Hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, thiết bị kỹ thuật nhằm
quản lý đường bộ hiện đại, khoa học, văn minh
Thứ nhất, cần trang bị các công c , phương tiện hiện đại cho
các cơ quan Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông.
Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai, xây
dựng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý sử
d ng đất đai, xây dựng thuộc hành lang an toàn đường bộ.
Thứ ba, tiếp t c củng cố và nâng cao trình độ nghiệp v của các
bộ phận làm công tác đến bù giải phóng mặt bằng, công tác quản lý
đường bộ.
Thứ tư, giải pháp về vốn cho đầu tư cơ sở vật chất
21 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật giao thông còn chậm. Một số quy định của Luật
giao thông đường bộ chưa phù hợp; tổ chức bộ máy, năng lực cán
bộ, công chức làm công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về
TTATGTĐB còn thiếu và yếu; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo d c
pháp luật về TTATGTĐB còn hình thức, chưa thực sự hiệu quả; công
tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chưa thực sự phòng, chống được vi
phạm; hạ tầng giao thông đường bộ và trang thiết bị giao thông đường
bộ của tỉnh chưa được quan tâm, đầu tư hiện đại, đồng bộ.
Từ những lý do trên, nhất là trong điều kiện phải bảo đảm tính
mạng, sức khỏe con người, bảo đảm kỷ cương nhằm phát triển kinh
tế, ổn định xã hội thì cần thiết phải có những nghiên cứu, đánh giá và
giải pháp ngăn chặn, đ y lùi và phòng, chống vi phạm pháp luật về
TTATGTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đây c ng chính là lý do
học viên lựa chọn đề tài “Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay” làm Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Luật Hiến pháp – Luật hành chính, mã số: 8 38 01 02.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tình hình nghiên cứu về giao thông đường bộ, trật tự an toàn
giao thông đường bộ
Về giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đã có nhiều
công trình nghiên cứu như: “Quản lý trật tự an toàn giao thông ở
Việt Nam - những vấn đề đặt ra để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội trong tình hình mới”, do Hoàng Đình Ban làm Chủ nhiệm, Đề
tài khoa học cấp cơ sở, năm 2013; “Xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, luận
văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Văn Minh (2012), Khoa luật, Đại
3
học Quốc gia Hà Nội. Luận án tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà
nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay”
của Trần Sơn Hà, thực hiện năm 2016 tại Học viện Hành chính Quốc
gia.
Tình hình nghiên cứu vi phạm pháp luật về giao thông đường
bộ, trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận án Tiến sĩ An ninh và trật tự xã hội “Giải pháp nâng cao
hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát giao thông” của
Trương Diệu Loan thực hiện năm 2015 tại Học Viện Cảnh sát nhân
dân. Luận án Tiến sĩ Luật học của Nghiên cứu sinh Đinh Phan Quỳnh
“Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo
pháp luật Việt Nam hiện nay”, Học viện Khoa học xã hội, 2018.
Tình hình nghiên cứu vi phạm pháp luật về giao thông đường
bộ, trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình
Năm 2013 tác giả Đặng Quang Tuân nghiên cứu đề tài khoa học
“Phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông - qua thực tiễn
tỉnh Quảng Bình’’. Luận văn “Tổ chức thực hiện pháp luật về
TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình" của tác giả Trần Hồng Phong, Học
viện Hành chính Quốc gia, 2018.
