Trong bối cảnh của tình hình nghiên cứu và thực tiễn của việc áp dụng
hình phạt tử hình với các tội phạm nói chung và với các tội phạm có tính chất
kinh tế nói riêng, việc nghiên cứu đề tài này của luận văn rất có ý nghĩa trong
việc làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến thực trạng và hiệu quả thực sự
của việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế. Hơn
nữa, với xu hướng hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới của chúng
ta hiện nay, ý nghĩa quan trọng nhất của luận văn, chính là việc làm sáng tỏ
các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề thay thế việc áp dụng hình
phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam.
15 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN QUANG HUY
VẤN ĐỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
TRONG CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT
KINH TẾ
luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc
Hµ néi - 2007
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN QUANG HUY
VẤN ĐỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
TRONG CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT
KINH TẾ
Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Lợi
Hµ néi - 2007
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc áp dụng hình phạt tử hình trong các trong các tội phạm nói chung
và tội phạm có tính chất kinh tế nói riêng đã được tìm hiểu và nghiên cứu
trong nhiều thời kỳ và dưới những phương pháp tiếp cận khác nhau. Đối
với việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế, ở
mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, pháp luật hình sự của chúng ta lại có những
thay đổi nhất định nhằm phù hợp với xu hướng phát triển của đời sống kinh
tế - xã hội.
Hiện nay, xu hướng chung của các nước trên thế giới, đặc biệt là các
nước Châu Âu đều muốn hạn chế và tiến tới việc xóa bỏ hình phạt tử hình đối
với mọi tội phạm. Ngoài ra, làn sóng đấu tranh của các tổ chức nhân đạo, dân
chủ có uy tín trên thế giới đòi hỏi tất cả các quốc gia phải xóa bỏ án tử hình
diễn ra ngày càng mạnh mẽ, buộc các quốc gia còn áp dụng hình phạt tử hình
tử phải thực sự nghiêm túc và khách quan trong việc đánh giá hiệu quả thực
sự của việc áp dụng hình phạt tử hình.
Vì những lý do trên và phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp trong
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị, phù hợp với xu
hướng hội nhập và quốc tế hóa của Đảng và Nhà nước, việc nghiên cứu đề tài
"Vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế"
trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết và có giá trị thực tiễn cao.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
4
Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về hình phạt tử hình, về áp dụng và thi hành hình phạt tử
hình đối với mọi tội phạm nói chung và một số tội phạm cụ thể nói riêng như:
Đề tài khoa học cấp bộ năm 2003: Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi
hành hình phạt tử hình - thực trạng và giải pháp, (cơ quan chủ trì Bộ Tư pháp);
Luận án tiến sĩ Luật học: Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, của
Phạm Văn Beo; Luận văn thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, của Trần Thu Huyền
Do sự phân chia về các loại tội phạm trong luật hình sự nên các đề tài,
công trình nghiên cứu khoa học, hội thảo các tác giả chỉ thường tập trung
vào việc phân tích nguyên nhân, điều kiện, thực trạng, đề xuất trong vấn đề
áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm nói chung hoặc các tội phạm
thuộc một nhóm tội nhất định theo tiêu chí phân loại của Bộ luật Hình sự. Vì
thế, ở một cách tiếp cận khác, luận văn này đề cập vấn đề áp dụng hình phạt
tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế. Các tội phạm "có tính chất
kinh tế" không chỉ nằm trong một loại tội phạm nhất định mà chúng còn được
qui định ở các loại tội phạm khác nhau. Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ cho
chúng ta có một cách tiếp cận toàn diện hơn trong vấn đề áp dụng hình phạt tử
hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
lịch sử hình thành, nguyên nhân, thực trạng, xu hướng của việc áp dụng hình
phạt tử hình đối với loại tội phạm luôn có diễn biến hết sức phức tạp này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích:
Việc nghiên cứu luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ nguyên nhân,
điều kiện hình thành, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, xu hướng của việc áp
dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế. Từ sự phân
5
tích thực trạng và xu hướng, tác giả mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình về
việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế.
* Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phân tích và làm sảng tỏ những vấn đề lý luận về hình phạt tử hình
nói chung như khái niệm, bản chất, đặc điểm, ý nghĩa và bản chất của hình
phạt tử hình;
- Phân tích thực trạng và hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tử hình với
các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới;
- Phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp thay thế
việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý
luận và thực tiễn của việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có
tính chất kinh tế. Những vấn đề này được nghiên cứu trên cơ sở những qui
định của Bộ luật Hình sự, các quan điểm về chính sách hình sự của Đảng và
Nhà nước và thực tiễn của việc áp dụng hình phạt này tại Việt Nam và một số
nước trên thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở lý luận của việc nghiên cứu và quán triệt chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
chính sách hình sự, so sánh đối chiếu với các quan điểm khác về chính sách
hình sự trên thế giới, luận văn đã sử dụng và kết hợp rất nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau. Đó là các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,
thống kê việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh
tế ở Việt Nam.
