Tóm tắt Luận văn Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của liên đoàn lao động tỉnh, thành phố (qua khảo sát tại liên đoàn lao động thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận)

Phần mở đầu 3

Chương 1. Khái quát về Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố

và tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 11

1.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động và hệ thống tổ

chức các cấp của Công đoàn Việt Nam 11

1.1.1 Vị trí của Công đoàn Việt Nam 11

1.1.2 Chức năng của Công đoàn Việt Nam 14

1.1.3 Nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam 16

1.1.4 Đặc điểm hoạt động của Công đoàn Việt Nam 20

1.1.5 Hệ thống tổ chức các cấp của Công đoàn Việt Nam 21

1.2 Tổ chức và hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 27

1.2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 27

1.2.2 Đặc điểm hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 29

1.2.3 Hệ thống tổ chức các cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 34

1.3 Tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 40

2.1.1 Nội dung, thành phần tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố40

2.1.2 Ý nghĩa tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 43

Tiểu kết chương 1 50

Chương 2. Thực trạng tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ tại các

Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố51

2.1 Nhận thức và sự chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức khoa học

tài liệu lưu trữ tại các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố51

2.1.1 Những ưu điểm về nhận thức và sự chỉ đạo của lãnh đạo 51

2.1.2 Những hạn chế về nhận thức và sự chỉ đạo của lãnh đạo 56

2.2 Thực hiện các nghiệp vụ tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ tại

Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố64

Tiểu kết chương 2 73

Chương 3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ

chức khoa học tài liệu của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 743.1 Các đề xuất về mặt chỉ đạo và điều hành 74

