Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu
cải cách tư pháp và các chỉ tiêu, yêu cầu mà các Nghị quyết của Quốc
hội đề ra, Chánh án TANDTC đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm
công tác Toà án trong thời gian tới.
Đặc biệt, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết,
xét xử các loại vụ án, thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng. Chú trọng
làm tốt công tác hòa giải trong giải quyết các vụ án dân sự và công
tác đối thoại trong giải quyết các vụ án hành chính. Khắc phục triệt
để việc để các vụ án quá thời hạn xét xử do lỗi chủ quan của Tòa án;
phấn đấu không để xảy ra việc xét xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm. Nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm; thực hiện tốt công tác thi hành án hình sự. Tăng
cường tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu của
công cuộc cải cách tư pháp
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tòa án nói chung, TAND cấp
huyện nói riêng đóng vai trò quan trọng, chủ chốt trong bộ máy nhà
nước ta. Tòa án nhân danh nhà nước đưa ra phán quyết khi xét xử,
thể hiện quan điểm của nhà nước ta về quyền công dân, quyền con
người, những giá trị được pháp luật bảo vệ và đưa pháp luật do nhà
nước ban hành áp dụng vào xã hội. Phán quyết của TAND cấp huyện
thể hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cụ thể hóa
cho khẳng định mà Hiến pháp đặt ra “Nhà nước Cộng Hòa XHCN
Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân" [03,2013, tr.8]. Việc quy định về số lượng HTND
trong thành phần HĐXX cũng thể hiện tính nhân dân của Nhà nước
pháp quyền.
1.1.3. Vị trí, vai trò của TAND cấp huyện
Nhà nước pháp quyền là hệ thông các tư tưởng, quan điểm đề
cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà
nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước
được tổ chức và quản lý theo pháp luật, bảo đảm tính thượng tôn
pháp luật và đề cao các giá trị nhân văn, tôn trọng và bảo đảm quyền
con người, quyềncông dân. Vị trí của Tòa án là hệ thống cơ quan
riêng biệt thực hiện chức năng xét xử của nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam. Chất lượng hoạt động của TAND cấp huyện góp phần
quan trọng trong việc xây dựng và củng cố nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam, vì vậy tổ chức và hoạt động TAND cấp huyện cần
được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam.
1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ TAND cấp huyện
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của TAND cấp huyện
Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội đã thông qua Hiến
pháp năm 2013. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, nhiều nội
7
dung quan trọng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và
hoạt động của TAND, về Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án đã
được sửa đổi, bổ sung. Do đó, ngày 24 tháng 11 năm 2014, Quốc hội
đã thông qua Luật Tổ chức TAND năm 2014. Luật này đã thể chế
hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về cải cách tư
pháp, bảo đảm cụ thể hóa tinh thần cũng như các quy định của Hiến
pháp năm 2013 về Tòa án. Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ
chức TAND năm 2014 thì nhiều nội dung quan trọng về cơ cấu tồ
chức của TAND, về Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên đã
được sửa đổi, bồ sung, cụthể như sau:
Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức: Điều 3 của Luật Tổ chức TAND
năm 2014 quy định cơ cấu tổ chức TAND bao gồm: TANDTC,
TAND cấp cao, TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương và
Tòa án quân sự. Như vậy, Tòa án được tổ chức trong một hệ thống
thống nhất là hệ thống TAND, gồm các TAND và các Tòa án quân
sự. Tòa án cấp huyện nằm trong hệ thống TAND.
Thứ hai, về Thẩm phán: Ngạch của Thẩm phán TAND gồm
Thẩm phán TANDTC, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp,
Thẩm phán sơ cấp; Trong đó, hiện nay mỗi đơn vị Tòa án nhân dân
cấp huyện có ít nhất 01 thẩm phán trung cấp, còn lại ngạch thẩm
phán sơ cấp được giao xét xử tại các TAND cấp huyện. Nhiệm kỳ
đầu của các Thẩm phán là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại
hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp
theo là 10 năm
Thứ ba, về Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên: Thư ký Tòa án có
các ngạch gồm Thư ký viên, Thư ký viên chính, Thư ký viên cao
cấp; Thẩm tra viên có các ngạch là Thẩm tra viên, Thẩm tra viên
chính, Thẩm tra viên cao cấp.
