MỤC LỤC
MỤC LỤC.2
PHẦN MỞ ĐẦU.3
1. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.3
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.4
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .13
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.14
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN.14
PHẦN NỘI DUNG.15
CHƢƠNG 1: NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU.15
1.1.Cốt truyện và sự mở rộng dung lƣợng hiện thực.15
1.1.1. Cốt truyện đan xen nhiều mạch truyện .20
1.1.2. Cốt truyện giàu chi tiết sự kiện: .23
1.1.3. Cốt truyện có cấu trúc lỏng:.28
1.2. Những đổi mới trong kết cấu truyện ngắn .31
1.2.1. Kết cấu đảo lộn thời gian của sự kiện.
1.2.2. Kết cấu tâm lí: .
1.2.3. Kết cấu mở (Kiểu kết thúc để ngỏ) .
CHƢƠNG 2: NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT.
2.1. Sự phong phú của thế giới nhân vật: .
2.1.1.Nhân vật lý tưởng.
2.1.2.Nhân vật tha hóa.
2.1.3. Nhân vật bi kịch .
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
2.2.1.Không gian nghệ thuật trong việc khắc họa tính cách nhân vật
2.2.2. Đối thoại và độc thoại nội tâm.
2.2.3.Nghệ thuật miêu tả tâm lý.
CHƢƠNG 3: NHỮNG CÁCH TÂN TRÊN PHƢƠNG DIỆN GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔNNGỮ .
3.1. Giọng điệu: .
3.1.1.Giọng hài hước, châm biếm, mỉa mai:.
3.1.2.Giọng trữ tình, suy tư, chiêm nghiệm .
3.2.Ngôn ngữ: .
3.2.1.Những đặc trưng nghệ thuật trong ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tư: .
3.2.1.1.Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ:.
3.2.1.2.Tính nhip điệu trong văn Nguyễn Ngọc Tư
3.2.2.Những đặc trưng nghệ thuật trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Thị ThuHuệ .
3.2.2.1.Ngôn ngữ đời thường .
3.2.2.2. Ngôn ngữ có tính cá thể hóa cao độ .
3.2.3.Những đặc trưng nghệ thuật trong cách sử dụng ngôn ngữ của Đỗ Bích Thúy
. 3.2.3.1.Ngôn ngữ mang đậm bản sắc của người dân tộc .
3.2.3.2.Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ .
PHẦN KẾT LUẬN .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
34 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật của một số cây bút nữ thời kỳ 1986 -2006 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gũi với cảm giác về cái lạ
mà nhà văn Chu Lai khi đọc văn Đỗ Bích Thúy. Trong bài Cái duyên và sức gợi của hai
giọng văn trẻ, nhà nghiên cứu Chu Lai viết: “Đọc Thúy, người ta có cảm giác như được
ăn một món ăn lạ, được sống trong một mảnh đất lạ mà ở đó tràn ngập những cái rất
riêng đậm đặc chất dân gian của hương vị núi rừng, của con suối chảy ra từ khe đá lạnh,
của mây trời đặc sánh “như một bầy trăn trắng đang quấn quyện vào nhau”, của mùi
ngải đắng, mần tang, của những nét ăn, nét ở, phong tục tập quán còn giữ nguyên vẻ
hoang sơ, thuần phác, của ánh trăng “giữa mùa cứ rọi vào nhà cả đêm, trăng đi một
vòng cửa trước ra cửa sau”, của những trái tim con gái vật vã, cháy bùng theo tiếng
khèn gọi tình dưới thung xa, của bếp lửa nhà sàn và tiếng mõ trâu gõ vào khuya khoắt,
của những kiếp sống nhọc nhằn và con bìm bịp say thuốc, say rượu ngủ khì bên chân
chủ” [Tr102,65]
Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Linh Giang khi nghiên cứu tìm hiểu tiểu thuyết Bóng
của cây sồi đã nhận thấy những nét đặc sắc trong văn phong của Đỗ Bích Thúy: Tính xã
hội, tính nhân văn, lòng trắc ẩn và khao khát của nhà văn đã được gửi gắm vào từng
trang viết. Nó đã được nói qua nhân vật, qua giọng kể không mới lạ nhưng đằm lắng và
nhiều cảm xúc của Đỗ Bích Thúy. Hiện tại, quá khứ, chuyện mới, chuyện cũ đan xen, cài
quấn nhau như dòng chảy của cuộc sống muôn đời nay tiếp nối, tiếp nối không dứt. Lối
dẫn chuyện tự nhiên và không gò bó, cách miêu tả thiên nhiên và đời sống của miền đất
cực bắc đất nước khá sinh động là ưu điểm nổi trội của tiểu thuyết này.
