Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

An toàn là một nhu cầu cơ bản của con người từ xa xưa cho đến nay nhà

nước và pháp luật được hiểu và quan niệm như là những cơ chế và phương tiện

đảm bảo cho con người sự an toàn trong đời sống xã hội. Có thể thấy rằng trong

nhà nước pháp quyền,pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng, pháp luật

không chỉ là phương tiện quản lý đời sống xã hội, điều chỉnh quan hệ giữa các

cá nhân mà còn thiết lập lên khuôn khổ pháp lý rằng buộc, kiểm soát, hạn chế

quyền lực của nhà nước nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của con người. Trong

thực tế ở một số quốc gia trên thế giới xu hướng phổ biến pháp luật đã bùng nổ

các quy phạm và quy tắc pháp lý liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã

hội. Luật cư trú ra đời chính là hệ thống hóa lại các văn bản pháp luật mà chính

phủ đã ban hành trước, đây khi xây dựng luật cư trú các nhà chuyên môn hoạch

định pháp luật đã tính toàn nhằm giảm thiểu các rủi ro của hiện tượng “ lạm

phát, pháp luật” theo đó luật cư trú đã chứa đựng các đặc tính thực chất của pháp

luật thiết lập cho các đối tượng ( những người dân có nhu cầu đăng ký thường

trú, tạm trú) một khuôn khổ được điều chỉnh ổn định rõ ràng

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống thực tiễn được rút ra từ quá trình giảng dạy, và thâm nhập thực tế. Cuốn sách đã giải quyết những vấn đề phức tạp như xác định về chổ ở hợp pháp để đăng ký cư trú, đăng ký cư trú cho một số đối tượng đặc biệt như chức sắc tôn giáo, các hộ mặt nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, quản lý đối tượng tạm trú, tạm vắng ... Cuốn sách đã vận dụng lý luận để giải quyết những tình huống phức tạp phát sinh trong thực tiễn công tác quản lý cư trú. Là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu và áp dụng vào thực tế. Sách tham khảo: “Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật cư trú được sửa đổi, bổ sung năm 2013” tập thể tác giả do Thiếu tướng GS.TS. Nguyễn Ngọc Anh chủ biên nhà xuất bản Giao thông vận tải năm 2014[38]. Các cuốn sách trên gồm 02 phần, phần 1 tác giả đã giới thiệu nội dung cơ bản của Luật cư trú, các Nghị định, Thông tư liên quan đến cư trú và những vấn đề lưu ý khi áp dụng. Phần 2 là toàn văn Luật cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cuốn sách là tài liệu tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng nâng cao trình độ pháp luật về quản lý cư trú cho cán bộ, chiến sỷ công an để thực hiện tốt quyền tự do cư trú của công dân và hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cư trú. Đề tài khoa học cấp Bộ „„Các giải pháp tăng cường công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu và xây dựng Luật Cư trú”, Lê Thành, 2004[22]. Đề tài đã tập trung phân tích, làm rõ những vấn đề cơ bản về cư trú và quản lý nhà nước về cư trú. Qua đó, tập trung vào các quyền cư trú của công dân, quản lý nhà nước, tăng cường quản lý nhà nước về cư trú; các văn bản quy phạm pháp luật quy định về cư trú của công dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Về thực trạng cư trú, tác giả đã đánh giá khái quát đặc điểm dân số và cư trú của một số vùng, miền trong toàn quốc; tình hình biến động của các dạng nhân khẩu ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của tác giả nhằm đưa ra giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về cư trú nói trên. 6 Các đề tài khoa học trên đã nêu được một số vấn đề cơ bản của quản lý nhà nước về cư trú. Nhưng hiện nay chưa có riêng một đề tài nào liên quan đến công tác thực hiện pháp luật về cư trú, tại một địa bàn cụ thể là Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Các đề tài khoa học trên sẽ là nền tảng quan trọng trong quá trình thực hiện luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về cư trú và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về cư trú thông qua khái niệm, phân tích đặc điểm, vai trò cũng như các yếu tố bảo đảmthực hiện pháp luật về cư trú. - Khảo sát, đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về cư trú của quận Ngô Quyền; tìm ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về cư trú và thực trạng công tác thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung:Các hoạt động liên quan đến thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. - Phạm vi không gian: Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. 