Tóm tắt Luận văn Thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.5

1. Lí do chọn đề tài: .5

2. Ý nghĩa khoa học & ý nghĩa thực tiến:.6

2.1. Ý nghĩa khoa học: .6

2.2 Ý nghĩa thực tiễn:.6

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: .6

3.1 Mục đích nghiên cứu:.6

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: .7

4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu:.7

4.1 Đối tượng nghiên cứu:.7

4.2 Khách thể nghiên cứu:.7

4.3 Phạm vi nghiên cứu:.8

4.4 Mẫu nghiên cứu:.8

5. Phương pháp nghiên cứu: .8

6. Giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết: .10

6.1 Giả thuyết nghiên cứu: .10

6.2. Sơ đồ khung lý thuyết .10

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.12

1. Cơ sở lý luận.12

1.1. Phương pháp luận nghiên cứu:.12

1.2. Lý thuyết áp dụng:

1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber

1.2.2. Lý thuyết chức năng cấu trúc của T. Parsons: (AGIL)

1.3 Các khái niệm công cụ:

1.3.1. Sinh viên:

1.3.3 . Đào tạo theo niên chế:

1.3.4. Tài liệu:

2. Cơ sở thực tiễn:

2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu:

2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: 4

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN TÀI LIỆU, LOẠI TÀI LIỆU VÀ

MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VIỆC TÌM KIẾM TÀI LIỆU CỦA SINH VIÊN

2.1. Thực trạng nguồn tài liệu, loại tài liệu và mức độ đáp ứng việc tìm

kiếm tài liệu của sinh viên :

2.1.1. Các nguồn tài liệu sinh viên hay tìm kiếm :

2.1.2. Loại tài liệu sinh viên hay tìm kiếm:

2.1.3.Mức độ tìm kiếm tài liệu của sinh viên:

2.1.4. Mức độ hài lòng của sinh viên về các nguồn tài liệu hay tìm kiếm:

2. 2. Các yếu tố tác động tới việc tìm kiếm tài liệu của sinh viên:

2.2.1. Chương trình đào tạo và nguồn nhân lực của nhà trường :

2.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống tài liệu, phục vụ tra cứu tại thưviện:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận:

2. Khuyến nghị:

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.13

PHỤ MỤC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU .

pdf14 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®¹i häc quèc gia hµ néi trêng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n khoa x· héi häc    Ng« thÞ kim h-¬ng Thùc tr¹ng t×m kiÕm tµi liÖu cña sinh viªn trong qu¸ tr×nh chuyÓn ®æi tõ ®µo t¹o niªn chÕ sang ®µo t¹o tÝn chØ (Nghiªn cøu tr­êng hîp Tr­êng §¹i häc Khoa häc X· héi vµ Nh©n v¨n, §¹i häc Quèc gia Hµ Néi luËn v¨n th¹c sü chuyªn ngµnh x· héi häc m· sè 603130 gi¸o viªn h¦íng dÉn: PGS.ts.Vò Hµo quang Hµ Néi - 2009 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học cũng như các bạn sinh viên K51 – khoa Xã hội học, khoa Du Lịch, khoa Lịch sử, khoa Triết học, khoa Lưu trữ và quản trị văn phòng đã tham gia điều tra thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhờ sự giúp đỡ quý báu đó, tôi mới có thể hoàn thành được nghiên cứu của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học cùng tập thể các bạn sinh viên thuộc những khoa điều tra đã nhiệt tình giúp đỡ tôi. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Hào Quang – giáo viên trực tiếp hướng dẫn luận văn của tôi. Mặc dù rất bận với công tác của mình nhưng Thầy vẫn luôn quan tâm, chỉ bảo tôi trong toàn bộ quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đánh giá của hội đồng bảo vệ. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11/2009 3 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 5 1. Lí do chọn đề tài: ............................................................................................ 5 2. Ý nghĩa khoa học & ý nghĩa thực tiến: ........................................................... 6 2.1. Ý nghĩa khoa học: .................................................................................... 6 2.2 Ý nghĩa thực tiễn: ...................................................................................... 6 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................. 6 3.1 Mục đích nghiên cứu: ................................................................................ 6 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................................... 7 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu:........................ 7 4.1 Đối tượng nghiên cứu:............................................................................... 7 4.2 Khách thể nghiên cứu: ............................................................................... 7 4.3 Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................. 8 4.4 Mẫu nghiên cứu: ........................................................................................ 8 5. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................... 8 6. Giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết: ...................................................... 10 6.1 Giả thuyết nghiên cứu: ............................................................................ 10 6.2. Sơ đồ khung lý thuyết ............................................................................ 10 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................ 12 1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 12 1.1. Phương pháp luận nghiên cứu: ............................................................... 12 1.2. Lý thuyết áp dụng: ..................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội của Max WeberError! Bookmark not defined. 1.2.2. Lý thuyết chức năng cấu trúc của T. Parsons: (AGIL)Error! Bookmark not defined. 1.3 Các khái niệm công cụ: ........................... Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Sinh viên: ............................................. Error! Bookmark not defined. 1.3.3 . Đào tạo theo niên chế: ........................ Error! Bookmark not defined. 1.3.4. Tài liệu:................................................ Error! Bookmark not defined. 2. Cơ sở thực tiễn: ............................................. Error! Bookmark not defined. 2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu: ............... Error! Bookmark not defined. 2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: ............... Error! Bookmark not defined. 4 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN TÀI LIỆU, LOẠI TÀI LIỆU VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VIỆC TÌM KIẾM TÀI LIỆU CỦA SINH VIÊNError! Bookmark not defined. 2.1. Thực trạng nguồn tài liệu, loại tài liệu và mức độ đáp ứng việc tìm kiếm tài liệu của sinh viên : ............................ Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Các nguồn tài liệu sinh viên hay tìm kiếm :Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Loại tài liệu sinh viên hay tìm kiếm: ... Error! Bookmark not defined. 2.1.3.Mức độ tìm kiếm tài liệu của sinh viên:Error! Bookmark not defined. 2.1.4. Mức độ hài lòng của sinh viên về các nguồn tài liệu hay tìm kiếm:Error! Bookmark not defined. 2. 2. Các yếu tố tác động tới việc tìm kiếm tài liệu của sinh viên:Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Chương trình đào tạo và nguồn nhân lực của nhà trường :Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống tài liệu, phục vụ tra cứu tại thư viện: ............................................