- TAND cấp huyệncó Chánh án, Phó Chánhán, Chánh tòa, Phó
Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án,
công chức khác và người lao động. Chánh án TAND cấp huyện do
8
Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; nhiệm
kỳ của Chánh án TAND cấp huyện là 05 năm, kể từ ngày được bổ
nhiệm. Phó Chánh án TAND cấp huyện do Chánh án TANDTC bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; nhiệm kỳ của Phó Chánh án TAND
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là 05 năm,
kể từ ngày được bổ nhiệm.
1.2.2. Chức năng của TAND cấp huyện
Chức năng của TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ công
lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tồ chức,
cá nhân.
Về thẩm quyền xét xử: TAND cấp huyện có chức năng giải
quyết sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật; giải quyết việc
khác theo quy định của pháp luật.
1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện
1.3.1. Nguyên tắc tổ chức của TAND
1.3.1.1. Nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán; bầu hoặc cử Hội thẩm
* Nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán
Theo Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức TAND năm 2014 thì
Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án
các cấp. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TAND
tối cao phải được Quốc hội phê chuẩn. Chánh án TANDTC trình
Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm
phán TANDTC theo đề nghị của hội đồng tuyển chọn, giám sát
Thẩm phán quốc gia; căn cứ vào Nghị quyết phê chuẩn của Quốc
hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán
TANDTC. Nhiệm kỳ của Chánh án TANDTC theo nhiệm kỳ của
Quốc hội; nhiệm kỳ của Phó Chánh án TANDTC, Chánh án, Phó
Chánh án TAND khác là 05 năm, kế từ ngày được bổ nhiệm; nhiệm
kỳ đầu của Thẩm phán là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại
hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp
theo là 10 năm.
9
Việc thực hiện chế độ bổ nhiệm Thẩm phán sẽ giúp Nhà nước
chọn được những người có đủ tiêu chuẩn để thực hiện tốt chức năng
xét xử của TAND. Các Thẩm phán được bổ nhiệm sẽ có điều kiện để
tích lũy kinh nghiệm xét xử, nâng cao ý thức, trách nhiệm cá nhân
cũng như tính độc lập trong công tác xét xử của Thẩm phán.
* Nguyên tắc bầu hoặc cử Hội thấm
HTND được thực hiện theo chế độ bầu, HTND được thực hiện
theo chế độ cử.
Hội thẩm nhân dân TAND cấp huyện do HĐND cùng cấp bầu
theo sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp
và do HĐND cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của
Chánh án TAND cùng cấp sau khi thống nhất với Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam cùng cấp
1.3.1.2. Nguyên tắc việc xét xử sơ thẩm của TAND có Hội
thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn
Tinh thần chung của nguyên tắc này là quá trình xét xử của Tòa
án có sự tham gia thực hiện bởi một loại chủ thể không đại diện cho
chuyên môn pháp luật mà đại diện cho nhận thức chung của xã hội -
Hội thẩm. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân,
do Nhân dân, vì Nhân dân, nguyên tắc xét xử sơ thầm của TAND có
Hội thẩm tham gia khẳng định tính dân chủ của Nhà nước ta, nhân dân
là chủ đất nước, có quyền tham gia quản lý đất nước bằng nhiều hình
thức khác nhau, trong đó tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án là
một hình thức quản lý, giám sát hoạt động xét xử của Tòa án.