7 - Phạm vi thời gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền từ năm 2013 (năm ban hành Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung) cho đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Để đạt được những mục tiêu phương hướng đã đề ra, trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tác giả đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; kết hợp với nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp pháp luật của Nhà nước, nguyên tắc, điều lệnh CSKV của ngành Công an trong công tác thực hiện pháp luật về cư trú [2]. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng các phương pháp: phân tích - tổng hợp, đối chiếu so sánh, thống kê, chứng minh biện luận, hệ thống. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận nhà nước: Trong công tác đảm bảo NTT – TT TXH, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo phục vụ học tập, nghiên cứu. Những kết luận khoa học trong luận văn và các nội dung giải pháp được đề xuất góp phần rất lớn cho việc nâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về cư trú góp phần giữ vững ANTT và TTATXH trên địa bàn quận Ngô Quyền nói riêng và trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói chung. Đề tài nghiên cứu được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu học tập cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương Chương 1: Những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về cư trú. 8 Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng. Chương 3: Định hướng và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật cư trú tại quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng. 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CƯ TRÚ VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƯ TRÚ 1.1. Cư trú và pháp luật về cư trú 1.1.1. Quan niệm về cư trú Luật cư trú ở Việt Nam năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013 đã làm rõ các khái niệm về cư trú, đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú. “Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc phường, xã, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú” (Điều 1) “Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ” (Điều 18) “Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ”. Đăng ký thường trú, tạm trú là quá trình cơ quan Công an dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước để tiến hành đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Phục vụ cho công tác quản lý xã hội của nhà nước; công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các phạm pháp về an ninh, trật tự. Đăng ký thường trú là việc đăng ký ghi nhận vào sổ hộ khẩu và áp dụng các biện pháp để quản lý đối với những người thường xuyên cư trú trên một địa bàn nhất định theo đơn vị hành chính. Đăng ký tạm trú là quản lý những người thường trú ở một nơi nhưng do nhiều lý do khác nhau họ đến ở lại một địa phương khác trong thời gian nhất định. Tóm lại, có thể hiểu: Cư trú là việc công dân sinh sống thường xuyên tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn hoặc huyện đảo nơi chưa tổ chức đơn vị 10 hành chính cấp xã được nhà nước quản lý thông qua hình thức đăng ký thường trú hoặc tạm trú.[37] 1.1.2. Quan niệm pháp luật về cư trú Ở Việt Nam: Thời kỳ cổ và trung đại, theo sách sử để lại thì các quy định về quản lý con người đã xuất hiện trước công nguyên đến thế kỷ thứ 7. Hình thức quản lý đơn giản, theo trình độ phát triển, trong giai đoạn cổ đại và Nhà nước phong kiến vấn đề quản lý cư trú của con người nhằm mục đích áp đặt sự thống trị giai cấp của nhà nước đó. Mỗi hình thức xã hội có cách quản lý cư trú khác nhau. Hiện này ở nước ta, tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và đến nay, quyền này vẫn tiếp tục được khẳng định tại Hiến pháp năm 2013, trong Bộ Luật dân sự, Luật cư trú và các luật khác có liên quan. Pháp luật về cư trú là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về cư trú, bao gồm quyền, trách nhiệm của công dân về cư trú, đăng ký thường trú, tạm trú, tạm vắng, khai báo lưu trú, trách nhiệm quản lý cư trú của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. 