Các chủ thể được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý bảo
vệ rừng tiếp tục tuân thủ các quy định về tuyên truyền phổ biến, giáo
dục pháp luật. Xem đây là nhiệm vụ chung của hệ thống chính trị,
đây là những nội dung của thực hiện giáo dục chính trị tư tưởng đòi
hỏi các cấp các ngành trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của
mình xây dựng chương trình hành động và triển khai thực hiện hiệu
quả tuyên truyền phổ biến pháp luật về Quản lý rừng, Bảo vệ rừng và
Phòng cháy chữa cháy rừng đến mọi tầng lớp nhân dân.
24 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật bảo vệ rừng tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân trên địa bàn sống chủ yếu, sản xuất
lâm nghiệp và còn tiếp giáp với nhiều xã thuộc các huyện miền núi.
Tình trạng phá rừng lấy đất trái phép diễn ra nhiều nơi, với mục đích
trồng cây nguyên liệu (Keo), đối tượng phá rừng chủ yếu là người
đồng bào Kor nên thực hiện pháp luật Bảo vệ rừng trên địa bàn
huyện cũng gặp không ít khó khăn. Do đó, việc nhân dân của các xã
trong huyện và nhân dân của các xã thuộc các huyện giáp ranh phát
sinh tình trạng xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp để sản xuất là
điều khó tránh khỏi.
Để góp phần công sức trong việc Bảo vệ rừng, khắc phục
những tồn tại, thiếu sót nhằm lập lại trật tự kỹ cương trong công tác
quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng, đồng thời ổn định
và phát triển diện tích rừng vốn có, góp phần bảo vệ môi trường. Vì
vậy, với tinh thần người dân Quảng Ngãi tác giả lựa chọn đề tài
“Thực hiện pháp luật Bảo vệ rừng tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng
Ngãi” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình là rất cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về các chính
sách thực hiện bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, có rất nhiều các
công trình nghiên cứu về pháp luật bảo vệ rừng, đã góp phần công
sức rất lớn đến việc bảo vệ và phát triển rừng nhằm ổn định môi
trường không bị tàn phá, ôi nhiễm và bảo vệ tính mạng con người.
3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở thực hiện pháp luật bảo vệ
rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng với lý luận và thực tiễn pháp luật
về quản lý bảo vệ rừng hiện nay. Qua đó, đề xuất các giải pháp để
khắc phục những tồn tại, thiếu sót nhằm lập lại trật tự kỹ cương trong
công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện
Trà Bồng, đồng thời định hướng ổn định và phát triển diện tích rừng
vốn có, góp phần bảo vệ môi trường.
- Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các
nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Thống kê, tổng hợp các vụ vi phạm lĩnh vực bảo vệ rừng
trong đó, số vụ đã xử lý và chưa xử lý; làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng ở huyện Trà Bồng hiện
nay, nêu các vấn đề cần đặt ra, cũng như xây dựng hệ thống thực hiện
pháp luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện đúng theo quy định hiện
hành;
+ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật bảo
vệ rừng trên địa bàn huyện chỉ ra những ưu điểm và những măṭ còn
hạn chế, bất cập cần được khắc phục;
+ Làm rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tài nguyên rừng
đối với môi trường sống và sự tác động của nó đối với nền kinh tế
của huyện;
4
+ Nghiên cứu pháp luật về bảo vệ rừng Việt Nam về các
tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng từ năm 2004 đến năm 2017;
+ Nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ rừng và
các quy định của pháp luật Bảo vệ rừng hiện nay về bảo vệ tài
nguyên rừng;
+ Tổng hợp kết quả nghiên cứu, và đánh giá những yếu tố
làm cho tình hình tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng ngày càng
diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh
tế và xã hội trên địa bàn huyện;
+ Đề xuất và luận chứng giải pháp nhằm bổ sung, hoàn
thiện thực hiện pháp luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng,
cũng như các giải pháp bảo vệ rừng bằng pháp luật bảo vệ rừng.
+ Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng thực hiện
pháp luật bảo vệ rừng nêu trên, đề tài xác định các điṇh hướng và đề
xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện “Thực hiện pháp luật Bảo vệ
rừng tại huyện Trà Bồng” hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là thực hiện pháp
luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng với các quy định của
pháp luật bảo vệ rừng hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào việc thực
hiện pháp luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng.
5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận:
Nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam lý luận Nhà
nước và pháp luật, chính sách pháp luật về bảo vệ rừng.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp: Lịch sử cụ thể; phân
tích tổng hợp; kết hợp phỏng vấn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Để đóng góp một phần công sức vào việc bảo vệ rừng cũng
như bảo vệ môi trường của Tổ quốc nói chung và trên địa bàn huyện
Trà Bồng nói riêng. Qua đó đề xuất, khắc phục những tồn tại, thiếu
sót để thực hiện pháp luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng
ngày càng tốt hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn gồm các chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về bảo
vệ rừng.
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật Bảo vệ rừng tại
huyện Trà Bồng.
Chương 3: Các giải pháp thực hiện tốt việc thực hiện pháp
luật bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng.
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG
1.1. Khái niệm, các hình thức và các đặc điểm của thực hiện pháp
luật bảo vệ rừng
1.1.1. Khái niệm, các hình thức
Khái niệm:
Khái niệm rừng được thể hiện tại Khoản 1, Điều 3, Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng, năm 2004 “Rừng là một hệ sinh thái bao
gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất
rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ
thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng
từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng
sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”.
Hình thức:
Hiện nay có rất nhiều hình thức bảo vệ rừng. Tuy nhiên, các
hình thức được xem là phổ biến nhất hiện nay gồm bốn hình thức cơ
bản.
- Tuân thủ pháp luật “là hình thức thực hiện pháp luật,
trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những hành
vi mà pháp luật ngăn cấm”. Quy định các hành vi cấm theo Điều 12
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, có 16 hành vi nghiêm cấm.
- Chấp hành pháp luật “là hình thức thực hiện pháp luật,
trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng
hành động tích cực.
7
Trong hình thức chấp hành pháp luật, các chủ thể pháp luật
bằng hành động tích cực thực hiện các quy phạm pháp luật giao
nghĩa vụ bắt buộc”.
- Sử dụng pháp luật “là hình thức thực hiện pháp luật, trong
đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện
những hành vi mà pháp luật cho phép). Những quy phạm pháp luật
quy định các quyền và tự do dân chủ của công dân được thực hiện ở
hình thức này.
Đặc thù của hình thức sử dụng pháp luật thể hiện ở chỗ, các
chủ thể pháp luật chủ động, tự mình quyết định việc thực hiện hay
không thực hiện những việc mà pháp luật cho phép, không ai có thể
áp đặt bắt buộc một cá nhân phải sử dụng các quyền của mình”.
Áp dụng pháp luật “ là hình thức thực hiện pháp luật trong
đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức
trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của
pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật ban
hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt
những quan hệ pháp luật cụ thể”.
1.1.2. Các đặc điểm của thực hiện pháp luật bảo vệ rừng
Thực hiện pháp luật bảo vệ rừng có các đặc điểm sau:
Là hoạt động đưa các quy định của pháp luật về lĩnh vực bảo
vệ và phát triển rừng được thực hiện trên thực tế, mang tính rộng rãi.
Hoạt động thực hiện pháp luật đưa kết quả của hoạt động
xây dựng pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi
hành vào cuộc sống, các quy phạm pháp luật sẽ được các chủ thể
8
khác nhau thực hiện một cách hợp pháp trong thực tế và các quy định
dạng văn bản được cụ thể hóa bằng hành động thực hiện.
Đối tượng điều chỉnh có đủ các thành phần trong xã hội có
liên quan đến việc bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam.
Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra
ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể
Hành vi hợp pháp nghĩa là những hành vi mang tính pháp
lý phù hợp với các quy định của pháp luật, cũng có thể hiểu là hành
vi làm đúng theo những gì mà pháp luật quy định.
Một chủ thể thực hiện pháp luật phải bằng hành vi hợp
pháp, có thể là hành vi hành động hoặc không hành động nhưng phải
làm đúng, làm đủ, không trái với những quy định của pháp luật.
