Các hệ thống kiểm soát thực phẩm tích hợp đáng được cân nhắc khi có sự mong
muốn và quyết tâm đạt tới sự hợp tác và phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan trong
chuỗi dây chuyền liên tục từ nuôi trồng đến tiêu thụ. Nói chung, cơ cấu của một hệ
thống kiểm soát thực phẩm tích hợp sẽ có một số cấp độ hoạt động:
Cấp 1: Xây dựng chính sách, đánh giá và quản lý rủi ro, và xây dựng các tiêu chuẩn
và quy định.
Cấp 2: Điều phối hoạt động kiểm soát thực phẩm, theo dõi và kiểm tra.
Cấp 3: Thanh tra, và thực thi bắt buộc.
Cấp 4: Giáo dục và đào tạo.
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng luận Các nguyên tắc và kinh nghiệm thực tiễn về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dùng theo mục tiêu mang lại kết quả tin tưởng cho người tiêu
dùng trong nước và người mua hàng nước ngoài;
• Được trang bị tốt hơn để tham gia kiểm soát thực phẩm theo các tiêu chuẩn quốc
tế, ví dụ như tham gia vào Codex, triển khai theo các Hiệp định SPS/TBT, v.v...;
• Khuyến khích sự minh bạch trong quá trình ra quyết định và trách nhiệm trong
thực thi;
• Về lâu dài sẽ có hiệu quả chi phí hơn.
31
Với những lợi ích này, một số nước đã xác lập hoặc đang trong quá trình tạo ra cơ
chế điều phối và hoạch định chính sách như vậy ở cấp quốc gia. Việc đặt sự quản lý
chuỗi cung cấp thực phẩm dưới sự kiểm soát của một cơ quan độc lập đủ năng lực có
thể thay đổi tận gốc cách thức quản lý việc kiểm soát thực phẩm. Vai trò của cơ quan
đó là xây dựng các mục đích kiểm soát thực phẩm quốc gia, và triển khai các hoạt
động chiến lược và tác nghiệp để đạt được các mục đích đó.
Một Cơ quan Kiểm soát thực phẩm quốc gia tích hợp cần phải tập trung vào toàn bộ
chuỗi thực phẩm từ nuôi trồng đến tiêu thụ, và phải có nhiệm vụ phân phối các nguồn
lực vào những lĩnh vực ưu tiên cao và tập trung vào những nguồn rủi ro quan trọng
nhất. Một cơ quan như vậy sẽ không bao hàm các trách nhiệm thanh sát thực phẩm
hàng ngày. Công việc này vẫn phải tiếp tục dựa vào các cơ quan hiện tại ở các cấp
quốc gia, tỉnh/thành và cơ sở. Cơ quan này cũng phải xem xét đến vai trò của các dịch
vụ chứng nhận, thanh tra và phân tích của các tổ chức tư nhân, nhất là cho thương mại
xuất khẩu.
Cung cấp tái chính cho Hệ thống Kiểm soát Thực phẩm Quốc gia
Tài chính và các nguồn lực cần thiết để tái tổ chức và tăng cường các hệ thống kiểm
soát thực phẩm thông thường được Chính phủ cung cấp. Ở những nước mà các trách
nhiệm kiểm soát thực phẩm trải rộng ở nhiều cơ quan Chính phủ có thể cần phải có sự
thương lượng về cấu trúc cấp tài chính sửa đổi và xây dựng các thoả thuận chuyển
giao để đảm bảo tính liên tục của việc cấp tài chính và nguồn lực. Để thực hiện việc
này, điều quan trọng là phải có sự cam kết đầy đủ của Chính phủ đối với việc xây
dựng các cấu trúc phù hợp và xây dựng các chính sách đưa ra mức bảo vệ người tiêu
dùng tối ưu.
2. Vai trò của Chính phủ trong kiểm soát an toàn thực phẩm
Chính phủ các nước thực hiện các chức năng dưới đây trong kiểm soát an toàn thực
phẩm.
