Huyện Krông Pắc nằm trên Quốc lộ 26 và là cửa ngõ
thành phố Buôn Ma Thuột là một điều kiện thuận lợi cho việc
giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội.
Như vậy phát triển kinh tế - xã hội của huyện những
năm tới sẽ tạo nên những áp lực ngày càng gay gắt hơn đối với
quỹ đất đai của huyện. Để thực hiện chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội lâu dài của huyện cần phải xem xét một cách nghiêm
túc việc khai thác sử dụng quỹ đất theo hướng tiết kiệm, hợp lý
và có hiệu quả cao.
28 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng
đất năm đầu cấp huyện được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu;
Bước 2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất;
6
Bước 3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng
đất; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
và tiềm năng đất đai;
Bước 4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;
Bước 5. Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu;
Bước 6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các
tài liệu có liên quan;
Bước 7. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai.
Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch
sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1. Điều tra, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu;
phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;
tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch sử
dụng đất;
Bước 2. Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất;
Bước 3. Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
Bước 4. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các
tài liệu có liên quan;
Bước 5. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai.
c. Đặc điểm của việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện
Lập Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là một công cụ
quản lý khoa học của Nhà nước trên địa bàn huyện, do cấp tỉnh
quản lý và thực hiện.
d. Vai trò của lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
7
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện góp phần đảm
bảo sự thống nhất trong việc quản lý nhà nước về các loại đất
đai trên địa bàn huyện.
e. Những nguyên tắc của việc lập quy hoạch sử dụng
đất đai
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp được thực
hiện với các nguyên tắc cơ bản như sau :
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; Được lập từ
tổng thể đến chi tiết; Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; Khai
thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích
ứng với biến đổi khí hậu; Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh; Dân chủ và công khai; Bảo đảm ưu
tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích
quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường;
Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử
dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định,
phê duyệt.
f. Quan điểm xây dựng quy hoạch sử dụng đất
- Thứ nhất, ưu tiên sử dụng đất tốt cho nông nghiệp,
hạn chế sử chuyển đổi mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa
nước sang đất phi nông nghiệp, dành đất xấu (có khả năng sản
xuất thấp) cho các mục đích phi nông nghiệp..
- Thứ hai, sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi
ích trước mắt cũng như lâu dài của người sử dụng đất và cộng
đồng.
8
- Thứ ba, sử dụng đất phù hợp với điều kiện sinh thái tự
nhiên, theo lợi thế so sánh, không áp đặt thiên nhiên theo ý
muốn chủ quan để tránh đầu tư quá tốn kém nhưng không hiệu
quả.
- Thứ tư, thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai
thác tổng hợp đa mục tiêu: nông - lâm kết hợp, nông - lâm -
ngư, nông - lâm và du lịch sinh thái.
- Thứ năm, tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu vào các
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
- Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách
quản lý và bảo tồn tài nguyên đất.
- Thứ bảy, việc khai thác sử dụng đất để phát triển kinh
tế - xã hội phải đảm bảo vấn đề quốc phòng an ninh.
1.2.2. Lý luận về thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực
hiện như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có trách
nhiệm rà soát quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa
phương có sử dụng đất bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định, phê duyệt.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra Ủy ban
nhân dân cấp huyện, cấp xã xác định cụ thể diện tích, ranh giới
đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ ngoài thực
địa.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước
Chính phủ về việc kiểm tra thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất
trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và
9
giám sát các địa phương, các Bộ, ngành trong việc thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4. Trường hợp đến thời điểm kết thúc kỳ quy hoạch sử
dụng đất mà các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất chưa thực hiện hết và phù hợp với quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội cùng cấp đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt thì được tiếp tục thực hiện đến
khi quy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo được phê duyệt nhưng
trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ thời điểm kết thúc kỳ
quy hoạch sử dụng đất.
1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nƣớc về lập và thực
hiện quy hoạch sử dụng đất
- Thông qua việc tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, theo đó:
+ Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp
huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về lập và thực hiện
quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đai là việc Nhà nước bố trí sắp
xếp các loại đất đai cho các đối tượng sử dụng đất đai theo các
phạm vi không gian và trong từng khoảng thời gian nhất định,
với mục đích phục vụ tốt nhất cho chiến lược phát triển kinh tế
– xã hội của đất nước và cho phép sử dụng hợp lý, có hiệu quả
các yếu tố đất đai.