Chủ thể pháp luật bảo vệ rừng là cơ quan Nhà nước, tổ
chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân có khả năng có
quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật.
Chủ thể pháp luật khác với chủ thể quan hệ pháp luật. Để
trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để
trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật cụ thể thì phải có năng
lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải có khả năng
tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
1.2. Vai trò của thực hiện pháp luật bảo vệ rừng ở nước ta hiện nay
Vai trò của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật bảo
vệ rừng nói riêng cũng có nhiều vai trò đặc biệt quang trọng, cụ thể:
Pháp luật bảo vệ rừng có vai trò quan trọng trong quá trình
thể chế hóa và bảo vệ quyền làm chủ của giai cấp. Trên cơ sở Hiến
9
pháp quy định quyền làm chủ thuộc về Nhân dân, pháp luật bảo vệ
rừng đã cụ thể hóa chính sách bảo vệ và phát triển rừng để Nhân dân
hưởng lợi tuyệt đối. Theo Điều 43, Hiến pháp 2013 “Mọi người có
quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ
môi trường” trong quá trình tham gia quản lý bảo vệ rừng chủ rừng là
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước
giao, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để sử dụng ổn định lâu dài
vào mục đích lâm nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng.
1.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện hiện pháp luật bảo vệ
rừng
1.3.1. Sự tác động của nền kinh tế thị trường
Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra rất sâu rộng đặc biệt
trên lĩnh vực kinh tế thị trường. Điều này thể hiện sự đa dạng của nền
kinh tế, bên cạnh đó không thể thiếu lợi ích to lớn của rừng đem lại
như: Gỗ, lâm sản ngoài gỗ (Song, mây, tre, nứa, luồng, giang...), các
loại dược liệu từ rừng (Sâm, Tam thất, củ mài, chó đẻ răng cưa, Rái
gai...), các loại động vật rừng. Từ những lợi ích và giá trị đó nên việc
khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các loại động vật rừng là khó tránh.
1.3.2. Sự tác động kỹ thuật ngành
Bảo vệ thực vật, động vật rừng: Loài thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc
biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự
nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài thực
vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định.
10
Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1 tác giả vận dụng lý luận trình bày cụ thể
các khái niệm, hình thức và đặc điểm, nội dung thực hiện pháp luật
bảo vệ rừng. Các yếu tố tác động đến thực hiện hiện pháp luật bảo vệ
rừng.
Đây là cơ sở để đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật bảo
vệ rừng tại huyện Trà Bồng.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ RỪNG
TẠI HUYỆN TRÀ BỒNG
2.1. Đặc điểm liên quan đến thực hiện pháp luật bảo vệ rừng tại
huyện Trà Bồng
2.1.1 Thực trạng quy định
Thực hiện pháp luật bảo vệ rừng đặc biệt luôn được Đảng,
Nhà nước quan tâm xem đây là việc hàng đầu để phát triển đất nước.
Để cụ thể hóa sự quyết tâm đó Đảng, Nhà nước đã đưa ra nhiều quy
định nhằm bảo đảm việc thực hiện bảo vệ và phát triển rừng. Trên cơ
sở các bản Hiến pháp của Nhà nước ta qua các thời kỳ, pháp luật bảo
vệ rừng có nhiều văn bản quy phạm được ra đời (ban hành văn bản):
Luật Đa dạng sinh học năm, Luật bảo vệ Môi trường, Luật Đất đai và
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
2.1.2. Thực trạng vai trò pháp luật trong QLNN đối với cơ cấu hoạt
động của các cơ quan quản lý Nhà nước trong bảo vệ rừng
11
Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển
rừng gắn liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác, ưu
tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định
canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi.
Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát
triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng;
xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê
rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa
cháy rừng chuyên ngành; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị
phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại
rừng.
