Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Để tăng cường kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới, các cơ

quan, tổ chức cần huy động nguồn đóng góp từ tự nguyện từ các tổ

chức, cá nhân; tranh thủ các dự án của các tổ chức nước ngoài, đặc

biệt cần chú trọng làm tốt công tác lồng ghép giới. Đảm bảo kinh phí

cho hoạt động thực hiện pháp luật về bình đẳng giới được sử dụng

hiệu quả, tiết kiệm.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những người quan tâm nghiên cứu về vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Bình Phước Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.1. MỘT VÀI KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.1.1. Khái niệm giới tính, giới, bình đẳng giới Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. Giới là khái niệm khoa học ra đời từ môn nhân loại học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội. Vậy bình đẳng giới là gì? Theo quy định tại Khoản 3, Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”. 1.1.2. Pháp luật và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bảo đảm cho công dân nam, nữ có vai trò, cơ hội phát triển như nhau, được hưởng thụ như nhau những thành quả của sự phát triển, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. 6 Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là hoạt động thực tiễn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được tiến hành theo những hình thức pháp lý nhất định, có mối liên hệ và quy định lẫn nhau trong một cơ chế phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn lịch sử, nhằm hiện thực hóa các yêu cầu, nội dung của quy phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bảo đảm cho cả nam và nữ đều phát huy được tối đa ưu điểm và sở thích của bản thân, qua đó đóng góp được tối đa năng lực cho xã hội trong khi vẫn thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của mình. 1.2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.2.1. Quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc ta về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo qua các thời kỳ  Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 Từ xa xưa, khi nước ta chưa chịu ảnh hưởng của Phong kiến Phương Bắc, vai trò của người phụ nữ luôn được đề cao. Thế nhưng, khi nước ta bước sang chế độ xã hội phong kiến, dưới ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa “trọng nam, khinh nữ”, coi phụ nữ ngang hàng với tiểu nhân, là loại khó dạy. Nền giáo dục thời phong kiến, đại bộ phận nông dân, dân nghèo, phụ nữ không được đi học do những quy định ngặt nghèo. Trong khoảng mười thế kỷ trong xã hội phong kiến, kể từ năm 1076 triều đình nhà Lý mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên ở nước ta – đã đào tạo được 2874 tiến sĩ nhưng đều là nam giới. Việc học hành thi cử không có chỗ cho phụ nữ. 7  Giai đoạn từ năm 1945 - năm 2006 (trước khi có Luật Bình đẳng giới Ngay từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trong các văn kiện thành lập Đảng, Bác Hồ đã nêu về phương diện xã hội “thực hiện nam nữ bình quyền”. Sau cuộc tổng khởi nghĩa lịch sử thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngay trong nhiệm vụ diệt giặc dốt, nhằm xóa bỏ tình trạng dốt nát của nhân dân ta do chính sách ngu dân của thực dân Pháp để lại, Hồ Chủ tịch đã rất quan tâm đến việc học hành của phụ nữ, Người đã khuyến khích chị em chịu khó học tập để có khả năng làm chủ đất nước đảm nhiệm những công việc như nam giới. Quan điểm bình đẳng giới chính thức được ghi nhận trong một văn kiện có giá trị pháp lý cao nhất ở nước ta lúc bấy giờ đó là Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946. Các bản Hiến pháp tiếp theo (1959, 1980, 1992, 2013) đều kế thừa quan điểm bình đẳng nam – nữ có từ Hiến pháp 1946. Ngoài ra, Đảng và Nhà nước còn ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị trong đó có nghị quyết 153 về công tác cán bộ nữ năm 1967, nghị quyết 4/1993 về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, chỉ thị 37 – CT/TW ngày 16 tháng 05 năm 1994 về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới. Và cũng từ đây, đội ngũ nữ trí thức nước ta đã có sự chuyển mình rất lớn về thành phần nguồn gốc xuất thân đa dạng hơn và không còn bất kỳ sự phân biệt đối xử nào nữa.  Giai đoạn từ năm 2006 đến nay Luật Bình đẳng giới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 8 năm 2006, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á có Luật Bình đẳng giới và cũng được xem là quốc gia có Luật Bình đẳng giới tiến bộ nhất Châu Á. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quy định cụ thể trong Điều 14 Luật Bình đẳng giới và trong Điều 2 và Điều 10 của Luật Giáo dục 2005. Để đảm bảo sự tuân thủ trên thực tế các quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Điều 40 Luật bình đẳng giới 2006 còn quy định cụ thể các hành vi cụ thể bị coi là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực này. Sau khi Luật Bình đẳng giới ra đời cho đến nay, ngoài Hiến pháp năm 2013, đã có hơn 60 dự án luật, pháp lệnh có các quy định được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới. Đảng và Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư để cụ thể hóa Luật bình đẳng giới, tạo điều kiện cho Luật được đi vào thực tiễn cuộc sống. Để triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới, nhiều chương trình, chiến lược, đề án cũng đã được đề ra như: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020; Đề án tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2010 – 2015; Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025... Nổi bật là Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 được ban hành nhằm xác định các vấn đề bất bình đẳng giới cần ưu tiên giải quyết trong vòng 10 năm. Trong mục tiêu số ba “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo” của Chiến lược, 9 hai chỉ tiêu quan trọng là: (1) Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 95% vào năm 2020; (2) tỷ lệ nữ thạc sĩ đạt 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020, tỷ lệ nữ tiến sỹ đạt 20% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020. 