Tóm tắt Luận văn Tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương

ỤC LỤC

Trang

Mở đầu .3

Nội dung

Chƣơng 1. Những tiền đề cho sự hình thành

tƣ tƣởng nhân văn ở thơ Hồ Xuân Hƣơng .16

1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội

Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX .16

1.2. Tiền đề văn hoá – tư tưởng .23

Chƣơng 2. Tƣ tƣởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hƣơng

và ý nghĩa của nó đối với hiện nay .36

2.1. Một số vấn đề về khái niệm “chủ nghĩa”,

“chủ nghĩa nhân văn”, “tư tưởng nhân văn” 36

2.2. Tư tưởng nhân văn trong thơ

Hồ Xuân Hương và ý nghĩa của nó đối với hiện nay .43

2.2.1. Những nội dung độc đáo, đặc sắc của

tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương .43

2.2.2. Ý nghĩa của tư tưởng nhân văn trong thơ

Hồ Xuân Hương đối với hiện nay .68

Kết luận .73

Danh mục tài liệu tham khảo .75

pdf15 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÀI Tinh thần nhân văn đã trở thành nét truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Ngay từ xưa, trong ca dao dân ca của người Việt đã có những câu thể hiện rõ nét tinh thần nhân văn ấy như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay “Thương người như thể thương thân” Dòng chảy tinh thần nhân văn ấy tiềm tàng nhưng mãnh liệt xuyên suốt tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam, nhưng phải đến tận cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX nó mới thực sự phát triển mạnh và trở thành một trào lưu tư tưởng mang tính bộc phát. Chúng ta đều biết, cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX là thời kỳ đánh dấu sự mục ruỗng và suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam. Song trong chính bối cảnh xã hội rối ren, con người bị đè nén đến cùng cực như vậy thì những tiếng nói phản kháng chống lại sự hà khắc của chế độ phong kiến, đòi hỏi quyền sống, bảo vệ những giá trị của con người càng được đề cao. Những nguyên tắc, lễ nghi phong kiến xơ cứng không còn đủ sức để trói buộc con người, mà ngược lại người ta luôn mong ước được giải phóng ra khỏi những nghi lễ ràng buộc ấy, ước mơ được tự do, được hưởng những hạnh phúc trần tục đời thường mà vì những lý do khuôn mẫu giáo điều người ta vẫn khinh rẻ và chối bỏ chúng. Các nhà Nho tiêu biểu như Lê Hữu Trác, Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát chính là các nhà tư tưởng tiêu biểu của thời đại đã nói lên tiếng nói chung, khát vọng chung của quảng đại quần chúng. Đặc biệt, trong dòng chảy tư tưởng nhân văn chung của thời kỳ này, sẽ thực sự là một thiếu sót rất lớn nếu chúng ta không nhắc đến sự xuất hiện của “hiện tượng Hồ Xuân Hương” như là một nguồn năng lượng tiếp sức làm phong phú cho lịch sử tư tưởng Việt Nam. Sự xuất hiện của hiện tượng Hồ Xuân Hương đánh dấu một bước ngoặt trong sự thể hiện tư tưởng nhân văn Việt Nam là một sự đột phá trong quan niệm về con người trong bối cảnh thời đại đó. Dẫu rằng, Hồ Xuân Hương là một nhà tư tưởng mà cho đến nay vẫn còn rất nhiều những tồn nghi xung quanh tiểu sử cũng như văn bản nên việc nghiên cứu về Hồ Xuân Hương gặp phải rất nhiều những trở khó khăn. Nhưng điều đó không thể ngăn cản giới nghiên cứu đam mê tìm hiểu, mà ngược lại việc nghiên cứu hiện tượng Hồ Xuân Hương thực sự là một đề tài hấp dẫn, thu hút sụ chú ý của giới nghiên cứu nhất là từ góc độ tiếp cận văn học, sử học, văn hoá học, văn bản họcở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu