Tóm tắt Luận văn Tìm hiểu sự nghiệp giáo dục ở các tỉnh miền núi phía bắc trong mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954 - 1964)

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu

Chƣơng 1. Khái quát về giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc trƣớc năm1954

1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quá trình

xây dựng và phát triển giáo dục miền núi

1.1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

1.2. Khái quát về giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc trước năm 1954

1.2.1. Giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc dưới thời Pháp thuộc

1.2.2. Chủ trương của Đảng về xây dựng nền giáo dục Việt Nam, giáo dụcmiền núi

1.3. Giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc trong kháng chiến chống thực dânPháp

1.3.1. Giáo dục bình dân

1.3.2. Giáo dục phổ thông

Chương 2. Xây dựng và phát triển giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc trong

giai đoạn khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1954 - 1960)

552.1. Vài nét về kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc sau hòa bình lậplại

2.2. Chủ trương của Đảng về giáo dục nói chung và giáo dục miền núi nóiriêng

2.2.1. Đường lối, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ởmiền Bắc

2.2.2. Chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước đối với cáctỉnh miền núi

2.3. Những thành tựu bước đầu của ngành giáo dục các tỉnh miền núi phía

Bắc trong những năm khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1954 -1960)

2.3.1. Giáo dục bình dân

2.3.2. Giáo dục phổ thông

Chương 3. Phát triển giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc trong những năm thực hiện

kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961 - 1964)

3.1. Tình hình kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc sau giai đoạn

khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa

3.2. Đường lối xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, trong đó

có miền núi, vùng cao

3.2.1. Đường lối xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

3.2.2. Chủ trương phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước đối với miềnnúi

1403.3. Giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc trong những năm thực hiện kế

hoạch năm năm lần thứ nhất (1961 - 1964)