Xây dựng luật về an toàn thực phẩm
Không thể vận hành việc kiểm soát an toàn thực phẩm nếu không có một tập hợp
đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm
Bước đi đầu tiên trong việc nâng cao sự kiểm soát an toàn thực phẩm, đó là xây
dựng hệ thống pháp luật để dựa trên cơ sở đó các quy định liên tục được rà soát, xem
xét và cập nhật khi cần thiết. Việc xây dựng các quy định về thực phẩm biểu hiện sự
quyết tâm của Chính phủ trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm và thực
hiện các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, coi đó như một phần trong chính sách của
Chính phủ. Các thuật ngữ sử dụng trong các quy định luật cần được định nghĩa rõ
ràng, cùng với các thủ tục thực thi luật pháp, trong đó chỉ rõ cơ quan có thẩm quyền
ban hành các quy định, quy tắc và các chuẩn mực, các tiêu chuẩn về chất lượng và an
toàn. Các thủ tục đối với phân phối, chế biến, lưu kho, vận chuyển và bán hàng thực
phẩm cần được chỉ rõ. Luật pháp cũng cần chỉ rõ vai trò và trách nhiệm của cơ quan
32
đại diện cho Chính phủ, cũng như các quyền hạn của các thành viên thuộc cơ quan
này. Các qui định về thực phẩm còn chỉ rõ vai trò và trách nhiệm của khu vực tư nhân
và các tổ chức khác như ngành công nghiệp, các viện nghiên cứu, các uỷ ban khoa học
và người tiêu dùng trong mối tương quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Bất cứ
một nỗ lực nào nhằm xem xét lại các quy định luật pháp liên quan đến thực phẩm đều
cần thu hút sự tham gia của các đối tác khác trong kiểm soát thực phẩm, ngành công
nghiệp thực phẩm và người tiêu dùng.
Đảm nhiệm các vai trò chức năng trong hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm
quốc gia
Các chức năng kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên ba trụ cột: Các thành phần
chức năng chủ yếu của một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, ở mức độ cơ bản và
tối thiểu đều bao gồm các bộ phận thanh tra, dịch vụ phân tích và thực thi pháp luật.
Bộ phận thanh tra tiến hành thanh tra và kiểm tra sự thực hiện của một doanh
nghiệp trong việc tuân thủ với các quy định ban hành. Bộ phận dịch vụ phân tích tiến
hành thử nghiệm và kiểm dịch các sản phẩm để xác định sự tuân thủ đúng theo các
quy định bắt buộc của luật pháp và quy định, bao gồm các tiêu chuẩn về thực phẩm,
các giới hạn về chất lượng và độ an toàn được đề ra đối với các chất ô nhiễm hoá học
và sinh học, các quy định về bao gói và các yếu tố khác đòi hỏi phải kiểm nghiệm. Bộ
phận thực thi pháp luật đóng vai trò chức năng giám sát thi hành luật, phát hiện các
trường hợp vi phạm luật pháp. Các bộ phận chức năng khác hỗ trợ các hoạt động trên
bao gồm bộ phận điều hành, lập kế hoạch, lập chương trình, nghiên cứu và thông tin,
hỗ trợ giáo dục và đào tạo nhằm giúp đỡ các bộ phận nội bộ và khi có các nguồn lực
cho phép có thể tác động đến các ngành bên ngoài.
Thanh tra an toàn thực phẩm
Bộ phận chức năng chủ yếu của quản lý an toàn thực phẩm đó là bộ phận thanh tra
được đào tạo và trang bị đầy đủ về mặt nhân sự. Vai trò của bộ phận thanh tra là để
tiến hành thanh kiểm các hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối, xuất nhập khẩu thực
phẩm và các phương tiện, thiết bị sản xuất của một công ty xem có tuân thủ theo các
quy định và luật pháp quốc gia hay không. Bộ phận thanh tra thường tiến hành lấy
mẫu để phân tích đối với tất cả các loại thực phẩm nhằm làm rõ mức độ tuân thủ quy
định đối với bất kỳ một loại thực phẩm khả nghi nào, cũng như lấy các mẫu trên thị
trường để giám sát và theo dõi mục đích. Tại nhiều nước, thanh tra thực phẩm còn
thực hiện việc điều tra sự ngộ độc hay thương tổn bị nghi là do thực phẩm, marketing
không trung thực và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hành nghề, những phàn nàn
của người tiêu dùng hay ngành công nghiệp và sự nhập khẩu hay xuất khẩu bất hợp
pháp các sản phẩm thực phẩm.