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................ Error! Bookmark not defined. 1. Kết luận: ........................................................ Error! Bookmark not defined. 2. Khuyến nghị:................................................. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 13 PHỤ MỤC ........................................................ Error! Bookmark not defined. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN ....................... Error! Bookmark not defined. BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU ...................... Error! Bookmark not defined. 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Chưa khi nào vai trò của giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học được Đảng và nhà nước quan tâm như hiện nay.Đứng trước bất cập của tình hình giáo dục hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo đã có chủ trương từ nay đến năm 2010 tất cả các trường đại học trong cả nước phải chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo tín chỉ ( hptt//vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2006/605425). Đây là mô hình đào tạo khá mới mẻ đối với giáo dục Việt Nam. Việc chuyển đổi từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo tín chỉ sẽ giúp sinh viên Việt Nam có cơ hội hội nhập với bạn bè quốc tế vì hầu hết các trường đại học trên thế giới đào tạo theo hình thức đào tạo tín chỉ. Tuy nhiên, để việc chuyển sang hình thức đào tạo tín chỉ được thành công đòi hỏi sự cố gắng không chỉ của giảng viên mà còn của cả những người quản lý, những nhà hoạch định chính sách giáo dục trong việc đưa ra những chính sách phù hợp lý. Trên cơ sở đó, cùng với một số trường Đại học khác, năm học 2007-2008 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội bắt đầu áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ thay cho đào tạo niên chế. Tuy nhiên, do mới chuyển sang hình thức đào tạo tín chỉ nên chưa hoàn thiện được phương pháp giảng dạy và học tập để phù hợp với hình thức đào tạo tín chỉ. Dù là ngành khoa học mới hay những ngành đã làm nên bề dày truyền thống giảng dạy – đào tạo trong nhà trường thì nhiệm vụ chính của sinh viên luôn là học tập đạt chất lượng cao và bước đầu tham gia nghiên cứu khoa học thông qua các hoạt động đa dạng như: làm seminar, viết tiểu luận cho tới báo cáo thực tập, khóa luận hoặc tham gia vào đề tài nghiên cứu khoa họcViệc tìm kiếm các loại tài liệu này dường như là nhu cầu tất yếu của mỗi sinh viên. Ở mức độ nào đó, nếu việc tìm kiếm trên được thoả mãn, nó sẽ khuyến khích, tạo nên động lực cũng như hứng thú và tăng cường tính tích cực chủ động cho họ trong hoạt động học tập, nghiên cứu. 6 Xác định được tầm quan trọng của việc tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, đặc biệt với mong muốn góp phần giúp lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các khoa có những thông tin cần thiết để nâng cao hơn chất lượng học tập - giảng dạy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu: “ Thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ”. 2. Ý nghĩa khoa học & ý nghĩa thực tiến: 2.1. Ý nghĩa khoa học: Các kết quả thu được ghi nhận về mặt lý thuyết cũng như thực nghiệm của nghiên cứu nhằm vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý thuyết hành động xã hội của M.Weber, lý thuyết hệ thống xã hội của Parson trong xã hội học. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn: Từ thực trạng về tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tao tín chỉ, đề tài hướng tới tìm hiểu những nguyên nhân tác động tới việc tìm kiếm đó. Đồng thời, người nghiên cứu đề xuất một số giải pháp làm cơ sở tham khảo cho lãnh đạo nhà trường, các phòng tư liệu khoa, giúp nhà quản lý nắm được tâm tư, nguyện vọng của sinh viên, từ đây tìm ra cách thức phù hợp đáp ứng nhiều hơn nữa việc tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong đào tạo tín chỉ nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu hướng tới việc đánh giá thực trạng tìm kiếm các tài liệu của sinh viên như: nguồn và loại tư liệu sinh viên hay tìm trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ sau khi đã qua một năm học đào tạo theo học chế tín chỉ. Qua đây, người nghiên cứu phần nào có được cái nhìn tổng quan về thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên hiện nay, từ đó đưa ra giải pháp thiết thực để nâng cao hơn nữa hiệu quả học tập, nghiên cứu cho sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. 7 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:  Tìm hiểu thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ gồm: nguồn tài liệu hay tìm đọc, mức độ hài lòng về các nguồn tìm kiếm, mức độ tìm kiếm tài liệu, loại tài liệu sinh viên hay tìm kiếm.  