PHẦN B- BÀI TẬP
Bài 1. 1. Một rượu no X mạch hở có số nguyên tử C bằng số nhóm chức. Cho 9,6 gam rượu X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí đktc. Xác định CTCT của X.
2. Đun nóng hỗn hợp gồm 1mol axit axetic và 2mol rượu X với xúc tác H2SO4 đặc thu được một hỗn hợp hai este A và B, trong đó KLPT của B lớn hơn của A.
Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng từng este có trong hỗn hợp. Biết rằng chỉ có 60% axit bị chuyển hoá thành este và tỉ lệ mol của A, B thu được là 2:1.
Bài 2. Hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ đơn chức mạch hở chứa C, H, O. Cho A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được muối của một axit hữu cơ no B và một rượu C. Thực hiện phản ứng tách nước rượu C ở điều kiện thích hợp, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất hữu cơ D có tỉ khối hơi so với H2 bằng 1,7. Lượng nước thu được sau phản ứng tách nước cho tác dụng với Na dư được 0,196 lít khí.
1- Xác định CTCT của rượu C.
2- Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A cần dùng 4,424 lít O2. Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng 100 gam dung dịch NaOH 8% được dung dịch E.
Xác định CTCT của B và tính nồng độ % của dung dịch E. Các thể tích đo ở đktc.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4176 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp các Chuyên đề ôn thi Đại học Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập hữu cơ tổng hợp
A- lí thuyết
Bài 1. Ba chất A, B, C mạch thẳng đều có CTPT là C2H4O2 và có các tính chất sau:
- A tác dụng được với Na2CO3 giải phóng CO2.
- B tác dụng với Na và có phản ứng tráng gương.
- C có phản ứng với dung dịch NaOH, không tác dụng với Na
a) Lập luận để xác định công thức cấu tạo của 3 chất đó.
b) Trình bày tính chất hoá học của 3 chất trên.
Bài 2. Trong các đồng phân của C3H6O3, đồng phân A vừa có tính chất của rượu vừa có tính chất của axit. Viết phương trình phản ứng của A với C2H5OH, CH3COOH, NaOH, phản ứng trùng ngưng của A, phản ứng tách nước của A tạo ra chất B có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.
Bài 3. Cho 3 chất A, B, C đều là hợp chất thơm có cùng công thức phân tử C7H8O. Khi cho mỗi chất trên lần lượt tác dụng với Na và NaOH thì thấy: A phản ứng với cả hai; B chỉ phản ứng với Na; C không phản ứng. Hãy xác định công thức cấu tạo của A, B, C và viết các phương trình phản ứng.
Bài 4. 1- Viết ptpư của glucozơ với AgNO3/NH3 , Cu(OH)2/NaOH khi đun nóng.
2- Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho glixêrin tác dụng với axit axetic, với H2SO4 đặc, HNO3 đặc ( H2SO4 đặc xt), Cu(OH)2.
3- Viết phương trình phản ứng của: HCOOH, CH3COOCH3, C2H3COOH, C2H3COOC2H5 với các dung dịch NaOH, Na2CO3, Br2, H2SO4. Viết phương trình phản ứng trùng hợp của CH3COOC2H3+H3HHHH và của C2H3COOH.
Bài 5. Cho các axít: axit fomic, axit acrilic, axit aminoaxetic.
1- Cho biết những tính chất hoá học giống nhau và khác nhau quan trọng nhất của ba axit.
2- Trình bày cách nhận biết ba axit đó đựng trong bình mất nhãn
Bài 6. 1- Cho 3 hợp chất hữu cơ cùng chức có CTPT là CH2O2; C2H4O2 và C3H4O2. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết chúng.
2- Oxi hoá 10,2gam hỗn hợp hai andehit kết tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, người ta thu được hỗn hợp hai axit cacboxylic no đơn chức. Để trung hoà hỗn hợp hai axit này cần phải dùng 200ml dung dịch NaOH 1M.
a- Hãy xác định CTCT, của hai andehit.
b- Tính thành phần % mỗi andehit theo khối lượng trong hỗn hợp.