3.3.1. Giáo dục bình dân

3.3.2. Giáo dục phổ thông

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

pdf44 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tìm hiểu sự nghiệp giáo dục ở các tỉnh miền núi phía bắc trong mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954 - 1964), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịch sử. - Ngoài ra, chúng tôi còn khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu khác có liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: - Về cơ sở lý luận: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dựa trên cơ sở tƣ tƣởng và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối của Đảng để nghiên cứu, trong đó đặc biệt coi trọng đƣờng lối giáo dục và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta. - Về phương pháp: Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logíc. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, v.v 5. Đóng góp của luận văn Nghiên cứu thành công luận văn „„Tìm hiểu sự nghiệp giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1954 - 1964)”, chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc phục dựng bức tranh toàn cảnh về nền giáo dục ở miền Bắc trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội; Làm rõ hơn đƣờng lối, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc đối với đồng bào miền núi. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục các tỉnh miền núi, vùng cao hiện nay. Luận văn cũng cung cấp thêm tƣ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về lịch sử giáo dục, lịch sử địa phƣơng. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc bố cục gồm ba chƣơng: Chƣơng 1. Khái quát về giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc trƣớc năm 1954. Chƣơng 2. Xây dựng và phát triển giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn khôi phục kinh tế và cải tại xã hội chủ nghĩa (1954 - 1960). Chƣơng 3. Phát triển giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc trong những năm thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961 - 1964). CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC TRƯỚC NĂM 1954 1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển giáo dục miền núi 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, sáu tỉnh miền núi Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang có những đặc thù riêng, cả về điều kiện địa lý, tự nhiên cũng như về kinh tế - xã hội khác với các vùng khác của đất nước. Đặc điểm địa hình nổi bật của sáu tỉnh là đồi núi đƣợc cấu tạo từ đá phiến, đá cắt và đá biến chất. Ngoài ra còn có vùng đá vôi tập trung ở một số huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang); huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) và huyện Tràng Định (Lạng Sơn). Là các tỉnh miền núi nên phần lớn các tỉnh nằm ở độ cao từ hàng trăm mét trở lên so với mặt nƣớc biển. Địa hình của vùng thấp dần theo chiều từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Trong sáu tỉnh đó, có những tỉnh miền núi và những tỉnh trung du với những đặc điểm cũng khác nhau. Ở những tỉnh miền núi, nhƣ Cao Bằng, Hà Giang, v.v đại bộ phận diện tích tự nhiên là núi cao, rừng rậm, trong khi đó ở Thái Nguyên thì hầu hết là những vùng đồi trải rộng. Địa hình mỗi tỉnh lại chia ra làm hai vùng rõ rệt là vùng thấp và vùng cao. Vùng cao, địa hình hiểm trở, núi non trùng điệp, bốn bề là những dãy núi đá, khí hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn, dân cƣ sống phân tán. Vùng thấp, thiên nhiên ƣu đãi hơn so với vùng cao. Ở đây có những ruộng bậc thang, khí hậu bớt lạnh hơn, giao thông thuân tiện, cƣ dân sống tập trung, quây quần hơn. Hệ thống