Tóm tắt Luận văn Thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh

Thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với

cách mạng tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang: Một số xã chưa

có giải pháp nắm chắc điều kiện khả năng của từng hộ nghèo, hộ chính

sách nghèo; cán bộ làm công tác LĐTBXH ở một số xã mới thay đổi

thường xuyên; số lượng NCC hơn 4.000 người nhưng hàng năm chỉ giải

quyết được hơn 1.600 người điều dưỡng, số lượng người đi điều dưỡng

tập trung thấp.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước có chính sách hỗ trợ người 5 có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng; Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; Ưu đãi trong giáo dục, đào tạo; 1.1.3. Thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng 1.1.3.1. Khái niệm thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC là toàn bộ quá trình hiện thực hóa những chủ trương, chế độ ưu đãi với NCC vào trong thực tiễn cuộc sống nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất, những quyền lợi cả về vật chất và tinh thần đối với người có công và thân nhân của họ. 1.1.3.2. Các bước tổ chức thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Một là, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC; Hai là, phổ biến, tuyên truyền chính sách ưu đãi đối với NCC; Ba là, phân công, phối hợp thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC; Bốn là, duy trì chính sách ưu đãi đối với NCC; Năm là, điều chỉnh chính sách; Sáu là, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách; Bảy là, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. 1.1.3.3. Các hình thức triển khai thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Một là, hình thức triển khai từ trên xuống; Hai là, hình thức thực hiện từ dưới lên; Ba là, hình thức hỗn hợp. 1.1.3.4. Phương pháp thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục, thuyết phục, phương pháp hành chính, phương pháp cưỡng chế. 6 1.2. Sự cần thiết khách quan và các tiêu chí đánh giá thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng 1.2.1.1 Đánh giá để xem xét tính phù hợp, khả thi của chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong thực tiễn: Đánh giá để thấy được chính sách có phù hợp với cuộc sống, các chế độ trợ cấp, mức trợ cấp đối với NCC đã phù hợp chưa; chính sách có khả thi không, có đảm bảo các nguồn lực không... 1.2.1.2. Đánh giá để thấy được tính thống nhất và phù hợp của chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong hệ thống chính sách: Khi đánh giá chúng ta phải đánh giá trong mối liên hệ giữa chính sách ưu đãi đối với NCC so với các chính sách an sinh xã hội khác như chính sách bảo trợ xã hội, chính sách xóa đói giảm nghèo. 1.2.1.3. Đánh giá để thấy được niềm tin của nhân dân và người có công với cách mạng đối với chính sách của Đảng và hoạt động thực thi của các cơ quan nhà nước: Việc đánh giá xem nhân dân có tin vào chính sách không, NCC đã được đảm bảo những chế độ ưu đãi chưa. 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng 1.2.2.1. Tính hiệu lực của chính sách: Mức độ đảm bảo các nguồn lực tài chính, nhân sự; Mức độ đáp ứng về phương tiện kỹ thuật, công nghệ cần thiết cho việc thực hiện chính sách; Tính toán về chi phí và lợi ích; Mức độ chấp nhận và ủng hộ của nhân dân vào chính sách. 1.2.2.2. Tính hiệu quả của chính sách: Các yếu tố cần đo lường để đánh giá gồm: Số lượng các nguồn lực đầu vào (lượng đầu vào); Độ dài thời gian cần hoàn thành; Số lượng công việc cần phải làm; Tính 7 cần thiết của các công việc này; Những chi phí cho các hoạt động phải làm; Lượng hiệu quả; Xác định các mục tiêu của chính sách và so sánh.. 1.2.2.3. Tính công bằng của chính sách: Sự công bằng của chính sách ưu đãi đối với NCC thể hiện ở nhiều mặt như: Mức ưu đãi đối với NCC phải phù hợp với từng đối tượng; Sự phù hợp của chính sách ưu đãi đối với NCC trong hệ thống ưu đãi đối với các đối tượng khác. 1.2.2.4. Tính trách nhiệm của các cấp, các ngành và từng cá nhân được giao nhiệm vụ thực thi chính sách: Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao trong giải quyết hồ sơ cho NCC và chi trả trợ cấp đối với NCC; Tận tình giúp đỡ gia đình chính sách NCC khó khăn; Chịu trách nhiệm về hậu quả khi để ra sai sót khi thực hiện nhiệm vụ được giao. 1.2.2.5. Tính đầy đủ, kịp thời và đúng đối tượng: Tính đầy đủ thể hiện là: đảm bảo các chế độ ưu đãi theo quy định, tất cả NCC phải được giải quyết chế độ, không để sót, thiếu đối tượng; Tính kịp thời thể hiện là: Kịp thời thăm hỏi; kịp thời trong chi trả; kịp thời trong giải quyết hồ sơ; Tính đúng đối tượng thể hiện là: đúng hồ sơ, đúng đối tượng; thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp làm giả hồ sơ. 1.3. Cơ sở pháp lý và hệ thống tổ chức bộ máy thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng 1.3.1. Quy định của Hiến pháp, pháp luật về thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng 1.3.1.1. Quy định của Hiến pháp: Hiến pháp được ban hành năm 1980 ; Hiến pháp năm 1992; Hiến pháp năm 2013. 1.3.1.2. Quy định của Pháp luật về thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Pháp lệnh năm 1994; Pháp lệnh 8 ưu đãi đối với NCC năm 2005; Pháp lệnh ưu đãi đối với NCC năm 2012; Điều 110 Luật Đất đai năm 2013; Điều 20 Luật Việc làm năm 2013;Điều 38 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. 1.3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ; Thông tư 05/2014/TT- BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ LĐTBXH; Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng; Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH. 1.3.3. Hệ thống bộ máy thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Bộ máy thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC gồm 04 cấp từ trung ương đến cơ sở gồm Chính phủ; UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã. 1.4. Kinh nghiệm thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại một số quận, huyện. 1.4.1. Thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang: Một số xã chưa có giải pháp nắm chắc điều kiện khả năng của từng hộ nghèo, hộ chính sách nghèo; cán bộ làm công tác LĐTBXH ở một số xã mới thay đổi thường xuyên; số lượng NCC hơn 4.000 người nhưng hàng năm chỉ giải quyết được hơn 1.600 người điều dưỡng, số lượng người đi điều dưỡng tập trung thấp... 1.4.2. Thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang: việc giải quyết một số chế độ chính sách ưu đãi còn chậm; Một số hoạt động thực hiện 9 phong trào “đền ơn đáp nghĩa” hoạt động chưa đều, chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa duy trì được liên tục, chưa chú ý đến hiệu quả. 1.4.3. Thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh: Còn 42 trường hợp bị địch bắt giam tại Chi khu Bình Chánh chưa được giải quyết chế độ; chuyên trách Lao động - Thương binh và Xã hội các xã không được nâng lương theo niên hạn Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng 2.1.1 Cơ cấu hành chính: Do mới thành lập được 13 năm và chỉ có 10 phường đồng thời diện tích không quá lớn nên việc quản lý nhà nước về nhiều mặt có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn vì là địa bàn giáp ranh, lượng dân nhập cư nhiều từ đó dẫn đến số lượng người có công từ nơi khác chuyển đến lớn. 2.1.2 Cơ cấu kinh tế: Kinh tế trên địa bàn tiếp tục phát triển, tổng giá trị sản xuất 06 tháng đầu năm 2017 đạt 22.141,607 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), đạt 50,45% so với kế hoạch năm, tăng 14,32% so với cùng kỳ. Kinh tế phát triển nhanh nên có nhiều điều kiện chăm lo cho NCC trên địa bàn, thuận lợi trong việc vận động nguồn kinh phí chăm lo cho NCC từ nguồn lực của nhân dân. 2.1.3. Cơ cấu xã hội 10 2.1.3.1 Quy mô dân số: Diện tích toàn quận là 5.188,67 ha diện tích tự nhiên với 254.635 nhân khẩu sinh sống và hiện nay đã tăng lên 703.955 nhân khẩu; Tỉ lệ người tạm trú đông dẫn đến số lượng NCC cũng có nhiều biến động, NCC được xét duyệt mới tăng không nhiều nhưng NCC địa phương khác chuyển đến tương đối nhiều. 