Bài 7. 1- Cho sơ đồ biến hoá sau:
+ O2, xt
+Y1
H2SO4
+Y2
H2SO4
+H2O
H2SO4
C4H6O2 C4H6O4 C7H12O4 C10H18O4 X2 + Y1 + Y2
(X1)
(X4)
(X3)
(X2)
a. Viết ptpư biết X1 là một andehit đa chức, mạch thẳng, Y2 là rượu bậc hai.
b. Bằng những phản ứng nào chứng minh X1 vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
c. Bằng phương pháp hoá học nào nhận biết được Y1 và Y2.
2- Từ xenlulozơ và các chất vô cơ cần thiết, hãy điều chế: Rượu etylic , cao su Buna , axit axetic , etyl axetat, poli vinylclorua.
Bài 8. 1- Hoàn thành phương trình biến hoá sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
CaC2 đ C2H2 đ C2H6 đ C2H5Cl đ C2H5OH đ C4H6 đ (-CH2-CH=CH-CH2-)n
CH3COOCH=CH2 đ CH3COONa đ CH3COOH đ CH3COOC2H5
3- Nhận biết các chất sau đây bằng phương pháp hoá học: phenol, axit acrylic, rượu etylic, etyl axetat, metyl acrilat.
Bài 9. 1- Axit axetic yếu hơn axit sunfuric nhưng mạnh hơn axit cacbonic. Viết phương trình phản ứng chứng minh.
2- So sánh tính chất hoá học của axit propionic và axit acrylic. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 10. 1- Cho các chất sau: CH2=CH-COOH, CH3COOCH3, H2N-CH2-COOH. Chất nào phản ứng được với: dung dịch Br2, dung dịch HBr, NaOH, trùng hợp, trùng ngưng? Viết các ptpư.
2- Ba chất hữu cơ A, B, C mạch hở và có cùng công thức phân tử C3H4O2. Biết rằng:
- A phản ứng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
- B phản ứng với dung dịch NaOH khi đun nóng.
- C phản ứng với H2 (Ni, t0) thu được rượu đa chức có khả năng phản ứng với Cu(OH)2.
Hãy viết công thức cấu tạo của A, B, C.
Bài 11. 1- Hoàn thành phương trình biến hoá sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
CH4 đ C2H2 đ C2H4 đ C2H5OH đ CH3CHO đ CH3COONađCH3COOH đ (CH3COO)2Ca
C6H6 đ C6H5 NO2 đ C6H5 NH3Cl đ C6H5 NH2 đ 2,4,6-tribrom anilin.
2- So sánh nhiệt độ sôi của rượu etylic và axit axetic. Giải thích?
3- So sánh độ linh động của nguyên tử hidro trong nhóm -OH của rượu etylic, phenol và axit axetic. Viết các phương trình phản ứng để chứng minh.
Bài 12. 1- Cho các chất sau: rượu etylic, axit axetic, phenol, axit acrylic. Chất nào phản ứng được với các chất sau đây: Na, NaOH, Na2CO3, dung dịch Br2, dung dịch HBr? Viết các ptpư.
2- Đun nóng rượu iso-butylic ở 1700C có H2SO4 đặc làm xúc tác, sản phẩm tạo thành cho tác dụng với dung dịch HBr, dung dịch Br2, H2 (Ni, to), trùng hợp. Viết các ptpư xảy ra.
Bài 13. 1- Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hoá học: phenol, rượu etylic, anđehit axetic, axit axetic, axit acrylic.
2- Cho hỗn hợp gồm: rượu etylic, axeton, axit axetic. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp trên.