sông, suối ở đây cũng khá dày, có độ nông, sâu không đều, độ dốc lại lớn (do chảy theo độ nghiêng của địa hình) nên tạo thành nhiều ghềnh thác. Vào mùa mƣa, mƣa lớn từ đầu nguồn đổ về gây lũ rất nguy hiểm, ảnh hƣởng đến sản xuất, giao lƣu hàng hóa cũng nhƣ các hoạt động khác của nhân dân, trong đó có công tác giáo dục. Về mùa đông, do ít mƣa, các khe suối thƣờng khô hạn không có nƣớc, khiến nhiều vùng cao của các tỉnh miền núi, nhƣ huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) thƣờng xuyên thiếu nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt. Chế độ mƣa ở đây khá phong phú. Trung bình lƣợng mƣa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm. Độ ẩm bình quân hàng năm đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Về khí hậu. Đặc điểm nổi bật là khí hậu ở đây khá khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 21,60C đến 23,90C; biên độ nhiệt dao động trong năm khoảng 100C và trong ngày từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (thƣờng vào các tháng 6, 7). Mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối khoảng 2,20C (thƣờng vào tháng giêng của năm), thậm chí có năm nhiệt độ còn xuống đến không độ C. Khi rét đậm, sản xuất gặp nhiều khó khăn thì cũng là thời gian nghỉ đông của các trƣờng, trời ấm lên một chút học sinh có thể đi học tƣơng đối dễ dàng nhƣng lại là lúc nhân dân bận rộn sản xuất, vì thế ngƣời lớn ít thì giờ đi học, nhiều gia đình lại cho cả con nghỉ để sản xuất cho kịp thời vụ. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Đây là nơi sinh sống của hơn hai mƣơi dân tộc thiểu số với trình độ phát triển khác nhau, trong đó đông nhất là dân tộc Tày và dân tộc Nùng còn lại là các dân tộc nhƣ Dao, H„Mông, Cao Lan, Nhắng, Quần trắng, v.v... Dù tiếng nói, phong tục và tập quán khác nhau, trình độ phát triển xã hội chênh lệch nhau, nguồn gốc lịch sử có chỗ khác nhau nhƣng đồng bào các dân tộc đã chung sống từ lâu đời nên có tinh thần đoàn kết, thƣơng yêu lẫn nhau. Đồng bào có tinh thần yêu nƣớc và truyền thống cách mạng. Trong sản xuất, họ lao động cần cù, chịu khó. Trình độ kinh tế thấp, chủ yếu vẫn là tự cung tự cấp, công cụ sản xuất thô sơ, thậm chí ở vùng cao, hẻo lánh vẫn còn sống du canh, du cƣ, dựa vào thiên nhiên là chính. Cây trồng chủ yếu là ngô và lúa nƣơng còn các loại hoa màu khác thì hầu nhƣ không sản xuất vì thú rừng phá hoại, nắng hạn kéo dài. Ở vùng cao tình trạng sản xuất và đời sống của đồng bào còn khó khăn hơn. Do đặc điểm tự nhiên chủ yếu là núi đá, đất canh tác hầu nhƣ không có nên đồng bào vẫn sản xuất theo phƣơng pháp “thổ canh hốc đá” tức là cách trồng xen kẽ cây lƣơng thực ở núi đá. Không những thế, diện tích đất canh tác theo đầu ngƣời cũng rất ít. Ở vùng núi đá huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) có 6 xã, bình quân mỗi đầu ngƣời chỉ đƣợc trên một sào “thổ canh hốc đá”. Sản xuất kém phát triển nên hàng năm, đồng bào thiếu ăn thƣờng xuyên, nhất là những hộ ở vùng cao, có gia đình thiếu ăn tới sáu, bảy tháng trong một năm. Sự phân bố dân cƣ quá thƣa, cƣ trú phân tán cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác xây dựng và phát triển giáo dục. Theo ƣớc tính, mật độ dân số của các tỉnh miền núi rất thấp. Ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang) khoảng 19 ngƣời trên một kilômét vuông. Một vài huyện khác, nhƣ huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) còn thấp hơn, chỉ có 7 ngƣời trên một kilômét vuông. Các gia đình sống không tập trung, nhà này cách nhà kia thƣờng phổ biến là 3, 4 kilômét. Từ làng, bản đến trung tâm huyện, xã cũng rất xa, phổ biến từ 10 đến 12 kilômét, có nơi nhƣ xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) cách đến 30 kilômét. Từ xã lên đến huyện cũng rất xa, có nơi nhƣ huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng; huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang và huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang xa đến 50, 60 kilômét. Trong khi đó, đƣờng giao thông từ huyện đến xã rất khó khăn, chủ yếu là đƣờng đất, đi bộ. Gắn liền với sự lạc hậu về kinh tế là tình trạng lạc hậu về văn hóa. Bên cạnh sự bần cùng là nạn thất học trầm trọng. Tính đến năm 1945, có đến 95% dân số các dân tộc miền núi bị mù chữ. Không những thế, đồng bào còn bị bó buộc bởi các phong tục tập quán lạc hậu và các tệ nạn xã hội khác. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và xã hội trên đây gây rất nhiều khó khăn cho công tác xây dựng và phát triển giáo dục ở các tỉnh miền núi. Trình độ kinh tế và dân trí thấp, sản xuất gặp nhiều khó khăn do thời tiết, khí hậu, đời sống của đồng bào còn rất thấp nên khó có điều kiện cho con em đi học. Hơn nữa, trẻ em từ khi mới lớn lên đã phải tham gia lao động nƣơng rẫy cùng với cha mẹ để đảm bảo cho gia đình có lƣơng thực, thực phẩm. Nếu để trẻ em đi học chữ thì không những gia đình phải mất một khoản kinh phí nào đó cho việc học tập mà mất đi một lao động có khả năng sản xuất ra của cải vật chất. Mật độ dân cƣ quá thấp, đồng bào sống phân tán, không tập trung trong một địa bàn nhất định nên việc xây dựng trƣờng, lớp cũng nhƣ đội ngũ giáo viên đòi hỏi nhiều hơn các vùng đông dân cƣ. Về phía chính quyền, sự phân bố dân cƣ không tập trung nhƣ vậy sẽ khiến cho việc quản lý, hƣớng dẫn công tác giáo dục khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn, v.v 1.2. Khái quát về giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc trước năm 1954 1.2.1. Giáo dục các tỉnh miền núi phía Bắc dưới thời Pháp thuộc Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và tiến hành cai trị nước ta. Mục đích của chúng là nô dịch nhân dân Việt Nam, biến đất nước ta thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa để bóc lột và đầu tư, sản sinh lợi nhuận nhanh chóng, phục vụ cho thế lực tư bản tài chính đang thống trị nước Pháp. Để đạt được mục đích trên, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp khai thác, bóc lột kinh tế, Pháp tiến hành ngay các hoạt động giáo dục. Theo thực dân Pháp, muốn đô hộ một dân tộc, nhất là một dân tộc đã có một nền văn hóa lâu đời thì phải chọn giáo dục để làm công cụ chinh phục. Những văn bản dưới đây sẽ nói rõ mục đích của thực dân Pháp khi mở trường, lớp, xây dựng giáo dục ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam: Năm 1906, trong Báo cáo của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương, đọc tại Hội nghị thuộc địa (Paris) ghi rõ: "Giáo dục là một công cụ chắc chắn và mạnh nhất trong tay người đi chinh phục (...). Chúng ta (tức người Pháp - TG) phải làm cho họ (tức là người bản xứ Đông Dương - TG) tiêm nhiễm tư tưởng của chúng ta, dạy cho họ biết tiếng nói của chúng ta và, do đó, phải bắt đầu làm việc này từ nhà trường, trước hết là cho trẻ em" [84, tr. 10]. Ngày 18 - 4 - 1912, trong Báo cáo của Pêran, Giám đốc Học chính Bắc kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương cũng nói rõ mục đích việc tổ chức giáo dục ở thuộc địa là nhằm: "Đào tạo những công chức bản xứ hạ đẳng, những giáo viên sơ cấp, những thông ngôn và thư ký để làm cho bộ máy cai trị, cho các nhà buôn” [84, tr. 10]. Ngày 10 - 10 - 1920, Toàn quyền Anbe Xarô viết trong một văn bản có đoạn như sau: "Phát triển giáo dục phải nhằm nhiệm vụ đào tạo những công chức bản xứ mà công quỹ thuộc địa phải đài thọ nhẹ hơn” [84, tr. 10 - 