So sánh vốn ngắn hạn và vốn dài hạn của doanh nghiệp 1
So sánh nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp 1
Câu 3: So sánh tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. 2
Câu 4: so sánh tín dụng thương mại và phát hành trái phiếu để huy động vốn. 4
Câu 5. So sánh tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu để huy động vốn 5
Câu 7: Trình bày các loại trái phiếu mà DN có thể phát hành để huy động vốn 6
Câu 8:Các phương thức cho thuê tài chính 7
Câu 9: Trình bày các phương thức giữ lại lợi nhuận của doanh nghiệp. 8
Câu 10: Trình bày các chính sách cổ tức có thể có của công ty cổ phần và ảnh hưởng của chúng tới tỷ giá cổ phiếu. 9
Câu 11. Trên giác độ doanh nghiệp và trên giác độ nhà đầu tư so sánh cổ phiếu thường và trái phiếu DN, cổ phiếu thường với cổ phiếu ưu đãi cổ tức, trái phiếu DN với cổ phiếu ưu đãi cổ tức. 11
Câu 12: Điều kiện một doanh nghiệp phải đáp ứng khi phát hành cổ phiếu để tăng vốn. 13
Câu 13: Trình bày phương thức phát hành cổ phiếu 14
Câu 14. Các loại cổ phiếu có thể phát hành để huy động tăng vốn 14
Câu 15: Phân tích ưu nhược điểm các kênh huy động vốn của doanh nghiệp 15
1, Vốn tự tài trợ (lợi nhuận không chia) 15
2, Phát hành cổ phiếu thường 16
3, Phát hành cổ phiếu ưu tiên 16
4, Vay ngân hàng 16
5, Phát hành trái phiếu 16
I, So sánh các hình thức doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp 18
2, Nhược điểm hàng tồn kho 19
3, Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường : 20
3, BÁN CHỊU 22
1. So sánh vốn ngắn hạn và vốn dài hạn của doanh nghiệp 23
2. So sánh nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp 24
4. Thuế 24
5. Báo cáo tài chính 26
6. Hạn chế của phương pháp phân tích tỷ số 26
7. Vốn 27
a) So sánh tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. 27
b) So sánh tín dụng thương mại và phát hành trái phiếu để huy động vốn. 28
C) So sánh tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu để huy động vốn 29
d) Phát hành trái phiếu là một cách giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thuế TNDN 29
8. Hàng tồn kho 30
9. So sánh công ty 30
a) CTCP và CT TNHH 2 thành viên trở lên 30
b) DNTN – CT TNHH 1 thành viên 30
c) DNTN – Công ty hợp danh 31
10. 32
- IRR và NPV 32
33 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 69 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng hợp câu hỏi quản trị tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thanh toán cuối cùng.
Câu 12: Điều kiện một doanh nghiệp phải đáp ứng khi phát hành cổ phiếu để tăng vốn.
Mỗi nước có những quy định riêng cho việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng. Tuy nhiên, để phát hành chứng khoán ra công chúng thông thường tổ chức phát hành phải đảm bảo năm điều kiện cơ bản sau:
- Về qui mô vốn: tổ chức phát hành phải đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu ban đầu, và sau khi phát hành phải đạt được một tỷ lệ phần trăm nhất định về vốn cổ phần do công chúng nắm giữ và số lượng công chúng tham gia.
- Về tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh: công ty được thành lập và hoạt động trong vòng một thời gian nhất định (thường khoảng từ 3 đến 5 năm).
- Về đội ngũ quản lý công ty: công ty phải có đội ngũ quản lý tốt, có đủ năng lực và trình độ quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
- Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: công ty phải làm ăn có lãi với mức lợi nhuận không thấp hơn mức qui định và trong một số năm liên tục nhất định (thường từ 2-3 năm).
- Về tính khả thi của dự án: công ty phải có dự án khả thi trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được.
Tuy nhiên, các nước đang phát triển thường cho phép một số trường hợp ngoại lệ, tức là có những doanh nghiệp sẽ được miễn giảm một số điều kiện nêu trên, ví dụ: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, hạ tầng cơ sở có thể được miễn giảm điều kiện về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ở Việt Nam, theo qui định của Nghị định 48/1998/-NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/-NĐ-CP, tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam;
- Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất;
- Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh.
- Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu.
- Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
- Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
- Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành
Câu 13: Trình bày phương thức phát hành cổ phiếu
Phương thức phát hành cổ phiếu: Có 2 phương thức phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ cấp. Đó là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
Phát hành riêng lẻ là việc công ty phát hành chào bán cổ phiếu của mình trong phạm vi một số người nhất định (thong thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức có ý định nắm giữ cổ phiếu một cách lâu dài) như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trívới những điều kiện hạn chế chứ không phải rộng rãi ra công chúng.
