Tóm tắt Luận văn Vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Ki-tô giáo

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU. 6

Chương 1. CÔNG BẰNG XÃ HỘI THEO KITÔ GIÁO

1.1. Tìm hiểu chung về đạo Kitô.

1.2 Khái niệm chung về công bằng xã hội.

1.3 Quan niệm của Kitô giáo về vấn đề công bằng xã hội

Chương 2. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI THEO KITÔ GIÁO.

2.1 Quan niệm về trách nhiệm xã hội.

2.2 Vấn đề trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Kitô giáo .

2.2.1 Trách nhiệm của con người đối với những vấn đề về môi trường..

2.2.2 Trách nhiệm của con người đối với xã hội và ngược lại.

2.2.3 Trách nhiệm của con người đối với gia đình và với chính mình.

KẾT LUẬN.

pdf20 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Ki-tô giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
r! Bookmark not defined. Chương 2. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI THEO KITÔ GIÁO .............Error! Bookmark not defined. 2.1 Quan niệm về trách nhiệm xã hội ......... Error! Bookmark not defined. 2.2 Vấn đề trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Kitô giáo .............Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Trách nhiệm của con người đối với những vấn đề về môi trường. ................................................................ Error! Bookmark not defined. 2.2.2 Trách nhiệm của con người đối với xã hội và ngược lại.............Error! Bookmark not defined. 2.2.3 Trách nhiệm của con người đối với gia đình và với chính mình .Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined. KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT I. KINH THÁNH Cl Côlôxê Lv Lêvi Cn Châm ngôn Mc Máccô 1 Cr 1 Côrintô Mt Mátthêu 2 Cr 2 Côrintô 1 Pr 1 Phêrô Ds Dân số 2 Pr 2 Phêrô Đnl Đệ nhị luật Rm Rôma Ep Êphêxô 1 Sm Sách Samuen quyển 1 Ga Gioan 2 Sm Sách Samuen quyển 2 Gl Gala St Sáng thế Hc Huấn ca Tb Tôbia Kh Khải huyền 1 Tx Thêxalônica 1 Kn Khôn ngoan Xh Xuất hành Lc Luca II. CÁC SÁCH KHÁC CA Centesimus annus Thông điệp năm thứ 100 của Đức Thánh cha Gioan Phaolô II GE Gravissimum educationis Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo của Cộng đồng Vaticanô II GS Gaudium et spes Hiến chế về Mục vụ của Cộng đồng Vaticanô II SRS Sollicitudo rei socialis Thông điệp Quan tâm đến vấn đề xã hội của Đức Thánh cha Gioan Phaolô II - Trích dẫn Kinh thánh: Sử dụng kí hiệu chung của Kitô giáo toàn cầu là để trong dấu () các kí hiệu trong ngoặc lần lượt biểu thị: Tên sách viết tắt, số thứ tự của đoạn, số thứ tự của câu. Ví dụ: (Mc: 16, 15): Tin mừng theo thánh Mac-cô đoạn 16, câu 15. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, với sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng vật chất, con người bắt đầu tin tưởng vào quyền năng, uy thế, và sự sáng tạo vô biên của chính mình, có lối sống duy vật, đam mê hưởng thụ vật chất hơn. Song, khi cuộc sống bị lệ thuộc quá nhiều vào kỹ thuật, con người vì đã quá quen với những tiện nghi hiện đại, thích dùng những phương tiện máy móc hơn cơ bắp sẽ dẫn đến chỗ con người mất đi sự nhạy cảm, sức “đề kháng” với môi trường bên ngoài, với sự biến đổi của tự nhiên, của khí hậu. Cách mạng khoa học kỹ thuật cũng đã phá hỏng sự hài hoà của thiên nhiên, dẫn đến con người hiện đại đang trong nguy cơ phải “đối đầu” và chịu sự thách thức của thiên nhiên. Thêm nữa, tham vọng của con người là vô hạn mà thiên nhiên là hữu hạn, lấy cái hữu hạn để thoả mãn cái vô hạn tức là đã chặn ngay con đường sống của chính mình, nguy cơ của sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự huỷ diệt toàn cầu về môi sinh là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thời