Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Đầu tiên, để có thể đảm bảo thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản

thì bản thân của các văn bản pháp luật về khai thác khoáng sản cũng phải đảm

bảo yêu cầu. Đó là việc đáp ứng được tính hợp pháp và tính hợp lý.

Tính hợp pháp của văn bản pháp luật, biểu hiện ở việc văn bản được xây

dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền đã được quy định. Văn

bản của cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp, không được trái với những

văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

Tính hợp lý của văn bản pháp luật biểu hiện ở việc bảo đảm sự hài hòa

của lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Tức là phải tránh vì lợi

ích của thiểu số mà gây tổn hại cho lợi ích chung của toàn xã hội nhưng bên

cạnh đó cũng phải bảo vệ lợi ích của thiểu số trước lợi ích của số đông.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với cả vùng Đông Nam Á. Với một tỉnh như Quảng Ninh hội tụ đầy đủ yếu tố thiên thời địa lợi sẽ giúp cho tỉnh phát triển nhanh, mạnh trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Nhắc đến Quảng Ninh chắc chắn chúng ta nghĩ ngay đến “vựa” khai thác than lớn của đất nước. Mà nhắc đến than có lẽ chúng ta cũng nghĩ ngay đến tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh có đặc điểm là có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao như: than, cát thủy tinh, đá vôi, cao lanh tấn mài, đất sét, Với trữ lượng lưu trữ là 3,6 tỷ tấn than, tập trung tại các khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều được cổng thông tin điện tử của tỉnh công bố, đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh có trữ lượng than lớn nhất cả nước, cùng với đó là công suất khai thác than lớn nhất cả nước với sản lượng khoảng 30-40 triệu tấn mỗi năm. Không chỉ có than, những khoáng sản quý giá khác như các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh ở đây cũng có trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp trong tỉnh. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 95%, đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh. Quảng Ninh còn là trung tâm nhiệt điện của cả nước với sản lượng nhiệt điện chiếm 15% và xi măng chiếm 14% của cả nước. Hoành Bồ, Cẩm Phả là những địa danh nổi tiếng với mỏ đá vôi; mỏ cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, mỏ đất sét ở Đông Triều, Hoành Bồ và thành phố Hạ Long... Những địa phương này góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Quảng Ninh không chỉ nổi tiếng với khoáng sản mà còn có tiềm năng du dịch lớn cùng vị trí chiến lược đã giúp Quảng Ninh trở thành vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. 9 Hoạt động khai thác khoáng sản của tỉnh khá mạnh mẽ; các sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công thương đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên khoáng sản. Việc khai thác với sản lượng mỗi ngày một tăng dần các loại khoáng sản đã mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho tỉnh; song cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Có nhiều dạng tai biến địa chất tiềm ẩn, có khả năng gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh và môi trường sinh thái. 2.2. Chủ thể thực hiện pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - Cơ quan nhà nước: UBND tỉnh Quảng Ninh; UBND các huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh; UBND các xã, phường, thị trấn. - Các đơn vị, tổ chức, cá nhân 2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2.3.1. Thực hiện xây dựng, ban hành văn bản nhằm triển khai thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản tại Quảng Ninh Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã nhận thức rõ ràng về yêu cầu thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội trong thời đại mới. Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã nghiêm túc xây dựng và ban hành nhiều văn bản nhằm triển khai thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/01/2014 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh than trên địa bàn tỉnh. Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 12, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tiếp tục ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 09/5/2019 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Các sở ban ngành, UBND các địa phương và các đơn vị hoạt động khoáng sản đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện nghiêm Nghị quyết, làm tốt công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ tài nguyên than, khoáng sản, kiện toàn tổ chức các lực lượng chức năng để xử lý các vi phạm. Cấp ủy các địa phương đã vào cuộc tích cực, 100% các cấp ủy địa phương đã quản triệt, triển khai Nghị quyết và các văn bản chỉ đạo liên quan đên lĩnh vực quản lý tài nguyên, khoáng sản. Những văn bản được ban hành có thể kể tới như: 10 Văn bản số 4684/UBND-CN ngày 04/8/2016 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bản tỉnh; Quyết định 3865/QĐ-UBND của UBND Tỉnh v/v Ban hành phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Công văn số 3898/UBND-CN ngày 07/6/2018 về việc quản lý sản lượng khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND Tỉnh về việc quy đổi từ khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai. 2.3.2. Thực tiễn công tác tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về khai thác khoáng sản tại Quảng Ninh Ngay sau khi Nghị quyết 12 được ban hành, UBND Tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp cùng các doanh nghiệp khai thác khoáng sản nói chung và ngành than nói riêng đây mạnh đấu tranh xử lý vi phạm, tăng cường quản lý tài nguyên, tuyến vận tải, tiêu thụ; thường xuyên nắm bắt tình hình, đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo; phân định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong công tác bảo vệ tài nguyên, ranh giới mỏ, sản phẩm than; quán triệt đến cấp xã, phường, tổ dân, khu phố và nhân dân nội dung của Nghị quyết, chỉ đạo của UBND tỉnh. Đã tích cực kiến nghị, đề xuất đề Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 26/8/2015 “về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn”; Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 điều chỉnh Quy hoạch phát triển Ngành than. Nét nổi bật là tính kiên quyết, sâu sát, kịp thời, xử lý tốt các vấn đề nổi lên trong quản lý theo đúng chủ trương chỉ đạo chung của tỉnh, điển hình tại Thông báo kết luận số 278/TB-UBND ngày 03/12/2016, Công văn số 3196/UBND-CN ngày 28/5/2018... Thực hiện và duy trì chế độ giao ban thường kỳ của Tỉnh với ngành than để chủ động nắm bắt tình hình và kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Chỉ đạo thanh tra, rà soát các sắp xếp các cảng bến thủy nội địa liên quan tới than, khoáng sản và tuyến đường vận chuyên than trên địa bản tỉnh; các chỉ đạo liên quan đến xử lý các sai phạm trong hoạt động tại một số dự án phát triển kinh tế xã hội liên quan đến khoáng sản (tại Hoành Bồ, Đông Triều, Hạ Long), các tồn tại khu vực Cụm cảng Km6, Cụm cảng Khe Dây... Thực hiện quy chế phối hợp giữa 05 tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Lạng Sơn và ngành than trong công tác quản lý, trao đổi thông tin để kểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm. Đối với Ủy ban nhân dân các địa phương, các sở ban ngành và các các đơn vị hoạt động khoáng sản đã chủ động tổ chức quán triệt, triển khai các nội dung bằng các hình thức phù hợp như thông qua hội nghị, các buổi sinh hoạt chi bộ, các tin, bài, phóng sự tuyên truyền, tổ chức quán triệt sâu rộng đến cán bộ, 11 đảng viên và các tầng lớp nhân dân các nội dung của Nghị quyết tạo sự đồng thuận cao và chuyển biến về nhận thức đối với công tác quản lý, khai thác, vận chuyển, chế biến và kinh doanh than trên địa bàn; coi trọng hơn nữa việc tiếp nhận quản lý, xử lý, bảo mật thông tin; có cơ chế động viên, bảo vệ người tham gia tố giác vi phạm. Hàng năm xây dựng kế hoạch và phát động phong trào quần chúng tham gia công tác quản lý tài nguyên chưa khai thác và bảo vệ môi trường thông qua các ngày lễ, tuần lễ về môi trường trong năm. 2.3.3. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác khoáng sản tại Quảng Ninh Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về khai thác khoáng sản được các cấp Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hết sức coi trọng. Bên cạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác khoáng sản thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, đài tuyền hình, đài phát thanh, tỉnh Quảng Ninh đã phát huy sức mạnh các tổ chức chính trị xã hội và cả của nhân dân toàn tỉnh. