Trong thời gian trước khi có NAPA, kể từ Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 và cuối cùng là Kế
hoạch 5 năm lần thứ 5 (1997-2020), vấn đề bảo tồn và bảo vệ môi trường hướng tới phát
tri ển bền vững nền kinh tế đã được Chính phủ Bằnglađét chú ý đến và tiếp theo đó là Chiến
lược Giảm nghèo đói (PRSP). Trong khoảng thời gian từ đó đến nay, Chính phủ Bănglađét
đã có những hành động nhằm hạn chế các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Chính phủ,
các tổ chức phi chính phủ trong thời gian diễn ra thảm họa đã phối hợp hành động, giảm
thi ệt hại về người và tài sản. Các sáng kiến ban đầu đã được cộng đồng quốc tế đánh giácao
và ghi nhận. Chính phủ Bănglađét đã cho xây dựng gần 2.000 khu nhà tránh bão ở vùng
duyên hải, khoảng 200 khu nhà tránh lũ lụt trên nền đất cao cho những người bị đe doạ bởi
bão và ngập lụt. Khoảng 3.931 km đê bao vùng ven biển đã được xây dựng qua các năm
nhằm bảo vệ đất khỏi bị nhiễm mặn do thuỷ triều và nước dâng do bão và đào thêm 4.774
km hệ thống kênh thoát nước. Chính phủ cũng đã thực hiện Dự án Vành đai Xanh ở các
vùng ven biển với sự tham gia của cộng đồng địa phương. Chương trình tái trồng rừng này
nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của thiên nhiên, nhất là các ảnh hưởng do bão và
nước dâng, đồng thời cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng luận Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và sự dâng cao nước biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cửa sông và tầng ngậm nước là một hậu quả
khác của nước biển dâng, làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu nước ngọt và gia tăng
đất nhiễm mặn tại các vùng đồng bằng ven biển. Nước biển xâm nhập tại các vùng cửa
sông hình phễu chịu tác động mạnh của quá trình động lực của sông và nước biển
dâng, nhất là khi lưu lượng dòng chảy giảm sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng
đến quá trình xâm nhập mặn. Với Trung Quốc, các châu thổ lớn như Trường Giang
(Dương Tử) và Châu Giang có thể bị ảnh hưởng bởi sự nhiễm mặn khi nước biển dâng
cao kết hợp suy giảm lưu lượng nước ở thượng nguồn vào mùa khô.
Sông Trường Giang có 3 nhánh và đổ ra biển theo 4 cửa. Nước mặn xâm nhập vào
nội địa theo các cửa này với mức độ khác nhau. Xâm nhập mặn trong mùa đông ở
nhánh phía Bắc diễn ra theo cấp số do cửa sông dạng hình phễu và lưu lượng thấp nên
nước mặn còn có thể xâm nhập sang cả nhánh phía Nam. Dữ liệu quan sát và mô
phỏng dạng số cho thấy xâm nhập mặn ở cửa sông Trường Giang chủ yếu bị chi phối
bởi lưu lượng dòng chảy sông và ảnh hưởng của thuỷ triều. Các nhân tố chi phối khác
là gió, dòng chảy thềm lục địa và khả năng hòa trộn. Dòng chảy thềm lục địa ngoài
khơi cửa sông Trường Giang chủ yếu là các dòng biển ấm Đài Loan và dòng Subei
Coast mang nước biển đến vùng cửa sông và có nguy cơ xâm nhập qua cửa sông
Trường Giang. Tình hình xâm nhập mặn ở cửa sông Trường Giang còn bị tác động của
đập Tam Hiệp và dự án bơm nước từ sông Trường Giang lên miền Bắc Trung Quốc.