Điều quan trọng là các thanh tra viên cần được trang bị những kỹ thuật điều tra tiên
tiến, mới nhất và được rèn luyện các phương pháp đảm bảo chất lượng và an toàn thực
phẩm hiện đại nhất. Họ cần được đào tạo về các công nghệ mới sử dụng trong chế biến
33
và sản xuất, bao gồm cả những kiến thức cần thiết để giám sát công nghệ, để đảm bảo
sao cho họ có thể thực hiện chức năng của mình với mức hiệu quả cao nhất và có được
thành tích tốt nhất.
Dịch vụ phân tích
Chức năng kiểm nghiệm mang ý nghĩa quyết định đối với quản lý thực phẩm. Việc
phân tích ở phòng thí nghiệm là để xác nhận có khẳng định hay không khẳng định sự
nghi ngờ của thanh tra viên rằng các sản phẩm được lấy mẫu có tuân thủ đúng các quy
định về an toàn thực phẩm hay không. Ngoài ra sự phân tích mẫu còn xác nhận về chất
lượng và độ an toàn của thực phẩm thông qua việc kiểm tra mức độ hay giới hạn nồng
độ các chất ô nhiễm, các chất phụ gia hay các loại nguyên liệu hạn chế khác xem có
đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về thực phẩm hay không. Phòng thí nghiệm thu thập
các dữ liệu phân tích liên quan đến các hoạt động kiểm tra giám sát về các chất ô
nhiễm thực phẩm, nhiễm khuẩn, sự đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn.
Các phòng thí nghiệm có thể giải quyết cả các vấn đề phân tích phức tạp gây ra do có
sự can thiệp vào thành phần thực phẩm. Các vấn đề này có thể khắc phục bằng cách sử
dụng những công cụ và phương pháp phân tích hiện đại, tinh xảo. Điều này đòi hỏi
phải có kiến thức kỹ thuật tiên tiến, chỉ có thể đạt được thông qua các chương trình
đào tạo nhân sự liên tục. Do các kết quả phân tích có thể được coi là cơ sở cho sự cáo
buộc vi phạm luật pháp đối với nhà sản xuất thực phẩm, nên các phương pháp và các
kỹ thuật sử dụng cần phải chính xác và có giá trị hợp lệ.
Bộ phận đảm bảo thực thi pháp luật
Các chức năng tuân thủ trong quản lý an toàn thực phẩm rất khác nhau ở nước này
so với nước khác. Thông thường đó là trách nhiệm của một bộ phận pháp lý thuộc Bộ
Tư pháp nhằm tiến hành các vụ kiện tụng. Tuy nhiên, bộ phận quản lý an toàn thực
phẩm thường là đơn vị đề xuất các vụ xử phạt hay các hình thức phạt vì những vi
phạm phát hiện được trong quá trình thực hiện các hoạt động thanh tra. Trong trường
hợp như vậy, bộ phận quản lý an toàn thực phẩm cần có một đơn vị thực thi pháp luật.
Đơn vị này sẽ phải đảm bảo rằng các khuyến nghị về xử phạt là thích đáng; được hỗ
trợ bằng các bằng chứng đầy đủ và xác thực, và xứng đáng để mất thời gian và công
sức để tiến hành các phiên toà xét xử nhằm đạt được kết quả hành pháp thành công.
Bộ phận thực thi pháp luật sẽ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến
luật pháp, như các vụ kiện tụng và có trách nhiệm đối với các chương trình nhằm mục
đích đạt được sự tuân thủ thông qua các biện pháp tình nguyện. Hầu hết các doanh
nghiệp sẽ tuân thủ những quy định và luật pháp hợp lý, một khi họ hiểu được điều gì
họ cần thực hiện và tin tưởng rằng điều đó phục vụ tốt nhất cho lợi ích của họ. Do đó,
việc giúp cho các doanh nghiệp hiểu được các quy định và hợp tác với họ để trợ giúp
nhằm đạt được các đòi hỏi như quy định sẽ là một con đường dài trong việc đảm bảo
rằng thực phẩm là an toàn và có chất lượng thích hợp mà không phải dùng đến các
hành động xử phạt.