Trong văn chương, Đỗ Bích Thúy cũng không quá ồn ào, những câu văn của chị
như những dòng chảy ký ức, mãnh liệt và bản năng
*Tóm lại: Chúng tôi nhận thấy có nhiều ý kiến phê bình, nghiên cứu về những đổi
mới, những cách tân nghệ thuật trong tác phẩm truyện ngắn của các tác giả Nguyễn Thị
Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy. Những công trình nghiên cứu về các tác giả
trên một mặt có nhiều quan điểm khác nhau, mặt khác đều chưa hoặc chỉ phần nào chạm
tới những đổi mới nghệ thuật. Người viết chưa thấy công trình nào quan tâm nghiên cứu
từng bước tìm tòi sáng tạo nghệ thuật truyện ngắn của các tác giả trên một cách đầy đủ và
có hệ thống tính đến thời điểm hiện tại. Trên cơ sở những ý kiến đã có, chúng tôi muốn
phân tích, bổ sung thêm một số vấn đề.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật của một số cây bút nữ thời kỳ đổi mới có thể
đem lại cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc trước sự vận động, chuyển biến của một tư duy
văn học mới về con người thời kỳ đổi mới.
Với một số lượng nhà văn nữ đông đảo như hiện nay thì việc tìm hiểu những phong
cách nghệ thuật của từng nhà văn để đi đến cái nhìn chung thống nhất về diện mạo của
văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới là một vấn đề khá phức tạp. Vì thế, trong phạm vi đề
tài luận văn chúng tôi chỉ dừng lại tìm hiểu một số nhà văn nữ tiêu biểu đã tạo dấu ấn
riêng trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới cũng như đã giành được sự đón nhận nhiệt tình
của công chúng độc giả, đặc biệt là nữ giới, đó là: Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc
Tư, Đỗ Bích Thuý.
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành khảo sát để có cái nhìn hệ thống hơn về quá trình
sáng tác của các tác giả nữ trên xét trên phương diện thể loại vào đời sống văn học nước
ta thời kỳ 1986-2006 qua đó sẽ chỉ ra được một số dấu hiệu cơ bản trong sự vận động của
thể loại truyện ngắn. Chúng tôi cũng cố gắng thử kiến giải một số vấn đề về xu hướng
vận động của thể loại truyện ngắn từ phương diện quan niệm nghệ thuật đến góc độ thi
pháp thể loại.
Chúng tôi không bỏ qua những truyện ngắn về người phụ nữ của các tác giả nam để
có sự so sánh đánh giá toàn diện nhất về hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn thời
kỳ đổi mới.
Chúng tôi cũng quan tâm nhiều đến các bài nghiên cứu của các tác giả trong lĩnh
vực lí luận văn học: lý luận về truyện ngắn, lý luận về hình tượng như Phan Cự Đệ,
Phương Lựu, Bùi Việt Thắnggóp phần tạo dựng cơ sở khoa học cho vấn đề này.
3.2. Chọn đề tài Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây
bút nữ thời kỳ 1986-2006 ( Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thuý),
chúng tôi tìm hiểu ở ba phương diện:
- Những cách tân nghệ thuật trên phương diện kết cấu và tính huống truyện
- Sự đổi mới trong cách xây dựng nhân vật
- Sự đổi mới về nghệ thuật trần thuật ( Ngôn ngữ và giọng điệu)
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã phối hợp vận dụng các phương pháp
sau:
4.1. Phƣơng pháp hệ thống:
Những cách tân nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Bích Thuý trên
các phương diện: quan niệm nghệ thuật, cốt truyện, kết cấu, nhân vật, trần thuậtcần
được nhìn nhận một cách hệ thống. Mỗi phương diện là một tiểu hệ thống riêng nằm
trong hệ thống lớn là toàn bộ sáng tác của các tác giả nữ trên. Đồng thời, phải đặt sáng
tác của các tác giả nữ ấy trong hệ thống chung của văn học Việt Nam để thấy vị trí và
đóng góp riêng của các tác giả trong tiến trình đổi mới, hiện đại hoá văn học nước nhà.