Bài 14. 1- Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau, ghi rõ điều kiện (nếu có):
Al4C3 CH4 C2H2 C2H4 C2H4(OH)2 (-O-CH2 -CH2-)n
CH3CHO CH3COONH4 CH3COOH (CH3COO)3C3H5
2- Chỉ dùng một thuốc thử, hãy phân biệt các chất sau bằng phương pháp hóa học: CH3COOH, C3H5(OH)3, CH3CHO và C2H5OH.
Bài 15. Đun nóng hai chất A, B có cùng công thức phân tử C5H8O2 trong dung dịch NaOH được hỗn hợp hai muối natri của hai axít C3H6O2(A1) và C3H4O2(B1) và hai sản phẩm khác.
1- A, B thuộc chức hoá học gì? Viết các phương trình phản ứng.
2- A, B có những tính chất hoá học đặc trưng nào giống nhau và khác nhau.
Bài 16. A, B đều có công thức phân tử là C4H7ClO2. Biết:
A + NaOH Muối hữu cơ A1 + C2H5OH + NaCl
B + NaOH Muối hữu cơ B1 + C2H4(OH)2 + NaCl
1- Viết công thức cấu tạo của A và B.
2- Viết phương trình phản ứng của A1, B1 với dung dịch H2SO4 loãng.
Bài 17. Hoàn thành phương trình biến hoá sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
1- Etanol axit axetic vinyl axetat polivinyl axetat(-CH2-CH2-)n
OH OH
etanalamoni axetat natri axetat axit axetic
2- Tinh bộtglucozơrượu etylicaxit axeticđồng(II) axetatnatri axetat metan.
Bài 18. Ba hoặc hữu cơ A, B, C có cùng công thức phân tử C6H10O4, mạch thẳng, không tác dụng với Na. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C biết rằng khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thì A tạo thành một muối và hai rượu kế tiếp trong dãy đồng đẳng, B tạo thành hai muói và một rượu, C tạo thành một muối và một rượu.
Viết các phương trình phản ứng.
Bài 19. Hợp chất hưũ cơ A mạch thẳng và có công thức phân tử C9H16O4. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp rượu CH3OH, C2H5OH và muối natri của axit hữu cơ B.
1-Viết công thức cấu tạo của A
2-Từ B, viết phương trình điều chế tơ nilon 6-6 và viết phương trìnhỉtùng ngưng của B với etilenglicol.
PHầN B- bài tập
Bài 1. 1. Một rượu no X mạch hở có số nguyên tử C bằng số nhóm chức. Cho 9,6 gam rượu X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí đktc. Xác định CTCT của X.
2. Đun nóng hỗn hợp gồm 1mol axit axetic và 2mol rượu X với xúc tác H2SO4 đặc thu được một hỗn hợp hai este A và B, trong đó KLPT của B lớn hơn của A.
Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng từng este có trong hỗn hợp. Biết rằng chỉ có 60% axit bị chuyển hoá thành este và tỉ lệ mol của A, B thu được là 2:1.
Bài 2. Hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ đơn chức mạch hở chứa C, H, O. Cho A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được muối của một axit hữu cơ no B và một rượu C. Thực hiện phản ứng tách nước rượu C ở điều kiện thích hợp, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất hữu cơ D có tỉ khối hơi so với H2 bằng 1,7. Lượng nước thu được sau phản ứng tách nước cho tác dụng với Na dư được 0,196 lít khí.
1- Xác định CTCT của rượu C.
2- Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A cần dùng 4,424 lít O2. Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng 100 gam dung dịch NaOH 8% được dung dịch E.
Xác định CTCT của B và tính nồng độ % của dung dịch E. Các thể tích đo ở đktc.
Bài 3. Khi oxi hoá 0,1mol rượu bậc 1 đơn chức A bằng K2Cr2O7 trong H2SO4 thu được axit cacboxylic B (trong môi trường axit, Cr2O72- bị khử thành Cr3+). Đun nóng 0,1mol A với H2SO4 tới 1700C rồi cho sản phẩm sinh ra tác dụng với nước (có axit xúc tác) thì được rượu C. Cho C tác dụng với B thu được este D. Đốt cháy hoàn toàn D sinh ra 6,72lít CO2 (đktc).