34
Các hoạt động giáo dục và hỗ trợ
Các hệ thống quản lý thực phẩm cần hợp tác với ngành công nghiệp và người tiêu dùng.
Một số chức năng hỗ trợ đối với các hoạt động quản lý an toàn thực phẩm bao gồm các dịch
vụ thông tin, giáo dục và đào tạo. Đây có thể là trách nhiệm trực tiếp của các cơ quan Chính
phủ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như giáo dục y tế, thương mại và dịch vụ
thông tin doanh nghiệp, dịch vụ thông tin tiêu dùng,... Trong mọi trường hợp, đây đều là
một thành phần quan trọng của quy trình quản lý thực phẩm do ngành công nghiệp cũng
như người tiêu dùng đều cần có các thông tin để thực hiện các quyết định trong lĩnh vực
kinh doanh và trên thị trường. Các quan chức quản lý an toàn thực phẩm cần nhận thức
được sự cần thiết của việc cung cấp đầy đủ thông tin để giúp dân chúng hiểu được các khía
cạnh quan trọng của cung ứng thực phẩm.
Các chương trình giáo dục và đào tạo có thể cung cấp trực tiếp hoặc thông qua các tổ
chức giáo dục. Cần thành lập một bộ phận phụ trách về các vấn đề người tiêu dùng chuyên
giải quyết mọi sự vụ liên quan đến người tiêu dùng và làm việc với các nhóm người tiêu
dùng, các phương tiện truyền thông và với công chúng nói chung nhằm giảng giải về các
chương trình kiểm soát thực phẩm, thu thập và cung cấp các thông tin cần thiết và hữu ích.
Bộ phận này còn có thể trợ giúp trong việc gửi các thông điệp quan trọng về chất lượng và
an toàn thực phẩm đến với công chúng, đặc biệt là trong những thời điểm xảy ra tình trạng
khẩn cấp khi mà sự tham gia của công chúng là cần thiết để có thể tạo nên sự bảo vệ hữu
hiệu chống lại các nguy cơ đe doạ liên quan đến cung ứng thực phẩm.
Các dịch vụ tư vấn khoa học rất cần thiết đối với một hệ thống kiểm soát thực
phẩm. Việc sử dụng cách tiếp cận chương trình dựa trên nguy cơ trong kiểm soát thực
phẩm yêu cầu một sự hiểu biết về các nguy cơ phát sinh do thực phẩm và cách kiểm
soát như thế nào, làm giảm và loại trừ nguy cơ như thế nào để có thể làm giảm các mối
nguy cơ đe doạ sức khoẻ của người dùng. Cộng đồng khoa học đóng một vai trò quan
trọng trong quản lý an toàn thực phẩm, phát triển các phương pháp, tiến hành nghiên
cứu và xác định tính nguy hiểm của nguy cơ đối với người tiêu dùng.
3. Các yếu tố thiết yếu đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu
quả
Các nguyên tắc an toàn thực phẩm quốc tế bao gồm tám yếu tố thiết yếu cho một
chương trình an toàn thực phẩm hiệu quả, đó là: Quy định và luật an toàn thực phẩm;
Hệ thống điều tra giám sát dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm; Quản lý kiểm soát thực
phẩm; Các mạng lưới kiểm tra; Hệ thống theo dõi và thu hồi; Phòng thí nghiệm kiểm
tra thực phẩm; Thông tin, giáo dục, truyền thông, đào tạo; Lập quỹ và tham khảo
Chương trình quốc gia an toàn thực phẩm.