Đập Tam Hiệp làm tăng lưu lượng xả của sông Trường Giang thêm 1.500 m3/s
trong tháng 1 và tháng 2 vào năm khô hạn và dự án bơm nước từ sông Trường Giang
lên miền Bắc Trung Quốc làm giảm 800 m3/s ở nhánh phía đông trong giai đoạn 1. So
sánh với các kết quả trước khi có dự án, Đập Tam Hiệp góp phần làm giảm sự xâm
nhập mặn từ sông Trường Giang và dự án bơm nước lên miền Bắc Trung Quốc lại làm
28
tăng nguy cơ nhiễm mặn do thay đổi lưu lượng dòng chảy sông. Tại trạm đo Datong,
tỉnh An Huy, sự xâm nhập mặn ở cửa sông Dương Tử có hệ số là 0,884, nghĩa là khi
lượng nước ngọt giảm xuống dưới mức 7.000m3/giây, nước mặn sẽ tiến sâu vào đất
liền hơn 100km. Đảo Chongming hoàn toàn được bao quanh bởi nước mặn trong thời
gian 5 tháng khi lượng nước ngọt giảm xuống ngưỡng 7.300-8.000m3/giây.
Các nhà khoa học Trung Quốc dự báo: tại cửa sông Trường Giang, nếu mực nước
biển dâng 0,44m vào năm 2050, ranh mặn 1-5%o sẽ xâm nhập vào sâu hơn 3km trong
mùa lũ, nước dâng 0,96m vào 2100 ranh mặn 1-5%o sẽ xâm nhập vào sâu hơn 6-8km.
Vào mùa khô, nếu nước biển dâng 0,8m ranh mặn này sẽ tiến sâu vào đất liền hàng
chục km.
Ngoài lưu vực sông Trường Giang, lưu vực sông Châu Giang cũng có thể bị ảnh
hưởng. Lưu vực Châu Giang có tổng diện tích tiêu thoát nước khoảng 453.690km2,
trong đó diện tích châu thổ là 9.750km2, với hệ thống sông ngòi chằng chịt và là một
trong những hệ thống tiêu thoát nước phức tạp nhất trên thế giới. Khu vực này chịu
ảnh hưởng của chế độ khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, với lượng mưa trung bình năm
lên tới 1.470mm chủ yếu diễn ra trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9. Vùng châu thổ
sông là đồng bằng có độ cao thấp so với mực nước biển. Tại đây, nước mặn thường
xâm nhập vào theo các cửa phía Đông, còn ở các cửa phía Tây, dòng chảy sông chiếm
ưu thế. Sông Châu Giang đổ ra biển theo 8 nhánh và nước mặn xâm nhập vào đất liền
qua các nhánh sông này ở mức độ khác nhau do lưu lượng nước ngọt cung cấp và chế
độ triều khác nhau. Tuỳ theo các đặc điểm này mà vào mùa khô nước mặn có thể xâm
nhập vào đất liền sâu hơn 20-60 km so với vào mùa mưa.
Kể từ mùa thu năm 2004, tình trạng hạn hán ở lưu vực sông Châu Giang trở nên
nghiêm trọng hơn. Mực nước sông ngòi phổ biển ở mức thấp. Xâm nhập mặn diễn ra
mạnh mẽ đe doạ an ninh nguồn nước cấp cho các thành phố Ma Cao, Zhuhai, Trung
Sơn và Quảng Châu. Trước tình hình đó, tháng 1/2005, Bộ Tài nguyên Nước, Văn
phòng Nhà nước về Kiểm soát Ngập lụt và Giảm nhẹ Hạn hán Trung Quốc đã phải
thực hiện một dự án đưa nước khẩn cấp về đẩy mặn và bổ sung nước ngọt cho sông
Châu Giang trên chiều dài khoảng 1.300km.
