Tóm tắt Luận văn Tổ chức và hoạt động của thanh tra tổng cục hải quan

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo Tổng cục có

lúc chưa tập trung, chưa thực sự quan tâm tổ chức và chỉ đạo công tác

thanh tra, chưa coi thanh tra là một chức năng thiết yếu của công tác

quản lý mà chỉ sử dụng như là một công cụ để xử lý các vụ việc cụ thể

phát sinh trong quá trình quản lý.

Hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra, giải quyết KNTC,

PCTN còn chưa thực sự hoàn chỉnh, còn bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý,

lỗi thời, không phù hợp với tình hình và yêu cầu của thực tiễn, dẫn đến

sự trùng lặp về thẩm quyền và hoạt động ở một số lĩnh vực.

Thiếu các văn bản quy định cụ thể về quan hệ phối hợp giữa cơ

quan thanh tra Tổng cục với các cơ quan chức năng trong và ngoài

ngành, đặc biệt là trong công tác xác minh, kết luận nội dung tố cáo,

dẫn đến tinh thần trách nhiệm của cán bộ tham gia bị hạn chế ảnh

hưởng đến chất lượng nội dung xác minh, mục đích của sự phối hợp

không đạt hiệu quả

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tổ chức và hoạt động của thanh tra tổng cục hải quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình nghiên cứu, các bài viết chủ yếu tập trung phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò quan trọng của công tác thanh tra; những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong xây 3 dựng và thực hiện pháp luật về thanh tra nói chung và từng Bộ, ngành, địa phương nói riêng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan thì chưa có công trình nào đề cập đến. Chính vì vậy, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu sâu cả về lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả các mặt của công tác thanh tra góp phần vào việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ thực trạng tổ chức và hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan thời gian qua, Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động thanh tra nói chung, của thanh tra tổng cục nói riêng; - Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan, đánh giá những kết quả đạt được đồng thời làm rõ các hạn chế và nguyên nhân của chúng; - Trên cơ sở phân tích thực trạng, Luận văn đề xuất và luận giải tính khả thi của các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của thanh tra Hải quan trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4 Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động thanh tra của Vụ Thanh tra – Kiểm tra, Tổng cục Hải quan. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về đối tượng: tập trung nghiên cứu tổ chức của Thanh tra Tổng cục Hải quan (vị trí pháp lý; chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn; cơ cấu tổ chức, nhân sự; mối quan hệ công tác) và nghiên cứu hoạt động thanh tra của Thanh tra Tổng cục Hải quan, trong đó tập trung vào công tác thanh tra chuyên ngành. - Phạm vi về không gian: ở Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: từ năm 2015 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan cũng như trong đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khi thực hiện đề tài là: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ thêm nội dung lý luận về tổ chức và hoạt động của thanh tra tổng cục; làm rõ thêm mối quan hệ giữa chức năng quản lý nhà nước về thanh tra và chức năng thanh tra chuyên ngành. 5 - Kết quả nghiên cứu luận văn có thể khuyến nghị cho các nhà quản lý công về hoạt động lập quy, thiết kế tổ chức và điều hành hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan nói riêng, thanh tra Tổng cục nói chung. - Luận văn có thể sử dụng làm học liệu trong các đơn vị đào tạo về quản lý công, luật học. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của thanh tra tổng cục Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TỔNG CỤC 1.1. Lý luận chung về thanh tra 1.1.1. Khái niệm thanh tra Thanh tra với vai trò là danh từ chung có thể được hiểu là một thực thể pháp lý, một thiết chế nhà nước về thanh tra để chỉ cơ quan, tổ chức thanh tra hoặc bộ phận, lĩnh vực thanh tra nhất định. Bên cạnh đó, quan niệm về thanh tra còn được xác định ở khía cạnh là một hoạt động. Theo quan điểm của tác giả, để làm sáng tỏ khái niệm về thanh tra cần tiếp cận thuật ngữ này ở cả 2 khía cạnh: tổ chức và hoạt động. 1.1.2. Đặc điểm của thanh tra Thanh tra có những đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước; Thứ hai, thanh tra luôn mang tính quyền lực nhà nước; Thứ ba, thanh tra có tính độc lập tương đối. 1.1.3. Vai trò của công tác thanh tra trong quản lý nhà nước Trong quản lý nhà nước công tác thanh tra có vai trò hết sức to lớn, thể hiện ở những điểm sau: Một là, thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước; Hai là, thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; Ba là, thanh tra là phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa; Bốn là, thanh tra là một biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. 1.1.4. Hệ thống cơ quan thực hiện chức năng thanh tra 7 Các quốc gia tùy thuộc vào thể chế chính trị, cấu trúc nhà nước, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước để tổ chức thiết chế thanh tra theo những cách khác nhau. Ở Việt Nam, cơ quan thanh tra thuộc hệ thống cơ quan hành pháp. Theo quy định Luật Thanh tra năm 2010, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm: - Cơ quan thanh tra nhà nước; - Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. 1.2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra tổng cục 1.2.1. Tổ chức của thanh tra tổng cục Tổ chức là một tập hợp gồm từ hai người trở lên kết hợp với nhau theo một cách thức nhất định nhằm thực hiện một hay nhiều mục tiêu chung. Nghiên cứu về tổ chức nói chung cũng như tổ chức của thanh tra tổng cục nói riêng, có thể xem xét các yếu tố cấu thành như sau: Một là, vị trí pháp lý; Hai là, chức năng; Ba là, nhiệm vụ, quyền hạn; Bốn là, cơ cấu tổ chức, nhân sự; Năm là, mối quan hệ công tác. 1.2.2. Hoạt động của thanh tra tổng cục Hoạt động thanh tra tổng cục là việc thực hiện những chức năng chính của thanh tra tổng cục. Hoạt động thanh tra chuyên ngành của thanh tra chuyên ngành có những đặc điểm cơ bản sau: - Đối tượng thanh tra chuyên ngành: là mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia các quan hệ xã hội thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. 8 - Nội dung thanh tra chuyên ngành của tổng cục: nhằm xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực. - Về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành: phải phù hợp với đặc điểm từng ngành, từng lĩnh vực. - Hình thức thanh tra chuyên ngành: Thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch; thanh tra chuyên ngành đột xuất; hoạt động thanh tra của công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập. 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của thanh tra tổng cục 1.3.1. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Với vai trò là hạt nhân chính trị trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, trong đó có Nhà nước. 1.3.2. Sự hoàn thiện của thể chế quản lý và thể chế hoạt động thanh tra thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của tổng cục Thể chế quản lý và thể chế hoạt động thanh tra thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của tổng cục là hai nhóm thể chế ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức và hoạt động của thanh tra tổng cục. 1.3.3. Trình độ phát triển kinh tế Bất kỳ hoạt động nào của Nhà nước đều phải đặt trong mối quan hệ với các quan hệ kinh tế; tổ chức và hoạt động thanh tra tổng cục cũng chịu sự tác động trực tiếp bởi trình độ phát triển kinh tế của quốc gia. 1.3.4. Chất lượng nguồn nhân lực Những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực sẽ là định hướng cho công tác đào tạo và tuyển chọn đội ngũ cán bộ thanh tra tổng cục có đủ năng lực tạo chất lượng hoạt động thanh tra ngày càng tốt hơn. 9 1.3.5. Cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng khác Hoạt động thanh tra tổng cục có liên quan đến rất nhiều