1.2. Thực hiện pháp luật về cư trú 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm thực hiện pháp luật về cư trú Nhà nước ban hành pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, xác định khả năng xử sự của mọi cá nhân, tổ chức. Khả năng đó chỉ trở thành hiện thực trong đời sống xã hội khi các chủ thể pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật. Pháp luật chỉ có ý nghĩa đích thực khi được thực hiện, các quy định của pháp luật trở thành hành vi và hoạt động của các chủ thể pháp luật. Vì vậy, xây dựng, ban hành pháp luật và thực hiện pháp luật là hai hoạt động có quan hệ mật thiết với nhau, là tiền đề của nhau, là hai giai đoạn của quá trình mô hình hóa hành vi thành các quy tắc và từ quy tắc đến hành vi thực tế của các chủ thể pháp luật. 11 Như vậy, “Thực hiện pháp luật là hoạt động của các chủ thể pháp luật làm cho những quy tắc của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật” . Hay nói cách khác: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành vi của mình thực hiện các quy định pháp luật trong thực tế đời sống. Từ những vấn đề nêu trên có thể hiểu: Thực hiện pháp luật về cư trú là quá trình, mà các chủ thể pháp luật về cư trú bằng hành vi của mình thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú.[40] Thực hiện pháp luật về cư trú có các đặc điểm sau đây: - Thực hiện pháp luật về cư trúlà thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhân dân đối với hoạt động đăng ký cư trú và là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khi đăng ký quản lý cư trú, khác với thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực, các ngành luật khác ở các chủ thể, phạm vi, nội dung và các hình thức thực hiện. - Chủ thể thực hiện pháp luật về cư trútrước hết là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc thực hiện pháp luật về cư trúgồm có: Chính phủ, Bộ Công an, UBND các cấp, cơ quan đăng ký, quản lý lưu trú... - Phạm vi thực hiện pháp luật về cư trúdiễn ra giữa các chủ thể mà một bên bao giờ cũng là công dân sống trong một đơn vị hành chính lãnh thổ. - Chế độ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong thực hiện pháp luật về cư trúvừa mang tính chất quản lý hành chính vừa mang tính chất tự quản. - Nội dung thực hiện pháp luật về cư trúkhá rộng lớn, có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân nơi cư trú. 1.2.2. Hình thức thực hiện pháp luật về cư trú Trong khoa học luật ở trong nước, cũng như ngoài nước các nhà khoa học đều quan niệm thực hiện pháp luật bao gồm 4 hình thức: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật. Việc phân chia thành 12 các hình thức thực hiện pháp luật là nhằm phân biệt, thấy được đặc điểm, đặc thù của từng hoạt động, còn trong thực tiễn đôi khi những hành thức này lại đan xen, “lồng chứa” vào nhau. Trong hình thức này lại có hình thức khác, ví dụ trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước, chứa luôn cả tuân thủ và thi hành pháp luật . 1.2.3. Nội dung thực hiện pháp luật về cư trú Để pháp luật đi vào cuộc sống đòi hỏi các cơ quan nhà nước, cá nhân phải thực hiện các hoạt động cụ thể khác nhau, bao gồm: - Tuyên truyền pháp luật về cư trú - Triển khai thực hiện pháp luật về cư trú 1.2.4. Chủ thể thực hiện pháp luật về cư trú: - Chính phủ - Bộ Công an - Uỷ ban nhân dân - Cơ quan đăng ký, quản lý lưu trú - Người trực tiếp làm công tác đăng ký, quản lý cư trú 1.2.5. Vai trò của việc thực hiện pháp luật cư trú Thứ nhất, góp phần đảm bảo quyền tự do cư trú của công dân Thứ hai, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Thứ ba, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong tình hình mới 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về cư trú 1.3.1. Yếu tố chính trị 1.3.2. Yếu tố kinh tế 1.3.3. Yếu tố văn hóa 1.3.4. Yếu tố pháp luật 1.3.5. Yếu tố quốc tế 13 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƯ TRÚ TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng Quận