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng các cấp đã thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền chỉ đạo đoàn viên, hội viên cùng với nhân dân trên địa bản triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND tỉnh; tuyên truyền giải thích người dân không tham gia hoạt động vận chuyển, khai thác than, khoáng sản trái phép. Vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia phát hiện, ngăn chặn các hoạt động liên quan đến khai thác, vận chuyến, kinh doanh than trái phép; không tiếp tay cho các đối tượng vi phạm pháp luật; tố giác hành vi khai thác khoáng sản trái pháp luật; tuyên truyền bằng nhiều hình thức như loa đài, tại các cuộc họp thôn, khu... mang lại hiệu quả thiết thực. 2.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Về kết quả công tác đấu tranh, xử lý những vi phạm liên quan đến than trong 05 năm từ 2014 đến 2018: có 2.610 trường hợp vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính việc khai thác, vận chuyển, chế biến kinh doanh than trái phép; cụ thể: Về khai thác than: Có 395 vụ khai thác than trái phép; triệt phá 177 cửa lò trái phép, 191 lượt đào bới thăm dò than trái phép do người dân địa phương đào bới, 01 khu vực tái đào bới; tịch thu 2.416,56 tấn than, cùng nhiều lán trại, công cụ khai thác than trái phép; xử phạt tổng số 11.580,5 triệu đồng, trong đó: Năm 2014: Có 61 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 24 triệu đồng: Năm 2015: Có 119 vụ vi phạm, xử phạt 8.156,5 triệu đồng, Năm 2016: Có 17 vụ vi phạm, xử phạt 3.439 triệu đồng; Năm 2017: Có 06 vụ vi phạm và năm 2018 có 118 vi phạm; 12 Riêng lực lượng Công an Tỉnh trong 05 năm từ 2014 đến 2018 đã tổ chức triệt phá 386 lượt điểm lò, khu vực đào bới, khai thác than trái phép; phá dỡ 1763 lán trại; cắt 40 tuyến đường mở trái phép, san lấp 23 điểm đường cùng nhiều công cụ, phương tiện phục vụ khai thác than trái phép; buộc về nơi cư trú trên 1.000 đối tượng. Công an các đơn vị, địa phương trong 05 năm đã phát hiện, bắt giữ 39 vụ, trong đó đã khởi tố 4 vụ 46 bị can về tội vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên, xử phạt vi phạm hành chính 30 vụ, với tổng số tiền 8.114.000.000 đồng. Đặc biệt, trong năm 2019, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nghị quyết số 16-NQ/TU về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Sau khi ban hành và tổ chức triển khai thực hiện, đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan khi các vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản trong năm 2019 đã giảm hẳn so với các năm trước. Nhờ những giải pháp quyết liệt trên, tính đến hết tháng 12/2019, Công an các đơn vị, địa phương đã tiến hành kiểm tra hành chính 869 lượt phương tiện thủy, hơn 1.000 lượt phương tiện đường bộ. Qua đó đã phát hiện, xử lý 247 vụ, 261 đối tượng khai thác, tập kết, vận chuyển than trái phép; thu giữ trên 26.500 tấn than các loại và khoáng sản ngoài than; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 259 đối tượng, phạt trên 4,5 tỷ đồng; bán phát mại thu nộp nhà nước khoảng 4,2 tỷ đồng. Trong công tác đấu tranh, xử lý vi phạm liên quan tới cát, đá, sỏi, Công an tỉnh cũng đã phát hiện, bắt giữ 101 vụ và 131 đối tượng khai thác, tập kết, vận chuyển kinh doanh cát, đá, sỏi trái phép; thu giữ gần 22.000m3 cát; khởi tố 1 vụ, 1 bị can. Trong công tác đấu tranh, xử lý vi phạm liên quan tới san lấp, các lực lượng cũng đã phát hiện, xử lý 28 vụ, 38 đối tượng, 1 tổ chức khai thác vận chuyển đất trái phép, xử phạt vi phạm hành chính 38 đối tượng với trên 209 triệu đồng. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Kết quả đạt được Trong 6 năm từ 2014-2019, Đảng bộ, chính quyền các cấp tại tỉnh Quảng Ninh đã nghiêm túc thực hiện, nghiêm túc triển khai các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản. Các văn bản được xây dựng, ban hành kịp thời, cụ thể được quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đáp ứng cơ bản hoạt động thực hiện pháp luật đối với khai thác khoáng sản, kịp thời xử lý những vấn đề liên quan. Công tác tuyên truyền, giáo dục được chú trọng, thể hiện ở nhiều hình thức, đi vào đời sống hàng ngày. Đặc biệt, tỉnh đã kiên quyết xử lý những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. 