4.2. Phƣơng pháp so sánh:
Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy được sự đổi mới nghệ
thuật qua từng chặng đường truyện ngắn của các tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn
Ngọc Tư, Đỗ Bích Thuý. Đồng thời, chúng tôi tiến hành so sanh tác phẩm của các tác giả
nữ đó với nhau và với các nhà văn khác trong cùng thời kỳ để ghi nhận đóng góp của họ
cho sự phát triển của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.
4.3. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, khái quát
Phân tích tổng hợp là phương pháp quan trọng.Thông qua đó, ta thấy được sự cảm
nhận riêng của từng nhà văn về con người và cuộc sống. Bên cạnh đó, mọi biểu hiện sinh
động trong sáng tác cần được soi chiếu bằng nhiều góc nhìn dưới con mắt phân tích. Từ
đó chúng tôi tổng hợp khái quát các kết quả phân tích để đi đến kết luận minh chứng cho
những luận điểm mà luận văn đưa ra.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận và phần thư mục tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1: Những đổi mới về cốt truyện và kết cấu
Chương 2: Những đổi mới trên phương diện nhân vật
Chương 3:Những cách tân trên phương diện ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU
1.1.Cốt truyện và sự mở rộng dung lƣợng hiện thực
Nếu tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan về nó, thì
tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm tự
sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian,
qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người”[Tr385,13]. Phương thức phản
ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người làm cho tác phẩm tự sự trở
thành một câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó. Cho nên, tác phẩm tự sự bao giờ
cũng có cốt truyện. Điểm khác biệt cơ bản giữa tác phẩm tự sự và tác phẩm trữ tình chính
là yếu tố cốt truyện. Vì vậy, ta có thể khẳng định cốt truyện trong tác phẩm tự sự chiếm
một vị trí vô cùng quan trọng góp phần hình thành nên đặc trưng của thể lọai.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “cốt truyện là hệ thống các sự kiện cụ thể, được
tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan
trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch [13].
Có thể tìm thấy qua một cốt truyện hai phương diện gắn bó hữu cơ. Một mặt, cốt
truyện là một phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự tác động
qua lại giữa các tính cách nhân vật, mặt khác, cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn
tái hiện các xung đột xã hội. Cốt truyện vừa góp phần bộc lộ có hiệu quả đặc điểm mỗi
tính cách, tổ chức tốt hệ thống tính cách, lại vừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh
chân thực xung đột xã hội, có sức mạnh hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.
Cốt truyện là một hiện tượng phức tạp. Trong thực tế văn học, cốt truyện các tác
phẩm hết sức đa dạng, kết tinh truyền thống dân tộc, phản ánh những thành tựu văn học
của mỗi thời kỳ lịch sử, thể hiện phong cách, tài năng nghệ thuật của nhà văn [Tr100.
13].
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân lại đưa ra quan niệm khác về cốt truyện: “Cốt
truyện là một phương diện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật, nó chỉ lớp biến cố của hình
thức tác phẩm. Chính hệ thống biến cố tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống được
miêu tả trong tác phẩm. Cốt truyện là một phẩm chất có giá trị quan trọng của văn học,
sân khấu, điện ảnh và các nghệ thuật cùng loại. Trong các thể loại văn học, các cốt
truyện là thành phần quan trọng thiết yếu của tự sự và kịch, nhưng thường không có mặt
trong các tác phẩm trữ tình” [Tr 114, 5]
Dẫn luận nghiên cứu văn học do G.N. Pôpêlốp chủ biên nêu khái quát về cốt
truyện: “Các tác phẩm tự sự và kịch, miêu tả các sự kiện, hành động trong đời sống nhân
vật diễn ra trong không gian và thời gian. Phương diện này của sáng tác nghệ thuật được
gọi bằng thuật ngữ cốt truyện.[Tr 229,25]
Vậy ta có thể đi đến kết luận về cốt truyện: Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện,
biến cố phản ánh những diễn biến của cuộc sống một cách nghệ thuật làm cho tính cách
của nhân vật hình thành và phát triển. Đồng thời, cốt truyện còn là phương tiện để nhà
văn tái hiện các xung đột xã hội nhằm làm sáng tỏ chủ đề - tư tưởng của tác phẩm, qua đó
thể hiện phong cách tài năng nghệ thuật của nhà văn.