Hội thẩm thay mặt nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử
của Tòa án, bảo đảm cho việc xét xử của Tòa án đúng chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, phù hợp
với nguyện vọng của nhân dân. Việc tham gia của Hội thẩm nhân
dân giúp cho Tòa án xét xử không chỉ đúng pháp luật mà còn phù
họp với nguyện vọng của nhân dân
* Nguyên tắc Thấm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật
10
Xét xử là quá trình áp dụng pháp luật để xử lý, giải quyết các
tranh chấp, hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ pháp luật. Bản chất
của hoạt động xét xử là hoạt động đòi hỏi phải độc lập để đảm bảo
công bằng, nếu hoạt động xét xử không độc lập thì việc xét xử sẽ
không khách quan, sự độc lập của Tòa án được thể hiện qua sự độc
lập của Thẩm phán, HTND khi xét xử. Để đảm bảo được sự công
bằng, đòi hỏi khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải độc lập, không
bị ràng buộc hay bị chi phối bởi ý kiến của ai; không một cơ quan, tồ
chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử
của Thẩm phán, Hội thẩm. Khi xét xử, Thấm phán, Hội thẩm độc
lập, nhưng phải tuân theo pháp luật. Thẩm phán, Hội thẩm phải căn
cứ vào các quy định của pháp luật để đưa ra quyết định của mình về
từng vấn đề của vụ án, không được tuỳ tiện hay bằng cảm tính.
Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức TAND năm 2014 khẳng
định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử
của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào”.
1.3.2. Nguyên tắc hoạt động của TAND, của TAND cấp huyện
TAND cấp huyện thực hiện nguyên tắc hoạt động chung của
TAND các cấp được quy định trong Hiến pháp và Luật tổ chức
TAND. Các văn bản pháp luật Việt Nam không có quy định riêng về
nguyên tắc cho hoạt động của TAND cấp huyện.
1.3.2.1. Nguyên tắc TAND xét xử tập thể và quyết định theo đa
số trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn
1.3.2.2. Nguyên tắc xét xử công khai
1.3.2.3. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
1.3.2.4. Nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm
1.3.2.5. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị
cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1.3.2.6. Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
1.3.2.7. Nguyên tắc người tham gia tố tụng có quyền dùng
tiếng nói vàchữ viết của dân tộc mình trước TAND
11
Như vậy, việc Tòa án đảm bảo thực hiện nguyên tắc này là rất
quan trọng và cần thiết. Đây chính là cơ sở để tạo ra sự công bằng,
bình đẳng trong xã hội, chính vì vậy mà pháp luật có những quy định
khá chặt chẽ về người phiên dịch, người phiên dịch có vai trò rất
quan trọng trong xét xử, bởi nếu họ không vô tư, không khách quan,
hay không đạt tới một trình độ nhất định thì chính họ lại làm cho vụ
án xét xử sẽ không khách quan, không bảo vệ được quyềnvà lợi ích
hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụngkhác.
1.4. Điều kiện bảo đảm tổ chức và hoạt động của TAND
cấp huyện
1.4.1. Bảo đảm về chính trị
Cải cách tư pháp mà trọng tâm là đổi mới tổ chức và hoạt động
của hệ thống TAND nói chung và TAND cấp huyện nói riêng phải
trên cơ sở thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công
cuộc đổi mới toàn diện đất nước.
Thứ nhất, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do
dân, vì dân là tư tưởng xuyên suốt được thể hiện trong các Văn kiện
của Đảng ta nhiều năm nay. Từ góc độ tổ chức và hoạt động của
TAND, Nhà nước pháp quyền XHCN mang những đặc điểm chính
sau đây:
Một là, bảo đảm dân chủ XHCN; tôn trọng và bảo đảm quyền
con người, quyền công dân. Tổ chức và hoạt động của cơ quan tư
pháp phải nhằm mục đích bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người
theo quy định của pháp luật.
Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ hai, việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta
nhằm mục đích xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh,
hiệu quả, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
12
1.4.2. Bảo đảm về pháp lý
Một trong những điều kiện để tổ chức và hoạt động của TAND
cấp huyện đạt được hiệu quả cao là các điều kiện đảm bảo về mặt
pháp lý. Điều này đã được thể chế hóa tại Hiến pháp; Luật tổ chức
TAND và các quy định khác có liên quan. Tại Khoản 1 Điều 102
Hiến pháp năm 2013 quy định: “TAND là cơ quan xét xử của Nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.