Nguồn nhân lực bảo vệ rừng là tổng thể các chỉ tiêu của
người tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đáp ứng sự cần thiết bảo
đảm thực hiện tốt bảo vệ và phát triển rừng như mong muống. Hiện
nay nguồn nhân lực trong bảo vệ và phát triển rừng được Đảng, Nhà
nước xem giữ vai trò quyết định thành công việc bảo vệ và phát triển
rừng. Bên cạnh đó pháp luật bảo vệ rừng có nhiều chính sách đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao tay nghề trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng nhằm phát triển nguồn nhân lực bảo vệ rừng. Cùng với sự
phát triển nguồn nhân lực pháp luật cũng quy định rõ trách nhiệm, xử
lý đối với nguồn nhân lực vi phạm, thực hiện không hiệu quả.
12
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ rừng ở huyện Trà
Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Bộ máy quản lý Nhà nước trong bảo vệ rừng hiện nay
Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì trách
nhiệm bảo vệ rừng thuộc về các chủ thể sau: Cơ quan Nhà nước, tổ
chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm
bảo vệ rừng, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ rừng
theo quy định của Luật này, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy,
pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các
quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng
có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ rừng; thông báo kịp
thời cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy
rừng , sinh vật gây hại rừng và hành vi vi phạm quy định về quản lý,
bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.
2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ rừng của các cơ quan
chức năng ở huyện
Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng huyện Trà Bồng, gồm có:
Một là Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân 09 xã và 01
Ủy ban nhân dân thị trấn. Tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6
năm 2015 và Quyết định 54/2013/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà
nước rừng đất lâm nghiệp Quảng Ngãi.
13
Hai là Hạt Kiểm lâm huyện, Tổ chức quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng theo quy định Nghị định 119/2006/NĐ-CP về tổ chức và
hoạt động của kiểm lâm.
Ba là Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trà Bồng (Chủ rừng
là tổ chức), Tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo Quy chế
hoạt động của Ban quản lý rừng phòng hộ và Điều 37 Luật bảo vệ và
phát triển rừng năm 2004.
Bảng 2.1. thống kê số vụ vi phạm trong lĩnh vực
bảo vệ và phát triển rừng.
TT
Hành vi vi
phạm
Năm 2016 Năm 2017 Tăng/Giảm
01
Phá rừng trái
pháp luật
19 vụ/
158.130m2
4 vụ/
46.588m2
-15 vụ
02
Vận chuyển lâm
sản trái pháp
luật
3 vụ 4 vụ +1 vụ
03
Vi phạm thủ tục
hành chính
0 vụ 2 vụ +2 vụ
04
Vi phạm không
xác định được
chủ sở hữu tang
vật, phương tiện
11 vụ 8 vụ -3 vụ
Tổng cộng 33 vụ 18 vụ - 15 vụ
(Nguồn: Dự thảo báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ
rừng năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Trà Bồng)
14
2.2.3. Thực trạng pháp luật xã hội hóa nghề rừng tại huyện Trà
Bồng.
Xã hội hóa nghề rừng là sự tham gia rộng rãi của cộng đồng
xã hội vào các hoạt động có liên quan đến rừng. Các hoạt động như
trồng, chăm sóc và bảo vệ.
Mục đích xã hội hóa nghề rừng là để bảo vệ rừng, đồng thời
góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng
từ việc tham gia các chính sách hỗ trợ nghề rừng, đặc biệt là đồng
bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Cụ thể:
Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích: 12.
571,22 het ta.
Rừng phòng hộ được thực hiện 07 xã có rừng của huyện
Trà Bồng với diện tích là 8.099,63 het ta. Trong đó:
Tổ chức là Ban quản lý rừng phòng hộ tự quản lý, bảo vệ:
119,615 het ta; Hộ gia đình.
