BHXH tỉnh chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể có trách
nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH tổ chức tuyên truyền chính sách
pháp luật BHYT; tập trung vào các nội dung: Giao nhiệm vụ, chỉ tiêu
BHYT đến các cấp ủy, chính quyền địa phương; thông tin những
điểm mới, lợi ích của việc tham gia BHYT theo hộ gia đình, giá
khám chữa bệnh BHYT tăng.
- Đa dạng hóa các hình thức thông tin, truyền thông:
+ Thông tin, truyền thông trực tiếp đến các nhóm đối tượng
Tiếp tục phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp, các
đơn vị, bộ, ban, ngành có liên quan, các tổ chức đoàn thể,. để tăng
cường tổ chức các hình thức truyền thông trực tiếp như: hội thảo, hội
nghị, tập huấn, tọa đàm, đối thoại, tư vấn trực tiếp. đối với người sử
dụng lao động, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong
nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các nhóm đối tượng
tại cơ sở, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững trong mở rộng tỷ lệ
bao phủ BHYT và thúc đẩy đối tượng tham gia BHYT tự nguyện.
+ Thông tin, truyền thông gián tiếp
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tổ chức thực hiện luật BHYT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội và Hội đồng nhân
dân 2015, Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh
giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong
việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị
cơ quan có thẩm quyền xử lý (khoản 1, Điều 2 [21]).
1.3. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức thực hiện Luật BHYT
1.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về BHYT nói riêng và của
cả hệ thống pháp luật nói chung
Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối
quan hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế
định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do
nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất
định [31, tr. 199]. Để đánh giá về một hệ thống pháp luật, xác định
mức độ hoàn thiện của nó cần phải dựa vào những tiêu chuẩn được
xác định về mặt lý thuyết, từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh
thực tế trong mỗi giai đoạn cụ thể, xem xét một cách khách quan và
rút ra những kết luận, làm sáng rõ những ưu điểm và nhược điểm của
hệ thống pháp luật. Có nhiều tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn
thiện của một hệ thống pháp luật trong đó có bốn tiêu chuẩn cơ bản
là: Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật
pháp lý của hệ thống pháp luật [31, tr. 201].
1.3.2. Tổ chức bộ máy và nguồn lực
Cơ quan tổ chức chính quyền của nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam được triển khai từ Trung ương xuống đến địa
phương. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, thực hiện quyền
hành pháp, là cơ quan chấp hành của Chính phủ. Cơ quan hành chính
trực thuộc Chính phủ là các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (cấp tỉnh),
8
dưới tỉnh là cơ quan hành chính cấp huyện, quận, thị xã, thành phố
trực thuộc tỉnh (cấp huyện), dưới huyện là cơ quan hành chính cấp
xã, phường, thị trấn.
1.3.3. Ý thức pháp luật của các bên tham gia
Ý thức pháp luật là nhân tố không thể thiếu trong đời sống
pháp luật của xã hội ở tất cả các giai đoạn phát triển của nó, nhất là từ
khi xuất hiện nhà nước pháp quyền. Ý thức pháp luật có vai trò quan
trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
đồng thời quyết định hiệu quả của việc thực hiện pháp luật, góp phần
đưa pháp luật vào cuộc sống ([12] tr.1).
1.3.4. Sự kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện Luật
Kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện luật là toàn bộ những
hoạt động xem xét, theo dõi, đánh giá, những biện pháp mà thông
qua đó có thể ngăn ngừa, loại bỏ những nguy cơ, những việc làm sai
trái của cơ quan, nhân viên nhà nước trong việc tổ chức thực hiện
luật, bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện luật là đúng mục đích và đạt
được hiệu quả cao nhất có thể.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Tại chương 1, luận văn đã trình bày khái niệm, vai trò BHYT,
khái niệm, đặc điểm tổ chức thực hiện luật, các mục đích, yêu cầu và
nguyên tắc tổ chức thực hiện luật; nghiên cứu này cũng đã giới thiệu
được các chủ thể bắt buộc và chủ thể tham tra trong tổ chức thực hiện
luật; nghiên cứu này cũng đã trình bày được quá trình ban hành các văn
bản hướng dẫn thi hành luật, công tác phổ biến giáo dục pháp luật, các
nghiệp vụ, hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện
luật. Đồng thời, nghiên cứu này cũng đã xác định được các yếu tố tác
động đến việc tổ chức thực hiện luật, cụ thể là mức độ hoàn thiện luật, tổ
chức bộ máy và nguồn lực, ý thức pháp luật của các bên liên quan, và sự
kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện luật. Đây là cơ sở lý luận để khảo
sát, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện Luật BHYT trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị trong thời gian qua.