như vậy nhưng cho đến nay các công trình nghiên cứu ấy mới chỉ dừng lại việc nghiên cứu Hồ Xuân Hương trên từng mặt, từng phương diện nào từ các lĩnh vực văn học, lịch sử, văn hoá học chứ chưa có một công trình nghiên cứu từ phương diện lịch sử tư tưởng mang tính tổng thể để có được sự đánh giá toàn diện về vị trí của Hồ Xuân Hương trong lịch sử tư tưởng Việt, vẫn còn rất nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương” làm đề tài thạc sĩ triết học để nghiên cứu với mong muốn khái quát hệ thống hoá và khẳng định những nội dung và giá trị của tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương trong dòng chảy tư tưởng Việt Nam, góp phần làm sâu sắc và đầy đủ hơn nội dung lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn này. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. Như trên đã nói, cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX là một thời đại khởi phát của tư tưởng nhân văn ở Việt Nam với hàng loạt các nhà tư tưỏng tiêu biểu như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Quátvà đặc biệt là Hồ Xuân Hương. Nhiều công trình nghiên cứu xác lập nhiều cứ liệu chân thực đã khẳng định Hồ Xuân Hương là một nhân vật lịch sử và là một nhà thơ lớn có những tư tưởng vô cùng đặc sắc, cho nên về con người, thơ văn và tư tưởng của bà đã được rất nhiều học giả quan tâm nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau, điều này đã thể hiện tập trung, thống nhất qua thư mục hơn một trăm công trình nghiên cứu mà chúng tôi sắp xếp trong thư mục tài liệu tham khảo. Trước hết là về vấn đề lịch sử nghiên cứu tiểu sử, tác phẩm Hồ Xuân Hương: như đã khẳng định ở trên, sự xuất hiện của Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo văn chương, văn hoá và nhất là trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, vì vậy nghiên cứu về Hồ Xuân Hương là một đề tài thu hút sụ chú ý của rất nhiều các nhà nghiên cứu từ trước cho đến nay. Theo thời gian, có thể chia lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương làm hai giai đoạn lớn là trước và sau năm 1975. * Trước 1975: Việc nghiên cứu Hồ Xuân Hương đã phát triển khá rầm rộ và đã thu được những kết quả nhất định. Trong số các công trình sớm nhất trước cách mạng nghiên cứu về Hồ Xuân Hương phải kể đến Quốc văn trích diễm (Dương Quảng Hàm, 1925), Nam thi hợp tuyển (Nguyễn Văn Ngọc, 1927), Nữ lưu văn học sử ( Lê Dư, 1927)... Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi tiếp nhận được rằng phần lớn các tác giả đã phác hoạ những nét khái quát nhất về tiểu sử và văn bản, nội dung các tác phẩm chính yếu của Hồ Xuân Hương. Tiếp sau đó là các nhà nghiên cứu đã chú ý hơn tới con người và đặc điểm thơ Hồ Xuân Hương, Tản Đà nhận xét về Hồ Xuân Hương và thơ của bà là: “Trong thơ có ma. Song mà nhận ra thời tục”, hay Nguyễn Văn Hanh trong tác phẩm “Hồ Xuân Hương – thân thế - tác phẩm – văn tài” in năm 1936 cho rằng Hồ Xuân Hương bị chi phối bởi: “khát vọng tiềm thức”Như vậy, mặc dầu có sự khác biệt về chi tiết song nhìn chung những nghiên cứu về Hồ Xuân Hương trước Cách mạng tháng 8/1945 cho thấy có sự tương hợp trong cách quan niệm về văn bản; nguồn thơ Nôm truyền tụng dần được định hình rõ nét, tiểu sử Hồ Xuân Hương coi như được xác định về các đường nét lớn. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, việc nghiên cứu, khẳng định con người và giá trị thơ Hồ Xuân Hương vẫn tiếp diễn. Năm 1950, Lê Tâm xuất bản cuốn “Thân thế và thơ ca Hồ Xuân Hương”. Đây là lần đầu tiên Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Hoa Bằng cũng khẳng định: “Bà chẳng những là một nhà đại thi hào mà là nhà đại tư tưởng, đại cách mạng” trong cuốn “Hồ Xuân Hương – nhà thơ cách mạng” in năm 1950. Nhận xét trên của Hoa Bằng bị phê phán bởi theo một số nhà nghiên cứu, Hoa Bằng đã lấy quan niệm duy vật lịch sử làm căn bản lập luận, “ông Hoa Bằng thuộc phái chính trị - xã hộiSau cùng là ý đại cách mạng..” là hơi đề cao Hồ Xuân Hương quá Ở miền Nam, trong các công trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương các nhà nghiên cứu chủ yếu đi tìm hiểu về địa vị xã hội, nguồn gốc xã hội và lịch sử của hiện tượng Hồ Xuân Hương. Nhưng do những hạn chế lịch sử và nhận thức thiên lệch, có người trong số đó đã phủ nhận những ý nghĩa xã hội trong thơ Hồ Xuân Hương. Trong khi đó, ở Miền Bắc, sau năm 1961 nhờ việc phát hiện các nguồn tư liệu mới như: Lưu Hương ký, Xuân Đường đàm thoạiđã tạo nên không khí sôi nổi cho việc nghiên cứu Hồ Xuân Hương. Tiêu biểu là bài viết của nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại: “Thử bàn lại vấn đề dâm và tục trong thơ Hồ Xuân Hương ”, trong đó ông đã đặt vào bối cảnh xã hội văn hoá Việt Nam nhằm giải thích trào lưu thơ văn có giá trị nhân văn thời đại Hồ Xuân Hương Hoặc như tác phẩm: “Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ, văn học và giáo dục” của nhà nghiên cứu Văn Tân, năm 1957, đã có những nhận xét xác đáng về giá trị thơ Hồ Xuân Hương đối với thời đại của bà, và nhiều tác phẩm khác Như vậy, mặc dù trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh nhưng trước năm 1975, giới nghiên cứu đã có những thành quả đáng trân trọng trong việc nghiên cứu tiểu sử, văn bản thơ của hiện tượng Hồ Xuân Hương. Với những công trình nghiên cứu công phu, có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa Hồ Xuân Hương lên một vị trí xứng đáng, ngang tầm với các nhà tư tưởng lớn của dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Song về chi tiết còn nhiều điều chưa có được sự thống nhất. * Bước sang giai đoạn sau năm 1975: Việc nghiên cứu Hồ Xuân Hương có điều kiện tiếp tục được chú ý. Các nhà nghiên cứu chú tâm đến sự tương quan giữa phần Lưu hương ký mới phát hiện được và phần thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương. Về vấn đề này, có nhiều ý kiến khác nhau chẳng hạn như nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc chủ trương mặc dù cần tính đến Lưu hương ký song cần lấy thơ Nôm truyền tụng làm căn cứ nghiên cứu. Ngược lại, nhà nghiên cứu về Hồ Xuân Hương là Đào Thái Tôn lại xác định cần phải lấy Lưu hương ký làm tiêu chuẩn đánh giá, bình xét từ đó nhận định chung về hiện tượng Hồ Xuân Hương. Đồng thời với hai hướng nghiên cứu trên còn có hàng trăm bài báo, bài luận, phân tích, bình giảng theo từng chủ đề hoặc theo từng bài thơ đặc sắc của Hồ Xuân Hương được đăng tải trên các tạp chí, báo.... Trong số các nghiên cứu gần đây nhất, có luận văn thạc sỹ văn học của Bùi Ngọc Minh: “Hồ Xuân Hương - Hiện tượng giao thoa giữa văn hoá Folklo và văn hoá bác học”, Hà Nội năm 1999. Đặc biệt là có cuốn “Hồ Xuân Hương – con người – tư tưởng – tác phẩm” của Hoàng Bích Ngọc, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội năm 2003. Đây là những công trình nghiên cứu khá công phu về con người và tác phẩm của Hồ Xuân Hương, đặc biệt trong cuốn sách này, tác giả đã chú ý kế thừa và phát