Tuy nhiên qua khảo sát c ng cho thấy chưa có công trình nào trực
tiếp nghiên cứu về vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng
Bình trong khi đây là địa phương có tình hình vi phạm giao thông
đường bộ khá phức tạp, có nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần
được làm sáng tỏ. Vì vậy, đề tài này được thực hiện có dựa trên việc
tham khảo, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các
công trình trước đó và vẫn đảm bảo tính mới, không trùng lặp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu
4
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng về vi phạm
pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình; đưa ra các giải pháp
phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình
hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ thêm khái niệm, đặc điểm, nội dung vi phạm pháp luật về
TTATGTĐB; bảo đảm ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật về
TTATGTĐB; đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về TTATGTĐB
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, việc thực hiện các biện pháp phòng,
chống vi phạm, những kết quả, hạn chế và nguyên nhân; đưa ra các
quan điểm, giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về
TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh
Quảng Bình hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: trong giai đoạn từ năm 2015
đến nay (hết tháng 12/2019); không gian: tỉnh Quảng Bình; nội dung
đề tài tập trung chủ yếu vào vi phạm TTATGTĐB do lực lượng Công
an tỉnh Quảng Bình và thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng
Bình phát hiện, xử lý.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường
lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ để thực
hiện m c đích và nhiệm v luận văn, tác giả sử d ng các phương
pháp nghiên cứu c thể trong khi thực hiện đề tài là: phương pháp
phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh,
5
phương pháp thống kê và các phương pháp khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý
luận về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bổ
sung những nhận định về thực trạng và đề xuất, chi tiết một số giải
pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Ý nghĩa thực tiễn kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài
liệu tham khảo cho những nhà lãnh đạo, quản lý của tỉnh Quảng
Bình; là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, những người
nghiên cứu về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ,
nhất là những nội dung thực tiễn tại địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, m c l c, danh m c tài liệu tham khảo, ph
l c, luận văn có kết cấu nội dung gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý vi phạm pháp luật về
trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Chương 2. Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao
thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp phòng, chống vi phạm pháp
luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện
nay.
6
CHƢƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN
GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung điều chỉnh của pháp luật về
trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ
1.1.1. Khái niệm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Pháp luật về TTATGTĐB là tổng thể các quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực TTATGTĐB nhằm đảm bảo hoạt động giao
thông đường bộ được diễn ra thông suốt, trật tự và an toàn.
1.1.2. Đặc điểm của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
i) Điều chỉnh một lĩnh vực khá rộng lớn, phức tạp; ii) Được quy
định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do nhiều chủ thể ban
hành với hiệu lực pháp lý khác nhau; iii) Thường xuyên phải được
thay đổi, cập nhật và hoàn thiện.
1.1.3. Nội dung của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Quy t c giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ; phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển
phương tiện tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ; quản lý
Nhà nước về giao thông đường bộ.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và các loại hành vi vi phạm pháp luật
về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn
giao thông đường bộ
Vi phạm pháp luật về TTATGTĐB là hành vi do cá nhân, tổ
chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến TTATGTĐB
7
được pháp luật điều chỉnh bảo vệ, gồm tội phạm và vi phạm hành
chính.
Đặc điểm của vi phạm pháp luật về TTATGTĐB: Có số lượng
lớn so với các lĩnh vực giao thông khác; xảy ra thường xuyên, liên
t c, phức tạp, đa dạng; thuộc th m quyền xử lý của nhiều tổ chức, cá
nhân; là hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ chức có lỗi có thể là tội
phạm hay vi phạm hành chính.
1.2.2. Các loại hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao
thông đường bộ
Vi phạm của người điều khiển phương tiện; người tham gia giao
thông; người lái xe là người điều khiển xe cơ giới; người điều khiển
giao thông là Cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm v hướng
dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn t c giao thông, ở bến phà, tại
cầu đường bộ đi chung với đường s t; hành khách là người được chở
trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền... Ở khía
cạnh phương tiện giao thông, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao
thông đường bộ có sự tham gia của nhiều loại phương tiện, gồm:
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô
sơ đường bộ. X t ở lĩnh vực quản lý, vi phạm pháp luật về
TTATGTĐB, gồm: vi phạm quy t c giao thông đường bộ; vi phạm
quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; vi phạm quy định
về phương tiện tham gia giao thông đường bộ; vi phạm quy định về
người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; vi phạm
quy định về vận tải đường bộ; các vi phạm khác liên quan đến giao
thông đường bộ.
1.3. Các bảo đảm ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật về trật
tự an toàn giao thông đƣờng bộ
1.3.1. Bảo đảm chính trị
Đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan, tổ chức trong việc
thực hiện pháp luật, ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật về
8
TTATGTĐB.