đại toàn cầu hóa mà C.Mác đã nhìn thấy từ những năm cuối của thế kỉ thứ XIX, khi Mác nhận định: "Ðại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương, dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những mối quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến của các dân tộc" [39; tr. 602] dẫn tới nguy cơ của sự bất bình đẳng, sự bất công và áp bức trong một dân tộc và giữa các dân tộc. Quá trình toàn cầu hóa một mặt đã mang lại cho các Quốc gia dân tộc những cơ hội chưa từng có, để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho con người, mặt khác đã hàm chứa trong nó những nguy cơ loại trừ và nẩy sinh nhiều vấn đề xã hội, đặt các quốc gia dân tộc trước những thách thức mới: sự phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc, vấn đề bất bình đẳng, bất công xã hội, vấn đề cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nạn ô nhiễm môi trường, vấn đề khủng bố và tội phạm quốc tếĐặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng ấy thì vấn đề Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội trở thành vấn đề nổi cộm hơn bao giờ hết. Như vậy, vấn đề bất công, bất bình đẳng ngày càng diễn ra sâu rộng ngay trong lòng của xã hội hiện đại. Thiên nhiên và môi trường sống của con người đang bị hủy hoại, cả nền đạo đức và văn hóa cũng đang bị xuống cấp trầm trọng Trách nhiệm này thuộc về chính con người chúng ta, những con người sống trong thời hiện đại chỉ mải mê chạy theo những giá trị vật chất, lợi ích của bản thân mà quên mất trách nhiệm của mình đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, với gia đình và với chính bản thân mình. Nói tóm lại, nhân loại đang đối diện với nghịch lí sâu thẳm của xã hội hiện đại: một bên là những cơ hội to lớn về mọi mặt do cách mạng kỹ thuật mang lại, bên kia là hàng loạt những thách thức mà con người phải đối mặt. Bởi vậy, con người cần phải nhận thức một cách trưởng thành hơn về nghĩa vụ, nhiệm vụ mới ở cấp độ toàn cầu. Trong đó, vấn đề trách nhiệm xã hội, công bằng xã hội được đặt lên hàng đầu và trở thành một trong những vấn đề quan trọng, đóng vai trò là nhân tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội. Rất nhiều giải pháp được đặt ra nhằm giải quyết các vấn nạn của xã hội hiện đại. Trong các giải pháp ấy, người ta cũng bắt đầu chú ý tham khảo những giải pháp mà các tôn giáo đưa ra. Các nhà khoa học trở lại nghiên cứu tôn giáo không chỉ để phê phán thế giới quan và nhân sinh quan của nó, mà nghiên cứu tôn giáo từ góc độ tâm lý, văn hóa và đạo đức. Trong sự nghiên cứu đó, họ nhìn nhận lại vai trò của tôn giáo trong sự phát triển cộng đồng và đặc biệt chú ý đến những giải pháp của nó đối với những vấn nạn nhân sinh. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài mười tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo, Bahai, Hồi giáo, Tịnh độ cư sĩ phật hội, Minh sư đạo, Minh lý đạo) còn có nhiều loại hình tôn giáo và tín ngưỡng khác. Tuy nhiên, chỉ có hai tôn giáo (có số lượng tín đồ đông nhất là Phật giáo và Công giáo) có ảnh hưởng sâu đậm nhất đến đời sống, tinh thần xã hội. Trong đó Công giáo với hơn bốn thế kỷ hiện diện, đã ít nhiều có ảnh hưởng, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta đã nhận định tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn giáo có những giá trị tốt đẹp về cả đạo đức và văn hóa. Các giáo lý tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị góp phần xây dựng nền đạo đức mới và văn hóa mới cho con người việt Nam hiện nay. Với những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài “Vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Kitô giáo” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển như vũ bão, và đang bước vào thời kì phát triển cực thịnh thì một số quốc gia đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững. Một xã hội phát triển thật sự phải là một xã hội “công bằng, dân chủ, và văn minh” trong đó con người ý thức được trách nhiệm xã hội của mình, chính vì thế mà đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề công bằng xã hội và vấn đề trách nhiệm xã hội, đây cũng là chủ đề chính được đưa ra tại các hội thảo, các diễn đàn trong những năm gần đây. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, Đại hội Giám mục thế giới, họp tại Roma từ 30.09 đến 06.11.1972 cũng đã đề cập đến 2 vấn đề lớn, trong đó vấn đề công bình trên thế giới được đặc biệt quan tâm và được đánh giá là một đề tài quan trọng, quan trọng hơn cả đề tài chức vụ linh mục. Ngay phần giới thiệu cuốn “Công bình trên thế giới”, Đại hội Giám mục đã khẳng định “chức vụ linh mục tuy là một vấn đề đang làm sôi nổi dư luận nhưng là vấn đề nội bộ của giáo hội Công giáo, công bình trên thế giới mới là vấn đề chung của con người”. Đại hội đi vào nghiên cứu vấn đề công bình trên thế giới nhưng chỉ nêu ra được những bất công mang tính tổng quát, còn mang nặng tính chủ quan của giáo hội. Những người soạn thảo ra bản văn này cũng tự đánh giá rằng đây là một vấn đề bao la mà các giám mục chỉ có rất ít thời gian nghiên cứu vì thế khi bản văn được công bố“đã không làm cho ai thỏa mãn” tuy nhiên tại đây vấn đề công bình cũng đã bắt đầu được đặt ra và nghiên cứu. Từ đó đến nay vấn đề công bằng xã hội càng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Gần đây Viện triết học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Hội hành động vì sự phát triển con người Thiên chúa giáo Đức (MISEREOR) tổ chức hội thảo khoa học “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội”. Hội thảo diễn ra từ ngày 15-16/10/2007- tại Hà Nội, thông qua hội thảo các vấn đề công bằng và trách nhiệm xã hội được tiếp cận dưới nhiều góc độ: kinh tế, chính trị và cả tôn giáo. Trước tiên hội thảo khẳng định chủ đề mà hội thảo đang hướng đến là một chủ đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng, đồng thời là một trong những mối quan tâm lớn nhất không chỉ của những nhà hoạt động chính trị, những nhà khoa học, những nhà hoạt động tôn giáo mà còn là của toàn nhân loại hiện nay. Mặc dù có một số bài viết về vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan điểm và học thuyết của Giáo hội nhưng vẫn chỉ dừng lại ở những bài báo cáo, tham luận chưa phải là một công trình nghiên cứu đầy đủ và cụ thể. Hơn nữa hội thảo chỉ tập trung chủ yếu vào vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội nói chung trong điều kiện hiện nay, không đi sâu khai thác ở khía cạnh tôn giáo. Cũng trong hội thảo này, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã giới thiệu về cuốn “Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo”, đây là công trình tập thể của Ủy ban Bác ái xã hội thuộc Hội đồng giám mục Việt Nam. Tác phẩm dường như là sự lên tiếng của Giáo hội trong thời đại mới, cần thiết phải đưa ra một bản văn đầy đủ về các vấn đề xã hội để công bố đến toàn thể mọi người trong và ngoài đạo, tác phẩm bao quát toàn bộ những vấn đề xã hội cả kinh tế, chính trị, và văn hóa dưới nhãn quan của Giáo hội, ẩn sau đó là những giá trị đạo đức, và tình yêu thương, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm và lương tâm của con người, để hướng đến một xã hội công bằng và một nền văn minh đúng nghĩa, càng ngày càng chú ý tới sự phát triển toàn diện của con người. “Học thuyết xã hội của Hội thánh đề ra những nguyên tắc suy tư, những tiêu chuẩn phán đoán, những