triển thêm những thành quả của các công trình nghiên cứu trước đó, đặc biệt tác giả đã có những phân tích tinh tế về những đóng góp trên phương diện tư tưởng của thơ Hồ Xuân Hương tuy nhiên đó mới chỉ là những đường nét phác thảo chứ tác giả chưa đi sâu cụ thể hoá tư tưởng nhân văn và đặt nó trong tiến trình lịch sử tư tưởng dân tộc như một chuyên khảo. Từ những điều chúng tôi vừa khái lược về lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương đã cho thấy mặc dù còn một số chi tiết chưa xác định song về phần cơ bản, vị thế của bà không chỉ quan trọng trên thi đàn mà tư tưởng của bà có những giá trị xuất sắc nổi bật trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. Chúng tôi cho rằng, những nghiên cứu về bà sẽ không chỉ dừng lại ở đây mà rất cần tiếp tục đi sâu, giúp chúng ta nhận ra thêm những đóng góp to lớn của bà cho lịch sử tư tưởng dân tộc. Về hướng tiếp cận khi nghiên cứu về tiểu sử của Hồ Xuân Hương: như đã trình bày ở phần trên, Hồ Xuân Hương là một tác giả, một nhà tư tưởng “đặc biệt” mà cho đến nay vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn nghi xung quanh tiểu sử, tác phẩm của bà. Vì vậy việc nghiên cứu tiểu sử Hồ Xuân Hương cũng được tiếp cận theo nhiều hướng với những phương pháp khác nhau. Có thể khẳng định lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương là “lịch sử nỗi ám ảnh chưa bao giờ đứt đoạn của vấn đề tiểu sử và văn bản thơ Hồ Xuân Hương”. [71;16]. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã nói rằng việc xác định tiểu sử chính xác cuộc đời Hồ Xuân Hương là “cuộc tìm kiếm giữa màn sương huyền thoại”. Hàng loạt các bài viết của các nhà nghiên cứu về khi viết về Hồ Xuân Hương đã đặt ra vấn đề: “Có nữ sĩ Hồ Xuân Hương hay không ?” (Hồng Tú Hồng), “Có Chăng một bà Hồ Xuân Hương” (Lữ Hồ), hay “Thử tìm tên thật của Hồ Xuân Hương ” (Nam Trân), “Hồ Xuân Hương sinh vào khoảng giữa thế kỷ XVIII hay đầu thế kỷ XIX ?” (Trần Tường), tác giả Hoàng Xuân Hãn lại đưa ra một giả thuyết là “Có một Hồ Xuân Hương khác”Nhìn chung, những nghiên cứu về tiểu sử của Hồ Xuân Hương rất phong phú với rất nhiều tư liệu khẳng định có sự tồn tại một Hồ Xuân Hương song vẫn chưa có một kết luận chính xác về năm sinh năm mất và di cảo của bà. Có thể liệt kê những ước thuyết về con người, cuộc đời của Hồ Xuân Hương, theo các nhà nghiên cứu như sau: - Theo Siêu Hải, Hồ Xuân Hương sinh khoảng năm 1735 – 1739 (căn cứ vào mối quan hệ giữa Hồ Xuân Hương và Phạm Đình Hổ, tạp chí Văn học, số 5- 1991, tr70). - Phần đông các nhà nghiên cứu như Dương Quảng Hàm, Văn Tân, Nguyễn Lộc, Trương Tửu, Hồ Tuấn Niêm thì lại cho rằng Hồ Xuân Hương sinh khoảng năm 1770, là con của Hồ Phi Diễn, quê ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An với bà vợ lẽ họ Hà tại phường Khán Xuân, thuộc huyện Vĩnh Thuận, Thăng Long. Chúng tôi cũng coi đây là tiểu sử khá hợp lý để là cơ sở nghiên cứu. - Các tác giả như Trần Thanh Mại, Đào Thái Tôn khẳng định Hồ Xuân Hương sinh khoảng năm 1770 nhưng không phải con của Hồ Phi Diễn mà là con của Hồ Sĩ Danh – anh em họ của Hồ Phi Diễn ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. - Hồ Xuân Hương từng có quan hệ thân thiết với Nguyễn Du (1766 - 1820). - Hồ Xuân Hương từng làm vợ lẽ Tổng Cóc ở Phú Thọ. - Hồ Xuân Hương là vợ kế của Phạm Viết Đại (1802 – 1842) - từng có thời làm tri phủ Vĩnh Tường. - Theo Xuân đường đàm thoại, Hồ Xuân Hương mất năm Kỷ tỵ, Tự Đức thứ 22 (1869) Như vậy, Hồ Xuân Hương sống ở khoảng cuối Lê, đầu Nguyễn và là một nữ sĩ danh tiếng, song vẫn còn nhiều chi tiết cần phải xác minh thêm. Nếu những liệt kê trên cho thấy việc nghiên cứu tiểu sử, cuộc đời Hồ Xuân Hương vẫn còn là vấn đề mở thì việc nghiên cứu di cảo văn thơ của bà cũng không kém phần mờ ảo và hết sức phức tạp: - Theo Đào Thái Tôn, trong cuốn “Hồ Xuân Hương - tiểu sử, văn bản, tiến trình huyền thoại dân gian hoá” tại thư viện Hán Nôm còn lưu giữ 18 cuốn sách chép thơ Nôm của Hồ Xuân Hương và 3 văn bản khắc ván chữ Nôm có kèm phần phiên âm chữ quốc ngữ. Trong đó còn phải dựa vào Lưu hương ký để làm căn cứ tìm hiểu giá trị thơ văn Hồ Xuân Hương. - Theo nghiên cứu của Hoàng Xuân Hãn, phần thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương gồm có 77 bài, được tập hợp trong Xuân Hương thi nhưng trong Quốc âm thi tuyển chỉ có 27 bài. Phần thơ văn đó là bộ phận có thể tin cậy để nghiên cứu về phong cách và nội dung tư tưởng Hồ Xuân Hương. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh, (1992), Từ điển Hán Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Đào Duy Anh, (1938), Việt Nam văn hoá sử cương, NXB Quan Hải tùng thư, Huế. 3. Nhan Bảo, (2000), Phát hiện mới về Hồ Xuân Hương: một số dị bản thơ Nôm mới tìm thấy, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Hoa Bằng, (1950), Hồ Xuân Hương - Nhà thơ cách mạng, Nxb Bốn phương, Hà Nội. 5. Nguyễn Đức Bính, (1962), Người Cổ nguyệt chuyện Xuân Hương, Tạp chí Văn nghệ số 10. 6. Nguyễn Thanh Bình, (2000), Nho giáo với vấn đề phát triển kinh tế và hoàn thiện con người, Tạp chí Giáo dục lý luận số 5. 7. Vũ Bình, (1958), Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Sức sống mới, Sài Gòn. 8. Nguyễn Trọng Chuẩn, (chủ biên), (2005) Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam Tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. Nguyễn Sĩ Căn b.s, (2001), Thơ Hồ Xuân Hương: Một văn bản thơ Nôm mới tìm thấy, Nxb Nghệ An, Nghệ An. 10. Bùi Hạnh Cẩn, (1995), Hồ Xuân Hương: thơ chữ Hán, chữ Nôm và Giai thoại, Nxb Văn Hoá thông tin, Hà Nội. 11.Nguyễn Sĩ Cẩn, (2001), Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Nghệ An, Nghệ An. 12.Nguyễn Duy Diễn, Nguyễn Sỹ Tế, (1952), Luận đề về Hồ Xuân Hương, bà huyện Thanh Quan, Nxb Thăng Long, Hà Nội. 13. Xuân Diệu, Nguyễn Lộc, Nguyễn Đức Bínhtuyển chọn và b.s, (2000), Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 14. Xuân Diệu, (1998), Các nhà Thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 15. Xuân Diệu, (tháng 6 – 1961), Hồ Xuân Hương bị gạt ra ngoài chương trình trung học Miền Nam, Tạp chí Văn nghệ số 32. 16. Đến với thơ Hồ Xuân Hương, (1997), Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 17. Dzuy-Dzao, (2000), Sự thật về thơ và đời Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, Hà Nội. 18. Lê Dư, (1927), Nữ lưu văn học sử, Đông phương học xã, Hà Nội. 19. Tản Đà, (1932), An Nam tạp chí, số 3/1932 20. Hồ Sĩ Giàng, (1997), Họ Hồ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin. 21. Nguyễn Văn Hanh, (1936), Hồ Xuân Hương – tác phẩm, thân thế và văn tài, Nhà in J. Aspar, Sài Gòn. 22. Dương Quảng Hàm, (1925), Quốc văn trích diễm, Hà Nội. 23. Dương Quảng Hàm, (1968), Văn học Việt Nam, Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn. 24. Hoàng Xuân Hãn, (1999)– Tái bản lần thứ 1, Thiên tình sử Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, Hà Nội. 25. Hồ Sĩ Hiệp và một số giáo viên, (1996), Hồ Xuân Hương, Tủ sách văn học nhà trường, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 26. Hồ Sĩ Hiệp sưu tập, b.s, (1996), Hồ Xuân Hương, Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh, 27. Đỗ Đức Hiểu, (1990), Thế giới thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Tạp chí Văn học số 5. 