1.2.2. Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Cho tới nay, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế liên quan đến quyền bình đẳng của phụ nữ và trẻ em gái, trong đó có thể kể đến như: Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW, năm 1979), Công ước Quyền trẻ em (CRC, năm 1990) và tích cực thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh (năm 1995) vì bình đẳng, hòa bình và phát triển Việt Nam là một trong sáu quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia Công ước CEDAW vào ngày 29/7/1980, phê chuẩn vào ngày 27/11/1981. Tuân thủ quy định của Công ước, trong suốt những năm qua, nước ta đã tích cực tổ chức thực hiện và hoàn thành các báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện Công ước để trình lên Tổng thư ký Liên hợp quốc. 1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.3.1. Nguyên tắc cơ bản thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Một là, nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới. Hai là, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Ba là, chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới. 10 Bốn là, bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. Năm là, thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân. 1.3.2. Hình thức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Một là, tuân theo pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hai là, thi hành pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ba là, sử dụng pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Bốn là, áp dụng pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. 1.3.3. Chủ thể thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Chủ thể thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là các tổ chức và cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong đó, chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhà nước và cá nhân được nhà nước ủy quyền. 1.3.4. Nội dung thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo 1.3.4.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là một trong những nội dung quan trọng của thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo 11 dục và đào tạo, nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng dân cư về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; góp phần đưa pháp luật về bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo được đi vào thực tiễn cuộc sống. 1.3.4.2. Chỉ đạo, triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Nghị định số 70/2008/NĐ- CP, ngày 04/6/2008 của Chính phủ đã quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và bảo đảm bình đẳng giới. 1.3.4.3. Xây dựng phát triển đội ngũ thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác về bình đẳng giới chính là những người trực tiếp triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật và thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Để các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật được đi vào thực tiễn cuộc sống phụ thuộc rất lớn vào nhận thức và năng lực của những người triển khai, thực hiện. Cơ cấu tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới được tổ chức từ trung ương đến địa phương. 1.3.4.4. Nguồn tài chính cho hoạt động thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Nguồn tài chính cho hoạt động thực hiện pháp luật về bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng gồm: nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới thực hiện theo quy định tại Thông tư số 191/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính. 12 1.3.4.5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng nhằm bảo đảm cho hoạt động thực hiện pháp luật về bình đẳng giới được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, kịp thời khen thưởng cũng như xử lý những sai phạm, đồng thời điều chỉnh chính sách cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của từng đơn vị, địa phương. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC 2.1. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là 6.874,6 km 2 , dân số năm 2016 là 968.900 người. Đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu và thủy văn ở Bình Phước được thiên nhiên ưu đãi. Đất Bình Phước rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như: Cao su, tiêu, điều, cà phê. Bên cạnh đó, đất bazan còn thích hợp cho nhiều loại cây hoa màu, lương thực. 2.1.2. Điều kiện kinh tế 13 Bình Phước là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên sau ngày tái lập tỉnh, kinh tế Bình Phước chủ yếu là nông nghiệp thuần túy, xuất phát điểm về mọi mặt đều thấp hơn nhiều so với mức độ bình quân của cả nước. Những năm gần đây, kinh tế của tỉnh liên tục đạt tốc độ tăng trưởng khá cao qua các năm. Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bình Phước bình quân hàng năm đạt 10,8%. Tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh năm 2015 đạt 10.150 tỷ, tăng 1,67 lần so với năm 2010 (giá so sánh năm 1994) và bình quân đầu người tăng từ 24 triệu đồng năm 2010 lên 39,8 triệu đồng năm 2015. 2.1.3. Điều kiện văn hóa – xã hội Là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi nên Bình Phước là nơi thu hút rất nhiều dân cư từ các tỉnh thành trong cả nước đến làm ăn, sinh sống. Bình Phước cũng là nơi định cư và sinh sống của 41 dân tộc anh em, trong đó đông nhất là người Kinh và người S’tiêng. Cư dân Bình Phước đa phần từ các tỉnh khác đến, lại là tỉnh tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số nên nhìn chung trình độ học vấn, lao động qua đào tạo thấp. 2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 2.2.1. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bình Phước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều hình thức và nội dung phong phú như: Phát tờ rơi, treo băng rôn, áp phích, khẩu hiệu; tuyên truyền phát động cuộc thi 14 tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng. Các sở, ban, ngành, đoàn thể đã phối hợp thực hiện đảm bảo công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về bình đẳng giới mang lại hiệu quả thực chất. 2.2.2. Chỉ đạo, triển khai thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí, tầm quan trọng triển khai, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Đảng ủy, chính quyền tỉnh Bình Phước đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, góp phần đưa các quy định của Luật Bình đẳng giới được đi vào thực tiễn cuộc sống. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đã xây dựng Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 24/5/2011 về chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” năm 2015; Kế hoạch số 79/KH-UBND thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”; Kế hoạch hành động số 194/KH-UBND ngày 03/8/2016 về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020... 2.2.3. Xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác thực hiện pháp luật về bình đẳng giới UBND tỉnh ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở LĐTBXH, theo đó thành lập một phòng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới (gồm có 03 biên chế, trong đó 15 01 cán bộ thực hiện nhiệm vụ công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ), hoạt động dưới sự chỉ đạo của 01 lãnh đạo sở. Đối với cấp huyện, tất cả đều đã bố trí 01 lãnh đạo và 01 cán bộ thuộc phòng LĐTBXH kiêm nhiệm công tác bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ. Ở cấp xã, công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ do cán bộ LĐTBXH kiêm nhiệm. Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ được thành lập ở các cấp Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới được quan tâm, chú trọng. 2.2.4. Nguồn tài chính cho hoạt động thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Nguồn lực tài chính cho hoạt động thực hiện pháp luật về bình đẳng giới của tỉnh Bình Phước là do huy động và sử dụng có hiệu quả từ các nguồn: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương. Trên cơ sở nguồn ngân sách trung ương phân bổ hằng năm và ngân sách của tỉnh tuy vẫn còn khiêm tốn nhưng được sử dụng khá hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn kinh phí cho hoạt động thực hiện pháp luật về bình đẳng giới chưa đáp ứng được yêu cầu. 2.2.5. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Thực hiện Chiến lược, Chương trình quốc gia bình đẳng giới của Chính phủ, công tác thanh, kiểm tra, giám sát luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc. Từ năm 2011- 2018, Tỉnh đã thành lập 22 đoàn kiểm tra công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tiến hành kiểm tra 72 lượt tại các sở, ban, ngành nhằm đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chiến lược, Chương trình quốc gia bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ các đơn vị, địa phương; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc để kịp 16 thời tháo gỡ, đề xuất, kiến nghị với Tỉnh ủy và các cơ quan Trung ương. Tuy nhiên, công tác kiểm tra mới dừng lại ở cấp tỉnh. Trong thời gian tới, tỉnh cần có kế hoạch phân công các huyện tự kiểm tra các xã trên địa bàn hoặc kiểm tra chéo để giảm tải công việc cho các cơ quan quản lý cấp tỉnh cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của địa phương, tạo điều kiện để mọi đơn vị cấp cơ sở đều được kiểm tra đồng loạt. 2.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Kết quả đạt được Nhằm triển khai, thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, ngày 24/5/2011, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 59/KH-UBND, ngày 24/5/2011 về chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch hành động số 194/KH- UBND, ngày 03/8/2016 về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020, kế hoạch đã xác định 7 mục tiêu, trong đó mục tiêu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là: Đảm bảo sự tham gia bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ. Cụ thể: Phổ cập biết chữ nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa đạt 99% vào năm 2020; đưa kiến thức giới vào trong các cấp học, trước tiên đưa chuyên đề bình đẳng giới và giảng dạy trong các lớp quản lý nhà nước và trung cấp chính trị của tỉnh. Đối với chỉ tiêu thứ nhất: “Phổ cập biết chữ nam giới và phụ nữ ở độ tuổi 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa đạt 99% vào năm 2020”. Tỉnh đã mạnh dạn đề ra chỉ tiêu cao hơn chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia. Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước, trong những năm gần đây, công tác phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao 17 chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số, được tỉnh và các huyện đặc biệt quan tâm. Hằng năm, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình các cấp đạt tỷ lệ cao. Tính đến năm 2018, tỷ lệ nam, nữ ở vùng sâu, vùng xa trong độ tuổi từ 15 đến 40 trên địa bàn tỉnh biết chữ ở mức độ 1 đạt 97,43%. Đối với chỉ tiêu thứ hai: “Đưa kiến thức giới vào trong các cấp học, trước tiên đưa chuyên đề bình đẳng giới và giảng dạy trong các lớp quản lý nhà nước và trung cấp chính trị của tỉnh”. Việc đưa kiến thức giới vào trong các cấp học là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đã và đang được các cấp lãnh đạo và quản lý tỉnh Bình Phước, nhất là ngành giáo dục - đào tạo không ngừng quan tâm trong thời gian qua. Đội ngũ cán bộ, giáo viên các cấp học đã từng bước đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giảng dạy, lồng ghép vấn đề giới và bình đẳng giới vào trong các môn học. Tuy nhiên, tại các trường ở một số huyện vùng sâu, vùng xa, việc đưa kiến thức giới vào chương trình giảng dạy vẫn còn nhiều hạn chế. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ nòng cốt, trong diện quy hoạch và cả những lãnh đạo trẻ về kiến thức giới, những năm gần đây chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại các lớp quản lý nhà nước và trung cấp chính trị của tỉnh đã lồng ghép kiến thức về giới, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới. Về tình hình thực hiện bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong những năm qua ở tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau: Một là, sự chênh lệch về học sinh nam và học sinh nữ trong tất cả các cấp học đang dần được thu hẹp, tỷ lệ trẻ em gái phải nghỉ học ở tất cả các cấp học giảm đáng kể. Hai là, đội ngũ nữ trí thức trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cả về số 18 lượng, chất lượng. Ba là, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước về vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo từng bước được nâng lên đáng kể. 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân Một là, tỷ lệ nữ học sinh, sinh viên theo học các cấp, bậc, ngành học tuy có tăng lên những năm gần đây nhưng chưa bền vững và nhìn chung thấp hơn tỷ lệ nam. Hai là, có thể thấy ở các bậc giáo dục như tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và bậc đại học, cao đẳng thì tỷ lệ nam nữ là ngang nhau thậm chí nữ còn cao hơn nam nhưng đến các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ con số này giảm hẳn. Ba là, sự phân biệt về giới còn phổ biến trong việc lựa chọn ngành học, cấp học, trong các tài liệu, sách giáo khoa. Bốn là, trên địa bàn tỉnh, theo số liệu thống kê, tỷ lệ nhập học giáo dục giữa nữ và nam khá bình đẳng, tuy nhiên tại các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng các dân tộc thiểu số còn có sự chênh lệch khá lớn do những phong tục tập quán lạc hậu vì vậy có rất nhiều bé gái không được đến trường và không được tiếp cận với các dịch vụ xã hội đầy đủ, do đó tỷ lệ phụ nữ nghèo, phụ nữ mù chữ vẫn còn cao. Năm là, tỷ lệ nữ làm lãnh đạo, quản lý trong ngành chưa tương xứng với số lượng và khả năng của họ. Sáu là, các ban ngành cũng như cán bộ, cộng tác viên phụ trách các lĩnh vực liên quan đến vấn đề bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh nhìn chung vẫn còn yếu và thiếu. Nguyên nhân của những tồn tại này là: 19 Thứ nhất, định kiến giới vẫn còn tồn tại khá nặng nề cả trong bản thân người nam và người nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Thứ hai, các quy định của pháp luật chưa đồng bộ, chưa được hướng dẫn cụ thể và chưa có biện pháp chế tài đảm bảo thực hiện bình đẳng giới một cách hữu hiệu. Thứ ba, thiếu chế tài xử phạt đối với các ban, ngành, đoàn thể tại các địa phương khi chưa hoàn thành các chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Thứ tư, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta vẫn tồn tại một số quy định tạo ra sự khác biệt trong việc thụ hưởng chính sách giữa nam và nữ. Thứ năm, kinh phí cho hoạt động thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo chưa được đầu tư đúng mức. CHƢƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC 3.1. QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở NƢỚC TA HIỆN NAY Một là, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới gắn với việc kiên quyết và kiên trì chống lại tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, phân biệt đối xử về giới. Hai là, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới gắn liền với việc phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 20 Ba là, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới phải trên cơ sở nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về nam, nữ bình quyền. Bốn là, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới là giải phóng cả nam và nữ khỏi những áp đặt, định kiến của xã hội để người nam và người nữ đều được hạnh phúc hơn. Năm là, thực hiện pháp luật về bình đẳng giới gắn liền với việc phát huy vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn cách mạng mới. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_binh_dang_gioi_trong.pdf