hộ cận nghèo, và đồng bào DTTS. Tỷ lệ hộ thiếu hụt
khả năng tiếp cận dịch vụ y tế giảm từ 4,61%% ( năm 2016) xuống
1,96% (năm 2018); và không còn người thiếu hụt về BHYT giảm.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững – Từ thực tiễn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trạng và đề ra một số giải pháp để thực hiện
tốtcác chính sách về giảm nghèo, giảm nghèo nhanh và bền vững
Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giảm
nghèo, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về chính sách
giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, trình độ năng lực
của cán bộ, công chức và đặc thù của địa phương thì việc thực hiện
chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Đakrông hoàn toàn khác
so với các địa phương khác, và cần nghiên cứu để hoàn thiện thực
hiện chính sách giảm nghèo bền vững.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích:
Nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị ngày
càng hiệu quả hơn.
* Nhiệm vụ của đề tài:
4
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về nghèo, giảm nghèo bền
vững và chính sách giảm nghèo bền vững.
- Phân tích, đánh giá về thực trạng tình hình giảm nghèo, thực
hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đakrông,
tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị trong những năm tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
- Phạm vi nghiên cứu:
*Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nội
dung thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.
*Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi huyện Đakrông,
tỉnh Quảng Trị.
* Về thời gian: Nghiên cứu thông qua số liệu được thống kê
và tổng hợp trong giai đoạn 2008-2019.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:Việc nghiên cứu luận văn được thực
hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về giảm nghèo.
- Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu,
trong đó chú trọng các phương pháp dưới đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng
phương này để nghiên cứu các tài liệu sẵn có (sách, báo khoa học,
luận văn, luận án, văn bản quản lý của nhà nước, các báo cáo,
5
website, các số liệu, tài liệu đã được công bố từ các niên giám thống
kê...) liên quan đến chính sách giảm nghèo bền vững và thực trạng
thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Đakrông, tỉnh
Quảng Trị.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Qua quá trình nghiên cứu
và tìm hiểu, tác giả lựa chọn điều tra phỏng vấn các đối tượng là cán
bộ, công chứcliên quan đến thực hiện chính sách giảm nghèo và người
dân đang được hưởng lợi từ các chính sách giảm nghèo. Với tổng số
phiếu điều tra là 120 phiếu để khảo sát ý kiến của cán bộ, công chức
và người dân về chất lượng, tính hiệu quả của việc thực hiện các
chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Số liệu điều tra được
tổng hợp phù hợp với mục tiêu của luận văn. Việc tính toán, xử lý số
liệu được tiến hành trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông
dụng như Microsoft Office Excel 2010, SPSS 16.0.
Phương pháp thống kê, so sánh: Tác giả thống kê, so sánh số
liệu giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng
Trị giai đoạn 2008-2019.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận
Đề tài sẽ góp phần làm hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chính sách
giảm nghèo bền vững trong việc phát triển KT-XH, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần vào sự nghiệp phát
triển chung của địa phương.
- Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nghèo và chính sách giảm
nghèo bền vững tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị giúp cho các cơ
quan nhà nước hiểu rõ hơn về thực trạng nghèo, chính sách giảm
6
nghèo bền vững, tồn tại, hạn chế, những giải pháp phù hợp với thực
tiễn địa phương góp phần thực hiện thành công chính sách giảm
nghèo bền vững, để chính sách giảm nghèo đi vào thực tiễn và mang
lại hiệu quả đích thực.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn
được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo trên
địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
Chương 3: Một số giải pháp thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế Xã hội
Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (ESCAP) tại Bangkok, Thái Lan
vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao
rằng: “Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả
năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu
cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục
tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa
nhận”.
Giảm nghèo bền vững:được hiểu là kết quả những nỗ lực của
nhà nước, cộng đồng và người dân về giảm nghèo có khả năng chịu
được những cú sốc hay rủi ro thông thường để không cho nghèo quay
lại nơi chúng ta đã thực hiện giảm nghèo. Giảm nghèo bền vững là
kiên quyếtkhông để tái nghèo, là phải duy trì tiếp tục các nguồn đầu
tư và các biện pháp chỉ đạo thực hiện triển khai liên tục có hướng
đích để không cho nghèo quay lại chính nơi chúng ta đang thực hiện
quyết tâm giảm nghèo.