28. Trần Đình Hượu, (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam Trung cận đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 29. Lữ Hồ, (9/1958), Có chăng một bà Hồ Xuân Hương?, Tạp chí sáng tạo số 24, Sài Gòn. 30. Hồng Tú Hồng, (1953), Có nữ sĩ Hồ Xuân Hương hay không?, Báo Nhân loại số 2. 31. Cao Xuân Huy, (1995), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, NXB Văn học, Hà Nội. 32. Nguyễn Sa, Trần Bích Lan, (1960), Hồ Xuân Hương - Người lạ mặt (trong cuốn Quan điểm văn học và triết học), Nam Sơn, Sài Gòn. 33. V. I. Lênin toàn tập (1979), NXB Sự Thật, Mátxcơva. 34. Đặng Thanh Lê, (1963), Góp phần thêm một tiếng nói trong việc đánh giá thơ Hồ Xuân Hương, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 3. 35. Phan Huy Lê, (1963), Bàn thêm mấy vấn đề về phong trào nông dân Tây Sơn, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 49. 36. Mai Quốc Liên, (1994), Bàn lại chuyện Xuân Hương, Báo Văn nghệ số 6. 37. Nguyễn Lộc, (1983), Hồ Xuân Hương, Từ điển Văn học Việt Nam tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 38. Nguyễn Lộc, (1982), Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, Hà Nội. 39. Nguyễn Lộc, (2000) – tái bản lần thứ 5, Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX), Nxb Giáo dục, Hà Nội 40. Nguyễn Lộc, (2007), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hêt thế kỷ XIX, (tái bản lần thứ 7), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 41. Nguyễn Lộc, Đào Thái Tôn, Nguyễn Văn Hanh, (2003)tuyển chọn và giới thiệu – Tái bản lần thứ 1, Hồ Xuân Hương: Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 42. Đặng Đình Lưu, (1995), Nữ sĩ Tây Hồ, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 43. C.Mác- F. Ăngghen, (1996), Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội. 44. Trần Thanh Mại, (1961), Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương, Tạp chí Văn học số 4. 45. Trần Thanh Mại, (1963), Phải chăng Hồ Xuân Hương còn là một nhà thơ chữ Hán, Tạp chí Văn học số 3. 46. Trần Thanh Mại, (1964), Bản Lưu Hương Ký và lai lịch phát hiện nó, Tạp chí Văn học số 11. 47. Trần Thanh Mại, (1964), Trở lại vấn đề Hồ Xuân Hương, Tạp chí Văn học số 10. 48. Bùi Ngọc Minh, (1996), Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Tạp chí Trung học phổ thông (Khoa học xã hội) số 12. 49. Bùi Ngọc Minh, (1999), Hồ Xuân Hương - Hiện tượng giao thoa giữa văn hoá Folklo và văn hoá bác học, Luận văn thạc sỹ văn học, Hà Nội. 50. Nguyễn Đăng Na, (1992), Xuân Hương di cảo - Tập thơ mới tìm thấy, Tạp chí Đất nước – Cơ quan Đại sứ Quán Việt Nam tại Liên Bang Nga số 10. 51. Hồ Tuấn Niêm, (1972), Bàn lại đôi điều về tiểu sử Hồ Xuân Hương, Tạp chí văn học số 1. 52. Hồ Tuấn Niêm, (9 – 10/ 1973), Chung quanh vấn đề tiểu sử Hồ Xuân Hương, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 152. 53. Nguyễn Văn Ngọc, (1927), Nam thi hợp tuyển, Hà Nội. 54. Hoàng Bích Ngọc, (1996), Hồ Xuân Hương với bài thơ “Kẽm trống”, Báo Người Hà Nội cuối tháng 7. 55. Hoàng Bích Ngọc, (1996), Một phong cách thơ Hồ Xuân Hương qua bài thơ Vịnh cái giếng, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 8. 