Cá nhân, hộ gia đình bảo vệ: 7.980,015 het ta. Cụ thể diện
tích khoán bảo vệ theo từng chương trình: Chương trình Bảo vệ và
Phát triển rừng 2.865,0 ha; Chương trình mục tiêu Phát triển lâm
nghiệp bền vững (Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015) là
1.285,655 ha; Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững
3.060,77 ha; Chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng:
Tổng số hộ gia đình tham gia nhận khoán bảo vệ rừng đến
thời điểm hiện tại 914 hộ trên 71 nhóm hộ tham gia, trong đó: xã Trà
Giang: 112 hộ trên 6 nhóm hộ; xã Trà Thủy: 379 hộ trên18 nhóm hộ
15
tham gia; xã Trà Bùi: 192 hộ trên 9 nhóm hộ; xã Trà Sơn: 149 hộ trên
21 nhóm hộ; xã Trà Lâm: 9 hộ trên 01 nhóm hộ; xã Trà Tân: 43 hộ
trên 13 nhóm hộ và xã Trà Hiệp: 30 hộ trên 3 nhóm hộ.
Rừng sản xuất là rừng tự nhiên được tổ chức giao rừng, cho
thuê rừng với diện tích 4.471,59 het ta. Trong đó:
Giao theo Quyết định 1774/QĐ-UBND ngày 09/11/2012 là
1.106,5 het ta, tuy nhiên trong quá trình tổ chức rà soát chỉ giao được
916, 2649 het ta. Giao cho cộng đồng dân cư 21 cộng đồng, 08 hộ gia
đình trên 05 xã. Tiếp tục duy trì quản lý, bảo vệ và sử dụng theo quy
định.
Giao theo Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 11/4/2017
của UBND tỉnh Quảng ngãi là 3.555,335 het ta, đang lập các thủ tục
để giao.
2.3. Các nguyên nhân làm hạn chế thực hiện pháp luật bảo vệ
rừng trên địa bàn huyện Trà Bồng
Nguyên nhân khách quan:
Do nhu cầu sử dụng về gỗ và giá cả các loại cây nguyên
liệu tăng cao nên đã kích thích người dân khai thác, phá rừng, lấn
chiếm đất rừng phòng hộ để lấy gỗ, lấy đất trồng cây nguyên liệu
hoặc mua, bán sang nhượng trái pháp luật.
Do phát sinh trong quá trình thực hiện Phương án giao
rừng: thời điểm ký hợp đồng thực hiện phương án là mùa mưa nên
việc thực hiện thực hiện ngoại nghiệp gặp khó khăn; do chồng lấn
diện tích rừng tự nhiên giao với diện tích đất đã cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho hộ gia đình trong dự án Rudep, WB3 nên việc
16
thu hồi, chỉnh lý giấy mất nhiều thời gian.
Nguyên nhân chủ quan: Thực hiện tuyên truyền, vận động
nhân dân tham gia bảo vệ rừng đã được tăng cường nhưng nội dung
và hình thức tuyên truyền còn đơn điệu; mặt khác nhận thức của một
số bộ phận người dân sống gần rừng còn nhiều hạn chế, điều kiện
kinh tế thiếu thốn, khó khăn.
Chính quyền địa phương một số xã chưa thực hiện đầy đủ
hết trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa
bàn được Nhà nước giao; Chủ rừng chưa phối hợp chặt chẽ với chính
quyền địa phương và các ngành chức năng để đề ra các giải pháp
ngăn chặn kịp thời có hiệu quả; Kiểm lâm địa bàn một số xã chưa
làm tròn trách nhiệm, chưa thật sự bám địa bàn, chưa chủ động tham
mưu cho cấp ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã các giải pháp kiểm tra,
giám sát chủ rừng thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng tại gốc; việc
tuần tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chăn, báo cáo các vụ vi phạm Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng trên diện tích quản lý đôi lúc chưa kịp thời.
Tiểu kết Chương 2
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp
luật bảo vệ rừng của các cơ quan chức năng ở huyện. Thực trạng vai
trò pháp luật trong quản lý Nhà nước đối với cơ cấu hoạt động của
các cơ quan quản lý Nhà nước trong bảo vệ rừng. Qua đó làm rõ các
nguyên nhân làm hạn chế thực hiện pháp luật bảo vệ rừng trên địa
bàn huyện Trà Bồng trong thời gia qua.
17
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ
RỪNG TẠI HUYỆN TRÀ BỒNG
3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của các tổ
chức Đảng đối với việc thực hiện pháp luật bảo vệ rừng
Theo Điều 4 của Hiến pháp năm 2013 kế thừa Hiến pháp
năm 1992, trong việc khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan
sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc và đã bổ sung quy định về bản chất của Đảng. Điều 4
gồm những nội dung: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong
của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân
lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng”.