11]. Chủ trương trên thể hiện chính sách ngu dân triệt để của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Chính quyền thực dân hạn chế phát triển giáo dục, thu hẹp việc mở trường lớp đến mức tối thiểu và kiểm soát gắt gao; ra sức ngăn chặn sự ảnh hưởng của tất cả các loại tư tưởng tiến bộ trên thế giới thâm nhập vào Việt Nam bằng bất cứ con đường nào. Chúng cấm tất cả các loại sách báo tiến bộ, dù là theo chiều hướng tư sản, thâm nhập vào Việt Nam. Không những chỉ có các tác phẩm nói về chủ nghĩa Mác - Lênin nói về Liên Xô, v.v bị cấm mà ngay cả những tác phẩm chống chủ nghĩa phát xít, thậm chí một số tác phẩm của các nhà tư tưởng tư sản Pháp thế kỷ XVII, XVIII cũng bị cấm phát hành. Thực dân Pháp cấm cả việc cho học sinh ra nước ngoài du học, ngay cả sang chính nước Pháp, vì theo chúng "con đường sang nước Pháp là con đường chống nước Pháp" [54, tr. 17]. Cùng với việc hạn chế mở rộng trường, lớp, cấm học sinh du học, thực dân Pháp còn áp dụng trong các trường học một chương trình giảng dạy, tài liệu giáo khoa có nhiều tính chất nô dịch và phản động: Trong chương trình học, phần văn, sử, địa về nước Pháp và Liên hiệp Pháp chiếm ưu thế. Phần quốc văn thì đề cao những nhân vật làm tay sai cho Pháp và chính quyền thuộc địa. Về khoa học tự nhiên, Pháp đưa các nội dung học thoát ly thực tế Việt Nam, làm cho học sinh phục và sợ đế quốc, mất tự tin dân tộc. Nội dung và mục đích của chương trình học là đánh lạc hướng thanh niên, chia rẽ dân tộc, làm cho thanh niên lẫn lộn bạn, thù, đưa họ vào con đường làm tay sai cho đế quốc, phong kiến, phản lại đồng bào. Nội dung giáo dục mà thực dân Pháp áp đặt lên đất nước ta, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét là: “Trường học lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên An Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm. Ngoài mục đích giáo dục để đào tạo tùy phái, thông ngôn và viên chức nhỏ đủ số cần thiết phục vụ cho bọn xâm lược - người ta đã gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa, vì một nền giáo dục như vậy chỉ làm hư hỏng mất tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng “trung thực” giả dối, chỉ dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình. Nền giáo dục ấy dạy cho thanh thiếu niên khinh rẻ nguồn gốc dòng giống mình. Nó làm cho thanh thiếu niên trở nên ngu ngốc” [56, tr. 399]. Cũng giống như cả nước, ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, Pháp cũng thực hiện chính sách ngu dân nhằm làm cho người dân tộc thiểu số càng ngày cang hèn kém để đời đời làm tôi mọi chúng; làm mất tinh thần dân tộc, đánh lạc lòng yêu nước, yêu Tổ quốc của đồng bào và triệt để thi hành chính sách chia để trị. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn tuyên truyền chủ nghĩa vị chủng hẹp hòi, đẩy các dân tộc sống thành những nhóm riêng biệt lẻ loi để chia rẽ và làm suy yếu lực lượng cách mạng Việt Nam. Chúng tìm cách gieo vào đầu người dân thiểu số cái ý niệm coi người Kinh là những người xâm lăng, tàn bạo. Thực dân Pháp cấm đồng bào không được lấy vợ, lấy chồng người Kinh. Chúng còn gây mâu thuẫn giữa các dân tộc thiểu số với nhau. Đồng thời, chúng củng cố chế độ phong kiến ở vùng cao, bảo tồn những mê tín, hủ tục để giam giữ họ trong vòng lạc hậu, tạo cho chúng dễ dàng đè nén, bóc lột. Chúng cho mở những sòng bạc công khai ở Việt Bắc để gây sự bại hoại trong tâm linh và đời sống của người dân tộc thiểu số sống ở đây. Mặc dù vậy, để phục vụ cho bộ máy cai trị ở miền núi, dù vẫn biết cung cấp một nền học vấn cho người dân thuộc địa là một điều nguy hại, thực dân Pháp vẫn phải mở trường, lớp, đào tạo thông ngôn, thậm chí còn mở rất