Phát hành cổ phiếu ra công chúng: là việc phát hành trong đó cổ phiếu có thể chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn nhà đầu tư nhất định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt tới một mức nhất định.
Có 2 phương thức phát hành cổ phiếu ra công chúng:
+ Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): cổ phiếu lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư. Bao gồm: IPO sơ cấp (cổ phần bán lần đâuù tiên cho công chúng nhầm tăngtawng0 và IPO thứ cấp (cổ phần được bán từ số cổ phần hiện hữu.
+ Chào bán sơ cấp: Phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty cho rộng rãi ra công chúng.
Câu 14. Các loại cổ phiếu có thể phát hành để huy động tăng vốn
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới.
Một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng của doanh nghiệp là phát hành phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Phát hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn cho doanh nghiệp, Các loại cổ phiếu có thể phát hành bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu thường :
Là loại cổ phiếu thông dụng nhất thường được các doanh nghiệp phát hành khi huy động vốn. Người nắm giữ cổ phiếu thường là cổ đông thường và là đồng sở hữu của công ty cổ phần. Cổ phiếu thường có những đặc điểm chủ yếu sau:
Là loại cổ phiếu có thu nhập phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông không được tham gia họp Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty, được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng Quản trị của công ty.
Cổ phiếu của công ty không có thời hạn hoàn trả, vì đây không phải là khoản nợ đối với công ty.
Cổ đông được chia phần giá trị tài sản còn lại khi thanh lý công ty sau khi công ty đã thanh toán các khoản nợ và thanh toán cho các cổ đông ưu đãi.
Người góp vốn vào công ty không được quyền trực tiếp rút vốn ra khỏi công ty, nhưng được quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phần dưới hình thức bán lại cổ phiếu hay dưới hình thức quà tặng hay để lại cho người thừa kế. Chính điều này đã tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu công ty, đồng thời cũng hấp dẫn nhà đầu tư.
Được quyền ưu tiên mua cổ phiếu khi công ty phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn.
Được quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường theo luật định.
Cổ đông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà công ty gặp phải, tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số lượng vốn góp vào công ty
Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu tiên thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành, nhưng nó lại thích hợp trong một số trường hợp nhất định.
Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có các quyền lợi sau:
Quyền được nhận cổ tức trước các cổ đông thường, mặc dù người có cổ phiếu ưu đãi chỉ được quyền hưởng lợi tức cổ phần giới hạn nhưng họ được trả cổ tức trước khi chia lợi tức cho cổ đông thường. Khác với cổ tức của cổ phiếu phổ thông, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được xác định trước và thường được xác định bằng tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá của cổ phiếu hoặc bằng số tiền nhất định in trên mỗi cổ phiếu.
Quyền ưu tiên được thanh toán trước, khi giải thể hay thanh lý công ty, nhưng sau người có trái phiếu.
Tương tự như cổ phiếu phổ thông, nhưng cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng Quản trị và quyết định những vấn đề quan trọng của công ty.
Cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá và mệnh giá của nó cũng không ảnh hưởng tới giá thị trường của cổ phiếu ưu đãi. Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi có ý nghĩa hơn đối với mệnh giá của cổ phiếu phổ thông, vì nó là căn cứ để trả cổ tức và là căn cứ để hoàn vốn khi thanh lý hay giải thể công ty.
Tuy cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định, nhưng cổ đông ưu đãi cũng chỉ được nhận cổ tức khi công ty làm ăn có lợi nhuận
Câu 15: Phân tích ưu nhược điểm các kênh huy động vốn của doanh nghiệp
1, Vốn tự tài trợ (lợi nhuận không chia)
Ưu điểm: Là một kênh thuy động vốn an toàn, sẵn có (khi doanh nghiệp làm ăn có lãi). Đối với doanh nghiệp cổ phần, khi huy động vốn từ lợi nhuận không chia, giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên điều này khuyến khích các cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài
Nhược điểm: Việc giữ lại lợi nhuận sẽ làm giảm phần mà các chủ sở hữu đáng ra được hưởng, đối với doanh nghiệp cổ phần, điều này đồng nghĩa với việc làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong ngắn hạn, dẫn đến giá cổ phiếu bị giảm.
Điều kiện sử dụng: Doanh nghiệp làm ăn có lãi, các chủ sở hữu của doanh nghiệp sẵn sàng hi sinh lợi ích ngắn hạn của họ để dành vốn cho doanh nghiệp tái đầu tư.
Thực trạng: Đang được đa số doanh nghiệp áp dụng, tuy nhiên, do làm ăn ít có lãi nên phần vốn tự tài trợ được là rất ít.