3.2 Các đề xuất về nghiệp vụ lưu trữ 90

3.2.1 Phân loại tài liệu 90

3.2.2 Xác định giá trị và bổ sung tài liệu vào lưu trữ 103

3.2.3 Xây dựng công cụ tra cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thôngtin 115

Tiểu kết chương 3 121

Phần kết luận 122

Tài liệu tham khảo 124

Phần phụ lục 129

pdf19 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của liên đoàn lao động tỉnh, thành phố (qua khảo sát tại liên đoàn lao động thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- HỒ ANH TÚ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU LƯU TRỮ CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ (QUA KHẢO SÁT TẠI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG HÀ NỘI - 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- HỒ ANH TÚ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU LƯU TRỮ CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ (QUA KHẢO SÁT TẠI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN) Chuyên ngành: Lưu trữ Mã số: 60 32 24 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐÀO XUÂN CHÚC HÀ NỘI - 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- HỒ ANH TÚ TỔ CHỨC KHOA HỌC TÀI LIỆU LƯU TRỮ CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ (QUA KHẢO SÁT TẠI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG (TÓM TẮT) NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐÀO XUÂN CHÚC HÀ NỘI - 2008 MỤC LỤC Trang Phần mở đầu 3 Chương 1. Khái quát về Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 11 1.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động và hệ thống tổ chức các cấp của Công đoàn Việt Nam 11 1.1.1 Vị trí của Công đoàn Việt Nam 11 1.1.2 Chức năng của Công đoàn Việt Nam 14 1.1.3 Nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam 16 1.1.4 Đặc điểm hoạt động của Công đoàn Việt Nam 20 1.1.5 Hệ thống tổ chức các cấp của Công đoàn Việt Nam 21 1.2 Tổ chức và hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 27 1.2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 27 1.2.2 Đặc điểm hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 29 1.2.3 Hệ thống tổ chức các cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 34 1.3 Tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 40 2.1.1 Nội dung, thành phần tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 40 2.1.2 Ý nghĩa tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 43 Tiểu kết chương 1 50 Chương 2. Thực trạng tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ tại các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 51 2.1 Nhận thức và sự chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ tại các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 51 2.1.1 Những ưu điểm về nhận thức và sự chỉ đạo của lãnh đạo 51 2.1.2 Những hạn chế về nhận thức và sự chỉ đạo của lãnh đạo 56 2.2 Thực hiện các nghiệp vụ tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ tại Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 64 Tiểu kết chương 2 73 Chương 3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức khoa học tài liệu của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 74 3.1 Các đề xuất về mặt chỉ đạo và điều hành 74 3.2 Các đề xuất về nghiệp vụ lưu trữ 90 3.2.1 Phân loại tài liệu 90 3.2.2 Xác định giá trị và bổ sung tài liệu vào lưu trữ 103 3.2.3 Xây dựng công cụ tra cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin 115 Tiểu kết chương 3 121 Phần kết luận 122 Tài liệu tham khảo 124 Phần phụ lục 129 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa, đóng góp của đề tài: Theo Luật Công đoàn năm 1990, "Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động" 21;239. Với vị trí như trên, hoạt động của Công đoàn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của phong trào công nhân nói riêng và lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố là tổ chức đại diện cho giai cấp công nhân và người lao động của một tỉnh, thành phố. Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội là tổ chức đại diện cho giai cấp công nhân và người lao động Thủ đô. Trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam, Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội nói riêng và Liên đoàn Lao động các Tỉnh, Thành phố nói chung đóng một vai trò quan trọng, làm nòng cốt trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chỉ đạo từ cơ quan Công đoàn cấp Trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến các công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở. Hoạt động của Liên đoàn Lao động các Tỉnh, Thành phố phản ánh khái quát, toàn diện và cụ thể nhất hoạt động của hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam. Trong suốt quá trình từ khi thành lập và hoạt động cho đến nay, Liên đoàn Lao động các Tỉnh, Thành phố đã sản sinh ra một khối lượng tài liệu đa dạng về thành phần, phong phú về nội dung. Khối tài liệu này cần được tổ chức khoa học để phục vụ hoạt động quản lý, lãnh đạo của Ban Thường vụ, Ban chấp hành Công đoàn tỉnh, thành