6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trong bối cảnh của tình hình nghiên cứu và thực tiễn của việc áp dụng
hình phạt tử hình với các tội phạm nói chung và với các tội phạm có tính chất
kinh tế nói riêng, việc nghiên cứu đề tài này của luận văn rất có ý nghĩa trong
việc làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến thực trạng và hiệu quả thực sự
của việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế. Hơn
nữa, với xu hướng hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới của chúng
ta hiện nay, ý nghĩa quan trọng nhất của luận văn, chính là việc làm sáng tỏ
các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề thay thế việc áp dụng hình
phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về hình phạt tử hình.
Chương 2: Thực trạng việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm
có tính chất kinh tế ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Chương 3: Cơ sở và giải pháp thay thế việc áp dụng hình phạt tử hình
với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam.
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
1.1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
1.1.1. Khái niệm
Tử hình là một hình phạt đặc biệt và nghiêm khắc nhất trong hệ thống
hình phạt của luật hình sự các nước nói chung và luật hình sự Việt Nam nói
riêng. Tính đặc biệt của hình phạt này thể hiện ở chỗ chủ thể thực hiện tội
phạm phải có lỗi và họ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Hơn nữa tính đặc
biệt của hình phạt tử hình còn thể hiện ở việc có những chủ thể nhất định
thực hiện hành vi có lỗi theo qui định họ phải chịu mức án cao nhất là tử hình,
tuy nhiên do những đặc điểm thuộc về nhân thân họ không phải chịu hình
phạt tử hình. Tính nghiêm khắc nhất của hình phạt thể hiện ở chỗ nó tước đi
sinh mạng, tước đi quyền sống - quyền đầu tiên và thiêng liêng nhất - của
con người.
Hình phạt tử hình có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, gắn liền
với sự ra đời của giai cấp, nhà nước và pháp luật. Hình phạt tử hình luôn là
một công cụ hữu hiệu của giai cấp thống trị trong việc duy trì chế độ chính trị
và nhà nước của mình. Do có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, văn hóa xã
hội và mục đích đấu tranh phòng chống tội phạm nên mỗi quốc gia lại có
những qui định không giống nhau về việc áp dụng hình phạt tử hình.
Tại Việt Nam, hình phạt tử hình đã được áp dụng và qui định từ rất
sớm trong luật hình sự. Trong toàn bộ các triều đại phong kiến từ Lý, Trần,
Lê, Nguyễn đều có những qui định rất rõ ràng về hình phạt tử hình và việc áp
dụng hình phạt tử hình. Theo đó hình phạt tử hình là hình phạt nặng nhất
trong hệ thống hình phạt thời kỳ này gồm: Suy (đánh bằng roi), Trượng (đánh
8
bằng gậy), Đồ (tù khổ sai), Lưu (đầy), Tử (giết chết). Hình phạt tử hình nói
chung được thi hành bằng những cách thức hết sức dã man và gây đau đớn
cho người phạm tội.
Hiện nay, tại Việt Nam, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã qui định rất rõ
về hình phạt tử hình tại Điều 35. Theo đó:
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành
niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con
dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.
Không thi hành hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai,
phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này,
hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Trong trường hợp người kết án tử hình được ân giảm, thì
hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân [7].
Trên thế giới, hình phạt tử hình vẫn được áp dụng tại nhiều quốc gia
và vùng lãnh thổ khác nhau và mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế
xã hội và chính trị của mình, có những qui định không giống nhau về việc áp
dụng và thi hành hình phạt tử hình. Nhìn chung bản đồ về hình phạt tử hình
trên thế giới có thể khái quát như sau: tại các nước Châu Âu và Châu Mỹ
latinh hình phạt tử hình đã hầu như không còn được áp dụng; các nước Bắc
Mỹ cũng có xu hướng xóa bỏ dần hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt;
tại Châu Đại Dương hình phạt tử hình cũng dần đựợc xóa bỏ; Châu Á và
Châu Phi hiện vẫn là những châu lục có nhiều quốc gia vẫn duy trì hình phạt
tử hình nhất. Trong sự phát triển sôi động và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay,
trong sự đấu tranh ngày càng mạnh mẽ vì quyền sống của các tổ chức dân
9
chủ, tổ chức nhân quyền quốc tế việc áp dụng hình phạt tử hình nói chung
đang dần giảm trên toàn thế giới.