Nóng lên toàn cầu cũng làm cho hạn hán diễn ra thường xuyên và trầm trọng hơn,
làm cho nước mặn xâm nhập sâu hơn tại các vùng cửa sông hình phễu. Tại một số
vùng biến đổi khí hậu làm tăng lượng mưa và dòng chảy giúp ngăn cản quá trình xâm
nhập mặn. Dự án đưa nước từ miền Nam lên miền Bắc làm giảm lượng nước sông
Trường Giang, làm trầm trọng hơn quá trình xâm nhập mặn nhất là vào mùa khô tại
vùng cửa sông. Trong khi đó, các hoạt động xả nước tại Đập Tam Điệp sẽ giúp ngăn
ngừa quá trình xâm nhập mặn.
Mực nước biển dâng cao gây ra những xáo trộn trong các hệ sinh thái. Hiện nay,
diện tích các khu rừng ngập mặn Trung Quốc là 250x103hm2, giảm đáng kể từ
50x103hm2 hồi những năm 50. Suy giản diện tích rừng ngập mặn trong thế kỷ trước
chủ yếu liên quan đến những tác động trực tiếp và gián tiếp của con người, như chuyển
đổi rừng ngập mặn để canh tác và nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cảng biển và các cơ
sở hạ tầng khác. Nhiệt độ và độ mặn chính là các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
và phân bố của các khu rừng ngập mặn. Nhiệt độ tăng có xu thế làm các khu rừng
29
ngập mặn dịch chuyển về phía Bắc. Các khu rừng ngập mặn tự nhiên xuất hiện nhiều ở
tỉnh Phúc Kiến và rừng ngập mặn nhân tạo có nhiều ở tỉnh Chiết Giang. Tốc độ bồi
tích ở rừng ngập mặn thường cao hơn mực nước biển dâng do vậy rừng ngập mặn ở
Trung Quốc ít có nguy cơ bị nhấn chìm do được cung cấp đủ phù sa. Tuy nhiên, nếu
mực nước biển dâng cao vượt quá tốc độ bồi tụ, nước sâu và sóng lớn sẽ ảnh hưởng
đến quá trình sinh trưởng của các loài ngập mặn như khả năng nảy mầm, sự phát triển
của hệ rễ và cây non.
Ngoài hệ thống rừng ngập mặn rộng lớn, tại vùng ven biển các rạn san hô ven biển
trải rộng trên diện tích 30x103km2 và đang bị huỷ hoại nhanh chóng bởi các hoạt động
khai thác và phát triển của con người. 80% các rạn san hô ở Đảo Hải Nam đã bị phá
huỷ do phát triển ven biển và khai thác san hô trong nửa thế kỷ qua. Do san hô chỉ
phát triển trong dải nhiệt độ hẹp từ 21-290C nên nhiệt độ bề mặt nước bất thường trong
thời gian diễn ra El Nino đã gây sự tẩy trắng hàng loạt. Hơn nữa, san hô chỉ có thể
tăng trưởng với tốc độ tối đa 1cm/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ nước biển dâng.
Do vậy, với mức nước biển dâng được dự báo không phải là mối nguy lớn mà sẽ là
yếu tố cần lo ngại khi nước biển dâng kèm theo những hậu quả khác của biến đổi khí
hậu như xuất hiện nhiều cơn bão hơn, mưa lớn làm tăng lượng trầm tích và quá trình
axit hóa nước đại dương do tăng lượng cácbônát hòa tan trong nước biển.
Hộp 2. Biến đổi khí hậu và khủng hoảng nước ở Trung Quốc
Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc nổi lên như một công xưởng của thế giới. Tăng trưởng kinh tế
nhanh song hành với đói nghèo giảm nhạnh làm chỉ số phát triển con người cao hơn. Tuy nhiên, Trung
Quốc rất dễ bị tổn thương do biến đối khí hậu.