các cơ quan chuyên môn như: Quan hệ với cơ quan bảo vệ pháp luật; Quan hệ với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội khác. 1.3.6. Sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật hiện đại cho hoạt động của thanh tra tổng cục Nếu ứng dụng được thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại vào hoạt động thanh tra, thì vừa góp phần giảm biên chế, vừa tiết kiệm được thời gian mà tăng cường được độ chính xác, tin cậy của kết quả công việc, tăng cường hiện đại hóa, sẽ làm thay đổi phương thức hoạt động theo hướng hiện đại. 1.3.7. Các yếu tố khác Ý thức sự đồng thuận giữa các chủ thể thanh tra và sự tham gia của người dân, của cộng đồng có ảnh hưởng trực tiếp trong công tác kết hợp quản lý để đạt hiệu quả cao. Tiểu kết Chương 1 Trong chương 1, Luận văn đã phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận sau: Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề cơ bản về thanh tra, gồm: khái niệm thanh tra; đặc điểm của thanh tra; hệ thống cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; vai trò của công tác thanh tra trong quản lý nhà nước. Thứ hai, phân tích làm rõ khái niệm về tổ chức và hoạt động thanh tra tổng cục và các yếu tố cấu thành của khái niệm. Thứ ba, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của thanh tra tổng cục. Đây là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Tổng cục Hải quan ở chương sau. 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TỔNG CỤC HẢI QUAN 2.1. Khái quát chung về Tổng cục Hải quan Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thừa ủy quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 27 - SL thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu" khai sinh Hải quan Việt Nam. Quá trình trưởng thành và phát triển theo các giai đoạn: giai đoạn 1945 – 1954; Giai đoạn 1954 – 1975; Giai đoạn 1975 – 1986; Giai đoạn 1986 đến nay. Hệ thống tổ chức: - Tổng cục Hải quan; - Cục Hải quan liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương. - Hải quan Cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan. 2.2. Tình hình tổ chức và hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan 2.2.1.Tình hình tổ chức của thanh tra Tổng cục Hải quan 2.2.1.1. Về vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn - Về vị trí và chức năng: Theo Quyết định số 1050/QĐ-BTC ngày 16 tháng 05 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Thanh tra – Kiểm tra thuộc Tổng cục Hải quan: Vụ Thanh tra - Kiểm tra là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục Hải quan theo quy định của pháp luật. 11 Vụ Thanh tra - Kiểm tra chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và chỉ đạo về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính. 2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức và biên chế: Vụ Thanh tra - Kiểm tra làm việc theo chế độ chuyên viên. Biên chế của Vụ Thanh tra - Kiểm tra do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong tổng số biên chế được giao. - Cơ cấu tổ chức của Vụ Thanh tra – Kiểm tra như sau: + Tổ Tham mưu – Tổng hợp; + Tổ Thu thập và xử lý thông tin; + Tổ giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng; + Tổ Kiểm tra nội bộ; + Tổ Thanh tra chuyên ngành 1; + Tổ Thanh tra chuyên ngành 2. 2.2.1.3. Nguyên tắc làm việc (1) Theo chế độ thủ trưởng, thực hiện theo nguyên tắc tập trung thống nhất đảm bảo sự chỉ đạo điều hành của Vụ Trưởng đối với các lĩnh vực công tác của Vụ; (2) Phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và phát huy tính chủ động sáng tạo của cá nhân; (3) Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Vụ; Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những công việc được phân công, ủy quyền; các công chức chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ được giao; (4) Trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Tổng cục Hải quan; 12 (5) Giữ bí mật Nhà nước, bí mật trong lĩnh vực thanh tra - kiểm tra theo các quy định của pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật thanh tra, Bộ Tài