Luận văn được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống
giải pháp, những định hướng và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng,
chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả.
Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về tội sản xuất, buôn bán hàng giả hiện
nay ở Việt Nam.
- Phân tích các các quy định của Bộ luật hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Hình sự đối với tội sản xuất,
buôn bán hàng giả ở Việt Nam; làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng loại tội phạm này, nêu lên những
vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử.
- Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định của Bộ luật hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, góp phần nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng chống tội phạm.
8 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam (Mai Thị Lan), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo pháp luật
hình sự Việt Nam
Mai Thị Lan
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40
Người hướng dẫn: TS. Phạm Văn Lợi
Năm bảo vệ: 2008
Abstract: Trình bày những vấn đề lý luận về tội sản xuất, buôn bán hàng giả hiện nay ở
Việt Nam. Phân tích các quy định của Bộ Luật Hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng
giả. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Hình sự đối với tội sản
xuất, buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay; làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng loại tội
phạm này, nêu lên những vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử. Đưa ra các kiến nghị
hoàn thiện Bộ luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật
hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng
chống tội phạm
Keywords: Hàng giả; Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Tội phạm
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua hai thập kỷ qua, với quá trình thực hiện công cuộc đổi mới Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi
mới toàn diện và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Với đường lối kinh
tế của Đảng ta là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần. Công cuộc đổi mới toàn diện đó, nhất là đổi mới về quản lý
kinh tế, xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đưa đất nước ta ra khỏi
cuộc khủng hoảng kinh tế, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thu
được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra những chuyển
biến tích cực về mọi mặt.
Những thành tựu đạt được đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta là
đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc thù của nền kinh tế
thị trường, do sức ép cạnh tranh và những yếu kém trong quản lý kinh tế nên nhiều tệ nạn xã hội
và tội phạm có môi trường phát sinh, phát triển, trong đó có tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Sản
xuất, buôn bán hàng giả có mặt ở khắp nơi trên thị trường nhưng khâu xử lý kết quả còn ở mức
độ nhất định. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển kinh tế, tình hình tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế như buôn lậu, kinh doanh trái phép, trốn thuế, quảng cáo gian dối, và sản xuất,
buôn bán hàng giả, phát triển và diễn biến phức tạp, nhiều vụ án xảy ra, nhiều vụ án đặc biệt
nghiêm trọng, gây hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, tới sức
khỏe và đời sống của nhân dân.
Sản xuất, buôn bán hàng giả là một lực cản lớn đối với sự phát triển kinh tế của nước ta.
Nhưng để đấu tranh, phòng chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ thực hiện như thế
nào? Cơ sở lý luận về hình sự hoá, khái niệm hàng giả, quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả
trong Luật Hình sự như thế nào và việc nhận thức về hàng giả trong thực tiễn ra sao, cũng như
chúng ta cần có những biện pháp nào để phòng, chống tội sản xuất, buôn bàn hàng giả có hiệu
quả? Về mặt lý luận, xung quanh tội sản xuất, buôn bán hàng giả, vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Có thể thấy trong những năm qua, nhất là từ năm 2000 trở lại đây, các cơ quan bảo vệ
pháp luật đã tích cực tổ chức điều tra, khám phá và xử lý kịp thời nhiều vụ án sản xuất, buôn bán
hàng giả. Song do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình hình tội phạm sản xuất, buôn bán hàng
giả vẫn không giảm, thậm chí còn tăng đến chóng mặt, gây ra nhiều thiệt hại cho các đơn vị kinh
tế, doanh nghiệp và nhân dân. Một số vụ gây hoang mang trong tư tưởng quần chúng nhân dân,
tác động đến sự phát triển của nền kinh tế, đời sống nhân dân, từ đó ảnh hưởng đến sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó, các biện pháp đấu tranh, phòng chống
cũng như quá trình điều tra khám phá loại tội này còn nhiều bất cập, chưa có sự phối hợp cần
thiết giữa các lực lượng thực thi pháp luật, sự hỗ trợ của người tiêu dùng, của quần chúng nhân
dân còn hạn chế, nên hiệu quả xử lý các vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả còn thấp. Tỷ lệ các vụ
án được phát hiện thấp, tiến hành điều tra chậm, đề nghị xử lý bằng hình sự chưa cao.