sớm. Ngay từ năm 1889, thực dân Pháp đã tổ chức ở Cao Bằng, Lạng Sơn mỗi tỉnh một trƣờng Pháp - Việt. Ở Hà Giang cũng có 1 trƣờng với 2 thầy giáo và 10 học sinh, có 1 trƣờng chữ Hán với 8 học sinh [3, tr. 25]. Những trƣờng học này là do sáng kiến của những sĩ quan chỉ huy các đạo quan binh Bắc kỳ. Mục đích của các trƣờng này là: “Truyền bá tiếng nói là chữ viết của Pháp (kể cả chữ quốc ngữ”) cho ngƣời Thổ để trong một thời gian không dài lắm họ có thể theo học đƣợc những trƣờng miền xuôi” [4, tr. 118]. Gọi là trường nhưng đây chỉ là những lớp học độ dăm ba người chủ yếu học tiếng Pháp và tiếng Việt để làm phiên dịch cho các làng bản có quân Pháp đóng. Những trường này đều do sĩ quan, hạ sĩ quan trong quân đội Pháp giảng dạy cùng với sự giúp sức của thông ngôn người Việt và người Tày. Chương trình học gồm chữ Pháp, chữ Quốc ngữ, bốn phép tính và sơ lược về thường thức, vệ sinh, v.v Bên cạnh việc dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, chữ Hán vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhân dân, vì nhân dân vẫn tự tổ chức một số trường học chữ Hán. Về trình độ học sinh, thông thƣờng lớp một chỉ mới học đọc, học viết chữ Quốc ngữ và chữ Pháp; Lớp hai đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ, còn chữ Pháp bắt đầu tập viết chính tả và làm bốn phép tính; Lớp ba tiếng Pháp học ngữ pháp, tập đặt câu ngắn và dễ, tóan học đến quy tắc tam suất thuận, nghịch. Về chƣơng trình, nhìn chung là mô phỏng theo sách giáo khoa các truờng hàng xã, hàng tổng Nam Kỳ có giản lƣợc đi cho phù hợp với trình độ học sinh miền núi. Về phƣơng pháp dạy học. Mặc dù còn sơ khai nhƣng dƣới thời thuộc Pháp đã bắt đầu áp dụng phƣơng pháp dạy học ở trƣờng, kể cả các trƣờng chữ Hán (không phải nhƣ các thầy đồ dạy học ở nhà); mỗi tuần học 5 ngày, sáng thứ 5 đi dạo hoặc thăm các di tích lịch sử, thắng cảnh trong vùng, chủ nhật đƣợc nghỉ. Từ năm 1900 đến 1926, Pháp tiến hành hai lần cải cách giáo dục (lần 1 năm 1906, lần 2 năm 1917) nhƣng hai sự kiện này không tác động mấy đến giáo dục miền núi, vùng dân thiểu số. Chỉ đến năm 1927, sau những sửa đổi của toàn quyền Merlin, thì giáo dục ở miền núi mới có những chuyển biến rõ rệt. Cụ thể, Nha Học chính Đông Pháp đã đề ra phƣơng châm là cố gắng cho mỗi dân tộc đều học bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế thì chủ trƣơng đó không thực hiện đƣợc, vì miền núi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với phong tục, ngôn ngữ và tập tục khác nhau nên Nha học chính Đông Pháp phải điều chỉnh lại theo nguyên tắc chung là: lấy ngôn ngữ của dân tộc đông nhất làm ngôn ngữ chính cho một vùng, còn nếu ngôn ngữ quá phân tán thì dùng tiếng Việt hoặc tiếng Pháp. Đến những năm 1930, ở các tỉnh miền núi số học sinh như sau: Bắc Kạn 1.251 người; Cao Bằng: 3.318 học sinh; Hà Giang: 147; Lạng Sơn: 295; Tuyên Quang 537 và tỉnh Thái Nguyên: 1.293 người [4, tr. 124]. Tổng cộng là 6.841 học sinh. Năm học 1939 - 1940, năm giáo dục dưới chế độ thực dân phát triển nhất, thì cả miền núi phía Bắc chỉ có khoảng 9.972 học sinh tiểu học [120]. Trong các tỉnh miền núi phía Bắc, giáo dục ở Lạng Sơn có điều kiện phát triển hơn cả, bởi lẽ, Lạng Sơn có địa hình tƣơng đối thấp, cƣ dân sống tập trung hơn. Theo thống kê, trong năm học 1925 - 1926, huyện Thất Khê của tỉnh đã có tới 6 trƣờng (đặt tại các xã Bản Piêng, Minh Đạo, Bản Né, Bản Trại, Bản A và Chi Ma), huyện Bắc Sơn có 5 trƣờng; ngoài ra các huyện Điềm He, Châu Ôn và các huyện khác đều có ít nhất mỗi huyện 1 trƣờng [4, tr. 125]. Đặc biệt đến năm 1930, Lạng Sơn đã tổ chức đƣợc một trƣờng Cao đẳng tiểu học (tƣơng đƣơng trƣờng cấp II) gồm 3 lớp (đệ nhất, đệ nhị và đệ tam