2.1.3.2. Đối tượng người có công với cách mạng: Theo thống kê toàn quận có 254 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng được công nhận (hiện còn sống 09 Mẹ); 02 Cán bộ Lão thành cách mạng; 03 Cán bộ tiền khởi nghĩa; 4.858 liệt sĩ; 02 Anh hùng Lực lượng vũ trang, 527 thương binh, 111 bệnh binh, 188 người có công giúp đỡ cách mạng, 139 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, 188 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, 353 thân nhân liệt sĩ, 38 người phục vụ, 20 người hưởng theo Quyết định 142/QĐ-TTG, 05 người hưởng theo Quyết định số 53/QĐ-TTG, 02 người hưởng theo Quyết định số 62/QĐ- TTg; 523 gia đình có công cách mạng; 2.2. Khái quát về thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Bình Tân giai đoạn 2011 đến 2017 2.2.1. Bộ máy thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng 2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức của phòng LĐTBXH là 13 người. 2.2.1.2. Về cơ cấu bộ máy thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Trưởng Phòng LĐTBXH quận Bình Tân; Phó Trưởng phòng; Công chức phụ trách chính sách ưu đãi đối với NCC; Kế toán; Thủ quỹ; Cán bộ LĐTBXH phường. 11 2.2.2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Hàng năm, Ủy ban nhân dân quận ban hành các Kế hoạch chăm lo diện chính sách nhân dịp Tết nguyên đán, ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7; kế hoạch tổ chức đưa thân nhân liệt sĩ đi viếng các nghĩa trang liệt sĩ Thành phố, nghĩa trang liệt sĩ Bình Chánh - Bình Tân; 01 kế hoạch thực hiện Chương trình tổng rà soát chính sách ưu đãi đối với NCC trong 02 năm (2014-2015). 2.2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Thông qua các lớp lập huấn Pháp lệnh ưu đãi đối với NCC do Sở LĐTBXH tổ chức; thông qua Website của Ủy ban nhân dân quận Bình Tân; thông qua họp tổ dân phố, khu phố, họp mặt gia đình NCC nhân các dịp 27/7 và Tết Nguyên đán hàng năm; Tổ chức những dịp cho NCC thăm lại chiến trường xưa như: Côn đảo, thăm Nghĩa trang Trường Sơn, thăm Lăng Bác... 2.2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Đã xây dựng và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của phòng LĐTBXH; Phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm lo cho NCC các dịp lễ, tết để đảm bảo không chồng chéo và đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ được giao. 2.2.2.4. Duy trì chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Hàng năm ngân sách quận luôn dành một khoản để thăm hỏi, tặng quà cho gia đình NCC khó khăn; tổ chức các đợt tiếp xúc trực tiếp với nhân dân trên địa bàn để lắng nghe ý kiến của nhân dân về việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC. 2.2.2.5. Điều chỉnh chính sách: Thường xuyên kiến nghị với các cơ quan cấp trên điều chỉnh một số loại trợ cấp ưu đãi đối với NCC 12 cho phù hợp với tình hình thực tế; Hàng tháng trích thêm 02 triệu đồng/người/tháng từ ngân sách quận để chăm lo cho Bà mẹ VNAH trên địa bàn. 2.2.2.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách: Trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2017, Thanh tra Sở LĐTBXH cũng 02 lần tiến hành Thanh tra việc thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC trên địa bàn quận Bình Tân vào năm 2012 và 2016; Năm 2016, phát hiện có 02 trường hợp tại quận Bình Tân đang hưởng chế độ thương binh làm giả hồ sơ. 2.2.2.7. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm: Định kỳ 06 tháng, hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá thực thi chính sách trên địa bàn trong đó nội dung thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC. 2.2.3. Người có công với cách mạng và các chính sách đã thực hiện 2.2.3.1. Người có công với cách mạng trên địa bàn quận Bình Tân giai đoạn 2011-2017 Từ năm 2011 đến năm 2017, số lượng NCC trên địa bàn quận Bình Tân có sự biến động như sau: Năm 2011 là 2.522 người đến năm 2017 là 2.508 người hưởng trợ cấp hàng tháng 2.2.3.2. Các chế độ chính sách đã thực hiện: Từ năm 2011 đến năm 2017, đã giải quyết hàng ngàn hồ sơ; Cấp và gia hạn 8.995 thẻ bảo hiểm y tế; Thực hiện công tác điều dưỡng hàng năm cho người có công cho 2.407 lượt người; đã thực hiện chi trả cho người có công hưởng trợ cấp hàng tháng với tổng kinh phí