đường hướng hành động” (CA 24) Nhưng cũng vì là một tập sách chứa đựng nhiều nội dung, nhiều khía cạnh, khá phong phú và đa dạng lại muốn chuyển tải nhiều thông điệp cho nên các vấn đề trong tập sách chủ yếu được trình bày dưới hình thức là những luận điểm, vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội chưa được nêu ra một cách rõ ràng và chưa được đi sâu phân tích. Tạp chí Công giáo và Dân tộc- một diễn đàn khoa học của giới trí thức Công giáo cũng đã đăng tải một số bài tiêu biểu về vấn đề công bằng và trách nhiệm xã hội như: bài “Công bằng xã hội,trách nhiệm xã hội, đoàn kết xã hội và liên đới xã hội” của Vương Đình Chữ; “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội trong việc dấn thân xã hội của giáo hội” của Hồng y Keith Patrich Oobrien; “Xây dựng xã hội công bằng theo học thuyết xã hội Công giáo” của ĐGM. PhaoLo Bùi Văn Đọc, bài viết “Công bằng xã hội con đường đi tới đó” của Mai Thanh Hải Trong các bài viết trên, các tác giả cũng đã làm sáng tỏ khái niệm Công bằng xã hội, trên cơ sở thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay, các tác giả đã đưa ra những lời giải đáp cho việc xây dựng một xã hội công bằng. Tuy nhiên, phạm trù trách nhiệm xã hội và công bằng xã hội mặc dù được đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng theo quan niệm của Kitô giáo thì vấn đề này mới chỉ được nghiên cứu một cách sơ lược và chủ yếu dưới nhãn quan thần học. Trong nhiều năm trở lại đây, trên các sách báo, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ triết học cũng đã đề cập đến vấn đề công bằng và trách nhiệm xã hội. Tiêu biểu có luận án tiến sĩ của Trương Như Vương, luận án đi vào tìm hiểu tư tưởng đạo đức trong bản văn cụ thể là Kinh thánh, tại đây, công bằng xã hội được đề cập đến như một quan niệm về giá trị đạo đức của con người trong rất nhiều những giá trị đạo đức khác. Tuy nhiên, vấn đề công bằng xã hội mới chỉ được khai thác ở một góc hẹp từ khía cạnh đạo đức. Vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội nói chung, không chỉ được các học giả, giới trí thức Công giáo tâm, mà còn được sự quan tâm của giới trí thức ngoài Công giáo như: GS TS Nguyễn Trọng Chuẩn với bài viết “Kinh thế thị trường và trách nhiệm xã hội”, GS TS Lê Hữu Tầng đã từng viết cuốn sách “về động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội” trong đó công bằng xã hội được tác giả đề cập đến dưới góc độ là một động lực của sự phát triển nội tại của xã hội. Ngoài ra GS TS Lê Hữu Tầng còn viết nhiều bài đăng tải trên các tạp chí triết học và các hội thảo trong và ngoài nước như “Công bằng xã hội và công bằng xã hội ở Việt Nam” Nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng quan tâm đến vấn đề này như: MaxWeber với “Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản”, TS Trác Tân Bình với công trình nghiên cứu “Lí giải tôn giáo”; “Bàn về tôn giáo Kitô”. Trong các tác phẩm này các tác giả cũng đã đề cập đến một vài khía cạnh của vấn đề công bằng xã hôi theo quan niệm của Kitô giáo Ngoài ra còn có nhiều bài viết, tuy không liên quan trực tiếp đến vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội trong Kinh thánh, nhưng cũng đã đặt vấn đề về sự công bằng về sự công bằng và trách nhiệm nói chung như: “Phụ nữ cũng là hình ảnh của Thiên Chúa” của Lm. Thiện Cẩm. Theo tác giả trong xã hội cần có sự bình quyền giữa người nam và người nữ Linh mục Nguyễn Hồng Giáo đi vào nghiên cứu công bằng và bình đẳng ở khía cạnh “Nhân phẩm và Nhân quyền trong học thuyết xã hội của Giáo hội” Tóm lại, vấn đề Công bằng và Trách nhiện xã hội nói chung và theo Kitô giáo nói riêng càng ngày càng được đăng tải nhiều hơn trên các sách báo