(1) Các quy định và luật an toàn thực phẩm
Mỗi quốc gia cần phải có một chế tài hiệu quả và toàn diện về an toàn thực phẩm nhằm
giúp các cơ quan thẩm quyền bảo đảm an toàn thực phẩm. Một số quốc gia không triển khai
luật pháp cụ thể về bảo đảm an toàn thực phẩm - hoặc chỉ mới được phát triển gần đây. Ở
35
một số quốc gia khác, luật an toàn thực phẩm đã được xây dựng từ các thập kỷ trước, không
được bổ sung thường xuyên với các vấn đề nguy hiểm mới nảy sinh như virus, vi khuẩn gây
hại, các độc tố nấm, các loại thuốc trừ sâu, prion (nguyên nhân gây ra căn bệnh não chết
người) hoặc các vấn đề mới như thực vật biến đổi gen và bức xạ. Các tổ chức bảo vệ người
tiêu dùng cần phải thận trọng trong việc xác định cách thức cần được triển khai thực hiện,
tăng cường và hiện đại hóa bộ luật của nước mình.
Việc xây dựng luật an toàn thực phẩm cần:
• Được phát triển với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là các tổ
chức bảo vệ người tiêu dùng.
• Liên kết ở mức độ cao về bảo vệ sức khỏe, ví dụ, thực phẩm phải "an toàn cho
người tiêu dùng."
• Bao gồm những định nghĩa rõ ràng để tăng tính kiên định và an toàn pháp lý.
• Được dựa trên tư vấn khoa học chất lượng cao, minh bạch, độc lập, và tối thiểu phù hợp
với tiêu chuẩn, các hướng dẫn và khuyến nghị của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm (CAC).
• Bao gồm các cơ chế để tạo điều kiện thuận lợi trong việc huỷ bỏ và truy nguyên
thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
• Quy trách nhiệm chính trong việc sản xuất thực phẩm an toàn cho các nhà sản
xuất và chế biến.
• Thường xuyên theo dõi và đánh giá để đảm bảo tất cả mọi yêu cầu của các bên
liên quan được đáp ứng
• Áp dụng viện trợ lương thực, kể cả những trường hợp khẩn cấp về an ninh lương
thực.
Luật pháp quốc gia nên yêu cầu thành lập các tiêu chuẩn hoặc các quy định về sinh vật
gây bệnh; các chất gây ô nhiễm xuất hiện tự nhiên như nấm và độc tố aflatoxin; dư lượng
thuốc trừ sâu; các chất gây ô nhiễm môi trường, chẳng hạn như chì và metyl thuỷ ngân.
(2) Các hệ thống điều tra và giám sát bệnh do ngộ độc thực phẩm
Một hệ thống giám sát bệnh tật phát sinh do ngộ độc thực phẩm, theo dõi thông tin
về bệnh tật, thu thập thông tin để xác định dịch, các ổ dịch liên quan đến nguồn thực
phẩm, và xác định nguồn gốc các ổ dịch.
Bằng chứng đầu tiên về nhiễm khuẩn thực phẩm có khả năng phát hiện thông qua
hệ thống giám sát. Một hệ thống giám sát hiệu quả là một hệ thống xác định được sự
bùng phát của bệnh do ngộ độc thức ăn trong khi vẫn còn thời gian để loại bỏ các loại
thực phẩm bị nhiễm độc trên thị trường và ngăn ngừa bệnh tật. Điều này đặc biệt đúng
đắn cho đối với các sự cố liên quan đến thực phẩm đã bị nhiễm độc.
Rất nhiều quốc gia có các hệ thống giám sát đáng tin cậy điều tra về bệnh tật và
được báo cho cán bộ y tế. Ở một số quốc gia, các hệ thống giám sát được thiết kế tinh
vi để cung cấp dịch vụ ở mức cao chắc chắn trước khi thực phẩm có liên quan đến một
ổ dịch cụ thể. Tuy nhiên, một số quốc gia lại sử dụng các hệ thống đã được triển khai
36
nhằm vào các hãng chế biến thực phẩm kém chất lượng để khiển trách vì gây ra sự
bùng phát bệnh do nhiễm độc thực phẩm. Những hệ thống này có thể quá chậm đối với
hiệu quả hoạt động trong trường hợp khẩn cấp. Để giúp các nhà quản lý rủi ro đưa ra
các quyết định kịp thời và xác định các mối đe dọa về sự lây lan toàn cầu, các nước
nên xem xét lại hệ thống giám sát đối với khả năng của mình để nhanh chóng phát
hiện ra các trường hợp khẩn cấp.