2, Phát hành cổ phiếu thường
Ưu điểm: Huy động được thêm vốn mà không làm giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp, do vốn cổ phần thuộc phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Công ty vẫn có khả năng tăng giảm tỉ trọng vốn cổ phần do người ngoài nắm giữ thông qua việc sử dụng cổ phiếu quĩ để mua lại cổ phiếu đã phát hành.
Nhược điểm: Để phát hành cổ phiếu thường, doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện về vốn chủ sở hữu, qui mô doanh nghiệp, khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp... và dù có được phát hành thì lượng cổ phiếu phát hành vẫn bị giới hạn bởi ủy ban chứng khoán nhà nước. Ngoài ra, việc phát hành cổ phiếu thường có thể dẫn đến tình trạng công ty bị công ty khác thôn tính khi công ty khác đã mua lại phần lớn cổ phần của công ty mình.
Điều kiện sử dụng: Doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của ủy ban chứng khoán nhà nước, doanh nghiệp đang có tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao.
Thực trạng: Hiện nay thị trường chứng khoán đang rất ảm đạm, doanh nghiệp ít sử dụng kênh huy động vốn này.
3, Phát hành cổ phiếu ưu tiên
Ưu điểm: Do cổ phiếu ưu tiên không có quyền biểu quyết nên công ty không bị nguy cơ thôn tính khi phát hành cổ phiếu ưu tiên. Thứ hai là thương các công ty đã nắm được chắc chắn đầu ra của lượng cổ phiếu ưu tiên sắp phát hành rồi mới phát hành, tức là công ty vẫn chủ động hơn so với việc phát hành cổ phiếu thường.
Nhược điểm: Cổ phiếu ưu tiên được xem như một loại nợ của doanh nghiệp, tuy nhiên nó lại được lấy ra từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, tức là sử dụng cổ phiếu ưu tiên, doanh nghiệp sẽ không có lá chắn thuế như phát hành trái phiếu.
Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp đang có tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao, có một số chủ sở hữu của doanh nghiệp sẵn sàng mua cổ phiếu mà không cần quyền biểu quyết.
Thực trạng: Ít được sử dụng
4, Vay ngân hàng
Ưu điểm: Chi phí vốn rẻ, có lá chắn thuế khi sử dụng, có nhiều hình thức để lựa chọn: ngắn hạn, dài hạn, trả lãi hàng kì hay trả lãi vào cuối kì...
Nhược điểm: phải đáp ứng một số điều kiện của ngân hàng mới được phép vay vốn, nếu sử dụng không hiệu quả có thể làm tăng chi phí lãi vay hàng kì doanh nghiệp phải trả, có thể gây giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Điều kiện áp dụng: doanh nghệp có tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu thấp, đủ điều kiện của ngân hàng để vay vốn, có khả năng kinh doanh có lãi trong thời gian tới.
Thực trạng: Đang được nhiều doanh nghiệp mong chờ nhất, tuy nhiên, hiện nay lãi suất vẫn còn cao, điều kiện cho vay lại khắt khe nên cũng không nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này.
5, Phát hành trái phiếu
Ưu điểm: Chi phí vốn rẻ, có lá chắn thuế khi sử dụng, cũng có nhiều hình thức khác nhau để lựa chọn, khi sử dụng sẽ làm tăng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Nhược điểm: phải đáp ứng một số yêu cầu của ủy ban chứng khoán nhà nước, vẫn phải trả lãi hàng kì dù doanh nghiệp có lãi hay không, sử dụng nhiểu có thể làm doanh nghiệp giảm khả năng thanh toán.
Điều kiện áp dụng: doanh nghệp có tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu thấp, đủ điều kiện của ủy ban chứng khoán nhà nước để phát hành trái phiếu, có khả năng kinh doanh có lãi trong thời gian tới.
Thực trạng: thị trường chứng khoán đang rất ảm đảm, nên kênh huy động vỗn này cũng không hiệu quả.
I, So sánh các hình thức doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty Cổ phần
Công ty hợp danh
Công ty TNHH
Đặc điểm
Là DN do 1 cá nhân bỏ vốn ra thành lập.
Chịu trách nhiệm đối với các hoạt động sx-kd bằng toàn bộ TS của mình
Cá nhân bỏ vốn ra thành lập DN có thể tự điều hành hoặc thuê người khác nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm các hđ kd.
- Không có tư cách pháp nhân
Các cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.
Vốn chia thành các phần bằng nhau.
Có quyền phát hành CP.
Số cổ đông tối thiểu 3 và ko hạn chế slg.(Về LT, số cđ tối đa tại 1 thời điểm = số CP phát hành.)
Việc chuyển nhượng vốn dễ dàng trừ các cổ đông sáng lập và ưu đãi có q.định riêng.
Huy động vốn nhanh chóng ( phát hành CP)
Ít nhất 2 thành viên hợp danh ngoài ra là các tv góp vốn.