13 Việc thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản được chính quyền các cấp quán triệt và thực hiện một cách nghiêm túc. Các quy định của pháp luật được thực hiện minh bạch, kịp thời. Bằng nỗ lực của các cấp chính quyền trên địa bàn Tỉnh, pháp luật về khai thác khoáng sản được thực hiện một cách nghiêm minh, khách quan. Các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản đã bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo ngày càng sâu sát, quyết liệt, thống nhất, xuyên suốt; công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể được coi trọng, rõ trách nhiệm. Nhờ đó, công tác thực hiện pháp luật và hoạt động sản xuất kinh doanh khoáng sản trên địa bàn thời gian qua cơ bản được giữ vững; trật tự kỷ cương được duy trì. Đặc biệt các vi phạm liên quan đến than trái phép có xu hướng giảm dần trong năm 2019 so với bình quân chung giai đoạn từ 2014-2018. Tình hình vận chuyển, kinh doanh than đã được kiểm soát. Hệ thống cảng, bến được cơ cấu lại, không để xảy ra vi phạm phổ biến về luồng vận tải than. Hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh than được xử lý kịp thời, không có vi phạm đáng kể; không phát sinh các dự án kinh tế xã hội trá hình để khai thác than, khoáng sản Tình trạng cấp phép tràn lan đã cơ bản được khắc phục; Ngành công nghiệp khai thác, khoáng sản đã chuyển dần từ phát triển theo bề rộng sang phát triển theo chiều sâu; Các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản đã dần đi vào thực tế đời sống xã hội. Quá trình thanh tra, kiểm tra đã lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước đến các đơn vị được thanh tra, kiểm tra; qua đó góp phần nâng cao ý thức chấp hành của tổ chức, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm, đảm bảo tính răn đe, tăng cường công tác quản lý các hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Từ đó, ngành khai thác khoáng sản đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, môi trường tiếp tục được giữ gìn, bảo vệ. Ý thức người dân ngày càng được nâng cao, hoạt động khai thác khoáng sản trái pháp luật ngày càng hạn chế, công tác tuyên truyền đã đạt được hiệu quả, khi mà người dân ngày càng tích cực trong việc chung tay cùng với cơ quan nhà nước trong việc phát hiện, tố giác, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. 2.3.2. Tồn tại, hạn chế - Kết quả trong công tác phòng chống khai thác, vận chuyển, kinh doanh than trái phép còn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp. Vi phạm về than có xu hướng diễn biến mới, cơ bản không còn đào bới khai thác trái phép mà chuyển 14 sang lợi dụng pháp nhân của một số doanh nghiệp, đơn vị có chức năng để hợp pháp hóa nguồn than trái phép, việc đấu tranh phát hiện, xử lý còn hạn chế. - Công tác kiểm soát, quản lý than đầu nguồn trong ngành than còn có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, tạo nguồn than trôi nổi, gây phức tạp tình hình. Một số nguồn than chất lượng thấp, xít than, đất đá lẫn than từ các dự án khai thác chưa được ngành than chú trọng, quan tâm, lập phương án xử lý theo hướng chế biến thành các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường để giải quyết vấn đề môi trường và tiết kiệm tài nguyên; đề xuất cơ chế, chính sách với các cơ quan có thẩm quyền để giữ chân và thu hút người lao động làm việc cho ngành than (theo chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Kết luận số 376/TB-BCT ngày 30/11/2017). Đối với nguồn đất đá lẫn than phát sinh từ các dự án đầu tư xây dựng công trình (Như dự án đường vận chuyền vật liệu xây dựng lên chùa Hồ Thiên, dự án Nhà máy rác thải xã Tràng Lương ở Đông Triều) còn chậm được giải tỏa, gây khó khăn trong công tác quản lý, ảnh hưởng đến môi trường, an ninh trật tự trên địa bàn. Việc quản lý, chống thất thoát trong ngành than còn sơ hở chưa được khắc phục triệt để; một số vi phạm liên quan đến Công ty Vietmindo mặc dù được UBND tỉnh chỉ đạo nhiều lần nhưng chưa khắc phục dứt điểm. - Công tác quản lý tài nguyên trong ranh giới khai trường khai thác, ranh giới tài nguyên của các đơn vị ngành than đã được chú trọng, kiểm soát; tuy