- Một hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm quốc gia cần xây dựng các liên kết
giữa hệ thống khảo sát triệu chứng bệnh do ngộ độc thực phẩm và hệ thống kiểm soát
thực phẩm.
- Các quốc gia nên thiết lập và củng cố các hệ thống cảnh bảo sớm cho phép phát
hiện nhanh các yếu tố nhiễm bệnh để đảm bảo thông báo một cách nhanh chóng.
- Các quốc gia cần đảm bảo rằng hệ thống khảo sát của mình lưu các dữ liệu về
triệu chứng và tác động lặp lại thường xuyên của nhiễm độc thực phẩm.
- Phát hiện bệnh ở động vật có thể giúp chỉ dẫn nhanh hơn về việc cung cấp thực
phẩm hơn là chờ đợi khi bệnh xuất hiện ở người. Liên kết với lĩnh vực thú y để giám
sát hệ thống giúp cảnh báo sớm phát sinh trong cung cấp thực phẩm.
Quần chúng cần phải có quyền được cung cấp thông tin khẩn cấp từ những hệ thống
giám sát, kể cả các dữ liệu để hỗ trợ.
(3) Quản lý kiểm soát thực phẩm
Luật pháp quốc gia cần xác định cơ cấu quản lý kiểm soát thực phẩm. Những trách
nhiệm cốt lõi của hệ thống bao gồm việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chính quy,
kiểm tra hiệu quả hoạt động, tạo điều kiện cải tiến liên tục và cung cấp hướng dẫn
chung. Luật pháp quốc gia cần xác định một thống an toàn thực phẩm phù hợp và tích
hợp bao gồm cả chức vụ lãnh đạo chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm và đảm
nhiệm các chức năng:
• Phát triển và thực hiện một chiến lược kiểm soát thực phẩm quốc gia.
• Thiết lập các tiêu chuẩn và quy định.
• Phê duyệt các thành phần thực phẩm và công nghệ an toàn thực phẩm mới.
•Tham gia vào những hoạt động kiểm soát an toàn thực phẩm quốc tế.
• Phát triển các hoạt động ứng phó khẩn cấp.
• Thực hiện phân tích rủi ro.
• Theo dõi thực thi các hoạt động và hiệu quả hoạt động.
• Thực hiện có hiệu quả các cơ chế có liên quan đến các bên tham gia, kể cả các tổ
chức bảo vệ người tiêu dùng ở các bước của quá trình ra quyết định xử lý.
• Phát triển và tăng cường các chương trình đào tạo và giảng dạy về an toàn thực
phẩm.
Cần cung cấp các nguồn lực cho các cơ quan có thẩm quyền để thực thi trách
nhiệm.
37
Phân tích rủi ro giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống kiểm soát thực phẩm
quốc gia. Phân tích rủi ro gồm ba giai đoạn: đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và thông
báo rủi ro. Phân tích rủi ro bao gồm xác định những nguy cơ, cân nhắc khả năng xảy ra
và tác động của chúng, thiết lập hệ thống quản lý và giảm thiểu rủi ro. Quản lý rủi ro là
giới hạn hợp pháp, quy định, giáo dục, và các hành động tự nguyện để kiểm soát rủi
ro. Đánh giá rủi ro là quá trình dựa trên nền tảng khoa học bao gồm các bước sau: Xác
định nguy cơ, đặc trưng của nguy cơ, đánh giá phơi nhiễm, mô tả đặc điểm rủi ro.