Tv hợp danh là các cá nhân, có trình độ chuyên môn cao, có uy tín với nghề nghiệp, chịu TN đv các khoản nợ = toàn bộ TS của mình.
Tv hợp danh có thể tham gia q.lý cty.
Tv góp vôn ko được tham gia q.lý và chỉ chịu TN hữu hạn trên phần vốn góp.
Ko được phát hành CP.
Là DN do 1 thành viên hoặc do nhiều thành viên cùng sở hữu ( có thể là 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức)
Các tv chịu TNHH tùy theo vốn góp.
Vốn chia thành nhiều phần không bằng nhau.
Các tv có quan hệ với nhau, phụ trách các mảng khác nhau.
Các tv có thể tham gia q.lý cty.
Việc chuyển nhượng vốn giữa các tv đơn giản (do có q.hệ, quen biết nhau) khi chuyển nhượng vốn ra ngoài phải có sự đồng ý của > 2/3 tổng số tv.
Số lượng tv tối đa 50 người.
Không được phát hành cổ phiếu.
Ưu điểm
Tính linh hoạt cao do có quy mô nhỏ, quyền qđ tập trung vào 1 cá nhân.
Thành lập dễ dàng, nhanh chóng -> tự cá nhân toàn quyền qđ, lựa chọn h.thức KD, điều lệ, số vốn
Dễ kiểm soát các hđ của cty -> cá nhân toàn quyền qđ mọi hđ sx-kd. Quy mô nhỏ, vốn nhỏ -> dễ k.soát
Có quyền thưởng phạt trực tiếp.
Giải thể, phá sản nhanh chóng, dễ dàng.
Vốn dồi dào, quy mô sa-kd lớn.
Trách nhiệm đv các khoản nợ là hữu hạn.
Giới hạn tồn tại của cty ko bị hạn chế.
Trình độ, kỹ năng q.lý tốt.
Khả năng chuyển nhượng vốn dễ dàng.
Khi thành lập đã có uy tín, danh tiếng của các cá nhân tạo lập cty.
Trình độ chuyên môn cao.
Vốn lớn, quy mô sx-kd rộng.
Kỹ năng q.trị tốt, chuyên môn hóa trong q.lý -> tạo khả năng p.triển cho cty.
Nhược điểm
Khó phát triển thành 1 DN lớn do quy mô nhỏ, vốn ít.
Rủi ro trong KD cao do phải chịu trách nhiệm với các hđ sx-kd = toàn bộ TS của mình.
Ko chuyên môn hóa do chỉ có 1 người toàn quyền qđ mọi công việc dẫn đến trình độ q.trị trong các lĩnh vực chuyên biệt yếu kém.
Giới hạn tồn tại của DN bị hạn chế do phụ thuộc vào 1 cá nhân.
Ko đảm bảo tính bí mật trg KD ( do slg cổ đông rất lớn, cổ đông đưcọ quyền biết các thông tin về TC, hđg sx-kd của cty. Cty niêm yết trên sàn GDCK -> phải minh bạch thông tin.)
Chịu sự q.lý chặt chẽ của CP hơn các loại hình DN khác vì cty CP có tầm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường và lợi ích của rất nh` người.
Chịu trách nhiệm hoạt độn kd bằng toàn bộ TS.
Việc kiểm soát cty khó khăn do quy mô lớn, mỗi người phụ trách 1 mảng.
Giới hạn tồn tại bị hạn chế ( Đ.với cty TNHH 2 tv, nếu 1 ng rút vốn thì cty có thể bị xóa sổ)
2, Nhược điểm hàng tồn kho
- Tình trạng hàng tồn kho quá lâu cũng làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp như chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hàng tồn kho hay chi phí hao hụt, cải tiến sản phẩm lỗi thời
- Tồn kho lớn cũng khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian mới xử lý hết hàng tồn. Các doanh nghiệp thủy sản gần như đã dành trọn năm 2009 để xử lý hàng tồn kho ứ đọng của năm trước. Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã lơ là việc đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu hay sản xuất thành phẩm. Kết quả là khi các đơn hàng xuất khẩu thủy sản tăng trở lại, Công ty Chế biến Xuất khẩu Cái Đôi Vàm (Cadovimex - Cà Mau), Công ty Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Giá Rai (Bạc Liêu) đã chật vật tìm kiếm nguồn cung ứng. Họ sẵn sàng trả giá cao nhưng vẫn không tìm đủ nguồn hàng. Hiện các cơ sở đành chấp nhận sản xuất ở mức 40-60% công suất và tiếc rẻ nhìn cơ hội đi qua
- Mất nhiều thời gian để thu hồi vốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_hop_cau_hoi_quan_tri_tai_chinh_doanh_nghiep.doc