dưới dạng các bài viết, các bài tham luận tại các hội thảo và một số luận án đã được in thành sách Tuy nhiên tất cả các bài viết, các công trình nghiên cứu, các hội thảo khoa học đó mới chỉ dừng lại ở những vấn đề chung, chưa đi vào nghiên cứu cụ thể và toàn diện về vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Kitô giáo từ góc nhìn triết học. Chính vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề này làm đề tài cho luận văn thạc sĩ triết học của mình. Khi đi vào nghiên cứu vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Kitô giáo, tôi cũng gặp phải một số khó khăn: Thứ nhất: Công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhưng vì là một đề tài mới, do đó nguồn tài liệu còn vô cùng hạn hẹp. Đặc biệt, tôi lại chọn nghiên cứu vấn đề công bằng và trách nhiệm xã hội trong Thánh Kinh Kitô giáo - một bản văn có từ lâu đời, ngôn ngữ và tâm thức có nhiều điểm khác biệt với chúng ta ngày nay. Và điều có thể khẳng định ngay, chúng ta không hy vọng có thể tìm thấy tư tưởng về sự công bằng và trách nhiệm xã hội rõ ràng như một định nghĩa, hay một khái niệm. Muốn hiểu được Thánh kinh, phải vượt lên nghĩa đen, tìm nghĩa bóng, vượt lên cá biệt tính và não trạng Do Thái, tìm trong Kinh thánh những tư tưởng về sự công bằng và trách nhiệm xã hội qua những ẩn dụ, những lời tiên tri, dụ ngôn, những lời răn của Chúa Thứ hai, Công giáo là một tôn giáo, có thể nói không mấy tương thích với các triều đại chính trị ở Việt Nam và luôn có “vấn đề” với dân tộc. Do đó, nó vẫn tạo ra những làn sóng dư luận đa chiều, khiến cho việc nghiên cứu tư tưởng của tôn giáo này trở nên vô cùng nhạy cảm. Khó khăn hơn hết, trước đó chưa có một công trình nào đi vào nghiên cứu thật cụ thể và có hệ thống về vấn đề “Công bằng xã hội và trách nhiệm theo quan niệm của Kitô giáo” từ góc độ triết học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Luận văn góp phần làm sáng tỏ và sâu sắc hơn khái niệm công bằng và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Kitô giáo. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ sau: - Làm rõ khái niệm công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội từ góc độ triết học. - Nghiên cứu, luận giải về vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Kitô giáo - Rút ra ý nghĩa của vấn đề. 4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lí luận: Luận văn dựa trên những quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh cùng Đảng ta về vấn đề tôn giáo nói chung và về vấn đề công bằng, trách nhiệm xã hội nói riêng. -Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh kết hợp với phương pháp logic và lịch sử. Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác như: kết hợp nghiên cứu thực tế với nghiên cứu văn bản, phương pháp đối chiếu 5. Đóng góp của luận văn - Luận văn đã góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề công bằng và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Kitô giáo trên bình diện triết học. - Luận văn cũng nêu lên một số những kiến giải riêng của tôi đối với vấn đề công bằng và trách nhiệm xã hội. - Kết quả của luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và giảng dạy tôn giáo học và lịch sử triết học. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lí luận: kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhỏ bé vào những thành tựu khoa học nghiên cứu về lịch sử triết học nói chung và tôn giáo học nói riêng, nhằm giải quyết tốt những vấn đề của thực tiễn. - Ý nghĩa thực tiễn: Việc làm rõ vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Kitô giáo góp phần hình thành ý thức về công bằng và trách nhiệm để con người tự giác thực hiện nó trong quá trình xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo luận văn có nội dung gồm 2 chương và 5 tiết. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Albert Nolan, (1990), Đức Giê-su trước khi có Kitô giáo, Uỷ ban đoàn kết tôn giáo, Tp. Hồ Chí Minh. [2]. Alice Parmelee, (1986), Lược sử hội thánh, Viện Thần học Việt Nam xuất bản. [3]. Alvin Toffler, (1992), Làn sóng thứ ba, Người dịch: Nguyễn Văn Trung, Nxb Thông tin lý luận. [4]. Aurelio Peccei - Daisaku Ikeda, (1993), Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI, Người dịch: Trương Chính - Đông Hà, Nxb Chính trị quốc gia. [5]. Bách khoa toàn thư Liên Xô, (1959), Thực chất Đạo Cơ Đốc, Nxb Sự thật. [6]. Trác Tân Bình, (2007), Lý giải Tôn Giáo, Người dịch: Trần Nghĩa Phương, Nxb Hà Nội. [7]. Bộ giáo luật 1983, (2007), Nxb Tôn giáo. [8]. Catéchisme de l'Eglise Catholique, (1997), Giáo lý hội thánh Công giáo, Ban Giáo lý giáo phận TPHCH dịch. [9]. Trần Minh Cẩm, (1/1998), đổi mới tư duy đổi mới chính sách xã hội, trong Nguyệt san Công giáo và dân tộc. [10]. Phan Văn Chức, (1992), Giáo lý thực tiễn, Uỷ ban đoàn kết Công giáo, Tp. Hồ Chí Minh. [11]. Công đồng Vatican II (Hiến chế, sắc lệnh và tuyên ngôn), (1993), theo bản La ngữ Edition du Centurion, Paris 1967, Tủ sách Đại kết. [12]. Danzelou Jean, (1993), Thiên chúa và chúng ta, do Thế Huỳnh dịch, Uỷ ban đoàn kết Công giáo yêu nước, Tp. Hồ Chí Minh. [13]. Nguyễn Đăng Duy, (2001), Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Viêt Nam, Nxb Văn Hóa. [14]. Lê Anh Dũng, (1994), Con đường tam giáo Việt nam, Nxb Tp.Hồ Chí Minh. [15]. Trần Thái Đỉnh, (1961), Triết học nhập môn, Tủ sách Ra khơi, Sài Gòn. [16]. Đối thoại với Giáo hoàng Gioan-Phao-Lô II (31/5/1995), do Phan Mạnh Lương, Đỗ Hữu Tài biên tập, Nxb tạp chí Giao điểm. [17]. Phạm Văn Đức. Đặng Hữu Toàn. Trần Văn Đoàn. Ulrich Dornberg, Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội, (2008), Nxb khoa học xã hội. [18]. Etienni Charpentier, (1992), Làm quen với bộ Kinh thánh, Linh mục Phêrô Mai Văn Hùng dịch, Uỷ ban đoàn kết Công giáo yêu nước, Tp. Hồ Chí Minh. [19]. Etienni Charpentier, (1993), Đọc tin mừng theo thánh Mathieu, Linh mục Phêrô Mai Văn Hùng dịch, Tủ sách đại kết. [20]. Frossard.A.J.Dalilly, (1993), Để làm giàu kiến thức Kinh thánh (phần Cựu ước), t.3, Lã Thanh Lịch dịch, Uỷ ban đoàn kết tôn giáo,Tp. Hồ Chí Minh. [21]. Trần Văn Giàu, (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [22]. Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, (1996), Viện nghiên cứu tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội. [23]. Hối cải là đổi mới, (1988), Tuyển tập Thần học, Uỷ ban đoàn kết Công giáo yêu nước, Tp. Hồ Chí Minh. [24]. Nguyễn Hồng, (1959), lịch sử truyền giáo, quyển 1, Sài gòn. [25]. Đỗ Quang Hưng, (1991), Một số vấn đề lịch sử Thiên chúa giáo ở Việt nam, Tủ sách đại học Tổng hợp Hà nội. [26]. Đỗ Quang Hưng, (1998), Vấn đề tôn giáo tín ngưỡng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt nam, Viện nghiên cứu tôn giáo, Nxb.Khoa học xã hội, Hà nội. [27]. Jean Paul II, (8/1992), Nói về truyền giáo, Uỷ ban đoàn kết Công giáo, Tp. Hồ Chí Minh. [28]. Jean.Baptise Duroselle, Jean.Marie Mayeur, (1993), Lịch sử đạo Thiên Chúa, Người dịch: Trần Chí Đạo, Nxb. Thế giới. [29]. Jean-Yves Calvez, (2-1999), Tôn giáo trong xã hội Mỹ, Nguyệt san Công giáo và dân tộc. [30]. Kinh thánh lời Thiên chúa, (3/1992), Tuyển tập Thần học, Uỷ ban đoàn kết Công giáo, Tp. Hồ Chí Minh. [31]. Kinh thánh trọn bộ Cựu ước và Tân ước, (1998), Nxb Tp. Hồ Chí Minh. [32]. Phan Huy Lê (Chủ biên), (1994), Các giá trị truyền thống và con người Việt nam hiện nay, Hà nội. [33]. Lịch sử phát triển văn hoá văn minh nhân loại, văn minh phương Tây, (1994), Nxb văn hoá-thông tin, Hà nội. [34]. Nguyễn Văn Long, (1998), Luận án tiến sỹ triết học: Vận dụng quan điểm khoa học về Tôn Giáo trong công tác đối với Thiên chúa giáo hiện nay ở Việt Nam. [35]. C.Mác, (1995), Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Lời nói đầu trong C.Mác-Ph.