Chính sách giảm nghèo bền vững là kết quả ý chí chính trị
của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên
quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức
giải quyết những vấn đề như: tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có
khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh
nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bước
thoát khỏi tình trạng nghèo.
8
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững:là toàn bộ quá
trình chuyển hóa ý chí của Nhà nước về chính sách giảm nghèo bền
vững thành hiện thực đến với các đối tượng quản lý là các hộ nghèo
nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách, chênh
lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các
dân tộc và các nhóm dân cư.
1.1.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo đói của quốc tế và
Việt Nam
1.1.2.1. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo quốc tế
1.1.2.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam
1.1.2.3. Tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững
1.1.2.4. Nhóm tiêu chí đánh giá chính sách chung
- Tính hiệu lực của chính sách
- Kết quả thực hiện chính sách
- Tính hiệu quả của chính sách
1.1.2.5. Nhóm tiêu chí bổ sung
- Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện chính sách của các cơ
quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức.
- Khả năng huy động sự tham gia của các chủ thể khác vào
quá trình thực hiện chính sách.
- Khả năng huy động nguồn lực và hình thức huy động
nguồn lực cho quá trình thực hiện chính sách.
- Sự thay đổi của đời sống và các dịch vụ xã hội.
1.2. Cơ sở pháp lý về thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững
9
1.2.1. Sự cần thiết phải thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững
Xóa đói giảm nghèo là một trong những vấn đề xã hội được
các quốc gia đặt vào vị trí ưu tiên cần được giải quyết trong phát triển
xã hội và là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống an
sinh xã hội ở các quốc gia trên thế giới. Để thực hiện mục tiêu này thì
chính sách giảm nghèo sẽ là một trong các chính sách quan trọng
trong hệ thống chính sách an sinh xã hội.
1.2.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng và, chính sách của
Nhà nước ta về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát
triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 được ghi nhận trong Nghị Quyết
Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII.Giảm nghèo bền
vững còn là cam kết của Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu thiên
niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Giảm nghèo bền vững nhằm cải thiện và
từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở
khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, thu hẹp khoảng cách
chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và
các nhóm dân cư. Nhiệm vụ đó đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng, quản lý và điều hành của Nhà nước, sự vào cuộc của các
đoàn thể chính trị, xã hội, sự nỗ lực của toàn dân, nhằm tăng giàu,
bớt nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo, góp phần thực hiện mục
tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Việc bổ sung và hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững
là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách đặt ra hiện nay. Giảm nghèo
bền vững là vấn đề có quy mô rộng lớn và phức tạp không thể giải
quyết trong một thời gian nhất định mà chỉ có thể giải quyết thành
10
công bằng các chính sách của Nhà nước với các giải pháp và công cụ
hiệu quả.
1.2.3. Văn bản pháp lý về thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững
1.2.3.1. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
1.2.3.2. Chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo
1.2.3.3. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
1.2.3.4. Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
1.2.3.5. Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo
1.2.3.6. Chính sách hỗ trợ về sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết
việc làm
1.2.3.7. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở
1.2.3.8. Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo
1.2.4. Nội dung chính sách giảm nghèo bền vững
1.2.4.1. Mục tiêu của chính sách giảm nghèo bền vững
a) Mục tiêu tổng quát:
b) Mục tiêu cụ thể:
1.2.4.2.Vai trò của thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo là một trong những vấn đề xã hội được các quốc
gia đặt . Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững có vị trí đặc biệt
rất quan trọng trong chu trình chính sách giảm nghèo bền vững, là
công đoạn hiện thực hóa mục tiêu chính sách giảm nghèo bền vững.
Thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững góp phần
quan trọng vào việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo tiền đề
để khai thác và phát triển nguồn lực con người, đưa đất nước ta thoát
khỏi nguy cơ tụt hậu và tiến tới ngang tầm với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
1.2.4.3. Quy trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
11
Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền về chính sách
Bước 3: Phân công, phối hợp thực hiện
Bước 4: Đôn đốc quá trình thực hiện chính sách
Bước 5: Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính
sách
1.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách
giảm nghèo bền vững
1.2.5.1. Tăng trưởng kinh tế
1.2.5.2.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa
1.2.5.3. Thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường
1.2.5.4. Năng lực tổ chức quản lý của bộ máy nhà nước các
cấp
1.2.5.5. Nguồn lực của đối tượng chính sách
1.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc về thực hiện chính
sách giảm nghèo bền vững
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững
1.3.1.1. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững của Trung Quốc
1.3.1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững của Hàn Quốc
1.3.2. Chính sách giảm nghèo bền vững của một số địa
phương trong nước
1.3.2.1. Chính sách giảm nghèo bền vững của huyện A Lưới,
tỉnh Thừa Thiên Huế
1.3.2.2. Chính sách giảm nghèo bền vững của huyện Tây Trà,
tỉnh Quảng Ngãi
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Đakrông, tỉnh
Quảng Trị
12
Thứ nhất, cần triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả
các chính sách giảm nghèo, tập trung đầu tư có hiệu quả vào các xã
nghèo. Có các chính sách hỗ trợ khuyến khích giảm nghèo bền vững
cho hộ nghèo và cận nghèo, giải pháp riêng cho nhóm đối tượng đặc
biệt: DTTS, người tàn tật và phụ nữ. Tăng cường việc huy động mọi
thành phần xã hội tham gia hỗ trợ người nghèo.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nhằm làm
chuyển biến nhận thức từ cán bộ đến nhân dân về tầm quan trọng
cũng như tính cấp bách trong công tác giảm nghèo để động viên toàn
xã hội chăm lo cho người nghèo. Nâng cao trách nhiệm của các
ngành, các cấp trong việc hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, huy động cộng
đồng tham gia chia sẻ trách nhiệm cùng thực hiện mục tiêu giảm
nghèo bền vững trong đó cần làm chuyển biến nhận thức của hộ
nghèo, không ỷ lại trong chờ vào Nhà nước, xây dựng ý thức tự lực
vươn lên thoát nghèo.
Thứ ba, huy động tối đa và lồng ghép nguồn lực từ các
chương trình dự án phát triển KT-XH trong và ngoài nước cho
chương trình giảm nghèo. Đặc biệt là các nguồn đầu tư phải có tác
động trực tiếp đến người nghèo, xã nghèo, trong đó ưu tiên cho hộ
nghèo chính sách, hộ nghèo dân tộc, phụ nữ nghèo, các xã điều kiện
phát triển còn khó khăn.
Thứ tư, phải tiến hành điều tra đúng quy trình, chính xác đối
tượng để xây dựng được một cơ sở dữ liệu đầy đủ, với những phân
tích có tính căn cứ khoa học, thực tiễn của vùng khác nhau.Từ đó, có
kết luận chính xác về quy mô, tính chất, mức độ, nguyên nhân đói
nghèo của từng vùng khác nhau.Đây là cơ sở để có những chính sách,
giải pháp giảm nghèo bền vững cụ thể. Tăng cường sự quan tâm chỉ
13
đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện công tác
giảm nghèo.
Thứ năm, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm
nghèo các cấp, nhất là cán bộ cấp xã, kể cả cán bộ đoàn thể. Tổ chức
tập huấn, hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm giảm nghèo bền
vững trong tập huấn chú trọng nhận thức, kỹ năng triển khai thực
hiện chính sách trên địa bàn, kỹ năng thực hành như tuyên truyền vận
động, xây dựng kế hoạch dự án giảm nghèo, ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác quản lý hộ nghèo
14
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Tổng quan về huyện Đakrông
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2. Thực trạng nghèo ở địa bàn huyện Đakrông, tỉnh
Quảng Trị
2.2.1. Thực trạng hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn
huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
Đến cuối năm 2018, trên địa bàn huyện có 4.028/10.141 hộ
nghèo chiếm tỷ lệ 39,72%. Trong đó có 3.883 hộ nghèo là đồng bào
DTTS chiếm 96,4% trong tổng số hộ nghèo. Hộ cận nghèo 872 hộ,
trong đó DTTS chiếm 87,5% trong tổng số hộ cận nghèo.
