Tóm tắt Luận văn Tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn thực phẩm ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh

Đổi mới việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra

Thứ nhất, đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo bồi

dưỡng công chức trong ngành Thanh tra ATTP.

Thứ hai, cần gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng công chức.

Khi sử dụng đúng người, đúng chuyên môn không những nâng cao

được hiệu quả công việc, cá nhân phát huy được năng lực của mình

mà còn tạo ra tâm lý tích cực cho quá trình phấn đấu của công chức.

Đó chính là sự trọng dụng kiến thức, kỹ năng có được của công chức.

Vì vậy, cần tạo điều kiện cho công chức thanh tra được học hỏi, trao

đổi kinh nghiệm thực tế trong ngành, đó là điều kiện để họ dễ dàng

tiếp cận thực tiễn và bổ sung kinh nghiệm công tác và kiến thức

chuyên môn của mình.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn thực phẩm ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉnh những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về ATTP; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm ATTP. * Khái niệm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. * Khái niệm kiểm tra an toàn thực phẩm Kiểm tra ATTP hướng tới việc kiểm tra việc tuân thủ pháp luật ATTP và các văn bản liên quan của các cơ sở thuộc phạm vi quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTP, qua đó phát hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh nhằm hướng đến xây dựng mạng lưới thực phẩm an toàn. 5 1.1.1.2. Đặc điểm của thanh tra an toàn thực phẩm Thứ nhất, thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước. Thứ hai, thanh tra ATTP luôn mang tính quyền lực nhà nước. Thứ ba, thanh tra có tính độc lập tương đối. 1.1.2. Tổ chức của thanh tra an toàn thực phẩm 1.1.2.1. Khái niệm về tổ chức của thanh tra an toàn thực phẩm Tổ chức thanh tra ATTP chính là việc thiết lập và duy trì các bộ phận, chức năng, nhiệm vụ của phòng thanh tra và liên kết các bộ phận, chức năng, nhiệm vụ với nhau để thực hiện chức năng, nhiệm vụ Thanh tra ATTP của Ban Quản lý ATTP TP HCM. 1.1.2.2. Các thành tố cấu thành tổ chức thanh tra an toàn thực phẩm a) Cơ cấu tổ chức thanh tra an toàn thực phẩm Phòng Thanh tra là một trong những đơn vị cấu thành Ban Quản lý ATTP TP HCM gồm: Thanh tra trung tâm và 10 Đội Quản lý ATTP liên quận - huyện được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ATTP. b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra an toàn thực phẩm Theo quy định tại Điều 5 của Luật Thanh tra, thì chức năng của thanh là thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. c) Mối quan hệ giữa thanh tra an toàn thực phẩm với cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và trong nội bô hệ thống thanh tra an toàn thực phẩm 6 Trong mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và thanh tra ATTP thì quản lý Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của nó. Tuy nhiên, thanh tra ATTP lại có tác động tích cực đối với quản lý và góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của quản lý nhà nước. 1.1.3. Hoạt động của thanh tra an toàn thực phẩm 1.1.3.1. Khái niệm về hoạt động thanh tra an toàn thực phẩm Hoạt động thanh tra ATTP là các công việc do cơ quan có chức năng thanh tra ATTP thực hiện trong quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra đến việc ra kết luận, kiến nghị và tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATTP. 1.1.3.2. Các thành tố của hoạt động thanh tra an toàn thực phẩm a) Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra an toàn thực phẩm Việc tiến hành thanh tra phải trên cơ sở định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, phải hạn chế tối đa sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. b) Tiến hành hoạt động thanh tra trực tiếp Hoạt động thanh tra trực tiếp chính là việc tiến hành một cuộc thanh tra thông qua các giai đoạn như giai đoạn chuẩn bị tiến hành thanh tra, giai đoạn tiến hành thanh tra trực tiếp và giai đoạn kết thúc thanh tra. + Giai đoạn chuẩn bị tiến hành thanh tra Giai đoạn chuẩn bị tiến hành thanh tra gồm các bước: Khảo sát, nắm tình hình; Xây dựng đề cương, kế hoạch thanh tra; Chuẩn bị lực lượng cho cuộc thanh tra. 7 + Giai đoạn tiến hành thanh tra trực tiếp Trong giai đoạn này, có rất nhiều các tình huống phát sinh đòi hỏi phải xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật, đòi hỏi phát huy tối đa vai trò chủ động của Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra. Trong giai đoạn này, nội bộ Đoàn thanh tra cần thực hiện chế độ thông tin báo cáo thường xuyên. Một yếu tố nữa không thể không nhắc đến trong giai đoạn này là việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. + Giai đoạn kết thúc thanh tra Ở giai đoạn này, Đoàn thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra và Kết luận thanh tra. Kết luận thanh tra do người ra quyết định thanh tra ban hành theo hình thức do pháp luật quy định. c) Xem xét, xử lý kết luận, kiến nghị về thanh tra Xem xét, xử lý kết luận, kiến nghị về thanh tra là xác định hoạt động thanh tra có đạt được kết quả đề ra hay không. Việc xem xét, xử lý kết luận, kiến nghị về thanh tra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với kết quả hoạt động thanh tra. 1.2. Những yếu tố tác động đến hiệu quả tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh 1.2.1. Những yếu tố tác động đến tổ chức của thanh tra An toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh 1.2.1.1. Kinh tế thị trường và tinh thần “mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm”, hạn chế can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp Hoạt động thanh tra cần đáp ứng những yêu cầu như sau: 8 Thứ nhất, hoạt động thanh tra ATTP theo xu hướng giảm tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm trong quản lý nhà nước. Thứ hai, hoạt động thanh tra ATTP phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động thanh tra phải công khai, dân chủ, khách quan, kịp thời và đề cao vai trò, trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra. 1.2.1.2. Công cuộc cải cách chính tác động đến tổ chức của thanh tra an toàn thực phẩm Việc tổ chức của Thanh tra ATTP cần phù hợp với toàn bộ Chương trình tổng thể về cải cách nền hành chính nhà nước trên các phương diện sau: Thứ nhất, bảo đảm các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của thanh tra ATTP. Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý của hệ thống thanh tra, kiểm tra ATTP trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật. 1.2.2. Những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh Theo bộ tiêu chí ROCCIPI, có 7 yếu tố tác động đến hiệu quả của tổ chức thanh tra ATTP: Rule (Quy tắc ứng xử hay luật nội dung), Opportunity (Cơ hội), Capacity (Năng lực), Communication (Thông đạt), Interest (Lợi ích), Process (Quy trình), Ideology (Ý thức hệ). * Rule (Quy tắc ứng xử hay luật nội dung) * Opportunity (Cơ hội) * Capacity (Năng lực) * Communication (Thông đạt) * Interest (Lợi ích) 9 ATTP là vấn đề mang tính xã hội, có 2 nhóm chủ thể có lợi ích trong mối quan hệ với hệ thống ATTP Quốc gia, cụ thể: - Nhóm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm: - Nhóm những người tiêu dùng thực phẩm: * Process (Quy trình) * Ideology (Ý thức hệ, giá trị, thói quen chế biến, sở thích tiêu thụ thực phẩm của cộng đồng cư dân) Kết luận chƣơng 1 Những kết luận quan trọng được rút ra từ Chương 1 của Luận văn, bao gồm: 1. Thanh tra ATTP là hoạt động nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật ATTP, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động thanh tra có tính độc lập tương đối với cơ quan quản lý trong việc đưa ra các kết luận, xử lý đối với các hành vi vi phạm theo pháp luật. 2. Luận văn đã nghiên cứu đưa ra nhận xét, đánh giá về thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức, hoạt động thanh tra. 3. Việc tổ chức, hoạt động thanh tra ATTP là yêu cầu cấp thiết, hoạt động thanh tra ATTP chỉ thực sự có hiệu quả thông qua việc xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý. 10 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA AN TOÀN THỰC PHẨM BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái Quát về sự ra đời của thanh tra an toàn thực phẩm 2.1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh. a) Cư dân đông nhu cấu thực phẩm lớn TP HCM có gần 8.297.500 người, là đầu mối lưu thông và tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu, phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt hàng ngày từ 1.000-1.200 tấn. b) Nguồn thực phẩm đa dạng, giao thông nhiều luồng, truy xuất nguồn gốc khó khăn. Là đầu mối giao thông quan trọng, một cửa ngõ quốc tế, lưu thông và tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm c) Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lớn Theo thống kê tính đến tháng 6 2019 có 57.223 cơ sở thuộc phạm vi quản lý của của Ban Quản lý ATTP TP HCM. d) Khí hậu nóng Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Đặc điểm của khí hậu này là nhiệt độ cao đều trong năm tiềm ẩn các nguy cơ an toàn thực phẩm liên quan đến sản xuất 2.1.2. Thực trạng tuân thủ pháp luật vê ATTP và nhu cầu thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm tại TP.HCM 2.1.2.1. Pháp luật về an toàn thực phẩm * Thực phẩm Luật An toàn thực phẩm năm 2010 giải thích “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ 11 chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”. * An toàn thực phẩm Đến năm 2010, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật An toàn thực phẩm giải thích “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”. Với cách giải thích này tuy ngắn gọn nhưng đã bao