9
Chƣơng 2:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BHYT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG TRỊ: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Một số thuận lợi và khó khăn trong tổ chức thực hiện Luật
BHYT:
2.1.1. Thuận lợi (tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa)
Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông,
nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến
đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với
Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các
cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng
Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác
kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát
triển thương mại, dịch vụ và du lịch.
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã
đạt được đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể
tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng
cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy
nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
2.1.2. Khó khăn:
Nhìn chung với các điều kiện về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội thì Quảng Trị là một tỉnh rất khó khăn, tăng trưởng kinh tế còn
chậm lại chưa gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, tốc độ đô thị
hóa, phát triển các ngành nghề, công nghiệp, dịch vụ còn chậm đã
ảnh hưởng trực tiếp, không thuận lợi đến đời sống người dân nói
chung và việc thực hiện chính sách BHYT, chăm sóc sức khỏe cho
người dân trên địa bàn nói riêng.
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện Luật BHYT ở tỉnh Quảng Trị
hiện nay
Tính đến nay, cơ quan BHXH tỉnh Quảng Trị có 249 công chức,
viên chức và lao động (tính đến hết 31/12/2018). Trong đó công chức
gồm 3 người chiếm tỷ lệ 1,2%, viên chức 198 người chiếm tỷ lệ 79,5%,
lao động (bao gồm lao động hợp đồng 68 và lao động hợp đồng tạm
tuyển) 48 người chiếm tỷ lệ 19,3%. Về trình độ chuyên môn: Thạc sỹ:
07 người, chiếm tỷ lệ 3,1%; Đại học: 206 người, chiếm tỷ lệ 91,1%;
Cao đẳng: 03 người, chiếm tỷ lệ 1,3 %; Trung cấp: 08 người, chiếm tỷ lệ
3,6%; Khác: 02 người, chiếm tỷ lệ 0.9 %
10
Có thể khái quát và đánh giá hoạt động tổ chức thực hiện Luật
BHYT trong thời gian qua ở tỉnh Quảng Trị trên các phương diện chủ
yếu sau đây:
2.2.1. Ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Luật BHYT
và các văn bản pháp luật có liên quan
a) Kết quả
- Việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHYT tương
đối kịp thời, có tính khả thi và đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
Thời gian qua Bộ Chính trị đã ban hành các văn bản chỉ đạo về
công tác BHYT như: Chỉ thị 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo
hiểm y tế trong tình hình mới”; Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 -
2020. Các bộ, ngành đã phối hợp xây dựng và ban hành theo thẩm
quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHYT, tổ chức chỉ đạo và
triển khai thực hiện các quy định đem lại những kết quả ban đầu rất quan
trọng. Các văn bản quy phạm pháp luật gồm Nghị định 146/2018/NĐ-
CP hướng dẫn Luật BHYT; Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày
17/10/2011 của Chính phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực BHYT có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2011; Quyết
định 538/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y
tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020; Quyết định 1584/QĐ-TTg
năm 2015 về giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2015 - 2020 v.v...
Tại địa phương, Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
22/11/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 -
2020”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số
70-CTHĐ/TU ngày 02/7/2013 về thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW.