Các nội dung quản lý Nhà nước về lập và thực hiện quy
hoạch được thể hiện qua những nội dung sau:
10
1. Lập và xét duyệt đồ án quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất
2. Lập các văn bản pháp quy về quy hoạch sử dụng đất
3. Quản lí việc sử dụng đất theo quy hoạch: cấp giấy
chứng nhận QSD đất, cấp phép xây dựng
4. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất theo quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất được duyệt
5.Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong quá
trình triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về lập và thực
hiện quy hoạch sử dụng đất của các địa phƣơng ở trong và
ngoài nƣớc
1.3.1.Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch
sử dụng đất ở nƣớc ngoài
a. Về cấp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Ở Trung Quốc, quy hoạch sử dụng đất được lập theo 4
cấp: cấp quốc gia, cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương,
thành phố thuộc tỉnh), cấp huyện và cấp xã.
b. Về nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất
Ở Trung Quốc, việc lập quy hoạch sử dụng đất phải bảo
đảm tuân thủ triệt để nhiều nguyên tắc, như: sử dụng đất phải
tiết kiệm, đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất; bảo đảm sự cân
bằng giữa nhu cầu và lợi ích sử dụng đất của các ngành kinh tế,
xã hội và các địa phương; tăng cường bảo vệ môi trường, phát
triển sinh thái tự nhiên nhằm duy trì và nâng cao chất lượng
sống cho người dân của cả nước
11
c. Về thẩm quyền lập, quyết định, xét duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử
Ở Trung Quốc, Bộ Đất đai và Tài nguyên quốc gia và
Cơ quan quản lý đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đều có
trách nhiệm chung là tổ chức lập và thực hiện quy hoạch đất
quốc gia, quy hoạch tổng thể sử dụng đất; tham gia vào việc
thẩm tra quy hoạch tổng thể đô thị trình Quốc vụ viện phê
chuẩn.
Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp quốc
gia, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thành phố
thuộc tỉnh nhưng có trên 1 triệu dân (như: Nam Ninh, Quảng
Châu), các đặc khu kinh tế (như: Thâm Quyến, Chu Hải). Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của các
đơn vị hành chính cấp huyện và quy hoạch sử dụng đất của cấp
xã.
d. Về kỳ quy hoạch
Ở Trung Quốc, theo quy định của Luật đất đai năm
1999 thì kỳ quy hoạch sử dụng đất của các cấp là 10 năm.
e. Về quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Ở Canada, công tác quy hoạch sử dụng đất được điều
chỉnh bởi các quy định pháp luật của cơ quan lập pháp của tỉnh
(bang), với một đạo luật đặc biệt cho thành phố thủ đô và một
Luật quy hoạch cho 200 thành phố còn lại.
1.3.2 Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch
sử dụng đất tại Việt Nam
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được
Việt Nam đặc biệt quan tâm. Từ Luật Đất đai 1993 rồi đến Luật
Đất đai 2003 và đến nay là Luật Đất đai 2013 đều quy định rất
12
chi tiết và cụ thể về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
1.3.3.Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch
sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk
- Cấp tỉnh: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của
tỉnh Đăk Lăk đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1422/QĐ-TTg ngày 06/11/2001. Sau 05 năm thực hiện
(2001-2005) đã có nhiều chuyển biến tích cực, nền kinh tế từng
buớc chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ
trong cơ cấu kinh tế, vấn đề nông nghiệp nông thôn vẫn có vị trí
quan trọng và được quan tâm.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện
Việc xác định nhu cầu sử dụng đất cần cân nhắc kỹ, phù
hợp với khả năng bố trí nguồn vốn để thực hiện, tránh tình trạng
dự án treo, làm lãng phí nguồn tài nguyên đất và ảnh hưởng đến
đời sống tinh thần của người dân.
13
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LẬP VÀ
THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Tình hình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng
đất trên địa bàn huyện
2.1.1.Khái quát về huyện Krông Pắc.
a. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên
* Vị trí địa lý
Huyện Krông Pắc nằm về phía Đông của thành phố
Buôn Ma Thuột, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột
30km về phía Đông.