1.3.2. Bảo đảm kinh tế
Trình độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng của một đất nước là yếu
tố ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm thực hiện pháp luật, các chi phí,
điều kiện vật chất nhất định.
1.3.3. Bảo đảm về nhận thức
Được nhận thức đầy đủ và tự giác thi hành.
1.3.4. Bảo đảm về pháp lý
Hoàn thiện đối với pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, rõ ràng
và phù hợp với thực tiễn, khoa học và phát triển.
1.3.5. Các bảo đảm khác
i) Năng lực, trình độ, ý thức của các cơ quan, cá nhân thực thi
công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB mà trực
tiếp là các lực lượng như Công an, Thanh tra giao thông vận tải; ii)
chế tài xử phạt đặc biệt quan trọng, bảo đảm tính răn đe, nghiêm kh c
kết hợp với việc phê phán của xã hội, cộng đồng; iii) sự phối hợp
giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống vi phạm pháp
luật về TTATGTĐB.
9
CHƢƠNG 2.
THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
HIỆN NAY
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan
đến vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ ở
tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên có liên quan đến vi phạm pháp luật về trật
tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình
Với vị trí địa lý cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam
và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.200 km về phía B c. Phía Đông có
bờ biển dài 116,04 km, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào với đường biên giới dài 201,87 km, có Cửa kh u quốc tế
Cha Lo, lại nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây, Quảng Bình có vị
trí địa chính trị, quân sự và kinh tế quan trọng của cả nước.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.003 km2, dân số năm 2017 là
882.505 người, chiếm 2,45% về diện tích và 1,02% dân số cả nước.
Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện; có 159 đơn vị hành
chính cấp xã gồm: 01 thành phố, 01 thị xã, 6 huyện, 16 phường, 07
thị trấn và 136 xã.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan đến vi phạm pháp luật
về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình có hệ thống giao thông vận tải thuận lợi, có sân bay
Đồng Hới, đường s t b c nam, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh,
quốc lộ 12A nối Quảng Bình với Lào và đông b c Thái Lan, vận tải
bằng đường biển và đường sông c ng là lợi thế của tỉnh, có 822km
đường quốc lộ, 438km đường tỉnh, 1.346km đường huyện và đường nội
thị, 9.455 km đường giao thông nông thôn, 230km đường thủy nội địa.
10
2.2. Thực tiễn vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
đƣờng bộ ở tỉnh Quảng Bình
Trong vòng 5 năm (2015-2019) tổng số vi phạm pháp luật về
TTATGTĐB do Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, xử lý là hơn
136 ngàn trường hợp với số tiền xử phạt gần 163 tỷ đồng. Phân tích
số liệu hàng năm cho thấy số lượng vi phạm có giảm nhưng số tiền
phạt hàng năm tăng lên (do số v vi phạm nghiêm trọng tăng). Năm
2015, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã thực hiện 12.653 ca với 48.925 lượt
cán bộ chiến sĩ tham gia; lập biên bản vi phạm 31.821 trường hợp; phạt
tại chỗ 3.744 trường hợp, thu tiền 530.440.000 đồng; tạm giữ phương
tiện 6.565 trường hợp (ô tô 480 trường hợp; mô tô 5.782 trường hợp; xe
khác 303 trường hợp). Năm 2019, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn
tỉnh đã tổ chức được 11.341 ca, với 54.023 lượt cán bộ chiến sĩ tham
gia; phát hiện xử lý 22.189 trường hợp vi phạm (9.185 ôtô, 12.994
môtô, 10 xe khác) trong đó phạt tại chỗ 6.373 trường hợp, thu tiền
791.170.000đ; Tạm giữ phương tiện: 5.968 trường hợp (1.245 ôtô,
4.702 môtô, 21 xe khác).