3.2. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng, đảm bảo tiếp cận thông
tin, pháp luật bảo vệ rừng
Trên cơ sở kinh tế - xã hội, pháp luật cần phải phản chiếu
được thực tại của cơ sở kinh tế - xã hội và tạo được định hướng cho
nền kinh tế, xã hội phát triển. Bên cạnh những tác động tích cực và
tiêu cực đó của nền kinh tế thị trường xây dựng quy định pháp luật
bảo vệ rừng vừa đảm bảo được lợi ích kinh tế của các chủ rừng tham
gia, vừa mang tính quản lý rừng bền vững mà mục tiêu đưa ra.
3.3. Phổ biến, giáo dục pháp luật bảo vệ rừng
18
Các chủ thể được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý bảo
vệ rừng tiếp tục tuân thủ các quy định về tuyên truyền phổ biến, giáo
dục pháp luật. Xem đây là nhiệm vụ chung của hệ thống chính trị,
đây là những nội dung của thực hiện giáo dục chính trị tư tưởng đòi
hỏi các cấp các ngành trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của
mình xây dựng chương trình hành động và triển khai thực hiện hiệu
quả tuyên truyền phổ biến pháp luật về Quản lý rừng, Bảo vệ rừng và
Phòng cháy chữa cháy rừng đến mọi tầng lớp nhân dân.
Thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phải
được tiến hành thường xuyên, nội dung, hình thức, thời gian, địa
điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật phải phù hợp với phong tục tập
quán và điều kiện thực tiễn tại địa phương và đồng bào các dân tộc.
3.4. Kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng và các tổ chức
chính trị- xã hội đối với thực hiện pháp luật bảo vệ rừng
Để thực hiện tốt bảo vệ và phát triển rừng khắc phục những
hạn chế, yếu kém, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Ban Bí thư
Trung ương Đảng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân
dân quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ,
giải pháp về thực hiện quản lý bảo vệ rừng
Các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị- xã hội ở địa
phương cần nâng cao trách nhiệm giám sát đối với thực hiện pháp
luật bảo vệ rừng. Tổ chức giám sát cụ thể các hoạt động bảo vệ rừng.
19
3.5. Xã hội hoá bảo vệ rừng
Cùng với việc thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt
động kinh tế-xã hội nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã
hội, Đảng và Nhà nước luôn nhấn mạnh bảo vệ môi trường là một
trong những vấn đề sống còn, là nhân tố quan trọng hàng đầu trong
bảo đảm sức khỏe, chất lượng cuộc sống nhân dân. Bảo vệ môi
trường vừa là mục tiêu vừa là một trong những nội dung cơ bản để
đạt được sự phát triển bền vững ở nước ta. Bảo vệ môi trường được
xác định là một nhiệm vụ vừa phức tạp vừa cấp bách, do đó cần có sự
tham gia của toàn xã hội.
Bảo vệ rừng là một phần quan trọng không thể thiếu đối với
bảo vệ môi trường, do đó cần có sự tham gia của toàn xã hội. Do đó
cần có sự tham gia của toàn xã hội. Nói cách khác, thực hiện xã hội
hóa bảo vệ rừng là cần thiết và cần được đẩy mạnh thực hiện.
3.6. Xử lý kịp thời, nghiêm minh, công bằng mọi hành vi vi phạm
pháp luật bảo vệ rừng
Khẩn trương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy
hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện
tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng
hộ; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục
đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện, khai
thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch... Rà
soát, đánh giá lại kết quả thực hiện và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi
trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên; dự án chuyển đổi rừng
sản xuất nông nghiệp.
20
Kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi
mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại
lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động sản xuất và đời sống người dân vùng dự án; đồng thời xử lý
nghiêm minh, công khai, minh bạch các tổ chức, cá nhân vi phạm,
thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu
tư.
3.7. Các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_thuc_hien_phap_luat_bao_ve_rung_tai_huyen_t.pdf