- Vị trí giáp ranh:
+ Phía Bắc: Giáp huyện Krông Búk, huyện Cư M’gar.
+ Phía Nam: Giáp huyện Krông Bông, Cư Kuin.
+ Phía Đông: Giáp huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk.
+ Phía Tây: Giáp Thành phố Buôn Ma Thuột.
* Địa hình
Krông Pắc có độ dốc cao trung bình 500m so với mặt
nước biển, nghiêng dần từ Tây – Bắc xuống Đông – Nam, là
vùng tương đối bằng phẳng. Địa hình của huyện chia làm 3
vùng chính:
- Vùng núi thấp; Vùng cao nguyên dãy đồi lượn sóng;
Vùng trũng thấp.
c. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
- Tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
giai đoạn 2011-2015
14
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2011-
2015) đạt 12,44%; Tổng giá trị sản xuất bình quân toàn ngành
kinh tế ước đạt trên 5.536 tỷ đồng/năm(theo giá so sánh 2010)
và đạt 8.293,7 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Cơ cấu giá trị sản
xuất năm 2015: Nông, lâm nghiệp chiếm 46,22%; công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 10,35%; thương mại -
dịch vụ chiếm 43,43%(nguồn NGTK năm 2015 huyện Krông
Pắc).
* Ngành nông nghiệp
Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 53.084 ha, năng
suất, sản lượng năm sau cao hơn năm trước và tăng 25,68% so
với năm 2010;
Chăn nuôi: Thường xuyên quan tâm đầu tư phát triển
đàn gia súc, gia cầm và nuôi thả cá.
Lâm nghiệp: Công tác quản lý, bảo vệ rừng, đất rừng
thường xuyên được tăng cường; đã thực hiện tốt chủ trương
giao đất, giao rừng cho nhân dân nhận khoán, sản xuất, quản lý;
Xây dựng nông thôn mới: Toàn huyện có 02 xã đạt 19
tiêu chí (Ea Kly và Hòa Đông). Tổng số tiêu chí đạt chuẩn của
15 xã trên địa bàn huyện (đến tháng 12/2015) là 207/285 tiêu
chí; bình quân số tiêu chí đạt chuẩn 13,8 tiêu chí/xã, tăng 8,39
tiêu chí/xã so với năm 2010.
* Ngành công nghiệp – xây dựng
* Dân số, lao động
+ Dân số trung bình của huyện năm 2015: 207.226
người, mật độ dân số 331 người/km2 nhưng phân bố không đều,
các xã thị trấn có mặt độ dân số cao.
* Lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao
15
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” ở các xã, thị trấn đến thôn, buôn, tổ dân phố được phát huy
mạnh mẽ và mang lại nhiều kết quả.
* Lĩnh vực giáo dục-đào tạo
Chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo ở các
cấp học đã được nâng cao. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương
trình Tiểu học, Trung học cơ sở, tốt nghiệp Trung học phổ
thông được tăng lên;
* Lĩnh vực y tế
Thường xuyên được quan tâm và chú trọng; các chương
trình y tế, phòng chống bệnh xã hội triển khai đúng kế hoạch đề
ra; công tác phòng chống dịch, tiêm chủng được duy trì thường
xuyên; công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, đối tượng
nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi được quan tâm đúng mức.
*An ninh – Quốc phòng
Công tác học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng về quốc phòng, quân sự được quan tâm triển khai trong
toàn Đảng bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân. Thường xuyên
điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh các phương án, kế hoạch sẵn
sàng chiến đấu, chủ động phòng chống âm mưu “diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, góp phần giữ
vững ổn định chính trị trên địa bàn huyện.
- Đánh giá bổ sung thực trạng phát triển hạ tầng
* Giao thông
Huyện Krông Pắc có tổng diện tích đất giao thông là
2.023,95 ha gồm quốc lộ 26, tỉnh lộ 9 (ĐT 689), các đường
huyện, đường xã, đường nội đồng đảm bảo vai trò quan trọng
đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
16
* Thuỷ lợi
Huyện Krông Pắc có 82 công trình hồ chứa, với tổng
dung tích 164,80 triệu m3, tổng diện tích mặt thoáng 2.916,57
ha, tổng chiều dài các đập 26,774 km. Tổng diện tích được tưới
có 11.323 ha, trong đó tưới cho cà phê có 7.304 ha, diện tích lúa
được tưới có 3.704 ha.