Đánh giá rủi ro nên luôn luôn được thực hiện rõ ràng, công khai và theo ý tưởng của
các uỷ ban khoa học độc lập để công chúng giám sát. Mặc dù công tác đánh giá rủi ro
rất có ích nhưng cũng cần rất nhiều thời gian và chi phí, vượt ra ngoài phạm vi của
nhiều Chính phủ
Để trả lời về những vấn đề khẩn cấp trong an toàn thực phẩm, Chính phủ nên thiết
lập một hội đồng an toàn thực phẩm khẩn cấp quốc gia. Một hệ thống phản ứng khẩn
cấp có hiệu quả phải phù hợp với các hoàn cảnh và phải tính đến các liên kết với các
cơ quan hành pháp và sở hữu trí tuệ, hệ thống thu hồi thực phẩm, các chuyên gia đánh
giá rủi ro, và các ngành công nghiệp thực phẩm, cũng như các lĩnh vực truyền thống
của dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng thí nghiệm, và các dịch vụ khẩn cấp. Các hệ
thống này cần được thử nghiệm để bảo đảm rằng hệ thống truyền tin và hệ thống phản
ứng làm việc có hiệu quả.
(4) Các dịch vụ kiểm tra
Luật an toàn thực phẩm và những chính sách sẽ trở nên vô nghĩa trừ khi chúng được
thi hành có hiệu quả. Cốt lõi hình thành các dịch vụ thanh tra hệ thống an toàn thực
phẩm là giúp cho những người điều hành, khách hàng, và người tiêu dùng có được
thông tin thường xuyên liên quan đến các điều kiện trong toàn bộ dây chuyền thực
phẩm và về các trang trại có thể có ảnh hưởng đến sự an toàn cung cấp thực phẩm.
Ngoài ra, người làm công tác thanh tra cung cấp cho Chính phủ các ý kiến chuyên gia
có thể được sử dụng để tiến hành điều tra và phản ứng với các trường hợp khẩn cấp về
an toàn thực phẩm.
Thực phẩm phải được kiểm tra chi tiết như là một nguyên tắc trước khi được bán
cho dân chúng nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu vệ sinh. Kiểm tra thực phẩm phải đảm
bảo tất cả các loại thực phẩm được sản xuất, xử lý, chế biến, đóng gói, lưu kho, và
phân phối tuân thủ theo pháp luật và các quy định. Kiểm tra thực phẩm và các quy
định phải mở rộng từ các nông trại đến nhà hàng, các quán nhỏ trên đường phố, và các
địa điểm bán lẻ. Cần phải có số lượng thanh tra đầy đủ để đảm bảo một tần số kiểm tra
thích hợp. Công tác thanh tra phải được dựa trên các khía cạnh rủi ro khác nhau của
thực phẩm và lịch sử các vấn đề trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm cụ thể.
Nhân viên thanh tra là một công chức chủ chốt, là người tiếp xúc hàng ngày với
ngành công nghiệp thực phẩm, với các tập đoàn thương mại và với quần chúng. Do đó
thanh tra viên phải trung thực và được đào tạo tốt, độc lập, và nên ở vào vị trí có thể
38
tránh sự chi phối bên ngoài, bao gồm những xung đột tiềm tàng về lợi ích. Công tác
đào tạo thanh tra viên thực phẩm là một yếu tố quan trọng của một hệ thống kiểm soát
thực phẩm hiệu quả.
(5) Các hệ thống theo dõi và thu hồi
Các hệ thống theo dõi và thu hồi có tầm quan trọng sống còn đối với người tiêu
dùng và những người chịu trách nhiệm về hệ thống này xuyên suốt dây chuyền thực
phẩm, khi thực phẩm không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia, như thức ăn bị nhiễm
độc, không cố ý hoàn thành bất kỳ phần nào trong dây chuyền thực phẩm, kể cả người
tiêu dùng. Các hệ thống an toàn thực phẩm quốc gia phải có các thủ tục toàn diện
nhanh chóng loại bỏ các sản phẩm thực phẩm bị nhiễm bẩn và sai nhãn hiệu từ thị
trường trong nước.