chính và của Tổng cục hải quan. 2.2.1.4. Về nhân sự - Lãnh đạo Vụ: Vụ Thanh tra - Kiểm tra có Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng theo quy định. - Số lượng biên chế: Bảng 2.1. Thống kê số lượng biên chế của Vụ Thanh tra – Kiểm tra Đơn vị: Người Các Tổ thuộc Vụ Thanh tra – Kiểm tra Năm 2019 Tổ Tham mưu – Tổng hợp 04 Tổ Thu thập và xử lý thông tin 06 Tổ giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng 06 Tổ Kiểm tra nội bộ 09 Tổ Thanh tra chuyên ngành 1 10 Tổ Thanh tra chuyên ngành 2 11 Nguồn: Vụ Thanh tra – Kiểm tra, Tổng cục Hải quan Số lượng, cơ cấu và chất lượng nhân sự như hiện nay là phù hợp với quy định pháp luật. - Trình độ chuyên môn, chính trị: Nhìn chung, nhân sự của Vụ Thanh tra - Kiểm tra có sự hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, nắm chắc các chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, 100% nhân sự làm nhiệm vụ thanh tra đạt trình độ Trung cấp lý luận chính trị trở lên. 13 Tuyệt đại đa số nhân sự có trình độ chuyên môn đại học, một số có trình độ thạc sĩ. 2.2.1.5. Các mối quan hệ công tác Thứ nhất, Quan hệ công tác giữa lãnh đạo Vụ với các Tổ và công chức thuộc Vụ; Thứ hai, Quan hệ giữa các Tổ công tác; Thứ ba, Quan hệ công tác với các đơn vị thuộc Tổng cục và Lãnh đạo Tổng cục. 2.2.2. Tình hình hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan Những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Tổng cục Hải quan và Thanh tra Chính phủ, với sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan, thanh tra Tổng cục Hải quan đã hoàn thành 100% kế hoạch công tác và nhiệm vụ đột xuất do lãnh đạo Tổng cục giao. 2.2.2.1. Công tác thanh tra * Lựa chọn đối tượng thanh tra trong kế hoạch thanh tra hàng năm Quyết định số 4129/QĐ-TCHQ được Tổng cục Hải quan ban hành ngày 11/12/2017 quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành về Hải quan. Trong đó, Chương III quy định cụ thể về xác định, lựa chọn đối tượng thanh tra. * Các trường hơp thanh tra đột xuất Các cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Hải quan còn tiến hành thanh tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. * Kết quả thanh tra chuyên ngành 14 Trong giai đoạn 2015 – 2019, Vụ Thanh tra – Kiểm tra nói riêng và ngành Hải quan nói chung đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiến nghị truy thu và xử lý vi phạm hành chính hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng. Bảng 2.2. Số cuộc thanh tra được thực hiện giai đoạn 2015 – 2019 Đơn vị tính: cuộc Đơn vị thực hiện Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Cơ quan Tổng cục 16 17 36 36 65 Cục Hải quan địa phương 47 56 105 89 104 Tổng số cuộc thực hiện 63 73 141 125 169 Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.2.2.2. Xây dựng, hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác thanh tra * Kết quả xây dựng, hoàn thiện thể chế: Chủ trì soạn thảo Dự thảo Nghị định số 82/2012/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành tài chính; Dự thảo Nghị định số 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; Ban hành Quyết định số 4129/QĐ-TCHQ về việc ban hành quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn Thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành hải quan. Thường xuyên tham gia góp ý kiến các văn bản quy phạm pháp luật, tham gia Ban biên tập xây dựng Luật Hải quan và các Nghị định khác trong lĩnh vực của ngành. 15 * Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác thanh tra: Qua 10 năm triển khai thực hiện Luật Thanh tra, Tổng cục Hải quan đã nghiêm túc thực hiện những quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, đã tiến hành tổ chức nhiều Hội nghị trong toàn ngành để phổ biến, quán triệt, hướng dẫn Luật Thanh tra và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra cho các CBCC Hải quan. Bảng 2.3. Số lượng cán bộ tham gia lớp tập huấn, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thanh tra giai đoạn 2015 – 2019 Đơn vị: Người Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Số người tham gia 250 Không mở lớp 80 Không mở lớp 180 Nguồn: Tổng cục Hải quan 2.2.2.3. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng Một trong những mặt công tác được ngành Hải quan tiếp tục chú trọng trong năm 2019 là công tác phòng, chống tham nhũng. Tổng cục Hải quan cho biết, xác định đây là cuộc đấu tranh hết sức phức tạp, đòi hỏi có sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối từ Trung ương đến cơ sở, vì vậy quan điểm, nguyên tắc xây dựng và triển khai các biện pháp phòng chống tham nhũng trong ngành Hải quan dựa trên các quan điểm lớn đã được chỉ ra tại Nghị quyết và trong các văn kiện khác của Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính. Trên cơ sở đó, năm 2019, Tổng cục Hải quan đã thực hiện đồng bộ có hiệu quả các chủ trương, chính sách của lãnh đạo các cấp. 16 2.3. Đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 2.3.1.1. Về tổ chức của thanh tra Tổng cục Hải quan Tổ chức bộ máy của thanh tra Tổng cục Hải quan cơ bản đã được kiện toàn; chức năng, nhiệm vụ của từng Tổ thuộc Vụ Thanh tra - Kiểm tra được xác định rõ ràng, cụ thể. Với mô hình cơ cấu tổ chức này, các Tổ được thành lập đã bao quát hết các lĩnh vực, các mặt công tác của thanh tra Tổng cục Hải quan bao gồm: Công tác quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN; Trực tiếp tiến hành thanh tra, tham mưu giải quyết KNTC, thực hiện công tác PCTN trong phạm vi được phân công. 2.3.1.2. Về hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan Nhìn chung, thanh tra Tổng cục Hải quan đã nỗ lực chủ động triển khai tương đối toàn diện, hoàn thành tốt, có hiệu quả chương trình công tác thanh tra đã được phê duyệt và những yêu cầu nhiệm vụ đột xuất được lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục giao. Giúp lãnh đạo Tổng cục đánh giá được thực trạng quản lý, xác định nguyên nhân, trách nhiệm và đề ra những chủ trương, giải pháp khắc phục những thiếu sót, hạn chế, sơ hở và vướng mắc trong cơ chế quản lý, đổi mới cơ chế lãnh đạo, điều hành, tăng cường pháp chế, kỷ luật nội bộ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Về tổ chức của thanh tra Tổng cục Hải quan Hạn chế: Số lượng, biên chế công chức làm nhiệm vụ thanh tra còn quá ít dẫn đến khó khăn trong việc hoàn thành khối lượng lớn công việc mà thanh tra tổng cục phải đảm nhiệm. 17 Trình độ chuyên môn của một số công chức làm nhiệm vụ thanh tra vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra còn nhiều lạc hậu, trụ sở làm việc còn chật chội. Những quy định của pháp luật hiện hành về chế độ lương, phụ cấp cho công chức làm nhiệm vụ thanh tra chưa phù hợp với thực tế, kinh phí tổ chức và tiến hành các hoạt động thanh tra còn hạn hẹp ảnh hưởng đến quá trình giải quyết công việc. Sự phối hợp của các đơn vị có liên quan trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chưa thật sự chặt chẽ. Công tác xây dựng kế hoạch còn chậm so với tiến độ yêu cầu Nguyên nhân của hạn chế: Nhận thức của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo Tổng cục về vị trí, vai trò của công tác thanh tra chuyên ngành vẫn còn hạn chế. Việc đào tạo nghiệp vụ thanh tra cơ bản chủ yếu qua những khóa tập huấn hoặc các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, đôi lúc công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được thường xuyên dẫn đến một số nhân sự trình độ nghiệp vụ thanh tra còn hạn chế. Tổ chức đội ngũ nhân sự thanh tra không được ổn định, thường xuyên có sự luân chuyển, điều động nội bộ từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, phòng này sang phòng khác nên mất nhiều thời gian để làm quen, tiếp cận, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành 2.3.2.2. Về hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan Hạn chế: - Đối với công tác thanh tra: Vẫn còn tình trạng thời hạn của một số cuộc thanh tra bị kéo dài, chưa đảm bảo đúng tiến độ, chưa đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, 18 kịp thời của công tác, nhất là giai đoạn sau khi kết thúc thanh tra cho đến khi công bố kết luận thanh tra. Hoạt