Vào năm 2020, nhiệt độ trung bình ở Trung Quốc dự báo sẽ cao hơn 1,1-2oC so với mức năm 1961-
1990. Ở một đất nước rộng lớn như Trung Quốc, trải rộng trên nhiều đới khí hậu, tác động sẽ rất phức tạp
và đa dạng. Giống như các nước khác, biến đổi khí hậu ở Trung Quốc sẽ cộng hưởng với những căng
thẳng tiềm ẩn. Những hệ thống sông miền bắc Trung Quốc là minh chứng hùng hồn về áp lực sinh thái
do tăng trưởng kinh tế nhanh. Lưu vực các sông Hắc Long Giang, Hoài Hà và Hoàng Hà cung cấp nước
cho gần một nửa dân số Trung Quốc. Nhu cầu gia tăng của công nghiệp, đô thị và nông nghiệp khiến
nước đang bị khai thác với tốc độ gấp đôi mức bổ sung. Kết quả là sông không còn ra đến biển và mực
nước ngầm chìm sâu hơn.
Những gì đang xảy ra với các núi băng ở Trung Quốc tạo nên cuộc khủng hoảng an ninh sinh thái
toàn cầu gay gắt nhất. Trước mắt, lưu lượng nước gia tăng do băng tan có thể gây lũ lụt nhiều hơn. Về lâu
dài, núi băng co lại sẽ cắt nguồn nước và làm biến đổi nhiều vùng rộng lớn. Lưu lượng các sông Dương
Tử, Hoàng Hà và những dòng sông khác bắt nguồn từ Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng sẽ giảm đi, làm
gia tăng căng thẳng đối với các hệ sinh thái dựa vào nước. Thành phố Thượng Hải đặc biệt dễ bị tổn
thương do những nguy cơ liên quan đến biến đổi khí hậu. Nằm ở cửa sông Dương Tử, chỉ cao 4m trên
mực nước biển, thành phố này đặc biệt dễ bị ngập lụt. Bão, lốc gia tăng và lưu lượng dòng chảy quá cao
góp phần làm ngập lụt đến cực độ. Tất cả 18 triệu dân Thượng Hải có nguy cơ ngập lụt. Mực nước biển
dâng cao và tần suất bão tăng lên đã đưa thành phố này vào danh sách các thành phố gặp nguy hiểm. Tuy
nhiên, tổn thương chủ yếu tập trung vào khoảng 3 triệu người tạm trú vừa từ nông thôn ra, sống tạm bợ
tại các công trường hay khu vực dễ bị ngập lụt, quyền lợi hạn chế, số dân này có nguy cơ phải chịu rủi ro.
Nguồn: Báo cáo Phát triển Con người 2007-2008, UNDP.
30
Ở Trung Quốc, các vùng đồng bằng thấp ven biển có độ cao chưa đầy 5m so với
mực nước biển có diện tích khoảng 144x103km2, chủ yếu phân bố trên ba vùng châu
thổ rộng lớn của sông Hoàng Hà, Trường Giang và Châu Giang. Nếu mực nước biển
dâng cao 30cm, diện tích bị ngập dưới mực nước tối đa ở Thượng Hải và Giang Tô
trong điều kiện không có các công trình phòng thủ bờ biển sẽ lớn gấp 6 lần so với điều
kiện được bảo vệ hiện nay.
Việc xây các tuyến đê cao dọc bờ biển của các thành phố lớn và các vùng phát triển
kinh tế. Thượng Hải là nơi cần có sự bảo vệ đặc biệt bởi thành phố này nằm ở độ cao
thấp nhất so với các tỉnh ven biển của Trung Quốc. Thượng Hải sẽ phải đầu tư 1,2 tỷ
NDT để củng cố và tăng cường các cơ sở hạ tầng bảo vệ bờ biển, chống lại nước biển
dâng cao trong giai đoạn 2000-2050. Chi phí thích ứng với mực nước biển dâng cao
chỉ chiếm 0,0005-0,0049% GDP của Thượng Hải, thấp hơn nhiều so với chi phí đề
xuất là 1% GDP do IPCC đưa ra, còn tại châu thổ sông Châu Giang, chi phí thích ứng
có thể là 0,0003-0,026% GDP của tỉnh Quảng Đông.