Cốt truyện là thành phần quan trọng thiết yếu của tự sự và kịch. Nó thường trải qua
một tiến trình có vận động, hình thành, phát triển và kết thúc. Tuy vậy, ở những cốt
truyện cụ thể không phải bao giờ cũng có đầy đủ các thành phần đã nêu. Và để một cốt
truyện hay, hấp dẫn phụ thuộc rất nhiều vào hiện thực cuộc sống với những quy luật phát
triển tất yếu của nó và phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất sáng tạo, đặc biệt là ý đồ tư
tưởng của tác giả. Bởi vậy, mỗi nhà văn trên con đường sáng tạo nghệ thuật đều phải nỗ
lực tìm tòi những cốt truyện phù hợp để biểu hiện tư tưởng một cách sâu sắc. Tìm hiểu về
cốt truyện chính là một góc độ để nắm bắt chủ đề tư tưởng, cũng như giá trị thẩm mỹ của
tác phẩm, đồng thời cho ta thấy được tài năng và sự sáng tạo không ngừng nghỉ của
người nghệ sỹ.
Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống qua việc lựa chọn, trình bày hệ thống những sự
kiện, chi tiết, tình tiết khác nhau. Nghĩ về truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu hình dung
“Truyện ngắn như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ: chỉ liếc qua những đường vân trên
cái khoanh gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc [Tr332,
9]. Hay nói một cách cụ thể hơn: “Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống
trong sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một
hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh, trong đời sống tâm hồn
con người”[Tr31, 18]. Do vậy, hướng tiếp cận và cách thức lựa chọn, xây dựng cốt truyện
của truyện ngắn cũng có những đặc trưng riêng. Được quan niệm “là một hệ thống các sự
kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách
nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua
lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng của tác phẩm[33], cốt truyện truyện
ngắn có nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú thể hiện những chức năng, giá trị khác
nhau trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của thể loại.
Nguyễn Minh Châu đã nhấn mạnh vai trò của cốt truyện: “Trong những truyện
ngắn hay, bao giờ người viết cũng biết lợi dụng cốt truyện để tạo độ căng” [Tr 230, 34].
Nhà văn Ma Văn Kháng khi viết truyện ngắn có nhận xét: “Với tôi, theo một thói quen đã
trở thành thông lệ, trước hết hiển nhiên là phải có được một cốt truyện”.. Gớt cũng đã đề
cao vai trò của cốt truyện trong sáng tạo truyện ngắn: “Đúng vậy, còn gì quan trọng hơn
cốt truyện và nếu thiếu nó cả nền lí luận nghệ thuật sẽ còn ra gì nữa? Nếu cốt truyện
không dùng được thì tài năng cũng sẽ lãng phí vô ích. Và chính vì nghệ sỹ hiện nay
không có những cốt truyện xứng đáng nên tình hình nghệ thuật hiện đại mới bi đát như
thế.