Đồng thời, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 3491/KH-UBND ngày
21/10/2013 về việc triển khai thực hiện Chương trình hành động số 70-
CTHĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 21-
NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020 với mục
tiêu đến năm 2015: Phấn đấu có 80% dân số tham gia BHYT và đến
năm 2020 phấn đấu có 90% dân số tham gia BHYT.
b) Hạn chế
- Luật BHYT còn một số quy định bất cập, hạn chế; các văn
bản hướng dẫn còn thiếu cụ thể, chưa theo kịp với thực tiễn:
11
- Pháp luật BHYT chưa có quy định chặt chẽ và địa phương
chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát quỹ khám chữa bệnh
BHYT chống lạm dụng, trục lợi, thất thoát lãng phí.
- Các văn bản do địa phương ban hành chưa quy định cụ thể
trách nhiệm của các Sở, ban, ngành và UBND huyện trong việc thực
hiện BHYT cho người dân.
2.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật BHYT
a) Kết quả
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật BHYT đã đa
dạng về hình thức, đặc biệt chú trọng tuyên tuyền trực tiếp về tận cơ
sở xã, phường, tới từng nhóm đối tượng:
Từ năm 2016 đến 2018, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị đã tổ
chức, thực hiện được nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về BHXH, BHYT, (Theo Báo cáo kết quả 5 năm thực
hiện công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
22/11/2012 của Bộ Chính Trị [9], cụ thể như: Tuyên truyền qua các
phương tiện thông tin đại chúng, Tuyên truyền qua tài liệu, Tuyên
truyền qua hội nghị, hội thảo, tập huấn, Tổ chức đối thoại với doanh
nghiệp, Tuyên truyền trực tiếp theo từng nhóm đối tượng.
- Các nội dung tuyên truyền đảm bảo đúng định hướng,
trọng tâm, trọng điểm:
Tuyên truyền để các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương,
các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và mọi người dân, doanh nghiệp hiểu
rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng, quyền lợi của mỗi người tham gia
BHYT; những điểm mới của Luật BHYT và Luật sửa đổi, bổ sung
của Luật BHYT; vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác BHYT theo tinh thần Nghị quyết
21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính Trị về “Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 -
2020”; công tác triển khai BHYT học sinh, sinh viên; BHYT hộ gia
đình; vấn đề gia tăng giá dịch vụ y tế; thông tuyến khám chữa bệnh
BHYT; lạm dụng trục lợi quỹ BHYT...
b) Hạn chế
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BHYT
hiệu quả chưa cao.
Mặc dù đã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, chuyển
tải các nội dung cơ bản của Luật BHYT đến mọi người dân, nhưng
người dân vẫn chưa hiểu đầy đủ những quy định của Luật BHYT.
Doanh nghiệp thì luôn có xu hướng trốn đóng BHYT hoặc cố tình
12
đưa người thân mắc bệnh nặng nhưng không tham gia quan hệ lao
động với doanh nghiệp vào danh sách lao động đăng ký tham gia
BHYT; bệnh viện chỉ định quá mức cần thiết BHYT tràn lan; người
lao động thiếu kiến thức hiểu biết về pháp luật BHYT để bảo vệ
quyền hưởng BHYT khi người sử dụng lao động không đóng BHYT
cho mình; người dân do chưa nhận thức đầy đủ về giá trị và vai trò
của BHYT nên chưa tích cực tham gia BHYT mặc dù đã được ngân
sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng BHYT từ 30% đến 70%.
2.2.3. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật
a) Kết quả
- Cấp ủy, chính quyền địa phương và BHXH tỉnh đã nghiêm
túc triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, pháp luật về BHYT.
Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng kế hoạch, phân
công thực hiện và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời:
Để các chính sách BHYT được triển khai đồng bộ và có hiệu
quả trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn
bản chỉ đạo cho các sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức triển khai thực
hiện pháp luật BHYT. Tại Kế hoạch số 3491/KH-UBND ngày
21/10/2013, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho 18 Sở, ban, ngành cùng
phối hợp tổ chức thực hiện tốt Chương trình hành động số 70-
CTHĐ/TU ngày 02/7/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XV thực
hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính Trị khóa XI về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT đến năm 2020,
Ngay từ khi Luật BHYT có hiệu lực thi hành, BHXH tỉnh đã tập
trung công tác phát triển đối tượng, tăng cường kiểm tra, phối hợp với
các cơ quan chức năng ở địa phương nhằm khai thác tối đa số người
trong diện tham gia BHYT theo quy định. Chính vì lẽ đó mà trong giai
đoạn này kết quả phát triển đối tượng tham gia BHYT của tỉnh có chiều
hướng phát triển tích cực. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế so với dân số toàn
tỉnh luôn vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số
1167/QĐ-TTg [28]. Năm 2016, số đối tượng tham gia BHYT là 540.795
người, đạt tỷ lệ bao phủ 86,3% dân số, chỉ tiêu Chính phủ giao là 81,2%
(dân số của tỉnh theo Niên giám thống kê năm 2016 là 626.563 người).
Năm 2017, số đối tượng tham gia BHYT là 580.797 người, đạt tỷ lệ bao
phủ 92,8% dân số, chỉ tiêu Chính phủ giao là 83,6% (dân số theo Niên
giám thống kê năm 2017 là 626.129 người). Năm 2018, số đối tượng
tham gia BHYT là 587.436 người, đạt tỷ lệ bao phủ 93,4% dân số, chỉ
tiêu Chính phủ giao là 85,8% dân số (dân số theo Niên giám thống kê
năm 2018 là 587.436 người).
13
b) Hạn chế
- Trong công tác chỉ đạo, điều hành một số cấp ủy, chính
quyền tại một số địa phương trong tỉnh chưa xác định rõ vai trò, trách
nhiệm, chưa thực sự quan tâm, sâu sát trong việc chỉ đạo thực hiện
Luật BHYT tại địa phương.
- Tỷ lệ các đối tượng tham gia BHYT chưa đầy đủ, tính tuân
thủ pháp luật BHYT chưa cao.
Với tỷ lệ bao phủ hiện nay là 93,5% dân số, như vậy vẫn còn
gần 6,5% dân số (tương đương 38.183 người) trên địa bàn chưa tham
gia BHYT. Đây là số theo quy định của Luật BHYT là phải tham gia
nhưng chưa tham gia. Theo quy định của Luật BHYT, kể từ ngày
01/01/2014 tất cả các đối tượng đều là đối tượng bắt buộc tham gia
BHYT, tuy nhiên đến tại thời điểm 31/12/2018 vẫn còn nhiều đối
tượng chưa đạt tỷ lệ tham gia 100%.
- Tỷ lệ tham gia BHYT ở tỉnh hiện nay tuy cao, nhưng chưa
bền vững vì đối tượng tham gia BHYT phần lớn do ngân sách nhà
nước đóng BHYT vẫn là chủ yếu.
- Bội chi quỹ BHYT ngày càng gia tăng và khó kiểm soát,
nguy cơ mất cân đối quỹ BHYT trong dài hạn.
- Quyền lợi của người tham gia BHYT chưa được đảm bảo
triệt để.
2.2.4. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật BHYT
a) Kết quả
Công tác kiểm tra, giám sát luôn được BHXH tỉnh Quảng Trị
chú trọng trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật BHYT, ngoài
các đợt kiểm tra, giám sát chuyên ngành, BHXH tỉnh Quảng Trị còn
phối hợp với các sở, ban, ngành và đoàn thể của tỉnh tổ chức thực
hiện nhiều đợt kiểm tra, mang lại nhiều kết quả tích cực (Báo cáo
tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra năm 2018, số 1722/BC-BHXH,
ngày 26/12/2018 của BHXH tỉnh Quảng Trị) [5].