1- Xác định cấu tạo và gọi tên A, B, C, D. Biết rằng hiệu suất phản ứng este hoá là 50%. Các phản ứng khác coi như xảy ra hoàn toàn.
2- Viết và cân bằng phản ứng oxi hoá A.
Bài 4. Cho 6,2 gam hỗn hợp X gồm một axit hữu cơ đơn chức A ,một rượu đơn chức B và một este tạo ra từ A và B .Chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau :
Phần 1 : Đốt cháy hoàn toàn thu được 2,52 gam H2O và 3,472 lít CO2 (đktc) .
Phần 2 :Cho phản ứng vừa hết với 50 ml dung dịch NaOH 0,5M khi đun nóng thu được m gam muối B và 1,48 gam chất C .Dẫn 1,48 gam hơi C qua CuO nung nóng được sản phẩm hữu cơ D . Cho D tác dụng hết với AgNO3 / NH3 được chất hữu cơ E và kết tủa F . Cho F phản ứng hoàn toàn với axits HNO3 đặc nóng được 0,896 lít khí NO2(đktc).
Các phản ứng diễn ra hoàn toàn .
1 –Xác định số mol các chất trong hỗn hợp A và tính m .
2-Xác định công thức cấu tạo các chất trong A biết các chất có cấu tạo mạch thẳng.
Bài 5. Hỗn hợp A gồm một axit đơn chức và một rượu đơn chức có tỉ lệ mol 1 : 1. Chia A thành hai phần bằng nhau:
Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 1,344 lít khí (đktc).
Phần 2 đun nóng với H2SO4 đặc (xt) thu được 4,4 gam este. Chia lượng este này thành hai phần bằng nhau; một phần được đốt cháy hoàn toàn. Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì bình nặng thêm 6,2 gam,trong đó có 19,7 gam kết tủa; phần este còn lại được xà phòng hoá hoàn toàn bằng NaOH thu được 2,05 gam muối Na.
Xác định công thức phân tử của axit và rượu.
Tính hiệu suất phản ứng este hoá.
Bài 7
Hỗn hợp X gồm một axit đơn chức, một rượu đơn chức và este tạo từ rượu và axit đó. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp X thu được 5,04 gam nước và 6,944 lít khí CO2 (đktc).
Mặt khác, 3,1 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 0,1M, sau phản ứng thu được 1,48 gam rượu. Cho toàn bộ lượng rượu này phản ứng với Na kim loại được 0,224 lít H2 (đktc).
1 –Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo mỗi chất trong hỗn hợp X.
2 –Tính % khối lượng mỗi chất trong X.
Bài 8. Cho hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức chứa các nguyen tố C, H, O, tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một rượu.
Đun nóng lượng rượu thu được ở trên với H2SO4 đặc ở 170oC tạo ra 369,6 ml olefin khí ở 27,3oC và 1 atm.
Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp A ở trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư khối lượng bình tăng 7,75 gam.
1 –Tìm công thức cấu tạo hai chất hữu cơ trong A.
2 –Tính % số mol mỗi chất trong A.
(Cho biết hiệu suất các phản ứng là 100%)
Bài 9 . Hỗn hợp X gồm một axit no đơn chức A và một este tạo ra bởi một axit no đơn chức B là đồng đẳng kế tiếp của A và một rượu no đơn chức. Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với lượng vừa đủ NaHCO3 thu được 1,92 gam muối. Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng với một lượng vừa đủ NaOH đun nóng, thu được 4,38 gam hỗn hợp 2 muối và 0,03 mol rượu C. Tỉ khối của C so với H2 là 23. Đốt cháy hỗn hợp hai muối bằng một lượng O2 dư thu được muối Na2CO3, hơi nước và 2,128 lít CO2 (đktc). Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1 –Xác định công thức cấu tạo axit và este trong X.
2 - Tinh a.