Thu hồi thực phẩm bị nhiễm bẩn có thể được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp thực
phẩm, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hoặc những người có thẩm quyền về kiểm
soát thực phẩm. Những hệ thống theo dõi được sử dụng để phát hiện ra lộ trình thực
phẩm bị nhiễm bẩn hay động vật mắc bệnh có thể thâm nhập vào dây chuyền cung cấp
thực phẩm. Điều tra ổ dịch thường xuyên sử dụng các hệ thống theo dõi để truy
nguyên đến thực phẩm có liên quan đến ổ dịch tại nông trang hoặc nhà máy sản xuất.
Các hệ thống theo dõi hoặc truy tìm cũng có thể được được yêu cầu tái bảo hiểm bổ
sung cho an toàn thực phẩm, chẳng hạn, cho phép theo dõi bất kỳ ảnh hưởng sức khỏe
ngoài dự tính sau khi sản phẩm đã được tiêu thụ ngoài thị trường. Hệ thống này cũng
rất quan trọng để bảo đảm trách nhiệm pháp lý và sự bồi thường
Những hệ thống theo dõi nói chung bắt đầu với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn.
Trong trường hợp gia súc còn sống, có thể bao gồm các hệ thống xác định động vật
bằng cách sử dụng thẻ tai và các thiết bị khác. Các loại thực phẩm đã chế biến nên
được đánh dấu rõ ràng bằng các con số như thời gian, ngày, tháng, năm sản xuất.
Các hệ thống thu hồi nên được phối hợp giữa Chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân.
Nếu Chính phủ yêu cầu thu hồi, các doanh nghiệp nên có trách nhiệm tuân thủ thu lại các
sản phẩm và để hủy bỏ chúng một cách thích đáng. Bộ luật quốc gia nên quy định các
hình phạt đối với các công ty không tuân thủ các yêu cầu thu hồi từ Chính phủ.
(6) Các phòng thí nghiệm kiểm tra thực phẩm
Các phòng thí nghiệm là một thành phần thiết yếu của hệ thống kiểm soát thực
phẩm có hiệu quả. Chúng cho phép các nhà điều hành, sản xuất, và người tiêu dùng
kiểm tra hóa chất và các mối nguy hiểm vi sinh vật trong thực phẩm bằng cách kiểm
tra vật lý. Phân tích phòng thí nghiệm có thể là quan trọng đối với:
• Nhận biết các thực phẩm bị nhiễm độc.
• Nhận biết nguồn gốc của một ổ dịch do ngộ độc thức ăn
• Cho phép các nhà kiểm soát áp dụng biện pháp cưỡng bức phòng ngừa thực phẩm
không an toàn hoặc thực phẩm giả.
39
• Xác nhận sự an toàn của các sản phẩm thực phẩm trong nước cũng như xuất khẩu
và nhập khẩu.
• Cho phép khách hàng đánh giá chế độ ăn uống.
• Cho phép các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, nhà chế biến thực phẩm giám sát và
phân tích chất lượng thực phẩm ở người dùng đầu cuối.
• Hỗ trợ quy trình ra quyết định và đánh giá tính hiệu quả của những hoạt động can
thiệp quản lý rủi ro
Những chương trình kiểm soát có thể theo dõi giám sát chất lượng và an toàn cung
cấp thực phẩm của quốc gia. Đó là trách nhiệm của Chính phủ nhằm bảo đảm các cơ
chế được đặt đúng chỗ để chắc chắn thực phẩm được an toàn trước khi được bán ra thị
trường. Phạm vi các khả năng phân tích là rất cần thiết để phát hiện ra một số lượng
lớn thực phẩm bị nhiễm độc, chẳng hạn như thuốc trừ sâu, vi khuẩn gây bệnh, các
piron gây bệnh, virus gây độc, ký sinh, chất đồng vị phóng xạ, hóa chất môi trường, và
những độc chất sinh vật. Ngoài ra, khả năng để kiểm tra thực phẩm bị hư hỏng và tuân
thủ theo tất cả các tiêu chuẩn kiểm soát thực phẩm chính quy khác là rất cần thiết.
(7) Thông tin, giáo dục, truyền thông, đào tạo
Truyền thông về an toàn thực phẩm giữa sản xuất nông nghiệp và các cấp chính
quyền có liên quan, người tiêu dùng và các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, các ngành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TL08_2009R.pdf