phố và phục vụ nhu cầu nghiên cứu lịch sử của tổ chức công đoàn. Nghiên cứu về tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động các Tỉnh, Thành phố nhằm mục đích là: Thông qua việc tìm hiểu về khối lượng, thành phần, nội dung, tình trạng vật lý của những tài liệu hiện đang được bảo quản tại kho lưu trữ Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội và bộ phận lưu trữ Liên đoàn Lao động các Tỉnh, Thành phố, người nghiên cứu đưa ra những đề xuất về các biện pháp quản lý và nghiệp vụ để tổ chức tốt khối tài liệu này, nâng cao hiệu quả công tác khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ hoạt động của cơ quan. Đóng góp của đề tài thể hiện ở việc bổ sung vào lý luận về tổ chức khoa học tài liệu của một loại hình tổ chức chính trị - xã hội, đó là tài liệu của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; cụ thể là đề tài sẽ giải quyết được những hạn chế trong việc tổ chức tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội nói riêng và Liên đoàn Lao động các Tỉnh, Thành phố nói chung, góp phần giúp cơ quan tổ chức tốt tài liệu của mình, phục vụ đắc lực cho công tác khai thác, sử dụng theo yêu cầu của hoạt động quản lý, biên soạn lịch sử cơ quan. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của đề tài, các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động của cơ quan mình, bổ sung kinh nghiệm và nâng cao chất lượng công tác lưu trữ của cơ quan. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài hướng đến hai mục tiêu sau: - Phân tích, đánh giá, khái quát tình hình tài liệu và thực trạng công tác lưu trữ, việc thực hiện các nghiệp vụ về tổ chức khoa học tài liệu của Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận; - Đề xuất các biện pháp cụ thể và khả thi nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức khoa học khối tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố, nhằm tối ưu hóa thành phần tài liệu Phông lưu trữ của các cơ quan trên, trong đó tập trung vào những vấn đề cụ thể về nghiệp vụ tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ: + Phân loại tài liệu + Xác định giá trị tài liệu (tập trung vào xây dựng công cụ xác định giá trị là bảng thời hạn bảo quản tài liệu) và bổ sung tài liệu vào lưu trữ + Xây dựng các công cụ tra cứu khoa học truyền thống, phù hợp với đặc điểm của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố + Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phục vụ tra tìm tài liệu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những biện pháp nghiệp vụ tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ được áp dụng đối với tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận, trong đó chú ý đến những biện pháp riêng đối với Hà Nội. Các nghiệp vụ cụ thể là: phân loại tài liệu, xác định giá trị tài liệu, hệ thống hóa tài liệu, xây dựng các công cụ tra cứu khoa học tài liệu. Bên cạnh đó, đề tài có đề cập đến việc các biện pháp về bổ sung tài liệu vào lưu trữ để nhằm tối ưu hóa hiệu quả của tổ chức khoa học tài liệu. Về phạm vi nghiên cứu, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, đề tài tập trung vào những tài liệu lưu trữ hiện có trong kho lưu trữ Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội và hiện có tại kho hoặc bộ phận lưu trữ của Liên đoàn Lao động các Tỉnh, Thành phố lân cận, đồng thời thông qua khảo sát và nghiên cứu việc chỉnh lý tài liệu, đề tài đã xem xét đến những tài liệu có khả năng bổ sung định kỳ vào Phông lưu trữ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố từ các phòng, ban, đơn vị thuộc cơ quan. Tài liệu được nói đến trong Luận văn này được hiểu là tài liệu lưu trữ hành chính. Về thời gian, đề tài khảo sát, đánh giá tình hình tài liệu và thực trạng công tác lưu trữ tại các cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố ở thời điểm nghiên cứu là thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, trong khi thu thập thông tin khảo sát, đề tài đã lưu ý những sự kiện đặc biệt, đặc điểm riêng của từng cơ quan, những mốc thời gian quan trọng trong lịch sử đơn vị hình thành phông mà có thể ảnh hưởng hoặc dẫn đến thực tế công tác lưu trữ hiện nay của cơ quan. Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian của đề tài: Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn, đề tài chỉ tập trung khảo sát tại lưu trữ cơ quan Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội và các Liên đoàn Lao động Tỉnh lân cận Hà Nội như: Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh và Hà Tây (cũ). Với trường hợp của Hà Tây, đề tài đã tiến hành khảo sát và đưa ra các thông tin khảo sát trong hai giai đoạn khi Hà Tây còn là đơn vị hành chính độc lập, và sau khi đã hợp nhất về Hà Nội (01/8/2008), có dành một mục riêng để đề xuất các biện pháp giải quyết về tài liệu lưu trữ sau khi hợp nhất. Với một số tỉnh, thông tin mà cán bộ các đơn vị cung cấp sau khi khảo sát không đầy đủ nên chúng tôi không sử dụng để minh họa cho các nhận định của mình. Cụm từ "Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố" được