* Năng lượng
Trong những năm qua, ngành điện và huyện đã huy
động nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển mạng lưới điện. Đến
nay, 100% số xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia, 99,29% số
thôn, buôn có điện, 99,51% số hộ được sử dụng điện.
* Cơ sở y tế
Đến nay có 14/16 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế
theo tiêu chí mới, đạt 87,5%. Hệ thống trang thiết bị y tế tiếp
tục được đầu tư, nâng cấp.
* Cơ sở giáo dục đào tạo
Trên địa bàn huyện có tổng số 106 trường học, trong
đó: Có 8 trường thuộc tỉnh quản lý gồm (6 trường THPT, 1
Trung tâm GDTX, 1 trường Dân tộc nội trú), 98 trường thuộc
huyện quản lý gồm (23 trường THCS, 51 trường Tiểu học và 24
trường Mầm non).
* Cơ sở văn hoá - thể dục thể thao
Hiện nay, ngoài Trung tâm thể dục thể thao của huyện,
các xã đều có sân thể thao. Tổng diện tích đất cơ sở thể dục thể
thao năm 2015 toàn huyện có 50,64 ha.
Hiện nay, tại trung tâm huyện có 2 thư viện, 2 trung tâm
văn hóa phục vụ các tầng lớp dân cư đến nghiên cứu, vui chơi
giải trí. Đã xây dựng được 106 hội trường thôn buôn (nhiều cơ
17
sở vẫn chung với nhà mẫu giáo), 30 nhà văn hóa cộng đồng.
Mạng lưới thông tin liên lạc phát triển nhanh chóng,
vươn tới hầu hết các xã, trên địa bàn huyện hiện có 16 điểm bưu
điện văn hóa xã, 2 bưu cục (1 tại thị trấn, 1 tại xã Ea Kuăng), 2
trung tâm viễn thông bưu chính cộng đồng và nhiều điểm truy
cập internet.
d. Phân tích đánh giá về biến đổi khí hậu tác động
đến việc sử dụng đất.
Trong giai đoạn 2011-2015 biến đổi khí hậu (BĐKH)
đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Ở Đắk Lắk nói
chung và huyện Krông Pắc nói riêng thể hiện rõ nhất là mùa
khô đến sớm và không có mưa nghịch mùa như những năm
trước; mùa mưa đến chậm hơn 1 tháng và lượng mưa phân phối
không đều giữa các vùng. Trong những năm vừa qua, Krông
Pắc luôn chịu ảnh hưởng của hạn hán ở cấp độ I.
e. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2015.
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tích
tự nhiên trong địa giới hành chính toàn huyện năm 2015 là
62.577 ha,trong đó:
*. Nhóm đất nông nghiệp
Diện tích 53.502,64 ha, chiếm 85,5% tổng diện tích.
* Nhóm đất phi nông nghiệp
Diện tích 7.879,65 ha, chiếm 12,59% tổng diện tích tự
nhiên.
* Nhóm đất chưa sử dụng
Diện tích 1.194,71 ha, chiếm 1,91% tổng diện tích đất
tự nhiên.
f. Đánh giá chung
18
Huyện Krông Pắc nằm trên Quốc lộ 26 và là cửa ngõ
thành phố Buôn Ma Thuột là một điều kiện thuận lợi cho việc
giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội.
Như vậy phát triển kinh tế - xã hội của huyện những
năm tới sẽ tạo nên những áp lực ngày càng gay gắt hơn đối với
quỹ đất đai của huyện. Để thực hiện chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội lâu dài của huyện cần phải xem xét một cách nghiêm
túc việc khai thác sử dụng quỹ đất theo hướng tiết kiệm, hợp lý
và có hiệu quả cao.