Để tạo nên sức sống bền lâu cho thể loại, nhà văn phải luôn có ý thức cách tân và
sáng tạo trong lao động nghệ thuật, công việc đó, “xét đến cùng là sự cải tạo các phương
thức tổ chức nghệ thuật của tác phẩm, phản ánh những thay đổi trong phạm vi và tính
chất của mối quan hệ con người – thực tại[6]. Hơn nữa, trong văn học thời kỳ đổi mới, cả
nhà văn và độc giả đều có nhu cầu cao hơn trong sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật, muốn
nhận thức, khám phá cuộc sống “ở bề chưa thấy, ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa
(Chế Lan Viên). Cho nên, với vai trò là “Phương tiện bộc lộ tính cách” đa dạng và
“Phương tiện để nhà văn thể hiện các xung đột xã hội” ngày càng trở nên phức tạp và
biến hóa hơn, truyện ngắn giai đoạn này thực sự lên ngôi khi tạo ra nhiều cốt truyện hay,
độc đáo và có khả năng chuyển tải nhiều nội dung xã hội sâu sắc. Vì thế, giá trị chủ yếu
của cốt truyện không đơn thuần ở chỗ có hay không có cốt truyện mà ở chiều sâu nội
dung tư tưởng mà nó dung chứa được. Cốt truyện do vậy không chỉ là tổng hợp giản đơn
các chi tiết, biến cố mà được tổ chức một cách hệ thống những sự kiện, tình huống đa
dạng, hàm chứa sự dồn nén tích tụ nhiều trạng thái của đời sống. Cốt truyện theo xu
hướng hiện nay không chỉ thực hiện chức năng phản ánh, tái hiện đời sống, xây dựng tính
cách nhân vật mà còn là sự khám phá, lí giải sâu sắc hiện thực xã hội và những số phận
cá nhân. Điều đó cho thấy “ Truyện ngắn thời kỳ này đã mở ra nhiều hướng tìm tòi cả
trong tiếp nhận hiện thực lẫn thi pháp thể loại” [Tr57, 36].
Thực chất của việc tạo nên nhiều cốt truyện hay, có chiều sâu là cách thức tạo nên
hiệu quả nghệ thuật cao trong một hình thức nhỏ, là “Khả năng ôm trùm bao quát hiện
thực, là sức chứa chất liệu đời sống” hay khả năng của nội dung phản ánh hiện thực[34].
Vấn đề của một số truyện ngắn hiện nay là vấn đề dung lượng hiện thực và khả năng
phản ánh cuộc sống. Xu hướng “Tiểu thuyết hóa” thể loại truyện ngắn được nhà văn
Nguyên Ngọc đánh giá xác đáng “Dung lượng truyện ngắn ngày nay rất lớn, trong độ ba
trang mấy nghìn chữ mà rõ một cuộc đời, một kiếp người, một thời đại. Các truyện ngắn
bây giờ rất nặng. Dung lượng của nó là dung lượng của cả cuốn tiểu thuyết [34].Cho
nên, “Hầu hết mỗi truyện ngắn là cả một cuộc đời, một số phận thậm chí một thời đại’
[34]. Sự thâm nhập mạnh mẽ của tư duy tiểu thuyết tạo cho truyện ngắn giai đoạn này
“Một sức chứa lớn hơn nhiều so với bản thân chúng và mở rộng khả năng thể loại đến độ
ngạc nhiên [Tr4,4].
Trước năm 1975, cốt truyện ít nhiều chịu “áp lực của sử thi”. Truyện ngắn chú ý
tạo dựng những cốt truyện chặt chẽ với tình huống gay cấn, căng thẳng. Âm hưởng chủ
đạo là ngợi ca, khẳng định. Truyện ngắn giai đoạn này cũng đã hướng tới cốt truyện tâm
lý, phản ánh vẻ đẹp nội tâm của con người nhưng chưa có nhiều trang thể hiện sâu sắc
diễn biến tâm lý và cái tôi nội cảm của nhân vật. Sau 1975, nhất là trong những năm gần
đây, thực tiễn văn học đã chứng minh cái tạo nên sức hấp dẫ lôi cuốn của truyện ngắn
không chỉ là “những cốt truyện rạch ròi, những sự kiện trọng đại, những tình huống căng
thẳng, những xung đột bên ngoài, mà còn là những cảnh ngộ đời thường, những tính
cách nhân vật giàu tâm trạng và nhận thức cá nhân với cuộc đời và những người sống
bên mình”[73]. Cốt truyện đã vận động đổi thay trong sự phát triển của thể loại. Xuất
hiện những cốt truyện đầy kịch tính, những cốt truyện giàu tâm trạng, cốt truyện có đầu
có cuối, cốt truyện “vô hậu”, phi kết cấu, có cốt truyện phản ánh hiện thực đương đại, có
cốt truyện ảo, cổ tích. Với khả năng biến hóa linh hoạt trong cách xây dựng cốt truyện,
truyện ngắn là thể loại thuận lợi để biểu đạt một cách tự nhiên, cụ thể những nỗi niềm,
những tâm sự thầm kín, đầy bí ẩn của con người.