Rõ ràng là chi phí thích ứng với nước biển dâng là khá cao so với các vùng đang
phát triển. Tỉnh Quảng Tây là một trong 8 tỉnh ven biển Trung Quốc dễ bị tổn thương
nhất. Nếu nâng cấp một bức tường chắn biển dài 815 km theo tiêu chuẩn năm 1992 về
Bảo vệ bờ biển thì tốn sẽ tốn 1,6 tỷ NDT. Trong khi dự án chuẩn về tường chắn biển
được thực hiện trong 10 năm, từ 2000 đến 2010, mức đầu tư trung bình hàng năm là
0,16 tỷ NDT, chiếm 0,078% GDP của Quảng Tây. Tỷ lệ chi phí bảo vệ so với GDP ở
Quảng Tây cao gấp nhiều lần Thượng Hải và Quảng Đông mặc dù tiêu chuẩn 1992
của Quảng Đông thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn bảo vệ bờ biển của hai thành phố
này. Điều đó cho thấy các vùng đang phát triển chịu nhiều gánh nặng hơn so với vùng
phát triển khi nước biển dâng (Bảng 8).
Bảng 8. Ước tính thiệt hại do nước biển dâng tại các vùng châu thổ của Trung Quốc
Khu vực Thiệt hại ước
tính năm
2000
Thiệt hại ước
tính năm 2030
Thiệt hại ước
tính năm
2000
Thiệt hại ước
tính năm 2030
(nước biển dâng 30 cm) (nước biển dâng 1m)
Châu thổ sông Châu
Giang
22,6 tỷ NDT 56 tỷ NDT 104,4 tỷ NDT 262,5 tỷ NDT
Châu thổ sông
Trường Giang với bờ
biển Giang Tô và
phía bắc bờ biển
Chiết Giang
3,8 tỷ NDT 9,6 tỷ NDT 655,6 tỷ NDT 1599,5 tỷ NDT
Châu thổ sông Hoàng
Hà và bờ biển
Laizhou và Bột Hải
109,4 tỷ NDT 274,6 tỷ NDT 118,1 tỷ NDT 296,5 NDT
Nguồn: Maren A. Lau, Adaptation to Sea-level Rise in the People’s Republic of China,
2006.
31
Các giải pháp thích ứng và đối phó với nước biển dâng
Do lãnh thổ rộng lớn, trải dài trên nhiều đới khí hậu, nên tác động của biến đổi khí
hậu và mực nước biển dâng đến vùng ven biển Trung Quốc có sự khác biệt. Tuy
nhiên, những giải pháp thích ứng của con người sẽ giúp giảm thiểu những ảnh hưởng
bất lợi.
Các vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đã thu hút sự quan tâm đông đảo của các nhà
nghiên cứu Trung Quốc kể từ những năm 80, một phần do yêu cầu của IPCC về đo đạc
các điều kiện khí hậu và quan trắc những thay đổi trước khi đưa ra dự báo tương lai
cho các vùng của Trung Quốc. Sự quan tâm của Chính phủ đối với vấn đề này thể hiện
rõ qua việc trong 10 năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã tham gia vào các cuộc
thương lượng quốc tế và nhiều dự án nghiên cứu song phương, hợp tác khu vực, thành
lập Mạng thông tin về biến đổi khí hậu Trung Quốc (CCCIN), Viện nghiên cứu khí
tượng thuỷ văn và nông nghiệp (AI), thành lập Uỷ ban IPCC của Trung Quốc tại Bắc
Kinh. Năm 2007, Trung Quốc đã đưa ra Chiến lược quốc gia thích ứng với biến đổi
khí hậu và trở thành một trong số ít nước trên thế giới có các kế hoạch này. Tuy nhiên,
cho đến nay, Chính phủ vẫn chưa tuyên bố chiến lược chính thức chỉ riêng về đối phó
với nước biển dâng. Chỉ có các cuộc thảo luận ở cấp địa phương về các cách tiếp cận
vấn đề này. Một số dự án của Ngân hàng Thế giới nghiên cứu về vấn đề nước biển
dâng nhưng lại không đề cập đến các giải pháp thích ứng. Cơ quan Quản lý Đại dương
Quốc gia đã cho xuất bản Bản tin về nước biển dâng định kỳ 2 năm/số và nước biển