hàm được các khái niệm về vệ sinh ATTP. * Thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn Thực phẩm bẩn chủ yếu được sử dụng để nói đến quá trình sản xuất, chế biến và phân phối không bảo đảm vệ sinh. Thực phẩm không an toàn là một khái niệm rộng hơn, ngoài yếu tố trên còn xuất hiện các chất, vi sinh vật gây hại trong thực phẩm với một hàm lượng đủ để gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Như vậy, ATTP là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. * Khái niệm quản lý nhà nƣớc về an toàn thực phẩm QLNN về ATTP đó là việc các cơ quan QLNN tác động bằng nhiều biện pháp lên các đối tượng quản lý. QLNN về ATTP bao gồm: công tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược, kế hoạch có liên quan đến vấn đề ATTP; công tác tổ chức thực hiện, triển khai luật về ATTP và các văn bản có liên quan; công tác giáo dục, tuyên truyền về ATTP và công tác thanh tra, kiểm tra. 2.1.2.2. Thực trạng tuân thủ pháp luật an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh 12 Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2010 đến tháng 11 năm 2018, trên địa bàn xảy ra 54 vụ ngộ độc thực phẩm. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn, Ban Quản lý An toàn thực phẩm được thành lập theo quyết định số 2349 QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Quản lý ATTP TP HCM sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng trước lãnh đạo Thành phố về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.2. Thực trạng tổ chức của thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng của thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh Phòng Thanh tra Ban Quản lý ATTP TP HCM được thành lập theo Quyết định số 186 QĐ-BQLATTP ngày 18 tháng 06 năm 2017 gồm 11 Đội Quản lý An toàn thực phẩm thuộc Phòng Thanh tra, trong đó có 01 Đội thường trực tại Ban, 08 Đội Quản lý ATTP liên quận - huyện và 02 Đội Quản lý An toàn thực phẩm chợ đầu mối nông sản thực phẩm (chợ Hóc Môn và chợ Bình Điền). 2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra an toàn thực phẩm Ban quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh Thứ nhất, tham mưu cho Trưởng ban trong việc xây dựng và trình UBND TP HCM ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thanh, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng. Thứ hai, xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra trình Trưởng ban phê duyệt và tổ chức thực hiện theo chương trình, kế hoạch. Thứ ba, kiểm tra về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực ATTP thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Quản lý ATTP TP HCM. 13 Thứ tư, tham mưu Trưởng ban phối hợp với thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành cho công chức, viên chức thanh tra, cộng tác viên. Thứ năm, thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh về an toàn thực phẩm. Thứ sáu, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng. Thứ bảy, tham mưu công tác cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật xuất tỉnh theo ủy quyền của Trưởng ban và có chế độ báo cáo định kỳ theo quy định. Thứ tám, phối hợp với UBND quận, huyện và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Ban Quản lý ATTP TP HCM thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn quận, huyện, chợ đầu mối. Thứ chín, tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực được phân công phụ trách. Thứ mười, tổng hợp thông tin, tham mưu Trưởng ban báo cáo định kỳ hoặc đột xuất. 2.3. Thực trạng hoạt động của Thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Các hoạt động của thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1.1. Hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra Ban Quản lý ATTP TP HCM thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra. Điều 67 Luật An toàn thực phẩm đã quy định rõ những nội dung cần phải kiểm tra khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại cơ sở, cụ thể như sau: 14 Thứ nhất, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm. Thứ hai, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn có liên quan đến ATTP do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm. Thứ ba, kiểm tra hoạt động quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý. Thứ tư, hoạt động chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm ATTP. Thứ năm, kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về ATTP 2.3.1.2. Hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về an toàn thực phẩm Ngày 14 tháng 12 năm 2018, Ban Quản lý ATTP TP HCM ban hành Quy chế Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và Quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Để kịp thời xử lý phản ánh của người dân về thực phẩm bẩn, Phòng Thanh tra là bộ phận thường trực tiếp công dân, trực đường dây nóng 24/24. 