Nước ta đã trở thành thành viên chính thức Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một
trong những vấn đề Việt Nam cam kết thực hiện là bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chống sản
xuất, buôn bán hàng giả nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ sở hữu (các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh), quyền và lợi ích của
người tiêu dùng cũng như uy tín của Việt Nam trong hợp tác thương mại quốc tế. Hiện nay, Việt
Nam đang bước đầu hoàn thiện các văn bản pháp luật cho phù hợp với sự hội nhập chung của thế
giới, thể hiện rõ quyết tâm đổi mới toàn diện nhằm thiết lập một nền kinh tế thị trường mang tính
cạnh tranh cao, đủ sức hội nhập một cách sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, từng bước nâng cao
vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cùng với sự hội nhập đó, các sản phẩm, hàng hóa
cũng đa dạng. Từ sự đa dạng đó đã tạo điều kiện cho sản xuất, buôn bán hàng giả không còn bó
hẹp trong phạm vi một số sản phẩm, mà lan tới hầu hết các chủng loại sản phẩm, đe doạ mọi khía
cạnh của hoạt động kinh doanh, điều này không chỉ gây thất thu thuế cho Nhà nước, mà còn gây
thiệt hại trực tiếp cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta coi việc
phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách cần phải có giải
pháp đồng bộ, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, từng bước đẩy lùi hoạt động sản xuất, buôn bán
hàng giả. Mọi hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng giả được phát hiện đều phải
xử lý theo pháp luật góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo
vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự xã hội, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước.
Vì vậy, từ thực tiễn nêu trên đã lý giải cho tác giả chọn đề tài: “Tội sản xuất, buôn bán
hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn
Phòng, chống tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung và tội sản xuất, buôn
bán hàng giả nói riêng đã được quy định trong Bộ luật Hình sự và được một số nhà luật học đề cập
một cách khái quát về tội sản xuất, buôn bán hàng giả như Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần
các tội phạm) của Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 1997; Giáo
trình luật hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 1998;
Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân,
2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học Quốc gia
Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999 (Phần
các tội phạm) của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS. ThS. Phạm Thanh Bình, TS.
Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS. Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
2001,... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp, chưa đề
cập một cách trực tiếp, tổng thể và phương hướng hoàn thiện loại tội phạm này.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các nghiên cứu về
tội sản xuất, buôn bán hàng giả thường mới chỉ đề cập, tập trung nghiên cứu chung với các tội
phạm khác liên quan đến các đối tượng hàng giả cụ thể đã được quy định tại các điều luật cụ thể
khác hoặc từ góc độ khác. Cho đến nay chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu toàn
được giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả khi xử lý tội phạm. Vì vậy,
cần phải nghiên cứu tội sản xuất, buôn bán hàng giả tương đối có hệ thống, toàn diện từ góc độ
lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đề ra phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống
giải pháp, những định hướng và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng,
chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả.
Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về tội sản xuất, buôn bán hàng giả hiện
nay ở Việt Nam.
- Phân tích các các quy định của Bộ luật hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Hình sự đối với tội sản xuất,
buôn bán hàng giả ở Việt Nam; làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng loại tội phạm này, nêu lên những
vướng mắc trong điều tra, truy tố, xét xử.
- Đưa ra các kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định của Bộ luật hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, góp phần nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng chống tội phạm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của đề tài những vấn đề lý luận, thực tiễn đối với tội sản xuất,
buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay và định hướng về tổ chức cuộc đấu tranh của toàn xã hội
với hiện tượng tội phạm nói chung và tội phạm trong hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả nói
riêng.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu tội sản xuất, buôn bán hàng giả
được quy định tại Điều 156 chương XVI-BLHS năm 1999. Luận văn cũng đi sâu nghiên cứu tình
hình thực tiễn, những quy định của pháp luật hình sự đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả
nhằm làm rõ các dấu hiệu pháp lý và những nội dung cần nghiên cứu về mặt lý luận trên lĩnh vực
này nhằm phục vụ tốt hơn cho việc xác định tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả, cho cuộc đấu
tranh phòng, chống loại tội phạm trong nền kinh tế thị trường.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, và về xây dựng pháp luật
Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử.
Để phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ và mục đích của đề tài, luận văn sử dụng một cách
linh hoạt và hợp lý các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp tổng hợp, phân tích, so
sánh, thống kê, lôgíc, kết hợp với các phương pháp khác như so sánh pháp luật, điều tra xã hội.
6. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài
Qua kết quả nghiên cứu và phân tích, đánh giá tình hình tội phạm đối với tội sản xuất,
buôn bán hàng giả, tác giả đã chỉ ra những vướng mắc, bất cập, định hướng, trong thực tiễn
điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này. Đồng thời, đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả
thi nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội sản xuất,
buôn bán hàng giả.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những kết quả đạt được của luận văn có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng
cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội sản xuất, buôn
bán hàng giả. Thông qua kết quả nghiên cứu và các đề xuất, tác giả mong muốn đóng góp phần
nhỏ bé của mình vào việc phát triển khoa học luật hình sự nói chung, hoàn thiện về tội sản xuất,
buôn bán hàng giả nói riêng.
Luận văn đề cập các giải pháp phòng, chống có hiệu quả các tội phạm sản xuất, buôn
bán hàng giả để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp có thể tham khảo, góp phần hỗ trợ cho
việc xây dựng kế hoạch tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả đối với loại tội
phạm này.
Luận văn còn là tài liệu nghiên cứu của giáo viên, cán bộ nghiên cứu, học sinh các
trường đào tạo pháp luật tại Việt Nam.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả hiện nay ở Việt
Nam;
Chương 2. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật hình sự đối với tội sản xuất,
buôn bán hàng giả ở Việt Nam hiện nay;
Chương 3. Nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về tội sản xuất,
buôn bán hàng giả.
References
CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb, Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb, Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về
một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
7. Bộ Thương mại - Bộ Tài chính - Bộ Công An - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
(2001), Thông tư liên tịch số 10/2001/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT hướng dẫn
Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10 của Thủ tướng Chính phủ,
www.luatvietnam.com.vn
8. Thủ tướng Chính phủ (1999), Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 31/1999/CT - TTg ngày
27/10 về đấu tranh phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả,
www.luatvietnam.com.vn
9. Thủ tướng Chính phủ (1996), Quyết định số 96/TTg ngày 18/02 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan
quản lý Nhà nước trong công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và các hành vi
kinh doanh trái phép, www.luatvietnam.com.vn
10. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 140-HĐBT ngày 25/4
quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả,
www.luatvietnam.com.vn.
11. Chính phủ (2001), Nghị định số 69/2001/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo
vệ người tiêu dùng, www.luatvietnam.com.vn.
12. Quốc hội (2002), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1946, 1959,
1980, 1992 và sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
13. Quốc hội (1998), Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985,
Hà Nội.
14. Quốc hội (2002), Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999,
Hà Nội.
15. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Quốc hội (2005), Bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
17. Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
www.luatvietnam.com.vn.
18. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
www.luatvietnam.com.vn
19. Quốc hội (2005), Luật Thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
www.luatvietnam.com.vn
20. Tòa án nhân dân tối cao (1998), Nghị quyết số 01/1998/NQ-HĐTP ngày
21-9 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư, Hà Nội.
21. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật
Hình sự, Hà Nội.
22. Uỷ Ban thường vụ Quốc hội, (1999), Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
www.luatvietnam.com.vn.
23. Uỷ Ban thường vụ Quốc hội (1982), Pháp lệnh về trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, sản xuất
hàng giả, buôn bán hàng giả
24. Uỷ Ban thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
25. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước
pháp quyền, một số vấn đề cơ bản của Phần chung, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
26. Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội.
27. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung, (Sách
chuyên khảo sau đại học), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
28. Nguyễn Ngọc Hòa (1991), Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
29. Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự phần các tội phạm, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.
30. Bình luận Bộ luật Hình sự 1999 (1999), Nxb Công an nhân dân
31. Đinh Văn Quế (2000), Tìm hiểu về Hình phạt và quyết định hình phạt trong luật Hình sự
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.
32. Nguyễn Mai Bộ (2004), Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Nxb
tư pháp.
33. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh
doanh kinh tế hiện hành ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia.
34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000). Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
35. Tạp chí Dân chủ và pháp luật (2005), Số chuyên đề về Luật hình sự một số nước trên thế
giới, Hà Nội.
36. Trần Ngọc Việt (2001), Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả thực trạng và biện pháp
phòng, chống, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l0_01831_7394_2009976.pdf