nhiên việc phối hợp, trao đổi thông tin, tình hình giữa cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và các đơn vị thành viên TKV, Tổng Công ty Đông Bắc với Công an cấp huyện. Hiện nay chỉ còn một số tuyến vận chuyển than tiêu thụ cho các đơn vị trong vùng Cảm Phả ra cảng Hóa chất Mông Dương, cảng Khe Dây qua điểm giao cắt Quốc lộ 18, Km6 (Đông Bắc), Cảng Hồng Thái Tây... Một số đơn vị kinh khai thác, doanh than có chở than tiêu thụ cho khách hàng nhỏ lẻ (vị trí không thể cung cấp được bằng phương tiện vận tải thủy) đi qua một số đoạn đường quốc lộ. Việc vận chuyển bằng ô tô trên các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ (thuộc địa bàn Quảng Ninh) đã được TKV chấm dứt từ ngày 01/01/2017 theo đúng chỉ đạo của tỉnh đơn vị, địa phương trong quản lý tài nguyên, quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển tập kết, tiêu thụ than còn chưa chặt chẽ; việc xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân người đứng đầu có liên quan chưa quyết liệt nên ở một số nơi vẫn còn xảy ra tình trạng tái khôi phục lại một số điểm khai thác cũ để hoạt động khai thác than trái phép; - Công tác phối hợp chưa phát huy được hiệu quả rõ nét, một số quy chế phối hợp kết hợp theo Chỉ thị số 21/2015/CT-TTg thực hiện còn hình thức; việc phối hợp với các tỉnh bạn chưa có nhiều kết quả cụ thể, có biểu hiện hình thức, 15 các tỉnh giáp ranh tuy có sự quan tâm nhưng chưa có sự chuyển biến rõ rệt; việc tổ chức sơ kết, đánh giá định kỳ các quy chế phối hợp chưa được thường xuyên. - Hoạt động tập kết, kinh doanh than trái phép đến nay đã được ngăn chặn, tuy nhiên tổng hợp trong những năm qua cho thấy vẫn còn một số doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân thực hiện chưa nghiêm túc cam kết với UBND Tỉnh về việc vận chuyển than trên tuyến quốc lộ gây mất trật tự an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường khiến cộng đồng dân cư có động thái phản ứng. Công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng Quảng Ninh với các địa phương giáp ranh để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến than tuy đã được quan tâm nhưng chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Trên địa bàn thành phố Hải Dương, Hải Phòng tình trạng lập bến bãi để tập kết, chế biến, kinh doanh than trái phép vẫn diễn biến phức tạp. Vẫn còn hiện tượng các phương tiện vận chuyển than trái phép lưu thông trên đường bộ... Đối với hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Công tác quản lý tài nguyên đất, đá, cát, sỏi, sét ở một số địa phương có thời điểm còn chưa chặt chẽ, còn để hiện tượng khai thác không theo nội dung giấy phép khai thác, chưa tuân thủ quy hoạch, thiết kế được duyệt. Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu. Việc xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép của UBND địa phương có lúc, có nơi chưa kịp thời và nghiêm túc; Chưa thực hiện hết chức năng quản lý nhà nước, việc kiểm tra, xử lý chưa thực hiện hết theo thẩm quyền. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, chấp hành pháp luật về đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, luật khoáng sản, luật bảo vệ môi trường tới người dân địa phương còn hạn chế. Trong khai thác khoáng sản, còn hiện tượng gây lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Do quy hoạch cảng/ bến tiêu thụ theo Quyết định 1268/QĐ-UBND được rà soát, xây dựng cho giai đoạn năm 2015-2020, phê duyệt từ năm 2015 nhưng đến năm 2016 điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam (Quyết định số403/QĐ-TTg ngày 14/ 03/2016) mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; theo đó hiện nay một số cảng/ bến, luồng tuyến không còn phù hợp với tình hình, dẫn đến tình trạng mất cân đối trong phương tiện tiêu thụ than của Ngành than. (Ví dụ: Theo Quy hoạch 1268, Cảng Khe Dây đã được đầu tư cơ bản, công suất lớn, giai đoạn đến năm 2018 là 5 triệu tấn/năm; sau năm 2018 là 7 triệu tấn/năm nhưng thực tế trong 2 năm của Tổng công ty Đông Bắc chỉ tiêu thụ than qua cảng chưa đến 1 triệu tấn/năm); Trong khi đó, việc tiêu thụ than sản xuất tại khu vực Hoành Bồ, Hạ Long của Tổng công ty Đông Bắc lại thiếu cảng/ bến để giải quyết việc tiêu thụ than của đơn vị...). Một số điểm khai thác được điều