2.3.1.3. Hoạt động cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật Trong giai đoạn 2017-2019, các Đội QLATTP thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật 49.795 bản gốc, 47.469 bản sao với tổng khối lượng là 44.620.884 kg. 2.3.1.4. Hoạt động phòng, chống tham nhũng Phòng Thanh tra chú trọng thực hiện công tác phòng chống tham nhũng theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2013, Thông tư 08 2013 TT-TTCP ngày 31 10 2013 của Thanh tra 15 Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập và các văn bản liên quan. 2.3.2. Hình thức thanh tra của thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh Trong quá trình thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về ATTP, hàng năm Thanh tra Ban Quản lý ATTP TP HCM đã tiến hành 17 cuộc thanh tra theo chương trình, kế hoạch và thanh tra đột xuất để phục vụ kịp thời yêu cầu của công tác quản lý nhà nước. 2.3.3. Quy trình thanh tra của thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về ATTP, Ban Quản lý ATTP TP HCM đã xây dựng quy trình thanh tra chuyên ngành ATTP và quy trình kiểm tra ATTP. 2.3.3.1. Quy trình thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm Ngày 11 tháng 9 năm 2017, Trưởng ban Ban Quản lý ATTP TP HCM đã ký ban hành Quy trình Thanh tra chuyên ngành An toàn thực phẩm QTNB-01/BQLATTP-TTra. Theo đó, Quy trình Thanh tra chuyên ngành ATTP gồm 14 bước. 2.3.3.2. Quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm Ngày 10 tháng 10 năm 2017, Trưởng ban Ban Quản lý ATTP TP HCM đã ký ban hành Quy trình kiểm tra chuyên ngành An toàn thực phẩm QTNB-02/BQLATTP-TTra. Theo đó, Quy trình kiểm tra chuyên ngành An toàn thực phẩm gồm 9 bước. Với ưu điểm đơn giản về thủ tục hành chính, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Ban Quản lý ATTP TP HCM lựa chọn áp dụng quy trình kiểm tra ATTP để đáp ứng yêu 16 cầu thực tiễn nhằm hướng đến mục tiêu mang lại hiệu lực, hiệu quả cao. 2.4. Đánh giá về tổ chức và hoạt động của Thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân - Về tổ chức: Việc xây dựng định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch; Hệ thống tổ chức nhân sự thực hiện công tác thanh tra Ban Quản lý ATTP TP HCM ngày càng được kiện toàn về trình độ chuyên môn; Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện và điều kiện khác cho hoạt động thanh tra được nâng lên. - Về hoạt động Về kết quả thực hiện có chuyển biến tích cực, việc xử lý vi phạm được thực hiện nghiêm túc. Giai đoạn 2017-2019, thanh tra Ban Quản lý ATTP TP HCM đã tiến hàng chục cuộc thanh tra, qua thanh tra đã phát hiện nhiều vụ sai phạm nghiêm trọng. * Nguyên nhân của những kết quả đạt đƣợc Đạt được những kết quả quan trọng như đã nêu trên là do có sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo UBND thành phố và Trưởng Ban Ban Quản lý ATTP TP.HCM trong việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của thanh tra ATTP; Pháp luật Thanh tra hiện hành cũng đã tạo khung pháp lý quan trọng; Công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được chú trọng. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân * Hạn chế - Về tổ chức: Một là, chưa phát huy tốt vai trò chủ động của thanh tra viên. 17 Hai là, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thiếu ổn định và thiếu tính chuyên nghiệp. Ba là, kinh phí đầu tư cho hoạt động thanh tra chưa thật sự xứng tầm với yêu cầu của thực tiễn. - Về hoạt động Một là, hoạt động thanh tra chưa được đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp, cách thức thực hiện Hai là, việc thực thi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP chưa đạt hiệu quả cao Ba là, vướng mắc trong việc thực hiện quyền thanh tra trong hoạt động thanh tra. * Nguyên nhân của những hạn chế Một là, mặc dù đã được Chính phủ quan tâm nhưng đầu tư kinh phí cho công tác quản lý ATTP ở nước ta còn rất thấp. Hai là, sự thiếu ổn định của các văn bản quy phạm pháp luật đó đã gây khó khăn cho hoạt động thanh tra. Ba là, công tác xây dựng, quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra còn nhiều bất cập. Kết luận chƣơng 2 Thanh tra với vai trò là công cụ thiết yếu của quản lý, tổ chức, hoạt động của ngành thanh tra luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm thông qua việc không ngừng củng cố về tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động để đáp ứng với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong từng giai đoạn phát triển của đất nướcNghiên cứu thực trạng tổ chức, hoạt động thanh tra ATTP tại Ban Quản lý ATTP TP.HCM. Chương 2 của Luận văn rút ra những kết luận để đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa trong cơ cấu tổ chức và hoạt động. 18 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA AN TOÀN THỰC PHẨM BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1. Tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn thực phẩm cần bám sát yêu cầu tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nƣớc Yêu cầu cải cách hành chính nhà nước với 05 mục tiêu, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có và tổ chức, sắp xếp lại nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Đây là cơ sở để Ban Quản lý ATTP TP HCM tiếp tục rà soát, đánh giá lại tổ chức, hoạt động để xây dựng lộ trình, chiến lược đổi mới phù hợp với Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển thanh tra ATTP theo hướng tinh gọn, hiệu quả, toàn diện, hợp lý là nội dung xuyên suốt trong định hướng đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. 