2.1.2. Tình hình lập quy hoạch sử dụng đất trên địa
bàn huyện Krông Pắc giai đoạn 2011-2015
a. Công tác tổ chức lập và thực hiện quy hoạch sử
dụng đất trên địa bàn huyện Krông Pắc giai đoạn 2001-2010
- Năm 2002-2003, UBND huyện chỉ đạo Phòng Địa
chính (nay là Phòng Tài nguyên và Môi trường) và các phòng
ban chức năng phối hợp với các cơ quan tư vấn triển khai xây
dựng quy hoạch sử dụng đất cho huyện và đã được Chủ tịch
UBND tỉnh Đắl Lắk phê duyệt tại quyết định số 2162/QĐ-UB
ngày 11/07/2003.
- Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai của huyện đến
năm 2010 đã được phê duyệt, UBND huyện Krông Pắc đã xây
dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) thông qua Hội
đồng Nhân dân huyện, trình Sở tài nguyên và Môi trường thẩm
định và trình UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt.
b. Công tác tổ chức lập và thực hiện quy hoạch sử
dụng đất trên địa bàn huyện Krông Pắc giai đoạn 2011 đến
nay
- UBND huyện Krông Pắc đã hoàn thiện hồ sơ Quy
19
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu (2011-2015) cấp huyện
2.1.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng
đấtcủa huyện Krông Pắc.
a. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất
theo quy hoạch đƣợc duyệt
Theo quy hoạch được duyệt, trong giai đoạn 2011-2020 sẽ
chuyển 1.142,56 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp,
trong đó giai đoạn 2011-2015 chuyển 734,67 ha. Theo kết quả
kiểm kê đất đai năm 2014 và số liệu thống kê năm 2015, giai đoạn
2011-2015 diện tích đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp
thực tế chỉ được 192,97 ha, đạt 16,89% so với chỉ tiêu quy hoạch
được duyệt và đạt 26,27% so với chỉ tiêu kế hoạch được duyệt.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về lập và thực
hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện
2.2.1. Lập và xét duyệt đồ án quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất
a. Công tác lập đồ án quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất:
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Krông Pắc được tổ
chức lập theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Thông tư
số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
b. Công tác thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất:
Công tác tổ chức thẩm định quy hoạch được thực hiện
20
nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật.
c. Công tác công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất:
Sau khi đồ án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện
Krông Pắc được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt tại Quyết định
số 1054/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 5 năm 2014; UBND huyện
đã tổ chức công bố, công khai quy hoạch sử dụng đất được
duyệt.
2.2.2. Lập các văn bản pháp qui về quy hoạch sử
dụng đất
*. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đất
đai thuộc thẩm quyền của cấp huyện
Nhằm cụ thể hóa các quy định về công tác quản lý đất
đai của Chính phủ cũng như của tỉnh Đăk Lăk, huyện Krông
Pắc đã ban hành một số quyết định, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo
về chuyên môn triển khai đến các xã và các đơn vị quản lý sử
dụng đất trên địa bàn huyện cũng như các văn bản được ban
hành phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, làm cơ sở
để quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai ngày
càng tốt hơn.
* Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai
Công tác tuyên truyền pháp luật đất đai được triển khai
sâu rộng đến các đối tượng tham gia. Qua đó đã góp phần nâng
cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất.
2.2.3. Quản lí việc sử dụng đất theo quy hoạch: cấp
giấy chứng nhận QSD đất, cấp phép xây dựng
21
Cho đến nay công tác đo đạc bản đồ địa chính trên địa
bàn toàn huyện đã cơ bản thực hiện xong trên địa bàn 16/16 xã,
thị trấn theo hệ toạ độ Quốc gia VN2000.
2.2.4. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất theo quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc duyệt
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất được thực hiện đúng quy định và theo quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện được UBND
tỉnh phê duyệt.
2.2.5.Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm
trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất
Hàng năm trên địa bàn huyện xảy ra nhiều vụ khiếu nại
tố cáo về đất đai với nội dung chủ yếu về chính sách bồi thường
khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng và tranh chấp đất đai của
các hộ gia đình cá nhân và đã được giải quyết triệt để. Những
đơn thư khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện
đều được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy
định của pháp luật hiện hành.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về lập và
thực hiện quy hoạch sử dụng đất
2.3.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc trong lập và
thực hiện quy hoạch
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Krông
Pắc sau khi được duyệt và đưa vào triển khai thực hiện đã góp
phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện, tăng
thu ngân sách từ bán đấu giá quyền sử dụng đất.