1.4.3. Bảo đảm về con người
Công tác tổ chức cán bộ của các Tòa án được tập trung vào
việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 6, khóa XII về việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả..
Hoàn thiện các quy định, quy chế về công tác tổ chức, cán bộ
của hệ thống Tòa án làm cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ,
Thẩm phán cấp huyện có đủ phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của
nền công vụ tiên tiến, chuyên nghiệp và hiện đại; bảo đảm cho các
TAND cấp huyện sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành tốt những nhiệm
vụ khó khăn, phức tạp của thời kỳ hội nhập, góp phần xứng đáng vào
sự nghiệp đổi mới của đất nước.
1.4.4. Bảo đảm về điều kiện cơ sở vật chất
Trong Nghị quyết 49 ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị. Tại Mục
2.7.II của Nghị quyết có nêu: "Đảm bảo cơ sở vật chất cho ngành tư
pháp, ưu tiên trang thiết bị phục vụ công tác điều tra, đấu tranh phòng
chống tội phạm, công tác xét xử. Khẩn trương trong một vài năm xây
dựng xong trụ sở làm việc các cơ quan tư pháp cấp huyện".
Để TAND các cấp mà trọng tâm là TAND cấp huyện thực hiện
tốt nhiệm vụ được giao theo yêu cầu cải cách tư pháp, có đủ điều
kiện để Tòa án trở thành biểu tượng của công lý, lẽ phải và niềm tin
như mong đợi của nhân dân, phù hợp với xu thế phát triển của đất
nước, việc bảo đảm về điều kiện cơ sở vật chất như trụ sở làm việc,
trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác xét xử phải được quan tâm
chú trọng đầu tư.
13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TAND CẤP HUYỆN Ở TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tổ chức và hoạt động
của TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ. Địa giới
hành chính của tỉnh tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang về phía Bắc; tỉnh
Hòa Bình về phía Nam; tỉnh Vĩnh Phúc về phía Đông; thành phố Hà
Nội về phía Đông Nam; tỉnh Sơn La, Yên Bái về phía Tây.
Dân số toàn tỉnh trên 1,37 triệu người, gồm 34 dân tộc anh em,
mật độ dân số 388 người/km2 (Theo niên giám Thống kê năm 2015).
Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm thành phố Việt Trì (là
trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh Phú Thọ và là thành phố
về miền lễ hội cội nguồn các dân tộc Việt Nam), thị xã Phú Thọ và các
huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh
Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh.
Với đặc thù tự nhiên là một tỉnh trung du và miền núi phía
Bắcvới những thuận lợi về phát triển cây công nghiệp như chè, cây
nguyên liệu gỗ, hướng mở các khu công nghiệp tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn, tạo cơ hội cho người lao động cũng
như chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên sự phát
triển đó đã kéo theo tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh ngày càng
phức tạp về tính chất, tăng quy mô và số lượng tội phạm. Trong
những năm gần đây, tỷ lệ các vụ việc dân sự, hành chính cũng như
hình sự mà các TAND cấp huyện phải thụ lý, giải quyết có chiều
hướng gia tăng. Thêm đó, theo Luật tổ chức TAND năm 2014 thì
thẩm quyền của TAND cấp huyện ngày càng được mở rộngđã tạo
những áp lực không nhỏ đến hoạt động của TAND cấp huyện trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ.
2.2. Ưu điểm trong tổ chức và hoạt động của TAND cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và nguyên nhân
2.2.1. Ưu điểm trong công tác tổ chức và nguyên nhân
Trên cơ sở quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014,
14
TAND tỉnh Phú Thọ đã kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức, rà soát
về số lượng cũng như về chất lượng để sắp xếp bố trí cán bộ phù hợp
với năng lực chuyên môn, có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ để
đảm bảo tính kế thừa.