chỉnh, bổ sung về sản lượng khai thác, mở rộng ranh giới, kéo dài thời gian khai thác, đóng cửa mỏ... 16 (theo Quyết định 1265/QĐ-TTg 2017 điêu chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam 2020 2030, điều chỉnh Quy hoạch 403) còn chưa được phù hợp về quy mô sản lượng trong quy hoạch cảng, bến (UBND Tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông - Vận tải phối hợp với các Sở, ngành, địa phương rà soát, tham mưu UBND Tỉnh điều chỉnh lại toàn bộ hệ thống các cảng, bến bãi chứa, xuất than trên địa bàn tỉnh; quản lý hệ thống cảng bến theo đúng quy hoạch). Như tuyến từ khai trường công ty Pt Vietmindo đi kho Khe Thân và đi cảng Điền Công (Uông Bí), tuyến từ khai trường dự án đường vận chuyển vật liệu xây dựng lên chùa Hồ Thiên đi cảng của Công ty Thắng Lợi tại Kim Sơn (Đông Triều). Về trách nhiệm của các đơn vị quản lý: Việc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xử lý trách nhiệm đối với những tồn tại của một số địa phương, đơn vị, vi phạm đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên hầu hết là chưa kiên quyết đúng người, đúng sự việc. Các địa phương có hoạt động sản xuất than, khoáng sản có lúc có nơi còn chưa làm hết trách nhiệm; không duy trì sự tập trung và tính quyết liệt cần thiết. 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế - Địa bàn rộng, hiểm trở; việc chồng lấn ranh giới, xen kẽ khai trường với khu dân cư do lịch sử để lại; chi phí, phương tiện còn hạn chế cho các hoạt động kiểm soát, xử lý, triệt xóa các điểm vi phạm; nhiều khai trường khai thác ở vùng đồi núi, gây khó khăn cho công tác thực hiện pháp luật. - Về mặt pháp lý, chế tài xử lý vừa nhẹ vừa thiếu. Khung hình phạt cho các tội phạm về khoáng sản không cao, thiếu tính răn đe cần thiết, chi tiết chưa được hướng dân chính thức mà chủ yếu do vận dụng của cơ quan chức năng. - Công tác phối hợp, các địa phương giáp ranh với tỉnh Quảng Ninh (như Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn) trong việc phối hợp kiểm soát hoạt động chế biến, kinh doanh than, khoáng sản trái phép chưa đạt được chuyển biến đột phá; - Công tác quản lý, thu hồi tối đa than từ nguồn sản phẩm ngoài than, đá xít than, đất đá lẫn than còn chưa được ngành than chú trọng quan tâm, nghiên cứu phương án xử lý; chưa được Bộ Công Thương, Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, chỉ đạo quản lý, sử dụng (UBND Tỉnh đã có văn bản báo cáo, xin ý kiến nhưng chưa có phúc đáp từ các Bộ) dẫn đến khó khăn trong công tác kiểm soát, quản lý; - Công tác kiểm tra, phát hiện sai phạm tại một số dự án nạo vét luồng đường thuỷ nội địa, vùng nước cảng, bến cảng nội địa kết hợp tận thu sản phẩm còn nhiều khó khăn; các đối tượng đã lợi dụng thực hiện dự án, địa bàn sông nước để hoạt động khoáng sản trái phép; 17 - Đối với vật liệu xây dựng, do nhu cầu thực tế, các nhà thầu tìm cách mua vật liệu trôi nổi bên ngoài, nhằm giảm bớt thủ tục hành chính và giá rẻ, từ đó làm gia tăng các hoạt động khai thác đất san nền và cát trái phép trên địa bàn tỉnh. Riêng đối với vật liệu san lấp, nhu cầu cho các dự án lớn trên địa bàn tăng đột biến trong khi quy hoạch, phương thức quản lý chưa được triển khai đồng bộ, cùng với yêu cầu hoàn thành các dự án quyết liệt dẫn đến việc khai thác, vận chuyển vật liệu xây dựng thời gian đầu khó kiểm soát. - Về chủ quan, một số cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở, các lực lượng chức năng và một số đơn vị ngành than chưa làm hết trách nhiệm; có nơi có lúc không duy trì sự tập trung và tính quyết liệt cần thiết. - Trước yêu cầu phát triển lực lượng làm công tác thực hiện pháp luật về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn cần tiếp tục được kiện toàn, bổ sung về số lượng và thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị. Với thực trạng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương còn thiếu, chưa có bộ phận chuyên trách tại các địa phương cấp huyện, xã nên công tác thực hiện pháp luật về khoáng sản còn gặp một số khó khăn nhất định. Công tác nắm bắt địa bàn, kiểm soát hoạt động khoáng sản tại một vài địa phương còn chưa tốt. Việc xử lý tình trạng khai thác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_hien_phap_luat_ve_khai_thac_khoang_san.pdf
Tài liệu liên quan