2.2.2. Về thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội
Hiện nay trên địa bàn huyện Đakrông còn 1.288 nhà tạm bợ
chiếm 12,7% và khoảng 43,1% nhà chưa đạt chuẩn.
Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 83%; Tỷ lệ
hộ dùng nước sạch ở đô thị đạt 93%; Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98,6%.
Các chương trình nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông
tin truyền thông được quan tâm, qua đó đã góp phần làm giảm tỷ lệ
hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ cơ bản về truyền thông thiếu hụt về
sử dụng dịch vụ viễn thông đã giảm 15,9% và thiếu hụt về tài sản
phục vụ tiếp cận thông tin giảm 14,1% so với đầu kỳ.
Đến nay, 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã;
100% xã có điện sinh hoạt, trường tiểu học, và trạm y tế; 100% xã
được phủ sóng phát thanh, 90% xã được phủ sóng truyền hình; phần
lớn các xã biên giới có hệ thống thông tin liên lạc.
15
2.2.3. Về thực trạng và nguyên nhân đói nghèo
Tăng trưởng kinh tế của huyện Đakrông trong những năm
qua tuy có bước tiến bộ nhưng không bền vững, chủ yếu là dựa vào
đầu tư của nhà nước và tài trợ bên ngoài. Thu ngân sách trên địa bàn
thấp, chủ yếu là hưởng nguồn cân đối ngân sách hỗ trợ từ Trung
ương và tỉnh.
Sản xuất nông nghiệp tuy có bước phát triển nhưng thiếu bền
vững, năng suất thấp, chủ yếu tự cung, tự cấp.
Tiềm năng du lịch chưa được khai thác để phát triển, sức thu
hút kém. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời
sống chưa được phổ biến rộng rãi.
Chất lượng nguồn nhân lực thấp, lao động thiếu việc làm
nhiều. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Đakrông bình quân mỗi
năm giảm 5% số hộ nghèo, tuy nhiên vẫn còn rất cao.
Nguyên nhân:
- Thứ nhất, đa số hộ nghèo là người đồng bào DTTS, sinh
sống vùng đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức và
kinh nghiệm sản xuất; tập quán sinh hoạt lạc hậu, đông con, bệnh tật
thường xuyên xảy ra. Người nghèo chưa có ý thức vươn lên để thoát
nghèo, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ từ các chính sách của
Nhà nước.
- Thứ hai, giảm nghèo ở các xã trên địa bàn huyện Đakrông
còn chậm và khó khăn, do tác động của điều kiện tự nhiên khó khăn,
địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng yếu kém, kinh tế mang tính tự cung,
tự cấp, dịch vụ thiết yếu đáp ứng còn hạn chế. Nghèo tập trung ở các
đối tượng chủ yếu không có việc làm, thiếu việc làm hoặc làm việc
với hiệu quả thấp dẫn đến không có thu nhập, không có tích lũy,
16
không có nghề trong tay nên không có việc làm, hoặc bị thu hồi đất
làm các công trình dự án nên không có đất sản xuất, canh tác.
- Thứ ba, khả năng quản lý, điều hành thực hiện các chủ
trương, chính sách các chương trình dự án đầu tư của cán bộ cấp cơ
sở rất yếu.
- Thứ tư, chính sách hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ phát triển chưa
đồng bộ. Mặc dù có nhiều chính sách, dự án trên địa bàn với nhiều
nguồn vốn khác nhau cùng mục tiêu phát triển và giảm nghèo nhưng
lại điều hành theo từng cơ chế riêng với các đầu mối khác nhau, dẫn
đến việc lồng ghép các chương trình dự án cùng một mục tiêu nhưng
lại gặp khó khăn.