Qua công tác kiểm tra, BHXH tỉnh đã xử lý thu hồi, nộp quỹ
BHXH, BHTN, BHYT số tiền nợ đọng BHXH, BHTN, BHYT tại
22 đơn vị SDLĐ, với số tiền trên 3,79 tỷ/3,8 tỷ (đạt 99% so với
tổng số tiền nợ đọng BHXH, BHTN, BHYT); Xử lý truy thu
BHXH, BHTN, BHYT đối với 154 người lao động tại 75 đơn vị
SDLĐ, với tổng số tiền trên 1.383 triệu đồng (Trong đó: số tiền
phải truy đóng là: 1.222 triệu đồng; số tiền lãi chậm đóng là: 160
triệu đồng). Yêu cầu 04 đơn vị SDLĐ điều chỉnh giảm đóng
BHXH, BHYT đối với 06 lao động đã nghỉ việc không hưởng
14
lương tại đơn vị với số tiền trên 30 triệu đồng. Xử lý thu hồi, nộp
quỹ BHXH, BHYT tại các đơn vị được kiểm tra do chi trả sai chế
độ quy định với tổng số tiền là 925 triệu đồng.
b) Hạn chế
Cơ quan BHXH gặp nhiều khó khăn trong công tác thanh tra,
xử l hành vi vi phạm và giải quyết tố cáo để đảm bảo nghiêm minh
pháp luật, đúng chế độ, chính sách và quyền lợi cho đối tượng, người
lao động về chế độ chính sách BHYT.
Theo pháp luật BHYT hiện hành, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là
cơ quan tổ chức thực hiện BHYT nhưng chỉ có chức năng thanh tra
chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, chưa có chức năng thanh
tra chi trả và hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN nên việc lạm dụng
chính sách hưởng BHYT chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh, dẫn
đến tình trạng nợ đọng, trốn đóng và lạm dụng quỹ BHYT ngày càng
tràn lan, khó kiểm soát và luôn là vấn đề nhức nhối, là nguyên nhân
hàng đầu gây mất an toàn quỹ BHYT, làm giảm niềm tin của người
dân vào chính sách BHYT. Thanh tra Y tế thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành về BHYT [23, Điều 46]. Tuy nhiên, trong thực tế
do lực lượng thanh tra của Sở Y tế (cơ quan quản lý nhà nước về
BHYT ở tỉnh) còn hạn chế về số lượng thanh tra viên, các cơ sở KCB
BHYT trực thuộc Sở Y tế nên việc thực hiện chức năng thanh tra nhà
nước về BHYT còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.
2.3. Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra
2.3.1. Nguyên nhân của kết quả
- Chính sách BHYT ngày càng được Đảng và Nhà nước quan
tâm. Việc Bộ chính trị ban hành Nghị quyết 21-NQ/TW về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai
đoạn 2012 - 2020, đánh dấu mốc quan trọng trong việc thực hiện mục
tiêu an sinh xã hội. Đó là chủ trương lớn của Đảng, hợp lòng dân,
làm thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cán bộ, đảng
viên, các cấp, các ngành cũng như người dân trong việc thực hiện
chính sách BHXH, BHYT.
- Lãnh đạo của BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân,
UBND tỉnh đã có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt để triển khai thực hiện
Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị. Các Sở, ban, ngành và các
cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ với
cơ quan BHXH trong việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách
BHYT cho người lao động và nhân dân trên địa bàn.
15
- Nhận thức của các cấp ủy Đảng, cán bộ, người dân, người lao
động về chính sách BHYT được nâng lên rõ rệt. Nhiều cấp ủy, chính
quyền đã nâng cao trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vận
động nhân dân; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác
BHYT. Nhận thức của xã hội ngày càng đầy đủ hơn quyền lợi, nghĩa
vụ và trách nhiệm trong tham gia BHYT; vai trò ý nghĩa của việc
tham gia BHYT đối với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân, hướng tới BHYT toàn dân.