Phân tích một số yếu tố tác động tới việc tìm kiếm tài liệu của sinh viên tróng quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ như: Giới tính, Khoa, chương trình giảng dạy - đào tạo của nhà trường; nguồn nhân lực, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống tài liệu phục vụ tra cứu của thư viện trường, phòng tư liệu các khoa và bộ môn trực thuộc.  Thời gian phục vụ, phương thức phục vụ đã đáp ứng nhu cầu của sinh viên chưa?  Đề xuất giải pháp cải tiến cách thức phục vụ và kinh phí phục vụ. 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu: 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. 4.2 Khách thể nghiên cứu: Sinh viên K.51 trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (hiện đang học tại trường) là khóa học theo cả 2 hình thức đào tạo niên chế và đào tạo tín chỉ. Do điều kiện thời gian và kinh phí không cho phép nên tác giả đề tài đã tiến hành khảo sát một số khoa trong trường như: khoa Lịch sử, khoa Triết học (hai khoa có truyền thống lâu đời của trường), khoa Xã hội học, khoa Văn thư lưu trữ và Quản trị văn phòng, Khoa Du lịch học ( ba khoa tương đối mới) với sinh viên năm K.51. Lựa chọn như vậy, người nghiên cứu có thể xem xét thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ phù hợp với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra. 8 4.3 Phạm vi nghiên cứu: Thời gian: Tháng 9 năm 2008 đến tháng 11 năm 2009 Không gian: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội 4.4 Mẫu nghiên cứu:  Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện: Phát phiếu tại các lớp học vào buổi sáng & chiều tại khu giảng đường nhà G, nhà nối A – B, nhà nối B – C và phòng tư liệu các khoa thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn vào hai ngày 26, 27 tháng 12 năm 2008  Dung lượng mẫu: 290 phiếu dành cho các đối tượng là sinh viên hệ chính quy K.51 khoa Lịch sử, Triết học, Xã hội học, Du lịch học, Lưu trữ và quản trị văn phòng thuộc trường Đại học Khoa Học Xã hội & Nhân văn.  Cơ cấu mẫu:  Giới tính: Nam: 33 người (11.4 %) Nữ: 257 người (88.6 %)  Khoa: Khoa Lịch sử: 57 sinh viên (19.7 %) Khoa Triết học: 59 sinh viên (20.3%) Khoa Xã hội học: 58 sinh viên ( 20%) Khoa Du lịch học: 52 sinh viên (18 %) Khoa Văn thư lưu trữ và Quản trị văn phòng: 64 sinh viên ( 22%) 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài luận văn sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích tài liệu, điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến, phương pháp phỏng vấn sâu, Phương pháp phân tích tài liệu: 9 - Nghiên cứu các lý thuyết để làm rõ cơ sở lý luận cho việc phân tích sự tác động của các nhân tố đến thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. - Nghiên cứu tài liệu, các công trình khoa học liên quan để trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu và thu thập cơ sở thực tiễn cho việc phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. - Thu thập số liệu thống kê về sinh viên ở Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn khóa K.51. Phương pháp trưng cầu ý kiến: - Phương pháp này được người nghiên cứu sử dụng nhằm thu thập những thông tin cơ bản & có ý nghĩa nhất cho đề tài. - Đối tượng điều tra: Sinh viên K51 khoa Xã hội học, khoa Du lịch, khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng, khoa Lịch sử, khoa Triết học - Nội dung điều tra: Hướng trọng tâm vào tìm hiểu thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ Phương pháp trao đổi, phỏng vấn sâu cá nhân: - Trao đổi với các cán bộ phụ trách phòng tư liệu các khoa và bộ môn trực thuộc trường, các thủ thư của thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. - Phỏng vấn sâu sinh viên K.51 để thu thập thêm các ý kiến về việc tìm kiếm tài liệu của họ trong quá trình chuyển đổi từ đàíao tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Số lượng 09 sinh viên K.51. Phương pháp quan sát: - Đo đếm số lượt sinh viên K.51 đến phòng tư liệu khoa và bộ môn trực thuộc so với sinh viên khóa khác trước kỳ thi để đánh giá sự khác nhau. Ngoài các phương pháp nêu trên, quá trình nghiên cứu đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như quan sát, hỏi ý kiến chuyên gia, tâm tình trò chuyện với cán bộ quản lý và sinh viên vào những thời điểm thuận lợi 10 6. Giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết: 6.1 Giả thuyết nghiên cứu: - Trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ sinh viên tích cực và chủ động hơn trong việc tìm kiếm tài liệu phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu. - Chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy của giảng viên có tác động rất lớn đến việc tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ - Phòng tư liệu các khoa chưa đáp ứng được hết các nhu cầu tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ 6.2. Sơ đồ khung lý thuyết Có rất nhiều nhân tố tác động đến thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, đề tài chỉ hướng vào phân tích nguồn tài liệu, loại tài liệu và mục đích tìm tài liệu của sinh viên và 3 yếu tố chủ yếu tác động đến thực trạng đó là: chương trình đào tạo của nhà trường, phương pháp giảng dạy của giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống kho tư liệu. 11 Hình thức đào tạo của nhà trường Nguồn nhân lực của nhà trường Nhận thức của sinh viên Cơ sở vật chất, hệ thống tra cứu tài liệu của thƣ viện trƣờng, phòng tƣ liệu khoa và các loại tài liệu Đặc điểm cá nhân của sinh viên:  Giới  Khoa  Nơi ở THỰC TRẠNG TÌM KIẾM TÀI LIỆU CỦA SINH VIÊN Loại tài liệu tìm kiếm Mục đích tìm kiếm tài liệu Mức độ tìm kiếm tài liệu Nguồn tài liệu tìm kiếm 12 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu: * Lý luận xã hội học Mác Lênin: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử luôn xem xét sự vật hiện tượng trong quá trình phát triển và các mối liên hệ phổ biến.Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là phương pháp luận để lý giải các hiện tượng được nghiên cứu, hiện tượng nhu cầu xã hội cần ìm kiếm tài liệu và thực trạng của việc tìm kiếm đó diễn ra như thế nào. Nghiên cứu các hiện tượng xảy ra một cách bình thường, xem xét và nghiên cứu nó như nó đang tồn tại khách quan. Cụ thể, chúng tôi nghiên cứu các hoạt động tìm kiếm tài liệu của sinh viên diễn ra hàng ngày trên thư viện và các phòng tư liệu đúng như những gì nó tồn tại. Quá trình nhận thức không chỉ dừng lại ở các hiện tượng bên ngoài mà cần nhận thức được bản chất bên trong của nó. Cụ thể là khi nghiên cứu thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc mô tả thực trạng đó mà còn hướng tới nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó. Nghiên cứu xã hội học phải xuất phát từ thực tế lịch sử của mỗi xã hội cụ thể. Khi nghiên cứu thực trạng tìm kiếm tài liệu của sinh viên trong quá trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, rõ ràng chúng ta phải đặt nó trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay của đất nước và đặt nó trong bối cảnh của nền giáo dục ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay đó là muốn hội nhập với nền giáo dục tiên tiến chúng ta phải thay đối chương trình học. Các trường 13 Đại học nổi trên thế giới đều đào tạo theo học chế tín chỉ, do đó thay đổi từ học đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ là một tất yếu để giáo dục Việt Nam tiến dần đến hội nhập với nền giáo dục chung của thế giới DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tony Bilton và các tác giả khác (1996), Nhập môn xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. E.A.Capitonov(2000), Xã hội học thế kỉ XX – lịch sử và công nghệ, Nxb Đại học Quốc gia . 3. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên 2003), Xã hội học đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Hành (1998), Một số kết quả bước đầu nghiên cứu nhu cầu tin của sinh viên trường Đại học KHXH & NV– ĐHQGHN, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, số 03. 5. Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học hiện đại Tập1,2. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Tô Thị Hiền, Tổ chức và hoạt động của phòng tư liệu các khoa và bộ môn trực thuộc trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Mã số T.2002-17 7. Đỗ Văn Hùng, Hiện đại hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho các phòng tư liệu của các khoa và bộ môn trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội - Mã số: T.07.35 8. Lê Ngọc Hùng (2001), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Nguyễn Hải Huyền, Động lực học tập của sinh viên trong một số trường đại học – cao đẳng ở Hà Nội hiện nay, Khoá luận tốt nghiệp. 14 10. Trần Thu Hương, Tính tích cực học tập của sinh viên trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, tạp chí Tâm lí học số 10 (103), 2007, p54. 11. Hồ Chí Minh toàn tập: tập 4,6 NXB chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. 12. Hermann Korte: “ Nhập môn lịch sử xã hội học” NXB Thế giới, 1997 13. Ký yếu hội thảo khoa học khai thác và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn, 12/2009 14. Lê Thị Minh Loan, Phân tích thực trạng đọc tài liệu chuyên môn của sinh viên trường Đại học KHXH & NV hiện nay, Tạp chí Tâm lí học, số 10 (103), 2007, p36. 15. Nguyễn Việt Nga, Tìm hiểu 1 số yếu tố tác động tới hành vi học tập của sinh viên hệ tại chức, Khoá luận tốt nghiệp, 2006. 16. Nhu cầu đọc sách báo, tạp chí trên thư viện của sinh viên ĐHQGHN, Báo cáo khoa học, nhóm SV K47 Xã hội học, 2006. 12. Nguyễn Thị Kim Nhung, Quá trình chuyển đổi của tổ chức: sự kháng cự và sự thích ứng - nghiên cứu trường hợp áp dụng mô hình tín chỉ ở trường Đại học KHXH&NV – ĐHQGHN, Báo cáo khoa học, 2007. 17. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp xã hội học, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001. 18. Richard T.Schaefer – Xã hội học, NXB Thống Kê, 2005 19. Tạp chí Xã hội học số 2 – 2003; số 4 – 2007; số 1 – 2009 20. Đỗ Thu Thủy (2008), Nhu cầu tìm đọc tài liệu chuyên môn của sinh viên và ý tưởng website thư viện số hóa chuyên ngành, khóa luận tốt nghiệpK.49 xã hội học. 21. Mai Thanh Tú (2006) Hành vi đọc sách giải trí của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 22. Nguyễn Khắc Viện: “ Từ điển xã hội học” NXB Thế giới, Hà Nội, 1994.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01733_0428_2008132.pdf
Tài liệu liên quan