2.3. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
2.3.1. Tình hình triển khai thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
2.3.1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện
chính sách giảm nghèo bền vững của tỉnh Quảng Trị
2.3.1.2. Công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện
chính sách giảm nghèo bền vững của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
2.3.2. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
2.3.2.1. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia
đẩy mạnh phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về
giảm nghèo bền vững được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện thông qua nhiều hình
thức với nhiều nội dung phong phú.
2.3.2.2. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
17
Hàng năm, đã mua và cấp trên 32.100 thẻ bảo biểm y tế cấp
cho các đối tượng theo quy định. Công tác khám chữa bệnh ngày
càng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn
huyện, triển khai tốt các chương trình y tế quốc gia, thực hiện việc
khám chữa bệnh miễn phí theo chính sách ưu đãi của nhà nước đối
với hộ nghèo, hộ cận nghèo, và đồng bào DTTS. Tỷ lệ hộ thiếu hụt
khả năng tiếp cận dịch vụ y tế giảm từ 4,61%% ( năm 2016) xuống
1,96% (năm 2018); và không còn người thiếu hụt về BHYT giảm.
2.3.2.3. Chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo
Trong giai đoạn 2008-2019, có 149.497 lượt học sinh được
hỗ trợ (bao gồm hỗ trợ theo Nghị định 86, Nghị định 116, chính sách
hỗ trợ ăn trưa cho trẻ, hỗ trợ học sinh khuyết tật) với tổng kinh phí
hơn 154.594 triệu đồng. Có 100% học sinh nghèo, cận nghèo, học
sinh ở thôn, xã đặc biệt khó khăn được miễn học phí toàn bộ.
2.3.2.4. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
Giai đoạn 2008-2019 đã có hơn 12.067 hộ nghèo được hỗ trợ
về nhà ở (theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015;
Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn
Quân đội Viettel hỗ trợ: 1.469 nhà với kinh phí 12.732 triệu đồng.
Chất lượng về nhà ở được cải thiện; năm 2016, thiếu hụt về chất
lượng nhà ở 58,3% đến cuối năm 2018 giảm xuống còn 41,7%.
2.3.2.5. Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Tổng kinh phí giai đoạn 2008-2019: 545.675 triệu đồng. Đã
hỗ trợ đầu tư 115 công trình trên địa bàn huyện Đakrông. Các công
trình đầu tư đưa vào sử dụng, đã góp phần hoàn thiện dần hệ thống
cơ sở hạ tầng thiết yếu, bước đầu đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh
hoạt của người dân tại huyện nghèo Đakrông.
2.3.2.6. Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo
18
Trong giai đoạn 2016-2018, Phòng giao dịch NHCS huyện
Đakrông đã giải ngân số tiền hơn 156.067 triệu đồng với 10 chương
trình tín dụng cho vay. Trong đó: Cho vay hộ nghèo 75.500 triệu
đồng/3.176 hộ; cho vay hộ cận nghèo 9.738 triệu đồng/204 hộ; cho
vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 1.536,5 triệu đồng/61
hộ; cho vay hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo là 1.810 triệu đồng/103
hộ và các chương trình cho vay khác.
2.3.2.7. Chính sách hỗ trợ về sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết
việc làm
Trong giai đoạn 2008-2019: Tổ chức 03 lớp đào tạo khuyến
nông khuyến ngư cho 87 học viên là cán bộ khuyến nông viên thôn
bản trên địa bàn toàn huyện; đào tạo nghề, tập huấn nghề ngắn hạn
cho 8.744 lao động trong đó có chứng chỉ nghề 2.733 lao động. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo tính đến cuối năm 2018 là 38,46%, trong đó tỷ
lệ lao động qua đào tạo nghề 25,67%.