Ăngghen toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. [36]. C.Mác, (1995), Phê phán cương lĩnh Gôta, trong C. Mác-Ph.Ăngghen toàn tập, t.19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. [37]. C.Mác-Ph.Ăngghen, (1995), Lutvích Phoiơbăc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, trong C. Mác- Ph.Ăngghen toàn tập, t.21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. [38]. C.Mác-Ph.Ăng-ghen, (1995), t. 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [39]. C.Mác-Ph.Ăng-ghen, (1996), t. 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [40]. C.Mác-Ph.Ăng-ghen, (1996), t. 19, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [41]. C.Mác-Ph.Ăng-ghen, (1996), t. 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [42]. C.Mác-Ph.Ăng-ghen, (1996), t. 27, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [43]. Hồ Chí Minh, (1995), Thư gửi các vị Linh mục và đồng bào Công giáo Việt nam 25/12/1945, trong Hồ Chí Minh toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia. [44]. Một số vấn đề lịch sử đạo Thiên chúa trong lịch sử dân tộc Việt nam, (1988), Kỷ yếu nghiên cứu khoa học, Viện Khoa học xã hội và ban tôn giáo Tp. Hồ Chí Minh. [45]. Dương Xuân Ngọc, Nguyễn Văn Nhơn, (7/2002), Vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội, Tạp chí Triết học. [46]. Nguyệt san Công giáo và dân tộc số 29 (1997). [47]. Nguyệt san Công giáo và dân tộc số 3 (1998). [48]. Nguyệt san Công giáo và dân tộc số 5 (1999). [49]. Nguyệt san Công giáo và dân tộc số 6 (1999). [50]. Nguyệt san Công giáo và dân tộc số 7 (1999). [51]. Nguyệt san Công giáo và dân tộc số 11 (1999). [52]. Nguyệt san Công giáo và dân tộc số 54 (1999). [53]. Nguyệt san Công giáo và dân tộc số 3 (2000). [54]. Nguyệt san Công giáo và dân tộc số 5 (2000). [55]. Nguyệt san Công giáo và dân tộc số 93 (2002). [56]. Nguyệt san Công giáo và dân tộc số 112 (2004). [57]. Những hội truyền giáo ở Đông dương, Tư liệu viện Triết học. [58]. Pieris Aloysius, (10/1989), Thần học từ lòng mẹ á châu, Hoàng Gia Khánh giới thiệu và trích dịch, Uỷ ban đoàn kết Công giáo yêu nước, Tp. Hồ Chí Minh. [59]. A.L.Rhodes, (1993), Phép giảng 8 ngày, Tủ sách đại kết, Uỷ ban đoàn kết tôn giáo, Tp. Hồ Chí Minh. [60]. A.L.Rhodes, (1994), Hành trình và truyền giáo, Tủ sách đại kết, Uỷ ban đoàn kết tôn giáo, Tp. Hồ Chí Minh. [61]. Selina Hastings, (2007), Câu chuyện kinh thánh, Người dịnh: Minh Vi, Nxb Tôn Giáo. [62]. Hoành Sơn, (1996), Thần học thiêng liêng, Toà tổng giám mục thành phố Hồ Chí Minh. [63]. Sưu tầm chuyên đề Cơ đốc giáo và chủ nghĩa xã hội, (1978), Viện thông tin khoa học xã hội, Hà nội. [64]. Phạm Đình Tân, (1949), Chúa cứu thế với thời nay, quyển 1, Tinh Việt chuyên san. [65]. Lê Hữu Tầng, (1997), Về động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, Nxb Khoa học xã hội. [66]. Trần Ngọc Thêm, (2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. [67]. Nguyễn Tài Thư (Chủ biên), (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia. [68]. Nguyễn Tài Thư, (1993), Lịch sử tư tưởng Việt nam, t.1, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội. [69]. Tìm hiểu công đồng Vatican II, (1993), Nxb Công an nhân dân. [70]. Trần Tam Tỉnh, Thập giá và lưỡi gươm, Uỷ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01516_0532_2006748.pdf
Tài liệu liên quan