Truyện ngắn phát triển đa dạng cùng với sự nổi trội hình thức như truyện ngắn kỳ
ảo, giả lịch sử, nhại cổ tích, truyện ngắn dòng ý thức. Truyện ngắn kỳ ảo là đi sâu khám
phá thế giới tinh thần hết sức trừu tượng khó nắm bắt của con người để từ đó thấu hiểu
con người ở phần nhân tính mơ hồ huyền diệu ấy. Truyện ngắn giả lịch sử là dùng chất
liệu lịch sử làm cái vỏ nghệ thuật để truyền những thông điệp về hiện tại. Truyện ngắn
dòng ý thức (tâm trạng) với đặc điểm phi cốt truyện: Truyện ngắn không kể lại được bởi
không có cốt truyện tiêu biểu, nếu có là cốt truyện bên trong, cốt truyện tâm lý phản ánh
trạng thái tâm lý điển hình của nhân vật.
Bằng cách diễn đạt khác với những phương thức thể hiện đa dạng vừa truyền thống
vừa hiện đại, truyện ngắn trong một thời gian không dài đã làm được nhiều vấn đề mà
tiểu thuyết chưa kịp làm. Truyện ngắn đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong xây
dựng cốt truyện, trong cách nhìn nghệ thuật về con người và trong sáng tạo ngôn từ. Tiểu
thuyết là cái nhìn tập trung xoáy sâu vào những vấn đề của con người cá nhân cũng như
mối quan hệ của cá nhân và xã hội trên hành trình tìm kiếm và khẳng định những giá trị
nhân bản, nhà văn chú ý vào số phận, tính cách của nhân vật mà soi chiếu lại lịch sử xã
hội để khơi gợi những vấn đề triết lý nhân sinh. Trái lại, trong truyện ngắn, nhà văn chú
trọng vào việc xây dựng tình huống truyện: “Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra
một tình huống nào đó từ tình huống nổi bật của tính cách nhân vật” (Nguyễn Đăng
Mạnh). Nhà văn Nguyễn Kiên tâm đắc: “Điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa
chọn cho được cái tình thế, nó bộc lộ nét chủ yếu của tính cách số phận, nó đặc trưng
cho một hiện tượng xã hội [69].
Trong bài Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975, tác giả Bích Thu đánh gía
tổng quát như sau: “Trong những năm gần đây, truyện ngắn có xu hướng tự nới mở đa
dạng hơn trong cách diễn đạt. Cốt truyện vận động đổi thay trong sự phát triển của thể
loại, có những cốt truyện vô hậu, phi kết cấu, có cốt truyện phản ánh hiện thực đương
đại, cốt truyện ảo, cổ tíchTruyện ngắn hôm nay ngày càng tăng cường cốt truyện bên
trong, biểu lộ trạng thái tâm tưởng của nhân vật chính, giảm bớt cốt truyện hành động
bên ngoài. Cốt truyện với đầy đủ chi tiết sự kiện không còn chiếm giữ vai trò cơ bản mà
lùi xuống hàng thứ yếu sau tính cách”. Đặc biệt, tác giả chỉ rõ ra rằng: “Một số cây bút
nữ đã góp phần làm nên sự đa dạng của từ ngữ sau 1975 bằng năng lực biểu cảm cuộc
sống qua thế giới tâm hồn theo dòng tâm trạng của nhân vật”.