2.3.2.8. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở
Giai đoạn 2018-2019, đã thực hiện giao khoán 13.056 ha
rừng các hộ gia đình nhận khoán chăm sóc và bảo vệ rừng cho 1.176
hộ gia đình. Thực hiện hỗ trợ trên 204,4 tấn gạo, với tổng kinh phí
2,051 tỷ đồng cho hộ nghèo tại các xã tham gia trồng rừng và nhận
khoán chăm sóc bảo vệ rừng trong thời gian chưa tự túc được lương
thực theo dự án được duyệt. Giao đất trồng rừng: đã cấp 2.990 giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho 1.540 hộ gia đình, với diện tích
2.884ha.
2.3.2.9. Chính sách giúp pháp lý cho người nghèo
Giai đoạn 2008-2019, tổ chức được 89 điểm TGPL lưu động
đến các xã trên địa bàn huyện với số người tham gia hơn 2.730 lượt
người, trợ giúp 1.830 người có nhu cầu. Thông qua hoạt động TGPL
19
lưu động đã tiến hành lồng ghép tuyên truyền Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật
bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND, Bộ Luật hình sự, Luật
Hôn nhân và gia đình, Luật Trẻ em, Luật Hộ tịch... và các văn bản về
chế độ chính sách cho cán bộ và nhân dân. Tổng số câu lạc bộ TGPL
trên địa bàn huyện hiện nay:14/14 xã, thị trấn.
2.4.1. Kết quả đạt được của một số chương trình, dự án về
giảm nghèo đang triển khai trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh
Quảng Trị
Để đánh giá tính hiệu quả của các chương trình, dự án về thực
hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Đakrông, tôi lựa chọn
nghiên cứu, khảo sát với các đối tượng là: cán bộ công chức và người
dân đang được hưởng các chính sách giảm nghèo. Tổng số lượng
phiếu điều tra là 120 phiếu điều tra (60 phiếu điều tra cho đối tượng
cán bộ, công chức; 60 phiếu điều tra cho đối tượng người dân). Kết
quả điều tra cho thấy, các chương trình, dự án về thực hiện chính sách
giảm nghèo đang triển khai trên địa bàn huyện Đakrông chưa thực sự
hiệu quả và chưa được hoàn thiện.
2.4.2. Kết quả đạt được của thực hiện chính sách giảm
nghèo bền vững huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
- Bình quân tỷ lệ hộ nghèo huyện Đakrông giảm 5,61%/năm,
cao hơn so với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 4%/năm theo
mục tiêu của Nghị quyết 30a đề ra.
-Tốc độ tăng trưởng theo giá trị sản xuất (GO) giai đoạn
2008-2019 bình quân mỗi năm đạt 17%. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất
thay đổi theo hướng hợp lý.
- Nhận thức, năng lực, trách nhiệm về thực hiện giảm nghèo
tiếp tục được nâng lên trong cán bộ, đảng viên và cộng động dân cư
20
nên KT-XH trên địa bàn huyện phát triển, đời sống người dân được
cải thiện.
- Các nội dung đầu tư của các chính sáchgiảm nghèo cơ bản
phù hợp với thực tế, trực tiếp tạo sự ổn định và nâng cao đời sống
cho hộ nghèo, góp phần giải quyết những khó khăn bức xúc trong đời
sống và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
2.4.3. Những hạn chế
- Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện qua các năm tuy có
giảm, tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo,
nghèo phát sinh vẫn còn cao. Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của huyện
Đakrông vẫn còn cao (39,72%), trong đó có 6/14 xã có tỷ lệ hộ nghèo
trên 45% và có 9/14 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn.
- Chất lượng cuộc sống của nhóm hộ mới thoát nghèo và hộ
cận nghèo còn mức thấp, chưa bền vững, các hộ thoát nghèo cuộc
sống còn nhiều khó khăn.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác
giảm nghèo ở một số ngành, địa phương chưa kịp thời và thiếu đồng
bộ.
- Công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về
giảm nghèo chưa được tổ chức thường xuyên, còn một bộ phận người
nghèo có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của nhà
nước, không muốn thoát nghèo để được hưởng các chế độ, chính
sách của nhà nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_thuc_hien_chinh_sach_giam_ngheo_ben_vung_tu.pdf