là 127.350.375.165 đồng; Thực hiện công tác chăm lo cho người có công theo quy định nhân dịp Tết Nguyên đán cho 50.248 lượt người với tổng kinh phí là 13 37.391.020.000 đồng; ; đã tiếp nhận 27 đơn kiến nghị; tặng 10 sổ tiết kiệm tổng số tiền là 500.000.000 đồng cho 10 mẹ Việt Nam anh hùng còn sống; vận động được 2.274,2 triệu đồng; Xây dựng 17 căn nhà tình nghĩa sửa chữa 29 căn... 2.3. Đánh giá thực trạng thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn quận Bình Tân 2.3.1. Kết quả điều tra thông qua xử lý phần mềm spss: Học viên đã gửi phiếu đến 250 người và nhận được 205 phiếu trả lời. Đáng chú ý một số mặt trong thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, số liệu thông qua xử lý phần mềm spss. Sử dụng hàm số nghịch biến y= 1/x, Trong đó: - x: là những yếu kém trong quản lý nhà nước đối với NCC tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh; y: là hiệu quả thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC tại quận Bình Tân, thành phố Hồ chí Minh; Sử dụng hàm số đồng biến y= ax, Trong đó: x: giải pháp thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh; y: là hiệu quả thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC tại quận Bình Tân, thành phố Hồ chí Minh 2.3.2. Ưu điểm (kết quả) trong thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng Các đối tượng và chế độ trợ cấp được nâng mức cao hơn và mở rộng hơn trước, công tác chi trả các khoản trợ cấp thường xuyên, các chế độ ưu đãi được thực hiện chu đáo hơn; Hàng năm đều ban hành Kế hoạch chăm lo cho NCC nhân các dịp Tết Nguyên đán, ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7. - Thông qua công tác thông tin, tuyên truyền trên nhiều hình thức như: Website, bản tin, băng rôn, tổ chức họp mặt giao lưu, tổ chức 14 hội thảo, tập huấn; quy trình xét duyệt đối với các đối tượng người có công với cách mạng được tiến hành dân chủ, minh bạch; Đội ngũ cán bộ, công chức từ quận đến phường có cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. 2.3.3. Những yếu kém, bất cập 2.3.3.1. Ban hành chương trình, kế hoạch thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Không ban hành chương trình hoặc kế hoạch 05 năm, kế hoạch hàng năm về chăm lo cho NCC dẫn đến việc chăm lo cho NCC trên địa bàn mang tính phong trào, chỉ tập trung thực hiện vào các dịp Tết, 27/7. 2.3.3.2. Việc thông tin, tuyên truyền về chính sách có công: vẫn chưa thường xuyên, công tác tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các dịp Lễ, Tết và dưới dạng đưa tin về các hoạt động chăm lo cho đối tượng chính sách; Vẫn còn nhiều đối tượng chính sách chưa nắm được chính sách, các khu phố, tổ dân phố trên địa bàn chưa được học tập, tập huấn về chính sách ưu đãi đối với NCC nên công tác tuyên truyền còn rất hạn chế. 2.3.3.3. Việc thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng: NCC thì ngày càng lớn tuổi, nhiều người không thể đi lại được để nhận trợ cấp ưu đãi phải ủy quyền cho người thân đi nhận thay. Tuy nhiên thời gian ủy quyền chỉ là 03 tháng, rất khó khăn cho NCC. Việc chi trả trợ cấp 01 lần, chi trả trợ cấp cho NCC rất khó quản lý dễ dẫn đến sai sót. 2.3.3.4. Giải quyết và quản lý hồ sơ người có công với cách mạng: Do trong quá trình tách quận, luân chuyển cán bộ công chức tại phòng LĐTBXH việc bàn giao hồ sơ không được kiểm tra, kiểm soát 15 chặt chẽ dẫn đến hiện nay hồ sơ lưu lại rất ít, chủ yếu là hồ sơ mới chuyển về; Hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp 01 lần không còn. 2.3.3.5. Đội ngũ Cán bộ, công chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: hầu hết là không đúng ngành nghề, chuyên ngành được đào tạo; đội ngũ Cán bộ LĐTBXH 10 phường thường xuyên thay đổi và phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác dẫn đến giải quyết hồ sơ không kịp thời. 2.3.3.6. Về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính đối với người có công với cách mạng: Thời gian ủy quyền rất ngắn chỉ gây khó khăn cho NCC; Thủ tục giải quyết hồ sơ thờ cúng liệt sĩ mỗi năm phức tạp; Chế độ miễn giảm tiền sử dụng đất cho NCC không có văn bản hướng dẫn về hồ sơ; Thủ tục giải quyết hồ sơ cho cán bộ Lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa còn nhiều bất cập, không thống nhất giữa người còn sống và người đã mất như: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ưu đãi đối với NCC vẫn ít được quan tâm. 2.3.3.7. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát: việc thanh tra, kiểm tra trong thời gian ngắn nên khó phát hiện sai phạm; Công tác giám sát của Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bình Tân và các tổ chức thành viên rất hạn chế. 2.4. Nguyên nhân yếu kém, bất cập 2.4.1. Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật thiếu thống nhất, đồng bộ: Đối với đối tượng lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa; Quy định về vợ liệt sĩ tái giá; Đối với người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; Việc ủy quyền về thờ cúng liệt sĩ, ký giấy xác nhận về phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Mức trợ cấp một lần cho đối tượng 16 hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế thấp không thay đổi kể từ năm 1995; Việc ban hành các văn bản hướng dẫn Pháp lệnh còn chậm trễ. 2.4.2. Vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa cao trong tổ chức thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Chưa thực sự chú trọng đến công tác ban hành Chương trình, kế hoạch dẫn tới khó khăn trong kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi trên địa bàn, thiếu đồng bộ trong phân công, phối hợp thực hiện giữa các cơ quan trong quá trình thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC. 2.4.3. Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng chưa cao, chính sách đối với đội ngũ thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng chưa thỏa đáng: Mức trợ cấp hàng tháng cho NCC thấp không đủ đảm bảo cuộc sống; Sự tham gia của nhân dân trên địa bàn đóng góp giúp đỡ gia đình NCC thấp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; Cán bộ LĐTBXH cấp phường chỉ được hưởng chế độ trợ cấp không được tăng mức trợ cấp. 2.4.4. Cán bộ, công chức thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng chưa được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng: Đa số Cán bộ LĐTBXH có trình độ không phù hợp với công việc đang đảm nhận, 07/10 có sự thay đổi về nhân sự thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC; Tại phòng LĐTBXH thì cán bộ phụ trách ưu đãi đối với NCC cũng chưa đúng với chuyên ngành đào tạo và chưa phù hợp với đề án vị trí việc làm được duyệt. 2.4.5. Yếu, kém trong phối hợp giữa các ngành các cấp trong kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Các cơ quan, đoàn thể ít quan tâm và thụ động trong quá trình giải quyết các chính sách liên quan đến NCC; 17 Công tác phối hợp trong tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ chưa được quan tâm đúng mức. Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Quan điểm và định hướng lớn 3.1.1. Quan điểm 3.1.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Trung ương: Khi đất nước giành độc lập, tiếp tục làm theo tư tưởng của Bác, Nghị quyết Đại hội VI, Nghị quyết Đại hội VII; Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 1991 - 1995 vào năm 1992; Nghị quyết Đại hội VIII;, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 80-CT/TW ngày 01-03- 2002; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội XI của Đảng. 3.1.1.2. Quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II năm 1980; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 1986; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VI năm 1996; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX năm 2010; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X năm 2015. 