56. Hoàng Bích Ngọc, (1997), Tiếng nói của phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, Tạp chí Tác phẩm mới số 3. 57. Hoàng Bích Ngọc, (1997), Mùa xuân ấy người ta nói về Hồ Xuân Hương như thế nào?, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam số 9-10. 58. Hoàng Bích Ngọc, (2001), Một kỷ niệm rất đẹp về Hồ Xuân Hương trong lòng nhân dân làng Quỳnh Đôi - Nghệ An, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ số 2 59. Hoàng Bích Ngọc, (2001), Một câu chuyện về tình duyên của Hồ Xuân Hương, Tạp chí Nhà văn số 10. 60. Hoàng Bích Ngọc, (2003), Hồ Xuân Hương: Con người, tác phẩm, tư tưởng, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 61. Nguyễn Thị Ngọc, (1996): LAPTS Ngữ Văn, Hồ Xuân Hương và nền văn hoá dân gian Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh. 62. Lữ Huy Nguyên, (1996), Hồ Xuân Hương thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội. 63. Lữ Huy Nguyên, (2000) tuyển chọn và giới thiệu – in lần thứ 5, Hồ Xuân Hương thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội. 64. Song Nguyệt, (1998), Tác gia Quỳnh Đôi, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 65. Nhiều tác giả, (1998), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 66. Minh Phúc b.s, (1996), Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai. 67. Nguyễn Thanh Phúc, (1994), LAPTSKH Ngữ Văn, Thơ Nôm đường luật (từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương), Tp Hồ Chí Minh. 68. Bùi Thanh Quất, (2005), Lịch sử triết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 69. Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn, (1999), Hồ Xuân Hương. Bà huyện Thanh Quan. Sương Nguyệt Anh: tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình, bình luận văn học của các nhà văn và các nhà nghiên cứu Việt Nam, Tạp chí Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh. 70. La Trường Sơn, (2001), Tuyển tập thơ Hán – Nôm Hồ Xuân Hương, Nxb Thế Giới, Hà Nội. 71. Nguyễn Hữu Sơn b.s, (2004), Thế giới thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Trẻ; Hội Nghiên cứu & giảng dạy văn học TPHCM, Tp Hồ Chí Minh. 72.Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh(2005) tuyển chọn, giới thiệu – Tái bản lần thứ 2, Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 73. Lê Tâm, (1950), Thân thế và thơ ca Hồ Xuân Hương (Bà chúa thơ Nôm), Nxb Cây Thông, Hà Nội. 74. Văn Tân, (1955), Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ, văn học và giáo dục, Nxb Sông Lô, Hà Nội. 75. Văn Tân, (1957)– In lần thứ 2 có bổ sung sửa chữa, Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ, văn học và giáo dục, Nxb Sông Lô, Hà Nội. 76. Văn Tân, (1958), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (thế kỷ XVIII), Nxb Văn sử địa, Hà Nội. 77. Tuấn Thành, Anh Vũ tuyển chọn, (2005), Hồ Xuân Hương: Tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, Hà Nội. 78. Nguyễn Bích Thuận b.s, (2002), Hồ Xuân Hương: Tác giả. Tác phẩm. Tư liệu, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai. 79. Hoàng Tiến, (1992), Có một Hồ Xuân Hương khác, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 80. Trương Xuân Tiếu, (2004), Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, Hà Nội. 81. Bùi Bội Tỉnh, (1996), Tình sử Hồ Xuân Hương, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội. 82. Dương Văn Thâm, Trần Dư, (1989), Hồ Xuân Hương: Giai thoại thơ, Sở Văn hoá thông tin Vĩnh Phú, Vĩnh Phú. 83. Lã Nhâm Thìn, (1993): LAPTS Khoa học ngữ văn, Thơ Nôm đường luật (từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Hồ Xuân Hương), Hà Nội. 84. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, (1998), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 85. Đỗ Lai Thuý, (1999), Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 86. Đỗ Lai Thuý, (1994), LAPTSKH Lịch sử, Lý giải cái dâm, cái tục trong thơ Hồ Xuân Hương từ góc độ tín ngưỡng phồn thực, Hà Nội. 87. Trần Khải Thanh Thuỷ, (2002), Lạm bàn thơ Hồ Xuân Hương hay băm sáu cái nõn nường Xuân Hương, Nxb Văn Hoá dân tộc, Hà Nội. 88. Trần Khải Thanh Thuỷ, (2004), Khúc Khích Xuân Hương, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 89. Trần Khải Thanh Thuỷ, (2004),tuyển chọn và bình chú, Tản mạn về Lưu Hương Ký, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 90. Nguyễn Tài Thư, (1985), Xã hội phong kiến với sự phát triển của con người Việt Nam trong lịch sử, Tạp chí Triết học số 4. 91. Nguyễn Tài Thư, (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 92. Nguyễn Tài Thư, (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 93. Nguyễn Tài Thư, (1998), Nho học và Nho học ở Việt Nam (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 94. Lê Sĩ Thắng, (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 95. Hoàng Thơ, (2002), Đạo đức Phật giáo trong kinh tế thị trường, Tạp chí Triết học số 7. 96. Hoàng Thơ, (2000),Vấn đề con người trong đạo Phật, Tạp chí Triết học số 6. 97. Đào Thái Tôn, (1992), Hồ Xuân Hương - Tiểu sử văn bản, quá trình huyền thoại dân gian hoá, LATS Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. 98. Đào Thái Tôn, (1993), Thơ Hồ Xuân Hương từ cội nguồn vào thế tục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 99. Đào Thái Tôn, (1999) – in lần thứ 4, Hồ Xuân Hương: Tiểu sử văn bản. Tiến trình huyền thoại dân gian hoá, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 100. Nguyễn Tuân, (1986), Băm sáu cái nõn nường của Xuân Hương. 101. Trần Tường, (1974), Một số tư liệu mới tìm thấy về Hồ Xuân Hương, Tạp chí Văn học số 3. 102. Trần Tường, (1974), Những nhầm lẫn từ lâu cần đính chính lại, Tạp chí Văn học số 5. 103. Đặng Ánh Tuyết, (2007), Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải phóng phụ nữ và kết quả thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam, Tạp chí lý luận chính trị số 3. 104. Trương Tửu, (1951), Hồ Xuân Hương - thiên tài huê nguyệt, Hợp tác xã Văn hoá mới xuất bản, Thanh Hoá. 105. Lê Hữu Tầng (1997),Từ điển triết học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 106. Từ điển tiếng Việt Phổ thông A – C, (1975) Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 107. Tảo Trang ,(1992), Chiêu Hổ và Phạm Đình Hổ, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 3. 108. Nam Trân, (1965), Thử tìm tên thật của Hồ Xuân Hương, Tạp chí Văn học số 3. 109. Phương Tri, (1974), Tài liệu về Hồ Xuân Hương trên đất Nam Hà, Tạp chí Văn học số 3. 110. Hoàng Trinh, (1996), CNXH với tư cách là một chủ nghĩa nhân văn và văn hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 111. Văn Minh Ấn tự quán, (1925), Hồ Xuân Hương Thi tập, Hà Nội. 112. Tam Vị, (1991), Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương, Tạp chí Văn học số 3. 113. Huỳnh Khái Vinh, (2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01459_2_6246_2008066.pdf
Tài liệu liên quan