Ngô Quyền nằm ở vị trí trung tâm thành phố Hải Phòng với diện tích 11,1 km2, có 161.086 nhân khẩu, mật độ dân số là 14,512 người/km2 được chia làm 13 phường với 328 tổ dân phố. Phía đông giáp với bờ sông Cấm, phía nam giáp với Quận Hải An, phía tây giáp với quận Lê Chân và phía bắc giáp với Quận Hồng Bàng. Là một địa bàn tập trung nhiều cơ quan, đơn vị doanh nghiệp lớn của trung ương và địa phương; có hệ thống Cảng, bến tàu, bến xe, có các trung tâm thương mại Big C, Thùy Dương Plaza, ngoài ra trên địa bàn quận còn có làng văn hóa Sunflower chuyên cho các chuyên gia người nước ngoài đến thuê ở lưu trú. .... hệ thống chợ, các trường đại học ( đại học Hằng Hải, đại học Y dược Hải Phòng). Đặc biệt là có khu quần thể văn hóa thể thao Lạch Tray ( Cung thanh niên, cung thiếu nhi; nhà văn hóa hưu nghị Việt Tiệp; sân vặn động Lạch Tray, công viên n Biên...) Đây là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa thể thao của cả nước,thành phố và của quận.Chính nhờ vị trí địa lý là đầu mối của giao thông đường thủy, đường bộ, đường hàng không, hoạt động kinh tế xã hội của quận Ngô Quyền trong nhiều năm qua phát triển mạnh mẽ theo định hướng thương mại dịch vụ cảng biển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành nghề khác trên địa bàn. Sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng trên địa quận cũng như kinh tế đã thu hút lực lượng lao động lớn thuộc các khu vực trong, ngoài thành phố Hải Phòng về lao động thuộc các khu vực nông thôn của các tỉnh, thành phố khác đến làm việc theo nhu cầu của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn quận Ngô Quyền. Điều này đã dẫn đến tình trạng nhập cư lớn, biến động liên tục, công tác thực hiện pháp luật về cư trú của công an quận Ngô Quyền gặp nhiều khó khăn. 14 2.1.2. Tình hình công dân cư trú tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng 2.1.3. Tình hình kinh tế xã hội, TTATXH tại quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng 2.2. Thực trạng việc thực hiện pháp luật cư trú tại quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng 2.2.1. Việc xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước về thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú trên địa bàn quận Ngô Quyền đã quy định cụ thể trình tự thủ tục, thẩm quyền cũng như cách thức tiến hành đăng ký hộ khẩu thường trú, đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng. Đây là cơ sở pháp lý để nâng cao vai trò trách nhiệm của lực lượng Công an quận Ngô Quyền trong việc phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể của quận, phường về việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong đăng ký hộ khẩu thường trú, đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng trên địa bàn 13 phường.[19] Các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quân công an cấp trên, của UBND thành phố Hải Phòng cũng như các kế hoạch, công văn của UBND quận Ngô Quyền, Công an quận Ngô Quyền đã thực sự quy định cụ thể các trình tự, thủ tục thẩm quyền cũng như cách thức tiến hành đăng ký hộ khẩu thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng và thông báo lưu trú. Đồng thời các văn bản quy phạm trên cũng là cơ sở để cán bộ làm công tác thực hiện pháp luật về cư trú trong lực lượng công an cũng như các ban ngành đoàn thể, nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về cư trú tại địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân khi thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến cư trú. 2.2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về cư trú tại địa bàn quận Ngô Quyền – thành phố Hải Phòng: - Tổ chức thực hiện luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cư trú - Cải cách hành chính trong công tác thực hiện pháp luật về cư trú 15 - Tổ chức tuyền truyền, giáo dục pháp luật về cư trú - Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm 2.2.3. Công tác đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú, kiểm tra lưu trú tại công an quận Ngô Quyền – TP Hải Phòng. 2.2.3.1. Số liệu đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú, thông báo lưu trú Bảng 2. 