3.1.2. Đảm bảo nguyên tắc độc lập tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra an toàn thực phẩm Thanh tra phải độc lập về chức năng, nhiệm vụ và phải có thẩm quyền. Vì vậy, cần phải xây dựng cơ chế thanh tra ATTP có sự rành mạch về chức năng, nhiệm vụ nhưng phải độc lập, độc lập để phối hợp. 19 Vì vậy, phương hướng tổ chức, hoạt động thanh tra ATTP trong thời gian tới là phải bảo đảm thanh tra là một thiết chế quan trọng trong QLNN nhằm xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của người có thẩm quyền và cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ban Quản lý ATTP TP HCM. Hoạt động của cơ quan thanh tra được thực hiện trên cơ sở quy định pháp luật, đảm bảo chính xác, khách quan và kịp thời; đảm bảo minh bạch và công khai, dân chủ. Tăng cường xu hướng “hậu kiểm”, đồng thời tiến hành thanh tra đột xuất, thanh tra lại khi phát hiện dấu hiệu vi phạm. 3.1.3. Đổi mới tƣ duy, nhận thức về vị trí, vai trò công tác thanh tra an toàn thực phẩm Để hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra ATTP đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, vấn đề mấu chốt cần quan tâm hàng đầu là nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về vị trí, vai trò quan trọng của công tác thanh tra ATTP, từ đó xác định mô hình tổ chức thanh tra cho phù hợp, bảo đảm tính hiệu quả của hoạt động thanh tra. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác thanh tra, làm cơ sở tăng cường thẩm quyền cho Thanh tra ngành ATTP, nâng cao tính độc lập của Đoàn thanh tra như một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước, đủ thẩm quyền để thực hiện chức năng QLNN về ATTP. 3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn thực phẩm Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh 3.2.1. Nâng cao hiệu lực quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật an toàn thực phẩm Để hoạt động thanh tra ATTP mang lại hiệu lực, hiệu quả cao cần có một khung pháp lý “đủ mạnh”, “đủ chất” để bảo vệ người tiêu 20 dùng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra ATTP. Để làm được điều đó các cơ quan chức năng cần tăng cường rà soát các quy định về đảm bảo ATTP. Công tác rà soát pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng để đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn, bất cập, vướng mắc trong việc thực thi. 3.2.2. Nâng cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu, cán bộ, công chức thanh tra trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ Có thể nói, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thanh tra cũng như các cán bộ, công chức thanh tra là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả việc tổ chức,và hoạt động của thanh tra. Để nâng cao quyết tâm, ý thức trách nhiệm đổi mới tổ chức, hoạt động thanh tra, Trưởng Ban Quản lý ATTP TP HCM cần quán triệt và tiếp tục chỉ đạo cho các cán bộ, công chức thanh tra thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ. 3.2.3. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả việc tổ chức thực hiện cuộc thanh tra và đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra an toàn thực phẩm Để đáp ứng được yêu cầu QLNN, theo tinh thần giảm tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm, thanh tra ATTP cũng cần chú ý đổi mới phương thức thanh tra cho phù hợp với tình hình mới. Phải làm sao để không có “khoảng trống” trong QLNN, không có đơn vị, doanh nghiệp nào lại không chịu sự thanh tra, kiểm tra. Để làm được điều này, bên cạnh hình thức thanh tra trực tiếp, có tổ chức, theo Đoàn thanh tra, cần nghĩ đến phương thức thanh tra mới hơn, tiên tiến hơn. Đó là kết hợp thanh tra theo địa danh, địa chỉ cụ thể, theo xác suất, với việc tăng cường hơn công tác giám sát từ xa, với địa bàn phụ trách rõ ràng của thanh tra viên. Qua đó sẽ khắc phục được sự hạn 21 chế về số lượng của đội ngũ cán bộ thanh tra, trong khi lại tăng cường được khả năng quản lý, giám sát của các cơ quan thanh tra đối với đối tượng thanh tra. 3.2.4. Đổi mới việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra Thứ nhất, đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo bồi dưỡng công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_to_chuc_va_hoat_dong_cua_thanh_tra_an_toan.pdf
Tài liệu liên quan