niên) với 66 học sinh ngƣời Kinh, Tày, Nùng. Chƣơng trình học của trƣờng giống nhƣ các lớp cao đẳng ở miền xuôi. Có thể nói đây là trƣờng cao đẳng tiểu học duy nhất cho các tỉnh biên giới Bắc kỳ trong thời thuộc Pháp. Để tạo điều kiện cho học sinh ngƣời dân tộc thiểu số vùng cao, xa trƣờng, lớp đi học, mô hình trƣờng, lớp nội trú cho học sinh cũng bắt đầu đƣợc xây dựng. Mặc dù việc xây dựng trƣờng, lớp nội trú gặp không ít khó khăn, do học sinh chƣa quen sống xa gia đình, mỗi dân tộc lại có ngôn ngữ, sinh hoạt, tập quán, phong tục khác nhau nhƣng sau một thời gian tiến hành, đến năm 1930, số trƣờng nội trú ở các tỉnh nhƣ sau: Cao Bằng có 2 trƣờng ở huyện Quảng Uyên và Nguyên Bình với 77 học sinh ngƣời Tày và ngƣời Nùng; Bắc Kạn có 1 trƣờng ở ngay tỉnh với 41 học sinh; Thái Nguyên có 1 trƣờng ở Chợ Chu với 72 học sinh ngƣời Tày [4, tr. 124]. Việc đào tạo giáo viên cho miền núi cũng đƣợc tiến hành song song với những công tác khác. Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Hà Nội đã tổ chức một Ban Sƣ phạm miền núi để đào tạo và cung cấp giáo viên cho các tỉnh miền núi biên giới Bắc kỳ. Ngoài ra, thực dân Pháp còn tuyển dụng những ngƣời địa phƣơng có trình độ cao dạy cho các lớp thấp hơn, nhƣ ngƣời tốt nghiệp tiểu học Pháp - Việt dạy cho các lớp sơ học. Đến kỳ nghỉ hè các giáo viên sơ học đƣợc về tỉnh lỵ để bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm và kiến thức chuyên môn. Mặc dù vậy, số giáo viên đƣợc đào tạo bằng hai hình thức trên cũng rất hạn chế, chỉ đáp ứng đƣợc nửa nhu cầu thực tế. Về công tác biên soạn sách giáo khoa. Năm 1930, Nha Học chính cho dịch cuốn sách Tập đọc lớp đồng ấu ra hai thứ tiếng Tày - Pháp và giữ nguyên phần tiếng Việt để làm sách giáo khoa trong các trƣờng sơ học, còn các môn khác thì phải học chung với chƣơng trình miền xuôi. Đến những năm 1933 - 1935, Nha Học chính biên soạn thêm một số cuốn sách giáo khoa sơ học Pháp - Việt, một số cuốn sách bằng chữ Tày về các môn tiếng Tày, Luận lý, Cách trí, Vệ sinh, v.v [4, tr. 125]. Song, công tác biên soạn sách giáo khoa riêng cho miền núi cũng chỉ dừng lại ở bậc sơ học, còn các lớp trên học sinh vẫn phải học theo chƣơng trình chung với miền xuôi. Tóm lại, do xuất phát từ mục đích đào tạo những người bản xứ phục vụ cho bộ máy cai trị, đồng hóa nhân dân Việt Nam, biến họ thành kẻ phục tùng sự thống trị của Pháp và truyền bá tư tưởng nô dịch trong nhân dân nên sau tám mươi năm đô hộ, thực dân Pháp để lại một nền giáo dục thấp kém. Theo thống kê, dưới thời thuộc Pháp, có tới 95% người dân tộc thiểu số ở miền núi bị mù chữ, ở những nơi vùng cao con số đó còn lên tới 100%. Đây là di hại nặng nề mà thực dân Pháp để lại cho dân tộc ta, ảnh hƣởng rất lớn đến công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng sau này. Do vậy, ngay khi bƣớc vào giai đoạn xây dựng chính quyền cách mạng, nhiệm vụ chống giặc dốt đã trở thành một trong ba nhiệm vụ quan trọng của Nhà nƣớc Việt Nam lúc đó. 1.2.2. Chủ trương của Đảng về xây dựng nền giáo dục Việt Nam, giáo dục miền núi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã phá tan xiềng xích của chế độ thực dân gần một trăm năm cùng với chế độ phong kiến hàng nghìn năm và khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Toàn dân Việt Nam phấn khởi bƣớc vào kỷ nguyên mới của đất nƣớc: kỷ nguyên Độc lập và Tự do. Đó chính là điều kiện cơ bản để Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta xây dựng lại đất nƣớc về mọi mặt, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, khi tiến hành xây dựng nền giáo dục mới, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất là đại bộ phận nhân dân không biết chữ; nền