Năm 2019, tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh tiếp t c giảm về số
v , người chết và người bị thương so với năm 2018.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát hiện, xử lý vi
phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình còn hạn chế, bất
cập và gặp nhiều khó khăn. Người vi phạm tìm nhiều phương thức,
hành vi nhằm che dấu, chống đối việc phát hiện, xử lý của các lực
lượng chức năng; số lượng vi phạm nguy hiểm ngày càng tăng liên
quan đến tải trọng, tốc độ, sử d ng ma túy, rượu bia... Đặc biệt là khó
khăn trong xử lý vi phạm thông qua camera giám sát.
2.3. Thực tiễn phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn
giao thông đƣờng bộ ở tỉnh Quảng Bình
2.3.1. Xây dựng, ban hành văn bản, chương trình, kế hoạch
11
Ngoài Luật giao thông đường bộ năm 2008, Chính phủ, Bộ Giao
thông vận tải, Bộ Công an và các bộ ngành có liên quan đã xây dựng
và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật với 20 Nghị
định của Chính phủ, 01 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 138
thông tư và thông tư liên tịch, ngoài ra còn có các văn bản quy phạm
pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã c thể hóa các nội
dung quy định của văn bản cấp trên, ban hành “Chiến lược đảm bảo
TTATGTĐB tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030”, ban hành kế hoạch phối hợp tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Về hạn chế: Một số cấp uỷ Đảng, nhất là cấp uỷ Đảng cơ sở chưa
thực sự quan tâm, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc chỉ
đạo xây dựng, ban hành văn bản về công tác bảo đảm TTATGT;
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chưa
thường xuyên, liên t c, thiếu quyết liệt; chưa thực sự triển khai đầy
đủ các giải pháp, chưa huy động cả hệ thống chính trị để thực hiện,
nhận thức đơn thuần là trách nhiệm của ngành Công an và Giao
thông vận tải.
2.3.2. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
Trong thời gian qua các cơ quan chức năng ở tỉnh Quảng Bình đã
tiến hành tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB với nhiều
hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng người nghe, đưa nội
dung an toàn giao thông vào tất cả các cuộc sinh hoạt chi bộ, đến từng
đảng viên. Các địa phương, đơn vị đã tích cực đ y mạnh công tác, tuyên
truyền phổ biến, giáo d c pháp luật về TTATGT trên địa bàn.
Về hạn chế: công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo d c pháp luật
về TTATGTĐB chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; chưa thực hiện
thường xuyên, liên t c; nội dung, hình thức tuyên truyền chưa phù
hợp với đặc điểm từng loại đối tượng, địa bàn; việc tổ chức giáo d c
Luật giao thông trong các trường học còn hạn chế v.v.
2.3.3. Tổ chức bộ máy
12
Đội ng làm công tác tổ chức thực hiện pháp luật về TTATGTĐB
được chú trọng kiện toàn, tổ chức bộ máy đủ mạnh, có trách nhiệm
cao đáp ứng được yêu cầu nhiệm v .
Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Bình với biên chế
90 đồng chí được bố trí 6 đội nghiệp v (đội CSGT đường thủy; đội
CSGT đường s t; đội CSGT đường bộ; đội quản lý xe lái; đội tham
mưu-tổng hợp; đội xử lý vi phạm). Trong những năm qua, Phòng đã
tích cực tham mưu Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình quyết định bố
trí lực lượng của Phòng Cảnh sát giao thông và Công an cấp huyện tổ
chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm bảo đảm
TTATGT trên các tuyến giao thông đường bộ theo địa giới hành
chính của tỉnh.
Thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình gồm 24 công
chức (1 Chánh Thanh tra, 02 Phó Chánh Thanh tra, 21 công chức).
Thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình đã tích cực tham
mưu, giúp Giám đốc Sở về công tác thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nh ng
và công tác pháp chế theo quy định của pháp luật.
Công an cấp huyện, mỗi đơn vị có một đội CSGT-TT với biên chế
của một đội là 20 đồng chí, tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và
xử lý vi phạm hành chính về TTATGT trên các tuyến đường huyện,
đường xã trong phạm vi địa giới hành chính.
Về hạn chế: Lực lượng thực thi còn mỏng. Đội ng làm công tác
tổ chức thực hiện pháp luật về TTATGTĐB vẫn còn thiếu tính chủ
động trong thực thi pháp luật, tình trạng vi phạm pháp luật của một
số cán bộ làm công tác tổ chức thực thi pháp luật về TTATGTĐB đã
làm giảm lòng tin của Nhân dân.