1.1.2. Đặc điểm
Đặc điểm của hình phạt tử hình chính là những khác biệt cơ bản của
hình phạt này so với các hình phạt khác, theo đó hình phạt tử hình có những
đặc điểm cơ bản sau:
* Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất
Trong hệ thống hình phạt của những quốc gia áp dụng hình phạt tử
hình, tử hình là hình phạt cuối cùng thể hiện sự nghiêm khắc nhất của luật
hình sự đối với người phạm tội. Người bị áp dụng hình phạt tử hình sẽ không
còn có cơ hội tồn tại để sống, họ đã bị tước đi quyền thiêng liêng nhất - quyền
được sống. Sự "nghiêm khắc nhất của hình phạt tử hình" thể hiện rất rõ ở việc
không có bất kỳ một hình phạt nào nghiêm khắc bằng hình phạt tử hình. Sự
nghiêm khắc của hình phạt tử hình, sự khốc liệt và sự triệt tiêu khả năng tồn
tại của hình phạt tử hình còn thể hiện ở việc luật hình sự của các nước trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn có xu hướng hạn chế việc áp dụng
hình phạt tử hình.
Theo đó, chỉ những người cố tình phạm vào những tội đặc biệt nghiêm
trọng thì mới phải chịu hình phạt tử hình. Hơn nữa, sự hạn chế áp dụng này
còn thể hiện ở việc hình phạt tử hình vẫn loại trừ những đối tượng nhất định
ngay cả khi họ cố tình thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng.
* Tử hình là hình phạt tước bỏ hoàn toàn khả năng tái phạm hay
khắc phục hậu quả của người phạm tội
Tử hình tước đi quyền sống của người phạm tội, tước đi mọi giao tiếp,
mọi mối quan hệ xã hội của người phạm tội. Người phạm tội sẽ vĩnh viễn
không còn tồn tại trong xã hội loài người, vì thế sẽ không bao giờ có cơ hội
10
cho họ để tiếp tục tái phạm hay ăn năn hối lỗi, hoặc có thể khắc phục những
hậu quả nặng nề do hành vi phạm tội của mình gây ra.
* Hình phạt tử hình có tính không thể thay đổi và không có nội
dung cải tạo, giáo dục người phạm tội
Khi áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội, Tòa án luôn
nhận định và lập luận rằng hành vi của người phạm tội thể hiện rõ họ là
những đối tượng không thể cải tạo, không thể giáo dục và vì thế họ sẽ phải
chết. Khi quyền sống của người phạm tội đã bước tước đi, họ không bao giờ
còn tồn tại trên đời để có thể được cải tạo, giáo dục. Xuất phát từ đặc điểm
này chúng ta có thể thấy hình phạt tử hình luôn có tính không thể thay đổi,
bởi nếu như những tội phạm khác, giả sử người phạm tội đang thụ lý án trong
tù mà chứng minh được rằng họ bị oan thì họ sẽ được thả tự do và có quyền
yêu cầu các cơ quan liên quan bồi thường thiệt hại do oan sai. Trong khi đó
nếu hình phạt tử hình đã được áp dụng thì sau đó dù có chứng minh được
người chết hoàn toàn bị oan thì cũng không có cách nào làm cho họ có thể
sống lại để tiếp tục cuộc sống mà họ đáng được có. Vì thế có thể nói rằng tính
không thể thay đổi là một đặc điểm rất cơ bản của hình phạt tử hình.
1.2. CÁC CĂN CỨ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
Xuất phát từ việc hình phạt tử hình là một hình phạt nghiêm khắc nhất
đối với người thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, vì thế việc áp
dụng hình phạt này cần phải được thực hiện cực kỳ thận trọng trên cơ sở
những căn cứ nhất định. Căn cứ cơ bản để áp dụng hình phạt tử hình chính là
việc nghiên cứu và xác định tính chất và hậu quả của hành vi phạm tội.
1.2.1. Tính chất của hành vi phạm tội
Bản thân hành vi phạm tội thông thường đã có tính chất nguy hiểm
cho sự tồn tại và phát triển của một xã hội nói chúng. Song đối với những
hành vi phạm tội dẫn đến việc nhà nước phải áp dụng hình phạt tử hình thì
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01
của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp
trong thời gian tới, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của
Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của
Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC
7. Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999
(2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2003 (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ Tư pháp (1957), Tập luật lệ về tư pháp, Hà Nội.
10. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 6-SL ngày 05/09 của Chủ tịch nước về việc
Cấm nhân dân không được đăng lính, bán thực phẩm, làm tay sai
cho quân đội Pháp, Hà Nội.