kinh tế lạc hậu, nhân dân vẫn còn bị đói và khó khăn nữa là nạn ngoại xâm đang đe dọa nền độc lập, tự do mà nhân dân ta mới giành đƣợc trong Cách mạng Tháng Tám. Trong hoàn cảnh khó khăn nhƣ vậy, để bảo vệ, giữ vững chính quyền cách mạng, Đảng và Nhà nƣớc do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đã đề ra chủ trƣơng đầu tiên nhằm giải quyết những nhiệm vụ cấp bách của đất nƣớc. Ngƣời nói: “Nhiệm vụ cần kíp của ta lúc này là phải củng cố chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lƣợc, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Phải tập trung lực lƣợng của dân tộc để chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” [30, tr. 28]. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời hiểu hơn ai hết sự nguy hại của việc không biết chữ. Ngƣời chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Sự dốt nát là một loại giặc nội xâm, ảnh hƣởng đến công cuộc kiến thiết nƣớc nhà: “Quốc dân Việt Nam! Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu nƣớc mạnh, mọi ngƣời Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nƣớc nhà và trƣớc hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” [57, tr. 36]. Trong Lời kêu gọi Chống nạn thất học, Ngƣời cũng đã chỉ rõ tình trạng gần nhƣ hoàn toàn mù chữ của nhân dân Việt Nam, coi đó là trở lực lớn đối với sự tiến bộ và giàu mạnh của đất nƣớc sau này. Vì thế, Ngƣời khẳng định: “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí” [57, tr. 36]. Trong lúc một số lực lƣợng nƣớc ngoài đang có âm mƣu chống lại nền độc lập của dân tộc Việt Nam thì nhiệm vụ chống nạn thất học có vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, nếu biết đọc biết viết, nhân dân sẽ hiểu biết về bản chất của chế độ mới, hiểu biết quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, nhất là việc bỏ phiếu bầu Quốc hội đầu tiên của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sắp tới, từ đó động viên lòng yêu nƣớc, hun đúc ý chí xây dựng và bảo vệ chế độ mới. Chính vì vậy, trong những ngày đầu tiên giành đƣợc chính quyền cách mạng, mặc dù phải đối mặt với bộn bề khó khăn về mọi mặt nhƣng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vẫn quyết định: “Trong thời hạn ngắn sẽ cử hành lệnh bắt buộc học chữ Quốc ngữ để chống nạn mù chữ đến triệt để. Vấn đề vô cùng quan trọng ấy, chúng ta chẳng chờ đến lúc sự sinh hoạt trở nên bình thƣờng mới giải quyết. Ngay trong hoàn cảnh eo hẹp này, chúng ta cũng quả quyết tiến hành”. Để nhanh chóng xóa bỏ tình trạng mù chữ, chỉ trong một ngày 8 - 9 - 1945, thay mặt Nhà nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành ba sắc lệnh quan trọng về công tác bình dân học vụ. Đó là: - Sắc lệnh số 17/SL “Đặt ra một bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam” chuyên lo việc học cho nhân dân. - Sắc lệnh số 19/SL “Trong toàn cõi Việt Nam sẽ thiết lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối” và quy định hạn trong 6 tháng, làng nào, thị trấn nào cũng phải có ít nhất cho 30 người theo học. - Sắc lệnh số 20/SL chỉ rõ “Trong khi chờ đợi lập được nền tiểu học cưỡng bách, việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền cho mọi người. Hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam trên 8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. Cũng trong ngày 8 - 9 - 1945, Người phát động chiến dịch diệt dốt đầu tiên trên toàn quốc. Chiến dịch kéo dài trong một năm, từ ngày 8 - 9 - 1945 đến ngày 8 - 9 - 1946. Đặc biệt, đến tháng 10 năm 1946, một chương trình dự thảo hệ thống giáo dục bình dân đã được xây dựng. Theo đó,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01657_8465_2003039.pdf
Tài liệu liên quan