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập
2.3.2.1 Ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Luật
BHYT và các văn bản pháp luật có liên quan
Về việc chưa thống nhất trong việc ban hành văn bản hướng
dẫn thực hiện 03 phương thức thanh toán theo quy định của Luật
BHYT: Với ba phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh
BHYT mà Luật quy định, mới chỉ đã và đang thực hiện phương thức
thanh toán theo giá dịch vụ, còn lại hai phương thức thanh toán là
khoán định suất và thanh toán theo ca bệnh mới thực hiện thí điểm và
đang trong quá trình nghiên cứu. Cơ quan bảo hiểm xã hội phải lựa
chọn một phương thức để thực hiện thanh toán chi phí KCB cho
người có thẻ BHYT với cơ sở KCB là nơi cung cấp các dịch vụ kỹ
thuật y tế, thuốc, hóa chất và vật tư thiết bị y tế cho người bệnh
BHYT. Ðể việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật
BHYT, nhất là văn bản hướng dẫn phương thức thanh toán chi phí
KCB BHYT sát thực tế khách quan, nhằm bảo đảm quyền lợi cho
người có thẻ BHYT, quyền lợi của các cơ sở KCB và bảo đảm cân
đối quỹ BHYT, cần nghiên cứu kỹ về ý nghĩa, mục đích và các
phương thức thanh toán của BHYT.
- Về việc các địa phương chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm
kiểm soát quỹ khám chữa bệnh BHYT chống lạm dụng, trục lợi, thất
thoát lãng phí, chưa ban hành chưa quy định cụ thể trách nhiệm của
các Sở, ban, ngành và UBND huyện trong việc thực hiện BHYT cho
người dân do một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa thực
sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Luật BHYT; nhận thức chưa
đầy đủ về BHYT, có lúc có nơi coi việc phát triển BHYT là trách
nhiệm của riêng ngành BHXH.
2.3.2.2 Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật BHYT
- Đội ngũ làm công tác tuyên truyền của BHXH tỉnh còn
mỏng, hầu hết là kiêm nhiệm, chưa có tính chuyên nghiệp và thường
xuyên thay đổi đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tuyên truyền.
16
- Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách,
pháp luật về BHYT là của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, Cấp ủy,
chính quyền địa phương chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của
mình. Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội chưa thực sự chủ
động, thiếu tích cực trong phối hợp với cơ quan BHXH để thực hiện
tuyên truyền.
- Còn nhiều người dân ở các vùng nông thôn, miền núi chưa có
điều kiện tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng, các cộng tác
viên tuyên truyền để được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính
sách BHYT.
2.3.2.3 Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật
Tỷ lệ các đối tượng tham gia BHYT chưa đầy đủ do còn thiếu
những giải pháp mở rộng bao phủ BHYT cho các nhóm đối tượng.
Chủ sử dụng lao động không kê khai danh sách số lao động, với lý do
đơn vị mới thành lập, chưa tuyển dụng được lao động, nhân viên chỉ
làm việc theo chế độ thử việc, hợp đồng vụ việc... hoặc chủ sử dụng
lao động trì hoãn tham gia BHYT. Mức đóng BHYT học sinh, sinh
viên mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ 30%, tuy nhiên số tiền đóng
BHYT vẫn còn cao trong lúc hoàn cảnh kinh tế của người dân trên
địa bàn còn khó khăn, đặc biệt có 2 huyện miền núi là Đakrông,
Hướng Hóa với 18 xã biên giới, trình độ dân trí còn thấp, nhiều gia
đình đông con không đủ điều kiện để tham gia. Do địa bàn tỉnh
Quảng Trị là tỉnh kinh tế - xã hội còn thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, chiếm
tới 24% dân số. Tỉ lệ các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 9% tổng dân
số. Đa số những hộ gia đình đều có thu nhập thấp, cuộc sống còn
nhiều khó khăn; bên cạnh đó nhận thức của nhân dân ở các địa bàn
vùng miền núi về quyền, nghĩa vụ tham gia BHYT nói chung còn
nhiều hạn chế, nên công tác vận động còn gặp rất nhiều khó khăn. Do
đó, vẫn còn có nhiều hộ gia đình chưa tham gia BHYT nhất là những
hộ gia đình dân tộc thiểu số vừa thoát khỏi vùng khó khăn theo Quyết
định số 1049/QĐ-TTg, ngày 26/6/2014 và Quyết định số
30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Với các
đối tượng được hỗ trợ một phần mức đóng BHYT như hộ gia đình
cận nghèo là 70%, học sinh, sinh viên là 30% được xem là còn thấp
so với điều kiện kinh tế của họ.