2.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Công an các địa phương huy động tối đa lực lượng, phương tiện,
trang thiết bị tuần tra, kiểm soát, trọng điểm là tuyến Quốc lộ 1,
13
đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12A, đường giao thông nông thôn...
đồng thời tuần tra, kiểm soát theo từng chuyên đề như kiểm tra nồng
độ cồn, xe ô tô chở khách...
Về hạn chế: Việc tuần tra, kiểm soát có thời điểm chưa được
thường xuyên dẫn đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật về
TTATGTĐB vẫn xảy ra. Tình trạng tiêu cực vẫn còn xảy ra trong
quá trình kiểm tra, kiểm soát. Nhiều trường hợp lái xe chống đối, gây
gổ tạo sức p và gây khó khăn cho lực lượng liên ngành khi thực hiện
kiểm tra tải trọng.
2.4. Nguyên nhân của hạn chế
Một là, hệ thống pháp luật quy định đối với vi phạm pháp luật về
TTATGTĐB còn bất cập, còn nhiều quy định thiếu tính hợp lý
(nguyên t c, hình thức, th m quyền, thủ t c xử lý...), đây c ng là yếu
tố ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xử lý các hành vi vi phạm hành
chính trong giao thông đường bộ.
Hai là, tổ chức bộ máy, năng lực của các cơ quan, cá nhân trong
phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB còn bất cập, chưa đồng
đều.
Ba là, công tác tuyên truyền phổ biến giáo d c pháp luật về
TTATGT còn nặng tính hình thức, tác động chưa đủ mạnh tới nhận
thức của người dân trong việc tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật
giao thông đường bộ c ng như thái độ ứng xử có văn hóa khi tham
gia giao thông.
Bốn là, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
nhanh của phương tiện.
Năm là, ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ của một
bộ phân nhân dân chưa cao, chưa đồng đều. Điều này gây khó khăn
cho công tác phòng, chống vi phạm, làm gia tăng khả năng vi phạm
pháp luật giao thông đường bộ.
14
CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÕNG, CHỐNG
VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO
THÔNG ĐƢỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY
3.1. Quan điểm phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an
toàn giao thông đƣờng bộ ở tỉnh Quảng Bình
Thứ nhất, phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh
Quảng Bình phải căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, nhất là
dự báo về tình hình vi phạm và tai nạn giao thông.
Thứ hai, phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh
Quảng Bình phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị,
trung ương và địa phương, Nhà nước và Nhân dân, trong đó xác định
vai trò quyết định của các cấp, các ngành ở địa phương và người
tham gia giao thông.
Thứ ba, việc phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở
tỉnh Quảng Bình phải sử d ng đồng bộ nhiều giải pháp: i) Hoàn thiện
pháp luật về giao thông đường bộ; pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật
về TTATGTĐB; ii) Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát đảm bảo
TTATGT, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về
TTATGTĐB; iii) Tiếp t c đ y mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về TTATGTĐB; đổi mới biện pháp và hình thức tuyên
truyền nội dung sao cho dễ hiểu; iv) Tổ chức khảo sát, kiến nghị các bất
hợp lý trong tổ chức giao thông; kiến nghị việc giải quyết các “điểm
đen” tai nạn giao thông; tiếp t c đ y mạnh ứng d ng công nghệ cao,
thiết bị k thuật nghiệp v để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm
TTATGTĐB; v) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và
xử lý các sai phạm trong quá trình thực thi công v .
3.2. Giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn
giao thông đƣờng bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay
3.2.1. Những giải pháp chung cho cả nước
15
3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật về TTATGTĐB
Thứ nhất, cần xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật thuộc Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của
Bộ Công an, gồm 04 văn bản thuộc Chương trình chính thức là
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân cấp trách
nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác bảo đảm TTATGT trên
tuyến đường cao tốc.