Truyện ngắn của các nhà văn nữ đã mở ra một luồng sinh khí mới cho văn học thời
kỳ đổi mới. Lối viết trẻ trung đầy sáng tạo, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh độc đáo của họ
đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều độc giả đương đại. Nói như nhà văn Bùi Hiển
“Nét sinh sắc là ở chỗ cây bút trẻ không hề hồn nhiên một cách dễ dãi, trái lại văn phong
mang vẻ trầm ngâm, để suy ngẫm về cuộc sống, về những thân phận khác nhau” [59].
1.1.1. Cốt truyện đan xen nhiều mạch truyện
Cốt truyện là những đường dây sự kiện, “hệ thống sự kiện cụ thể”, [Tr99,14] là sự
xâu chuỗi, liên kết, tổ chức các chi tiết, tình huống “theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật
nhất định [Tr99,14] . Khi xây dựng cốt truyện, nhà văn có thể tạo ra một hoặc nhiều
đường dây sự kiện đan xen và bổ sung cho nhau nhằm làm nổi bật nội dung tư tưởng của
tác phẩm. Do vậy, mạch truyện có thể được hiểu là những đường dây chi tiết, sự kiện
nhất định trong từng cốt truyện, được tạo nên theo những khả năng kết hợp khác nhau,
một câu chuyện có thể có một hoặc nhiều mạch chuyện. Suy cho cùng, việc sáng tạo
mạch chuyện phụ thuộc chủ yếu vào ý đồ sáng tác và quan niệm về giá trị cốt truyện của
tác giả. Sự phức tạp và đầy biến động của đời sống xã hội sau đổi mới đã làm nảy sinh rất
nhiều phương diện và phạm vi hiện thực mới mẻ cần được khám phá, lí giải. Xu hướng
phản ánh cuộc sống đa chiều đã xuất hiện trong nhiều truyện ngắn thời kỳ sau này. Sự
chuyển đổi từ loại cốt truyện một mạch thẳng sang cốt truyện đan xen nhiều mạch chuyện
là một biểu hiện rõ nét của sự đổi mới nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại nói chung và
của các cây bút nữ thời kỳ này nói riêng. Do đó, cốt truyện được tổ chức linh hoạt và tinh
tế hơn với nhiều ngả rẽ, nhiều mạch chuyện.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, ta thấy nhà văn đã tạo ra sự đan xen của
nhiều mạch truyện, mạch quá khứ và mạch hiện tại, hay sự song song tồn tại của cái thực
và cái ảoNhà văn thường xây dựng kiểu cốt truyện có sự xáo trộn về mặt thời gian
nghệ thuật, đan xen những sự kiện quá khứ và hiện tại để đối chiếu và soi tỏ nhằm khắc
họa sâu sắc hình tượng nhân vật và bộc lộ tối đa tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Trong
truyện ngắn của chị, cốt truyện thường được bắt đầu ở hiện tại sau đó trở về quá khứ rồi
lại quay về hiện tại. Ở một số truyện ngắn khác lại có sự đan xen giữa quá khứ và hiện
tại, tạo điều kiện cho nhân vật bộc lộ tình cảm, suy nghĩ, hành động của mình trong các
giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa quá khứ và hiện tại trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư không chỉ dựa trên diễn biến nội tâm của các nhân vật mà chúng ta còn
thấy được qua chính lối tổ chức các sự kiện của nhà văn. Chính sự hợp lý, lô gíc của các
sự kiện khiến cho chính các sự kiện trong quá khứ cũng hiện lên một cách rõ nét và gần
gũi như trong hiện tại. Mô hình cốt truyện này được khái quát như sau:
(1) Thời điểm hiện tại: Nhân vật xuất hiện
(2) Thời điểm quá khứ: Những hồi tưởng của nhân vật
(3) Trở lại thời điểm hiện tại: Kết thúc truyện, những so sánh chiêm nghiệm
của nhân vật
Rất nhiều truyện ngắn của chị được xây dựng với mô hình cốt truyện trên, trong đó
triển khai các chi tiết, sự kiện tạo thành các mạch hiện tại – quá khứ - hiện tại khá linh
hoạt. Sự đảo lộn trật tự thời gian là một trong những cách kéo gần thời gian quá khứ về
với thời gian hiện tại, làm cho tất cả các sự kiện, sự việc đồng hiện cùng một lúc, làm nên
những mảng màu đa dạng của cuộc sống. Từ đó giúp người đọc có thể soi chiếu vấn đề
đặt ra trong tác phẩm dưới nhiều góc độ khác nhau,nhất là nó có khả năng hình thành
nhiều liên tưởng bất ngờ, phức tạp cho độc giả. Có những khi người đọc phải sắp xếp lại
trật tự thời gian của cốt truyện thì mới có thể hiểu được những bước diễn tiến của truyện.