12
11. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 47-SL ngày 10/10 của Chủ tịch nước về
việc Giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở miền Bắc, Trung, Nam Bộ
cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn quốc,
Hà Nội.
12. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 64-SL ngày 23/11 của Chủ tịch nước về
việc Thiết lập một ban thanh tra đặc biệt, Hà Nội.
13. Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 6-SL ngày 15/01 của Chủ tịch nước về việc
Truy tố những người can tội ăn trộm, ăn cắp, tự ý phá hủy, cắt dây
điện thoại và dây điện tín, Hà Nội.
14. Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 26-SL ngày 25/02 của Chủ tịch nước về
việc Truy tố các tội phá hủy công sản, Hà Nội.
15. Chính phủ (1946), Sắc lệnh số 4-SL ngày 28/12 của Chủ tịch nước về việc
Ủy cho Ủy ban bảo vệ khu quyền ân xá, ân giảm, phóng thích.
16. Chính phủ (1947), Sắc lệnh số 19-SL ngày 16/02 của Chủ tịch nước về
việc Tổ chức các Tòa án binh trên toàn cõi Việt Nam (trừ các tòa án
binh tại mặt trận).
17. Pháp lệnh Chống tham nhũng (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
18. Mai Văn Bộ (2004), Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
19. Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn
mẫu và 350 bài thực hành, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
20. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
21. Trần Văn Độ, Thi hành hình phạt tử hình theo qui định của pháp luật tố
tụng hình sự một số nước trên thế giới.
22. Nguyễn Ngọc Hòa (2005), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
13
23. Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh (1986), Tìm hiểu Bộ luật Hình sự,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Nguyễn Mạnh Kháng (2000), "Hình phạt: Một số vấn đề lý luận", Nhà
nước và pháp luật.
25. Nguyễn Mạnh Kháng (2000), "Quan điểm tiếp cận hiệu quả của hình
phạt", Nhà nước và pháp luật.
26. Nguyễn Mạnh Kháng, "Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định và áp
dụng hình phạt tử hình".
27. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
28. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2005), Sách chuyên khảo sau đại
học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần
chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
29. Phạm Văn Lợi (Chủ biên) (2006), Một số vấn đề về hình phạt tử hình và
thi hành hình phạt tử hình, (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
30. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 -
Phần chung, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
31. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 -
Phần các tội phạm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ
Chí Minh.
32. Nguyễn Sơn (2002), "Bàn về bản chất và chức năng của hình phạt", Nhà
nước và pháp luật.
33. Trần Quang Tiệp (2003), "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành
hình phạt tử hình", Nhà nước và pháp luật.
34. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Áp dụng và thi hành hình phạt tử hình -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Công trình nghiên cứu khoa học
cấp bộ, Hà Nội.
14
35. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế,
lao động, hành chính và tố tụng, Hà Nội.
36. Lê Văn Tới (2000), Buôn lậu và chống buôn lậu - Nhận diện và giải
pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người - Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh (1998), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình Lý luận nhà nước và
pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
39. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Lịch sử nhà nước và
pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
40. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
41. Đào Trí Úc (chủ biên) (1994), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng
hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Viện Nghiên cứu khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp (2002), Những vấn đề cơ
bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, Hà Nội.
43. Trương Quang Vinh, "Hình phạt tử hình theo qui định của pháp luật hình
sự một số nước trên thế giới", Trường Đại học Luật Hà Nội.
44. Trương Quang Vinh (1998), "Dư luận xã hội một số nước việc áp dụng
hình phạt tử hình", Tạp chí Luật học.
45. Võ Khánh Vinh (1994), Nguyên tắc công bằng trong Luật hình sự Việt
Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
46. Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (2006), Giáo trình Luật thi hành
án Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
TIẾNG ANH
47. Bedau, Hugo A. "The case against the dealth penalty", American Civil
Liberties Union, tháng 7/1992. tr.4.
15
48. Bailey, William C. "Murder, Capital Punishment and Television:
Execution Publicityand Homicide Rates", Bailey, William C.
"Murder, Capital Punishment and Television: Execution
Publicityand Homicide Rates".
49. Cesare Beccaria (1963), On Crimes and Punishment, trans. Henry
Paolucci Indianapolis: Bobbs - Merrill.
50. Dale O. Cloninger (1977), "Deterrence and the Dealth Penalty: A Cross
Sectional Analysis", Journal of Behavioral Economics.
51. Epstein, Lee and Kobylka, Joseph F. (1992), The Supreme Court and
Legal Change: Abortion and the Dealth Penalty, Chapel Hill:
University of North Carolina Press, Carolian.
52. Van Den Haag (1969), "On Deterrence and the Dealth Penalty", Journal
of Criminal Law, Criminology and Police Scien.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l0_01324_8537_2009970.pdf