2.3.2. Những hạn chế trong lập và thực hiện quy
22
hoạch sử dụng đất
Tuy nhiên, công tác tổ chức thực hiện Quy hoạch,
KHSD đất trên địa bàn huyện Krông Pắc còn nhiều hạn chế và
tồn tại như sau:
- Các chỉ tiêu quy hoạch đất được duyệt đạt kết quả
thấp, nhiều chỉ tiêu đạt dưới 50%. Công tác dự báo trong quy
hoạch còn nhiều hạn chế, chưa dự báo đầy đủ tốc độ tăng
trưởng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhiều công
trình, dự án đưa vào quy hoạch nhưng khó thực hiện do thiếu
vốn đầu tư hoặc tính khả thi thấp cần được điều chỉnh lại quy
mô diện tích hoặc chuyển sang giai đoạn sau năm 2020.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong lập và
thực hiện quy hoạch sử dụng đất
Phân tích nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Krông Pắc:
- Các chỉ tiêu sử dụng đất không đạt theo kế hoạch
được duyệt do 03 nguyên nhân chính: thứ nhất là kỳ kiểm kê
đất đai năm 2014 đã xác định lại chính xác diện tích của từng
loại đất, theo đó nhiều loại đất có sự tăng, giảm mạnh do kỳ
kiểm kê 2010 không chính xác hoặc phương pháp kiểm kê giữa
02 kỳ có sự không tương đồng nên dẫn đến sai khác về số liệu:
đất trồng cây hàng năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ,
đất giao thông, đất thuỷ lợi, đất ở nông thôn, đất sông suối...;
thứ hai là do thiếu vốn đầu tư nên nhiều công trình, dự án chưa
được thực hiện như quy hoạch, kế hoạch được duyệt; thứ ba là
một số công trình, dự án bố trí chưa hợp lý, cần điều chỉnh
(hoặc điều chỉnh cục bộ), bổ sung mới triển khai thực hiện
được.
23
2.3.4. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất sử dụng đất kỳ tới
- Việc xác định nhu cầu sử dụng đất cần cân nhắc kỹ,
phù hợp với khả năng bố trí nguồn vốn để thực hiện, tránh tình
trạng dự án treo, làm lãng phí nguồn tài nguyên đất và ảnh
hưởng đến đời sống tinh thần của người dân.
24
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP VÀ
THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN
3.1. Định hƣớng sử dụng đất trong phát triển kinh tế
xã hội
3.1.1.Định hƣớng phát triển và mục tiêu phát triển
KTXH huyện Krông Pắc đến năm 2020
Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi
mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Thương mại - dịch
vụ; Nông nghiệp; công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng. Phát triển nông nghiệp hàng hóa làm nền tảng; khai thác
và phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của huyện, huy động, sử dụng
hiệu quả mọi nguồn lực; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã
hội gắn với bảo vệ môi trường bền vững; thực hiện tốt công tác
giảm nghèo; giải quyết việc làm, các chính sách an sinh xã hội;
đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội;
phấn đấu đạt chuẩn huyện Nông thôn mới, tạo nền tảng để trở
thành thị xã.
3.1.2. Định hƣớng sử dụng đất theo khu chức năng
- Khu vực chuyên trồng lúa nước: Ưu tiên bảo vệ
nghiêm ngặt đất trồng lúa nước theo chỉ tiêu phân khai của tỉnh.
- Khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm (cà
phê, ca cao, tiêu, cao su): tập trung ở hầu hết các xã trong đó
các xã có diện tích lớn như: Hoà Đông, Ea Yông, Ea Kênh, Ea
Knuếc, Ea Kly, Vụ Bổn, Krông Búk, Tân Tiến, Ea Phê, Hoà
An, Ea Uy, Ea Kuăng
- Khu vực rừng sản xuất: Tập trung chủ yếu ở xã Vụ
25
Bổn và một số xã khác như: Tân Tiến, Hoà Tiến, Ea Hiu, Ea
Uy, Ea Yiêng, Ea Kênh, Ea Yông. Diện tích Khu vự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_vanlap_va_thuc_hien_quy_hoach_su_dung_dat_tren.pdf