Chính sự nhập nhằng, đôi khi khó phân định ranh giới giữa hiện tại và quá khứ ấy khiến
người đọc trong quá trình sắp xếp lại các sự việc theo thời gian, buộc phải có những suy
nghĩ sáng tạo và liên tục đặt ra những câu hỏi mang tính dự cảm, đoán định.
Sầu trên đỉnh Puvan của Nguyễn Ngọc Tư là một kiểu đan xen các mạch truyện khá
phức tạp. Trong cốt truyện mỗi nhân vật tạo nên một mạch truyện tồn tại độc lập. Sự sắp
xếp nhiều mạch truyện trong tác phẩm tạo nên cảm giác về một không khí ngột ngạt, sự
đan xen của nhiều số phân các nhân vật tạo nên cảm giác vừa cay đắng vừa xót xa. Câu
chuyện thứ nhất là chuyện về số phận nhân vật Dịu. Hai vợ chồng giả vờ li dị để cô đi
xuất khẩu lao động Đài Loan. Nhưng cô bị ông chủ Đài Loan hãm hiếp và có con với ông
ta. Bà chủ đẩy cô ra đường, cô trở về nước với hai bàn tay trắng và một cõi lòng cay đắng
tê tái. Không chấp nhận nổi sự tha thứ của chồng, mà cô nghĩ đó là lòng thương hại, cô
bỏ đi kiếm tiền bằng nghề làm gái trên thành phố. Tại đây, cô gặp Vĩnh, chàng họa sỹ có
tình yêu mãnh liệt với vẻ đẹp của những cây sầu. Câu chuyện thứ hai là chuyện về người
tu sỹ Colègan đã chết khi tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của hoa sầu nở. Thứ ba là chuyện về
cuộc đời của Vĩnh, nhà bị cháy rụi trong bom đạn, người yêu đầu đời chết đuối, quá khứ
mờ mịt và tương lai vô vọng....Cuối cùng là câu chuyện của chú bé chăn dê với người mẹ
nghèoMỗi số phận có một nỗi niềm riêng. Và tác giả đã khéo léo lồng ghép chúng
trong câu chuyện chung đó là hành trình tìm đến cái đẹp của ba con người: một chú bé
chăn dê, một cô gái điếm và một nghệ sỹ. Cách ứng xử của ba người trước cái đẹp hoàn
toàn khác nhau. Chú bé căm ghét cây sầu nở hoa vì năm nào sầu nở làng cũng đói và dê
chết nên bỏ về trước. Người nghệ sỹ chết vì cái đẹp còn cô gái điếm đi xuống núi một
mình và không tin vào lời nguyền. Đằng sau những câu chuyện về từng số phận, từng
cuộc đời đó là cái dư âm còn khắc khoải trong những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư.
Một nhân vật có thể tạo nên không chỉ một mạch truyện mà có thể đan xen nhiều
mạch bằng những đoạn hiện tại, quá khứ, suy tưởng, ước mơTrong “ Tiếng đàn môi
sau bờ rào đá” của Đỗ Bích Thúy, số phận của một người phụ nữ vùng cao được thể hiện
thông qua một hệ thống các chi tiết sự kiện. Truyện được bắt đầu bằng hình ảnh của thời
hiện tại cảm nghĩ của ông Chúng về gia đình khi nhìn thấy những đứa con của mình, và
cả bà Chúng nữa. Mới đọc truyện, người đọc cứ ngỡ như đang tiếp xúc với một gia đình
hạnh phúc, cha mẹ đã đến tuổi xế bóng về già mãn nguyện nhìn con cái trưởng thành.
Như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01649_3692_2003083.pdf