Đội ngũ công chức tại các TAND cấp huyện tương đối đồng
đều về trình độ chuyên môn. Kể từ năm 2003, TAND tỉnh Phú Thọ
có chủ trương ưu tiên tuyển dụng cán bộ công chức làm công tac
chuyên môn có trình độ cử nhân Luật chính quy, có bằng tốt nghiệp
từ loại khá trở lên. Đối với các cử nhân tốt nghiệp loại giỏi, có thành
tích xuất sắc sẽ được xét tuyển thẳng. Bởi vậy, hầu hết đội ngũ thẩm
phán, thư ký, thẩm tra viên trên toàn tỉnh hiện nay có trình độ cử
nhân luật chính quy. Số công chức có trình độ thạc sĩ Luật tính đến
hết năm 2019 là 30 người, chiếm tỷ lệ 11 % trên tổng số cán bộ công
chức trong toàn tỉnh. Công chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị
là 46 người.
Trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019 các TAND cấp
huyện đều có công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái,
cũng như có sự bổ nhiệm mới chức danh lãnh đạo Chánh án, Phó
Chánh án trong trường hợp bị khuyết để kịp thời phục vụ yêu cầu
công tác tại đơn vị. Hầu hết Chánh án các TAND cấp huyện đều là
thành viên của Ban.Số lượng công chức được phân bổ tại TAND cấp
huyện được dựa trên số lượng án mà từng đơn vị phải giải quyết
hàng năm, TAND thành phố Việt Trì thường xuyên là đơn vị có số
lượng vụ việc hàng năm phải giải quyết cao nhất tỉnh. Vì vậy, số
lượng nhân sự ở đơn vị này cũng cao nhất tỉnh. TAND các huyện
còn lại đều có tỷ lệ án tương đương với nhau. Các đơn vị đều được
sắp xếp biên chế đầy đủ các chức vụ, chức danh như Chánh án, Phó
chánh án cũng như các vị trí khác gồm Thẩm phán, Thư ký Tòa án,
kế toán, văn phòng. Qua số liệu báo cáo của TAND tỉnh Phú
Thọ từ năm 2015 đến năm 2019 thì thấy số lượng cán bộ,
công chức hàng năm có chuyển biến giảm. Năm 2015, tổng số
cán bộ công chức của TAND cấp huyện là 158 người thì năm
15
2017 giảm còn 155 người, đến năm 2018 giảm còn 154 người
và năm 2019 số biên chế cán bộ công chức cấp huyện còn 153
người. Lượng Thẩm phán cũng có giảm, cụ thể thẩm phán cấp
huyện năm 2015 là 69 người, trong đó thẩm phán trung cấp là
22 người thì đến năm 2019, tổng số thẩm phán cấp huyện còn
66 người trong đó thẩm phán trung cấp là 29 người.
* Hội thẩm nhân dân của TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ do HĐND cùng cấp bầu, nhiệm kỳ của Hội thẩm theo
nhiệm của HĐND cùng cấp bầu ra.
Đội ngũ HTND đều có mặt bằng trình độ đồng đều, 98% có
trình độ đại học. Trong quá trình hiệp thương về nhân sự, các TAND
cấp huyện đều chú trọng phối hợp với các cơ quan chức năng giới
thiệu nhân sự, ưu tiên, tạo điều kiện để các cán bộ có trình độ hoặc
đã tốt nghiệp cử nhân Luật tham gia công tác HTND.
2.2.2. Ưu điểm trong hoạt động và nguyên nhân
Theo số liệu báo cáo thống kê của TAND tỉnh Phú Thọ từ năm
2015 đến năm 2019 số lượng giải quyết án của các TAND cấp huyện
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có xu hướng tăng lên.
+ Năm 2015, 13TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã
giải quyết 4.117 vụ việc trên tổng số án thụ lý 4.430 vụ việc đạt tỷ lệ
92,93%, trong đó: giải quyết, xét xử 946 vụ án hình sự với 1961 bị cáo.