động thanh tra vẫn còn nặng về thanh tra vụ việc mà chưa chú trọng đúng mức đến việc phát hiện và kiến nghị những vấn đề nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật quản lý, những kiến nghị xử lý nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý và người đứng đầu cơ quan quản lý. Chưa tập trung tổng kết các cuộc thanh tra chuyên ngành diện rộng. Bên cạnh đó, nhận thức về đối tượng, nội dung, phương pháp, phạm vi, phân công, phân cấp thanh tra, chưa thống nhất dẫn đến sự lúng túng trong quá trình thực hiện - Đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Công tác quản lý đơn thư cơ bản đúng trình tự, thủ tục nhưng việc phân loại đơn thư chưa chính xác, chưa phân biệt được thẩm quyền dẫn đến tình trạng chuyển đơn lòng vòng, vi phạm thời hạn giải quyết, kết luận thiếu chính xác, xử lý cán bộ sai phạm chưa nghiêm. Nhận thức của một bộ phận cán bộ thanh tra (CBTT) về công tác giải quyết KNTC chưa đầy đủ; một số cán bộ trực tiếp xác minh kết luận, tham mưu giải quyết KNTC chưa nắm vững nghiệp vụ thanh tra giải quyết KNTC. - Đối với công tác phòng, chống tham nhũng: Việc kê khai tài sản, thu nhập còn nặng về hình thức; hầu hết các bản kê khai chưa được kiểm tra, xác minh, kiểm chứng; công tác quản lý, theo dõi việc kê khai, công khai, xác minh về tài sản, thu nhập chưa có tính hệ thống; ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát các giao dịch về tài sản, kiểm soát thu nhập còn hạn chế Nguyên nhân của những hạn chế: 19 Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo Tổng cục có lúc chưa tập trung, chưa thực sự quan tâm tổ chức và chỉ đạo công tác thanh tra, chưa coi thanh tra là một chức năng thiết yếu của công tác quản lý mà chỉ sử dụng như là một công cụ để xử lý các vụ việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý. Hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra, giải quyết KNTC, PCTN còn chưa thực sự hoàn chỉnh, còn bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý, lỗi thời, không phù hợp với tình hình và yêu cầu của thực tiễn, dẫn đến sự trùng lặp về thẩm quyền và hoạt động ở một số lĩnh vực. Thiếu các văn bản quy định cụ thể về quan hệ phối hợp giữa cơ quan thanh tra Tổng cục với các cơ quan chức năng trong và ngoài ngành, đặc biệt là trong công tác xác minh, kết luận nội dung tố cáo, dẫn đến tinh thần trách nhiệm của cán bộ tham gia bị hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng nội dung xác minh, mục đích của sự phối hợp không đạt hiệu quả Tiểu kết Chương 2 Trong Chương 2, Luận văn nghiên cứu về thực trạng tổ chức và hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan: Một là, khái quát chung về Tổng cục Hải quan để có cơ sở đánh giá về sự phù hợp và tính hiệu quả về tổ chức và hoạt động của thanh tra Tổng cục. Hai là, phân tích, làm rõ thực trạng về tổ chức và hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan từ năm 2015 đến năm 2019. Ba là, trên cơ sở thực trạng đó, Luận văn rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của chúng. 20 CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA TỔNG CỤC HẢI QUAN 3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan 3.1.1. Quan điểm chung nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan Thứ nhất, quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thanh tra; tiếp tục thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp và các đạo luật quan trọng về tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra nói chung, Thanh tra Tổng cục nói riêng; bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của lãnh đạo Tổng cục đối với công tác thanh tra về lĩnh vực hải quan. Thứ hai, việc nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của thanh tra Tổng cục Hải quan phải khắc phục được những hạn chế, bất cập hiện nay, hướng tới mục tiêu làm tăng hiệu quả của công tác thanh tra, Thứ ba, việc nâng cao hiệu quả và tổ chức hoạt động của thanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_to_chuc_va_hoat_dong_cua_thanh_tra_tong_cuc.pdf
Tài liệu liên quan