Việc chấp hành pháp luật BHYT chưa cao, còn tình trạng nợ
đọng, trốn đóng BHYT cho người lao động. Do quy định lãi nộp phạt
chậm đóng thấp hơn lãi vay ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp
chiếm dụng quỹ BHYT, chây ì, chờ đến cuối năm mới nộp.
17
Tỷ lệ tham gia BHYT ở tỉnh hiện nay tuy cao, nhưng chưa bền
vững vì đối tượng tham gia BHYT phần lớn do ngân sách nhà nước
đóng BHYT vẫn là chủ yếu. Với điều kiện kinh tế xã hội ngày tăng,
tiêu chuẩn hộ gia đình nghèo, cận nghèo ngày càng nâng lên, vì vậy
đối tượng được hỗ trợ đóng sẽ ngày càng giảm.
Việc bội chi quỹ BHYT do số lượng người tham gia BHYT tăng
dẫn đến số lượt KCB BHYT tăng; việc kiểm soát chi phí KCB BHYT còn
nhiều khoảng trống. Danh mục thuốc, vật tư y tế tiêu hao, vật tư thay thế
được mở rộng, giá viện phí được tính đúng, tính đủ, bệnh viện được giao
quyền tự chủ; quy định về thông tuyến trong khám chữa bệnh; đặc biệt là
tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ KCB BHYT dưới nhiều hình thức khác
nhau như chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh rộng rãi, quá mức cần
thiết, không phù hợp với chẩn đoán bệnh; đề nghị vật tư y tế còn tình trạng
áp giá sai với giá thương thảo, giá trúng thầu; áp sai giá dịch vụ kỹ thuật,
thống kê tổng hợp sai quy định, chênh lệch giữa đề nghị thanh toán dịch
vụ kỹ thuật và báo cáo xuất nhập tồn vật tư - hóa chất...
2.3.2.4 Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật BHYT
Chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về BHYT hiện nay chưa
hữu hiệu; Quy định của Luật BHYT về “trách nhiệm tham gia”chưa đủ
mạnh dẫn đến một số đối tượng như học sinh, sinh viên, người thuộc hộ gia
đình cận nghèo tham gia BHYT vẫn chủ yếu thông qua vận động. Cơ quan
BHXH không có chức năng thanh tra, xử lý những hành vi vi phạm pháp
luật mà phải thông qua các cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan chức
năng cho nên số vụ việc được thanh tra, xử lý còn ít. Bên cạnh đó, lực lượng
thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước hiện đang có số lượng rất hạn
chế và phải đảm đương nhiều chức năng thanh tra khác nhau (thanh tra về
tuân thủ thực hiện luật BHYT do thanh tra Sở LĐTB - XH đảm nhiệm;
thanh tra về chuyên môn y dược do Sở Y tế thực hiện), nên thời gian xử lý
các vụ việc thanh tra thường kéo dài và kém hiệu lực.
2.3.3. Vấn đề đặt ra
Mặc dù mức đóng BHYT đã được nâng lên nhưng vẫn còn thấp
hơn so với nhu cầu KCB của người dân, trong khi khả năng tăng mức
đóng BHYT còn rất hạn chế, thì mức độ gia tăng chi phí y tế do già hóa
dân số, do thay đổi cơ cấu bệnh tật, do nhu cầu KCB ngày càng lớn và
do ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán, điều trị
ngày càng nhanh hơn. Nếu không giải quyết được mâu thuẫn giữa mức
phí thấp và chi phí y tế bình quân đầu người cao thì việc bao phủ
BHYT toàn dân sẽ mới chỉ đạt được chiều rộng mà chưa đạt được chiều
sâu, hay nói cách khác, mới chỉ là trên danh nghĩa.
18
Cơ chế thanh toán theo phí dịch vụ hiện nay đang tiềm ẩn những
nguy cơ bội chi chi phí khám chữa bệnh, đặc biệt khi chính sách BHYT
còn xây dựng trên quan điểm nặ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_to_chuc_thuc_hien_luat_bhyt_tren_dia_ban_ti.pdf