+ Năm 2016, TAND cấp huyện trên địa bàn Phú Thọ đã giải
quyết 4750 vụ việc trên số án thụ lý 5236 vụ việc đạt tỷ lộ 90,7%, cụ
thể: xét xử 1140 vụ án hình sự với 2.079 bị cáo.
+ Năm 2017, TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã
giải quyết 5.096 vụ việc trên số án thụ lý 6.469 vụ việc đạt tỷ lệ
93,17%, cụ thể: xét xử 961 vụ án hình sự với1.825 bị cáo
+ Năm 2018, TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã
giải quyết 5.032 vụ việc trên số án thụ lý 5.794 vụ việc đạt tỷ lệ
86,84%, cụ thể xét xử 945 vụ án hình sự với1.891 bị cáo.
+ Năm 2019, TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã
giải quyết 5788 vụ việc trên số án thụ lý 6.213 vụ việc đạt 93,15%,
cụ thể: xét xử 1.190 vụ án hình sự với1.967 bị cáo
16
Nhìn chung, TAND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã
thực hiện tốt hoạt động của mình trên cơ sở cơ cấu tổ chức đã được
phân bổ góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,
phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ; hoạt động xét xử về cơ bản tuân thủ
đúng quy định của pháp luật, chất lượng giải quyết các vụ việc ngày
càng được nâng cao trên cơ sở pháp luật, giáo dục ý thức tuân thủ pháp
luật của cá nhân, tổ chức trong xã hội, đảm bảo tính công bằng nhưng
vẫn có tinh thần nhân đạo khi ban hành các phán quyết, đóng góp tích
cực vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
2.3. Hạn chế trong tổ chức và hoạt động của TAND cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và nguyên nhân
Xét xử là chức năng của Toà án đã được quy định trong Hiến
pháp. Khi xét xử, Thẩm phán và HTND độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử còn có rất nhiều các yếu tố tác động
làm ảnh hưởng đến các phán quyết của Toà án, bao gồm những yếu
tố tác động tích cực và những yếu tố tác động không tích cực.
2.3.1. Hạn chế trong tổ chức:
Pháp luật quy định về tổ chức Toà án còn theo đơn vị hành
chính. Hoạt động xét xử của Toà án là nhân danh công lý và chỉ căn
cứ vào pháp luật.
Tuy nhiên, nếu sự can thiệp không đúng của chính quyền địa
phương và tổ chức Đảng vào hoạt động xét xử các vụ án cụ thể khiến
cho các bản án hay quyết định thiếu khách quan, thiếu chính xác.
Pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư
pháp chưa đầy đủ, kịp thời.
2.3.2. Hạn chế trong hoạt động
Pháp luật trong lĩnh vực tư pháp chưa hoàn thiện, chưa đồng
bộ, các Bộ luật, Luật mới đã có hiệu lực thi hành trong một thời gian
khá dài mà chưa có văn bản hướng dẫn thi hành đối với những vấn đề
sửa đổi, bổ sung gây ra nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động
TAND cấp huyện. Bởi có nhiều văn bản pháp luật còn mâu thuẫn,
chồng chéo, có nhiều vấn đề về tố tụng chưa có văn bản quy phạm
17
hướng dẫn nên trong những vụ án cụ thể, Thẩm phán khó xác định
làm thế nào mới đúng quy định pháp luật.