3.1.2. Định hướng: Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng, phấn 18 đấu đến năm 2020 hoàn chỉnh hành lang pháp lý; Hai là, tăng cường xã hội hóa, đẩy mạnh phong trào chăm sóc người có công thông qua các chương trình tình nghĩa, toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhằm huy động nguồn lực từ cộng đồng, xã hội cùng Nhà nước quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người có công; Ba là, thông qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chương trình quốc gia về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, giảm nghèo tạo điều kiện cho bản thân người có công và gia đình họ (đặc biệt là con của họ) học tập, học nghề, tạo việc làm, phát triển về kinh tế; Bốn là, đổi mới quản lý Nhà nước về ưu đãi xã hội, chú trọng cả 3 nội dung thể chế chính sách, tổ chức bộ máy và công chức, công vụ. 3.1.3. Dự báo 3.1.3.1 Sự điều chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Mặc dù mới được sửa đổi, bổ sung năm 2012 tuy nhiên Pháp lệnh ưu đãi đối với NCC đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như đã nêu ở phần thực trạng do đó trong thời gian tới yêu cầu tất yếu phải có sự sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể là: Điều chỉnh những bất cập trong việc công nhận cán bộ Lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa; mức trợ cấp cho người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; quyền lợi của vợ liệt sĩ tái giá; tăng thêm những đối tượng mới trong pháp lệnh ưu đãi đối với NCC. 3.1.3.2 Sự biến động về số lượng người có công với cách mạng: Trong thời gian tới trên địa bàn cả nước NCC sẽ giảm nhanh hơn so với giai đoạn hiện nay do hầu hết đã cao tuổi và từ trần. NCC trên địa bàn quận Bình Tân sẽ giảm; Tuy nhiên NCC sẽ không giảm về số lượng khi bổ sung những đối tượng hưởng trợ cấp mới và NCC các 19 địa phương khác chuyển về. 3.1.3.3. Sự phát triển kinh tế, xã hội tại quận Bình Tân: Trong những năm tiếp theo nguồn thu thuế sử dụng đất giảm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách tại địa phương. Đồng thời tỉ lệ phân chia ngân sách trong các nguồn thu có phân chia giữa trung ương và địa phương không tăng (hiện nay tỉ lệ phân chia là thành phố Hồ Chí Minh 18%, Trung ương 82%) do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chi trong đó có chi ưu đãi đối với NCC. 3.1.3.4. Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là viễn thông: Dự báo trong những năm tới giải quyết hồ sơ sẽ dần chuyển sang hình thức trực tuyến (nộp hồ sơ qua mạng) sẽ trở nên phổ biến và thay thế cho việc giải quyết hồ sơ giấy như hiện nay; công tác chi trả trợ cấp ưu đãi, sẽ áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu những tiêu cực và những hạn chế hiện nay. 3.2. Những nhiệm vụ cần giải quyết trong thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn quận Bình Tân 3.2.1. Những nhiệm vụ cần giải quyết trong thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đến năm 2025: Một là, xây dựng được một chương trình hoặc đề án tổng thể về thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC; Hai là, giải quyết hồ sơ tồn đọng, phát hiện và xử lý các hồ sơ giả; Ba là, thực hiện số hóa trong giải quyết hồ sơ chính sách ưu đãi đối với NCC; Bốn là, tổ chức phối hợp quy tập hài cốt liệt sĩ còn an táng tại đất tại gia đình trên địa bàn huyện Bình Chánh, quận Bình Tân; Năm là, huy động nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục chung tay chăm sóc cho gia đình NCC; Sáu là, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách ưu đãi đối 20 với NCC; Bảy là, hoàn thiện bộ máy thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC trên địa bàn;Tám là, kiến nghị các cấp điều chỉnh chính sách cho phù hợp. 3.2.2. Định hướng đến năm 2030: Nâng cao đời sống NCC bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân trên địa bàn quận Bình Tân; hoàn thiện được cơ sở dữ liệu quản lý chính sách ưu đãi đối với NCC; Rà soát, xử lý những hồ sơ giả; Nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ Bình Chánh - Bình Tân; Không để hồ sơ tồn, đọng, hồ sơ chưa được công nhận NCC khi có đủ điều kiện; Thực hiện việc chi trả trợ cấp ưu đãi đối với NCC qua hệ thống ngân hàng hoặc bưu điện; Chuẩn hóa trình độ đội ngũ thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC trên địa bàn quận 3.3. Các giải pháp chủ yếu thực th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_thuc_thi_chinh_sach_uu_dai_doi_voi_nguoi_co.pdf
Tài liệu liên quan