Thứ hai, trên cơ sở Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các
văn bản hướng dẫn thi hành thì các ngành hữu quan cần rà soát lại
toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật giao thông đường bộ và các
văn bản quy phạm pháp luật ở các lĩnh vực khác có liên quan đến
giao thông đường bộ để sửa đổi, bổ sung.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về
TTATGTĐB, c thể:
i) Về nguyên tắc xử lý:
Sửa đổi một số Điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
để đảm bảo tính chính xác, khoa học và phù hợp hơn.
ii) Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền, đối tượng bị xử lý
Tăng th m quyền xử lý cho địa phương cơ sở trực tiếp thi hành
công v trong lĩnh vực giao thông đường bộ được tiến hành một cách
nhanh chóng, kịp thời; giảm thiểu những phiền hà cho người vi phạm
c ng như giảm tải cho các cơ quan Nhà nước cấp trên.
Về đối tượng bị xử lý: độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính có thể
giảm xuống 12 tuổi, và với nhóm chủ thể từ đủ 12 tuổi đến dưới 14
tuổi thì bị áp d ng hình thức xử phạt là buộc lao động công ích hoặc
nh c nhở tại chỗ.
iii) Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hình thức xử lý: Nên
bỏ hình thức xử phạt cảnh cáo, thay vào đó là giáo d c, nh c nhở tại
chỗ (đối với người chưa thành niên); không áp d ng hình thức xử
16
phạt cảnh cáo đối với tổ chức, cần tăng mức phạt tiền đối với những
hành vi gây ảnh hưởng trực tiếp đến TTATGTĐB.
Thứ tư, tiếp t c nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật TTATGTĐB
trên cơ sở tách ra từ Luật giao thông đường bộ hiện nay để điều chỉnh
chuyên sâu về công tác đảm bảo TTATGTĐB.
Thứ năm, sửa đổi, bổ sung một số quy định c thể trong Luật Giao
thông đường bộ năm 2008 và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
như: i) Về biển báo hiệu đường bộ chưa phù hợp; ii) Về Tổ chức giao
thông chưa phù hợp tình hình thực tiễn; iii) Không quy định hoặc quy
định không c thể, không đầy đủ về các nội dung; iv) Một số quy định
về TTATGTĐB của Công ước Viên 1968 mà Việt Nam tham gia chưa
được nội luật hóa vào Luật Giao thông đường bộ hiện hành, cần phải
kh c ph c; v) Quy định về quản lý người điều khiển phương tiện bất
cập.
3.2.1.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương trong
phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường
bộ
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải quan tâm hơn nữa trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảm bảo TTATGTĐB, xác định đây là
một trong những nhiệm v trọng tâm, thường xuyên, cấp bách và lâu
dài.
Người đứng đầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền, thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước hết về tình hình
TTATGTĐB và tổ chức thực hiện công tác đảm bảo TTATGTĐB ở
địa phương, đơn vị, cơ quan mình.
3.2.2. Những giải pháp cho tỉnh Quảng Bình
3.2.2.1. Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực bộ máy phòng, chống
vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ
17
Thứ nhất, tiếp t c kiện toàn và nâng cao năng lực của Ban An
toàn giao thông tỉnh Quảng Bình, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý
nhà nước về an toàn giao thông ở địa phương.
Thứ hai, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông
phải là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo đảm TTATGTĐB.
3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên tuyền, phổ biến giáo dục
pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông đường bộ
Thứ nhất, các cấp, các ngành trong phạm vi nhiệm v quyền hạn
của mình cần tiếp t c thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền
và cần tập trung vào một số hình thức tuyên truyền; kết hợp với giáo
d c và cưỡng chế.
Thứ hai, tập trung tuyên truyền đến tận cơ sở, đơn vị trực thuộc,
đến từng cán bộ, công chức, viên chức và lao động, thường xuyên tổ
chức thực hiện, nhân rộng phong trào “3 không”: Không lái xe khi
đã uống rượu, bia; không chạy xe vào đườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_vi_pham_phap_luat_ve_trat_tu_an_toan_giao_t.pdf