1. Đăng ký thường trú giai đoạn 2013 – 2018 Năm Đăng ký thường trú Số hộ chuyển đi Số nhân khẩu chuyển đi Số nhân khẩu chết Số hộ chuyển đến Số nhân khẩu chuyển đến Đăng ký sinh Đính chính nhân khẩu Cấp lại số hộ khẩu Trao đổi hồ sơ hộ khẩu Bổ sung tài liệu 2013 468 1782 89 508 1551 1351 1530 345 857 2350 2014 513 1905 104 476 1433 1257 1650 415 759 2547 2015 495 1881 67 671 2057 1457 2015 477 807 2415 2016 571 2098 71 715 2049 1197 1867 603 797 3087 2017 591 2346 95 665 2025 1536 1773 582 645 3255 2018 637 2508 93 805 2387 1673 1986 721 879 3417 16 Bảng 2.2. Đăng ký tạm trú và Thông báo lưu trú giai đoạn 2013 – 2018 Năm Số hộ Đăng ký tạm trú Thông báo lưu trú 2013 325 18556 2014 340 17946 2015 370 18412 2016 415 16533 2017 535 18750 2018 519 19105 2.2.3.2. Công tác đăng ký hộ khẩu thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo lưu trú của người nước ngoài, khai báo tạm vắng tại quận Ngô Quyền – Hải Phòng 2.2.3.3. Công tác xử lý vi phạm pháp luật trong thực hiện pháp luật về cư trú 2.3 Nhận xét, đánh giá: 2.3.1. Ưu điểm: Qua công tác đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú, công an quận Ngô Quyền đã kịp thời cung cấp số liệu về nhân khẩu, hộ khẩu giúp cho cấp ủy chính quyền địa phương và các ngành có liên quan xây dựng các kế hoạch, chỉ tiêu kinh tế xã hội và đề ra các chủ trương, giải pháp thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội: chính sách xóa đối giảm nghèo, giải quyết việc làm,.. tăng cường công tác thực hiện pháp luật về cư trú tại cơ sở cũng góp phần tích cực vào việc thực hiện các quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ: quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành có điều kiện: về đăng ký quản lý, sử dụng con dấu: về việc nghiêm cấm sản xuất,buôn bán hàng giả, hàng nhái...[16]. Qua công tác thực hiện pháp luật về cư trú, lực lượng cảnh sát khu vực 13 phường cũng nắm được những cá nhân điển hình, tích cực, có điều kiện tham gia vào các tổ 17 chức bảo vệ an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở, góp phần tích cực trong công tác phát động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng thế trận an ninh nhân dân. Trong những năm qua, các tổ chức bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở đã phối hợp tuyên truyền, vận động, nhân dân giao nộp nhiều vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo các loại, tự giác di chuyển hàng quán lấn chiếm vỉa hè; phối hợp cùng lực lượng Công an tại cơ sở tuần tra, phát hiện, đề nghị xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng và các vi phạm khác về quản lý hành chính về trật tự xã hội; tham mưu xây dựng các quy tắc, nội quy, quy ước bảo vệ an ninh, trật tự tại địa bàn dân cư; tham mưu giải quyết nhiều vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự, hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân; xây dựng nhiều phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm, quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư góp phần kiềm chế sự gia tăng tội phạm và tệ nạn xã hội. 2.3.2. Hạn chế Một là: công tác xây dựng và ban hành các văn bản thực hiện pháp luật về cư trú tại quận Ngô Quyền còn mang tính chủ quan của cơ quan tham mưu là công an quận Ngô Quyền đơn vị trực tiếp thực hiện pháp luật về cư trú. Hai là: việc tổ chức thực hiện các văn bản trên trong công tác quản lý tạm trú, lưu trú còn nhiều thiếu sót, có nhiều hộ gia đình thuộc diện tạm trú nhưng chưa làm thủ tục đăng ký tạm trú dẫn đến việc nắm bắt số người tạm trú chưa kịp thời, thiếu thông tin gây khó khăn trong việc hoạch định các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Ba là: công tác tuyên truyền pháp luật về cư trú đã đạt được những hiệu quả song vẫn chưa thể đáp ứng kịp thời với tình hình phát triển về dân cư tại địa phương. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân chưa cao dẫn đến những khó khăn nhất định cho lực lượng cán bộ làm công tác thực hiện pháp luật về cư trú. Bốn là: Quản lý bằng sổ hộ khẩu còn nhiều bất cập Năm là: Quy định nhập khẩu gây khó khăn cho người dân Sáu là: Phân cấp thẩm quyền đăng ký thường trú chưa hợp lý 18 Bảy là: Bất cập khi xóa đăng ký thường trú. Bất cập trong một số trường hợp xóa đăng ký thường trú theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú Tám là: Đăng ký tạm trú còn nhiều vướng mắc. Một số bất cập trong việc đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú Chín là: một số bất cập khác liên quan đến quy định của Luật Cư trú 2.3.3. Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế: 2.3.3.1. Nguyên nhân của ưu điểm Trong xu thế xã hội hiện nay, việc người dân được thụ hưởng pháp luật là một nhu cầu tất yếu của sự phát triển xã hội, các quyền và lợi ích của người dân đều được thể chế bằng các đạo luật. Sự bùng nổ phát triển của công nghệ thông tin (mạng internet, máy điện thoại smartphone) là những công cụ, phương tiện giúp người dân thực sự tiếp cận đến các văn bản pháp quy của pháp luật. Người dân thường xuyên trao đổi, đúc rút các kinh nghiệm ứng xử với các quy định pháp luật sao cho các quy định pháp luật hiện tại góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, nâng cao đời sống cả về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Việc nhân dân chấp hành pháp luật về cư trú là phát triển về quyền con người trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Song song với việc người dân được thụ hưởng pháp luật thì bộ máy chính quyền nhà nước thực thi về pháp luật đã có những cải cách rõ rệt trong nhiều năm qua. Số lượng cán bộ công chức qua thi tuyển chiếm phần đông trong bộ máy công quyền của nhà nước, số cán bộ trên được đảm bảo về trình độ, chuyên môn, có ý thức cao trong việc chấp hành các quy định của công sở và việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Thủ tướng chính phủ liên tục có những chỉ thị chỉ đạo trong việc cải cách hành chính, cải cách các thủ tục liên quan đến các quy định pháp luật: trong những năm qua, chính phủ đã cắt giảm hàng trăm thủ tục hành chính có những bất cập là rào cản cho doanh nghiệp, nhân dân, cơ quan nhà nước trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội Việt Nam trong tình hình mới. 19 2.3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế: - Lực lượng cán bộ công an nhân dân làm công tác thực hiện pháp luật về cư trú còn chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ theo đúng chuyên ngành - Mặt trái của sự phát triển kinh tế trong xã hội cũng đã tác động trực tiếp đến đời sống của cán bộ công chức thực hiện pháp luật về cư trú. Việc trượt giá trong sinh hoạt tiêu dùng, giá đất, nhà tăng nhanh làm tâm lý của cán bộ hoang mang dao động, chế độ đãi ngộ và mức lương hiện nay của cán bộ công chức khó duy trì được đời sống của cán bộ công chức, chưa nói đến việc mua nhà, sửa nhà và các nhu cầu đời sống khác. Bên cạnh đó, một số người dân luôn có tâm lý bồi dưỡng cán bộ trong quá trình thực hiện các thủ tục liên qua đến công tác đăng ký thường trú, tạm trú cũng dẫn đến các sai phạm của cán bộ thực hiện pháp luật về cư trú. 20 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CƯ TRÚ TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3.1. Định hướng đảm bảo thực hiện pháp luật cư trú 3.1.1. Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Hiện nay các văn bản dưới luật thực hiện pháp luật về cư trú còn chưa thực sự nhất quán, cơ quan công an là nơi thực hiện các trình tự về công tác đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú còn có những mẫu giấy tờ bản khai chưa lấy người khai báo làm trung tâm còn sử dụng tình nghiệp vụ của ngành công an gây khó khăn cho người dân khi đi khai báo làm thủ tục. Do đó để hạn chế tình trạng các văn bản mẫu mã cản trở quá trình thực hiện quyền khai báo về cư trú của người dân thì bộ công an cần nghiên cứu thống nhất các văn bản giấy tờ mẫu mà thực hiện cho công tác đăng ký thường trú, tạm trú, lưu trú theo hướng đơn giản trong khai báo, từ ngữ dễ hiểu không nhất thiết người đi khai báo thường trú phải khai về quan hệ gia đình (bố mẹ anh chị, e ruột, vợ con) nên tập trung khai những thông tin về cá nhân như nghề nghiệp quá trình đã từng đăng ký thường trú, tạm trú ở đâu và làm những việc gì bên cạnh đó phải xác định rằng luật cư trú là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong công tá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_cu_tru_tai_quan_ngo.pdf
Tài liệu liên quan