nói đến trong đề tài này được hiểu là "Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương". Đề tài đã nghiên cứu ở phạm vi các Liên đoàn Lao động tỉnh và thành phố, nhưng là thành phố thuộc Trung ương (Thành phố Hà Nội), hay nói cách khác là các Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, không nghiên cứu về các Liên đoàn Lao động Thành phố thuộc tỉnh vì các cơ quan này ở cấp thấp hơn Liên đoàn Lao động tỉnh trong tổ chức hệ thống công đoàn Việt Nam. Đề tài nghiên cứu các khâu nghiệp vụ thuộc về công tác tổ chức khoa học tài liệu và là những nghiệp vụ cơ bản, cụ thể nhất; các văn bản, quy định liên quan đến việc thực hiện các khâu nghiệp vụ tổ chức khoa học tài liệu được ban hành bởi các cơ quan Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và các cơ quan Đảng, Nhà nước cùng cấp. Tuy chưa nghiên cứu về tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; nhưng trong quá trình đề xuất các biện pháp tổ chức khoa học tài liệu, đề tài có hướng đến mục tiêu quan trọng nhất của công tác này là phục vụ cho nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ của các đối tượng khác nhau trong và ngoài hệ thống tổ chức công đoàn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đi sâu nghiên cứu những vấn đề: - Giới thiệu những điểm cơ bản về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm và cơ cấu tổ chức của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trong hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam, vị trí và đặc điểm riêng của Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội. - Khảo sát, thống kê khối lượng, thành phần, nội dung cơ bản và ý nghĩa của khối tài liệu lưu trữ đang được bảo quản tại kho lưu trữ của Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội và có sự so sánh với các tỉnh, thành phố lân cận. - Tìm hiểu những quy định của Đảng, Nhà nước, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và cơ quan Đảng, Nhà nước cùng cấp liên quan đến việc thực hiện các khâu nghiệp vụ tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ nói chung và điểm riêng biệt trong hệ thống Công đoàn. - Mô tả và đưa ra nhận xét về thực trạng việc tổ chức khoa học khối tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận- khái quát những ưu điểm và hạn chế. - Đề xuất các biện pháp khả thi nhằm giúp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tỉnh, thành ủy trong việc thực hiện chức năng quản lý công tác lưu trữ của các Liên đoàn Lao động cấp tỉnh; đề xuất riêng về mặt nghiệp vụ đối với Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội và các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức khoa học tài liệu, các biện pháp nhằm tối ưu hóa thành phần tài liệu thuộc Phông lưu trữ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Vấn đề tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của một cơ quan đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Đề tài này đã có sự kế thừa những công trình trên nhưng chỉ kế thừa về mặt phương pháp nghiên cứu, về cách thức tiếp cận, khảo sát và xây dựng kết cấu nội dung luận văn. Ví dụ, Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Công Trọng về "Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của Trung tâm Công nghệ thông tin - Lưu trữ Tỉnh Vĩnh Phúc" (ký hiệu LA 158); Luận văn thạc sỹ của Đỗ Thị Huấn về "Tổ chức khoa học tài liệu của Ban Kinh tế Trung ương" (ký hiệu LA 01) – Tư liệu khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng. Một số báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã đề cập sơ lược về tình hình lập hồ sơ hiện hành tài liệu của cơ quan Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội, nhưng chỉ nhận xét về tài liệu văn kiện ở văn thư mà chưa nghiên cứu tài liệu đưa vào lưu trữ cơ quan. Các đề tài nghiên cứu của cán bộ cơ quan Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội chỉ tiếp cận tài liệu lưu trữ theo hướng khai thác, sử dụng tài liệu như một loại tư liệu để nghiên cứu lịch sử của tổ chức công đoàn Thủ đô, nghiên cứu về cổ phần hóa các doanh nghiệp công đoàn, nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của các cấp công đoàn cơ sở v.v...; nội dung cơ bản không có liên quan đến tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố. Với tài liệu của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ các khâu nghiệp vụ tổ chức khoa học, cũng như chưa khảo sát cụ thể, khái quát thực trạng và đưa ra giải pháp thực hiện các khâu nghiệp vụ đó. 6. Các nguồn tài liệu tham khảo: Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tham khảo các nguồn sau: - Sách, giáo trình chuyên môn về lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ. - Những quy định của Nhà nước, của cơ quan Đảng, đặc biệt của tổ chức Công đoàn về đối tượng nghiên cứu. - Những công trình nghiên cứu đã công bố (báo cáo khoa học, báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp, ...) về tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ, những đề tài nghiên cứu liên quan đến tổ chức Công đoàn Thủ đô. - Các báo, tạp chí chuyên ngành, website có liên quan đến nội dung nghiên cứu. 7. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tiếp cận tình hình, đánh giá và đưa ra các giải pháp theo nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc toàn diện và tổng hợp. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được thực hiện là khảo sát thực tế về tình hình tài liệu, về thực trạng áp dụng các khâu nghiệp vụ tổ chức khoa học tài liệu. Phương pháp so sánh được áp dụng khi nghiên cứu các quy định hiện hành về tổ chức khoa học tài liệu của cơ quan Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, đối chiếu với thực tế ở Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội; so sánh để rút ra điểm khác biệt trong việc thực hiện các khâu nghiệp vụ tổ chức khoa học tài liệu trong hệ thống Công đoàn so với các cơ quan khác. Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để căn cứ vào kết quả tổng hợp thực trạng tổ chức khoa học khối tài liệu, người nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này trong thực tế cơ quan. 8. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của đề tài như sau: Chương 1. Khái quát về Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố. 1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động và hệ thống tổ chức các cấp của Công đoàn Việt Nam 1.2. Tổ chức và hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 1.3. Tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố Chương 2. Thực trạng tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ tại các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 2.1. Nhận thức và sự chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ tại các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố 2.2. Thực hiện các nghiệp vụ tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ tại Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố Chương 3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức khoa học tài liệu của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố. 3.1. Các đề xuất về mặt chỉ đạo và điều hành 3.2. Các đề xuất về nghiệp vụ lưu trữ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Tài chính - Quản trị Trung ương (2005), Quyết định số 342- QĐ/BTCQTTW ngày 28/4/2005 ban hành Quy định về định mức nhân công và đơn giá khoán chỉnh lý ngoài giờ tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức Đảng, Tập lưu văn bản tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 2. Bộ Nội vụ (2007), Thông tư số 09/2007/TT-BNV ngày 26/11/2007 về hướng dẫn về kho lưu trữ chuyên dụng, Tập lưu văn bản tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 3. Bộ Nội vụ (2005), Thông tư số 46/2005/TT-BNV ngày 27/4/2005 về hướng dẫn quản lý tài liệu khi chia, tách, sáp nhập cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính và tổ chức lại, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp nhà nước, website của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước www.luutruvn.gov.vn 4. Bộ Tài chính (2000), Quyết định 218/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 về chế độ lưu trữ tài liệu kế toán, Tập lưu văn bản tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 5. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 37/2006/QĐ-BTC ngày 11/7/2006 về ban hành Bảng giá dịch vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ nền giấy tiếng Việt, Tập lưu văn bản tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 6. Chính phủ (2004), Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 về công tác văn thư, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Chính phủ (2004), Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm (1990), Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 9. Cục Lưu trữ Nhà nước (1999), Công tác văn thư lưu trữ (giáo trình lớp ngắn hạn), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Cục Lưu trữ xuất bản (1982), Những văn kiện chủ yếu của Đảng và Nhà nước về công tác công văn, giấy tờ và công tác lưu trữ, Hà Nội. 11. Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng (2008), Công văn số 169-CV/CLT ngày 02/4/2008 về ban hành 5 mẫu khung phân loại tài liệu các tổ chức chính trị- xã hội cấp tỉnh, Tập lưu văn bản tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 12. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (2004), Công văn số 283-VTLTNN- NVTW ngày 19/5/2004 về ban hành Bản hướng dẫn chỉnh lý tài liệu hành chính, website của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước www.luutruvn.gov.vn 13. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (2005), Công văn số 425/VTLTNN- NVTW ngày 18/7/2005 về hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến, website của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước www.luutruvn.gov.vn 14. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (2006), Công văn số 879/VTLTNN-NVĐP ngày 19/12/2006 về hướng dẫn tổ chức tiêu hủy tài liệu hết giá trị, Tập lưu văn bản tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 15. Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội (2006), Bộ Quy chế làm việc Cơ quan Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội, Tập lưu văn bản tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 16. Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội (2003), Lịch sử phong trào công nhân, viên chức, lao động và tổ chức công đoàn Hà Nội (sơ thảo) , NXB Lao động, Hà Nội. 17. Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 215/QĐ-LĐLĐ ngày 23/4/2008 về ban hành Chương trình công tác các ban năm 2008, Tập lưu văn bản tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 18. Lê Đình Quảng - Ban Pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2007), "Cần sớm sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn", Phụ trương Thị trường & Giao dịch - Báo Lao động Thủ đô, (số ra ngày 29/11/2007) 19. Quốc hội (2008), Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, Công báo Chính phủ số 365+366 ngày 25/6/2008, Tư liệu Kho lưu trữ Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 20. Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Hàm (1996), Văn bản và lưu trữ học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội 21. Vũ Đình Quyền, Vũ Thị Kim Bích (2007), Luật Lao động và nghiệp vụ công tác của cán bộ công đoàn thời hội nhập WTO, NXB Lao động, Hà Nội. 22. Thành ủy Hà Nội (2008), Quyết định số 2620-QĐ/TU ngày 09/5/2008 về ban hành Quy định công tác văn thư, lưu trữ của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, Tập lưu văn bản tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 23. Nguyễn Văn Thâm, Lưu Kiếm Thanh, Lê Xuân Lam, Bùi Xuân Lự (1999), Hướng dẫn Kỹ thuật nghiệp vụ hành chính , NXB Thống kê. 24. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 04/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 ban hành Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập lưu văn bản tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 25. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05/05/2008 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Công báo Chính phủ số 265+266 ngày 12/5/2008 , Tư liệu Kho lưu trữ Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 26. Anh Thy (2008), Những quy định pháp luật công đoàn và Đại hội công đoàn các cấp, NXB Lao động, Hà Nội. 27. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1988), Quyết định số 01/QĐ-TLĐ ngày 20/10/1988 về đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam và quy định tên gọi các cấp công đoàn, Tài liệu lưu trữ Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội (tờ số 01, hồ sơ số 121, hộp số 08) 28. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2005), Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác văn phòng công đoàn, Tài liệu lưu hành nội bộ, Tài liệu lưu tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 29. Trường đào tạo cán bộ công đoàn Hà Nội (2004), Tài liệu đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở, NXB Lao động, Hà Nội. 30. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2001), Các văn bản của Đảng và Nhà nước về Thủ đô Hà Nội, Tài liệu lưu hành nội bộ, Tài liệu lưu tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 31. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (1995), Chỉ thị số 18/CT-UB ngày 23/5/1995 về tăng cường công tác thu thập, chỉnh lý tài liệu lưu trữ, Tập lưu văn bản tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 32. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2007), Tài liệu tập huấn công tác văn thư - lưu trữ (lớp tập huấn cán bộ văn phòng ngày 16-18/8/2007), Tư liệu Kho lưu trữ Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 33. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh số 34/2001/PL-UBTVQH10 ngày 15/4/2001 về Lưu trữ Quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Văn phòng Thành ủy Hà Nội (2007), Công văn số 487-CV/VPTU ngày 18/9/2007 về gửi Kết luận số 01-KL/VPTW ngày 07/9/2007 Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác văn thư, lưu trữ Đảng và tổ chức chính trị - xã hội (2005-2007), Tập lưu văn bản tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 35. Văn phòng Thành ủy Hà Nội (2008), Hướng dẫn số 01-HD/VPTU ngày 01/8/2008 về công tác văn thư - lưu trữ của cơ quan Đảng, tổ chức chính trị- xã hội Thành phố sau khi hợp nhất, Tập lưu văn bản tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 36. Văn phòng Trung ương Đảng (2003), Công văn số 3072-CV/VPTW ngày 09/01/2003 về chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ của các tổ chức chính trị - xã hội, Tập lưu văn bản tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội 37. Văn phòng Trung ương Đảng (2005), Công văn số 6605- CV/VPTW ngày 25/01/2005 về chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ các tổ chức chính trị- xã hội, Tập lưu văn bản tại văn thư Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01460_8743_2008067.pdf
Tài liệu liên quan