2.3.3. Một số hạn chế về cán bộ
* Về năng lực củaThẩm phán, Thư ký Tòa án vẫn còn có sự
chưa đồng đều. Các Thẩm phán phần lớn đều có trình độ chuyên môn
là cử nhân luật nhưng một số là hệ tại chức, lại lớn tuổi thì mức độ
cập nhật sự thay đổi của các văn bản quy phạm pháp luật của các
Thẩm phán này còn nhiều hạn chế. Mặt khác, sự hạn chế của trình độ
chuyên môn của một số Thẩm phán còn thể hiện qua việc có bản án,
quyết định do TAND cấp huyện ban hành còn sai lỗi chính tả, không
đúng quy định pháp luật, câu chữ khó hiểu hoặc có thể hiểu nhiều
nghĩa dẫn đến bản án, quyết định bị hủy, sửa. Một số Thư ký Tòa án
vì nhiều lý do chưa được tham gia lớp nghiệp vụ xét xử cùng như
chưa được bổ nhiệm Thẩm phán nhưng tuổi đã cao vẫn còn phải thực
hiện những nhiệm vụ của Thư ký Tòa án cũng là khó khăn cho bản
thân họ và làm hạn chế chất lượng hoạt động của TAND cấp huyện.
* Về công tác HTND: HTND có vai trò quan trọng trong hoạt
động của Tòa án nói chung và TAND cấp huyện nói riêng khi mà
Hội thẩm chiếm tỷ lệ lớn về mặt số lượng trong Hội đồng xét xử. Tuy
nhiên, có sự chênh lệch về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ xét xử
của Hội thẩm so với Thẩm phán khi tham gia xét xử
2.3.3. Nguyên nhân
Thứ nhất, công tác cập nhật nghiên cứu xây dựng sửa đổi, bổ
sung, hướng dẫn các văn bản Luật do bất cập trong thực tiễn còn
chậm.
Thứ hai, công tác đào tạo cán bộ hiện nay của ngành Tòa án
mới chỉ chú trọng đào tạo thẩm phán, thư ký mà chưa chú trọng công
tác đào tạo Hội thẩm nhân dân. Tiêu chuẩn bầu, chọn Hội thẩm nhân
dân chưa chú trọng các tiêu chí về trình độ chuyên môn đặc biệt là
kiến thức pháp luật. Mặc dù qua thực tiễn, hàng năm TAND cấp tỉnh
đều tổ chức các đợt tập huấn cho Hội thẩm nhân dân nhưng vẫn còn
mang tính hình thức, chưa có tính chuyên sâu.
18
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TAND CẤP HUYỆN Ở TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND
cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ ở tỉnh Phú Thọ.
3.1.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện
phải gắn liền với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam của dân, do dân, vì dân.
Theo yêu cầu Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về
Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, trong bộ máy Nhà nước
ta, TAND có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Toà án là cơ quan xét
xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân. Nghị quyết số 49-NQ/TW đã xác định Tòa án có vị trí trung
tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm.
Do tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, vì vậy phương
thức lãnh đạo của Đảng với tòa án cũng có những điểm đặc thù. Theo
đó, không được để cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên cơ quan nhà nước
hay tổ chức, người có quyền hạn nào nhân danh Đảng để can thiệp
trực tiếp vào công tác xét xử của tòa án. Đảng viên làm công tác xét
xử phải chấp hành điều lệ Đảng bảo đảm các phán quyết của tòa án
công minh, chính trực, bảo vệ công lý, bảo vệ kinh tế XHCN, bảo vệ
chế độ của nhân dân; nắm vững tính Đảng gắn liền với yêu cầu
phát huy dân chủ trên nguyên tắc hiến định tất cả quyền lực Nhà
nước thuộc về nhân dân.
Dân chủ cũng là một trong những mục tiêu của cải cách tư
pháp trong giai đoạn hiện nay. Với yêu cầu đó, việc đổi mới tổ chức,
hoạt động của TAND phải đặt dưới sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát
của nhân dân.
19
3.1.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND cấp huyện
phải được tiến hành đồng bộ với cải cách hệ thống TAND, các cơ
quan tư pháp và các thiết chế khác trong bộ máy nhà nước.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nói chúng
và TAND cấp huyện nói riêng cần phải được tiến hành đồng bộ trong
hệ thống các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Đẩy mạnh việc thực
hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống
tư pháp trong sạch,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_to_chuc_va_hoat_dong_cua_toa_an_nhan_dan_ca.pdf