dâng đã trở thành một vấn đề được đề xuất đưa vào Chương trình nghị sự 21 về Đại
dương của Trung Quốc. Cho đến nay, Chính phủ chưa thành lập một cơ quan chuyên
trách về thích ứng với nước biển dâng. Việc quy hoạch và thực hiện quá trình thích
ứng với nước biển dâng không chỉ là thực hiện quản lý vùng ven biển, mà còn phải kết
hợp với quản lý thảm họa, quản lý tổng hợp biến đổi khí hậu, kiểm soát ngập lụt và
quy hoạch sử dụng đất…Tuy nhiên, do vùng ven biển xét về mặt tự nhiên là vùng
chuyển tiếp giữa biển và đất liền nên vẫn có những sự chồng chéo về trách nhiệm quản
lý giữa các bộ, ngành như Bộ Tài nguyên nước (MWR), Bộ Tài nguyên và Đất đai
(MLR), Bộ Nông nghiệp, Cơ quan quản lý đại dương quốc gia (SOA), Cơ quan Bảo vệ
môi trường quốc gia (EPA)…
Chiến lược Quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu của Trung Quốc năm 2007 nêu
rõ mục tiêu chiến lược của Trung Quốc về đối phó với biến đổi khí hậu là nhằm đạt
được những thành tựu đáng kể trong kiểm soát phát thải khí nhà kính, tăng cường năng
lực thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy khoa học công nghệ và nghiên cứu - phát
triển (R&D) liên quan đến biến đổi khí hậu tới một trình độ mới, nâng cao nhận thức
về biến đổi khí hậu, tăng cường thể chế và cơ chế về biến đổi khí hậu. Để đạt được các
mục tiêu này, Trung Quốc sẽ phải có những nỗ lực lớn cho đến 2010. Về nguy cơ
nước biển dâng, Chiến lược quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu của Trung Quốc
đã xác định các lĩnh vực chính phải thích ứng với sự biến đổi khí hậu liên quan đến
nước biển dâng là nông nghiệp, lâm nghiệp, tài nguyên nước và các vùng ven biển.
Chiến lược này đưa ra các nhiều giải pháp thích ứng, trong đó có các giải pháp liên
quan đến thích ứng với tình trạng nước biển dâng đối với các lĩnh vực bị ảnh hưởng
nhiều gồm nông nghiệp, tài nguyên nước, rừng, các hệ sinh thái và vùng ven biển.
* Nông nghiệp :
32
- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, tiếp tục mở rộng trình diễn các
hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước. Cải thiện các hệ thống tưới tiêu và thoát nước.
Kiểm soát và khôi phục các diện tích canh tác có năng suất trung bình-thấp do
nhiễm mặn và nhiễm phèn tại các khu vực sản xuất ngũ cốc chủ yếu.
- Thay đổi, điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp và các hệ thống canh tác, chọn lọc, nuôi
trồng, nhân giống các loại cây trồng có khả năng chịu hạn, chịu mặn, nhiệt độ
cao.
- Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai các công nghệ mới, công nghệ sinh học.
* Tài nguyên nước
- Tăng cường quản lý tài nguyên nước, thích ứng hài hoà giữa thiên nhiên và môi
trường trong quản lý nguồn tài nguyên nước, tăng cường xây dựng đê, kè, thực
hiện thống nhất quản lý nguồn tài nguyên nước thông qua lồng ghép quản lý lưu
vực vào quá trình quy hoạch, phân bổ và quản lý tài nguyên nước, thay đổi cách
thức sử dụng nước truyền thống.
- Tăng cường quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tăng tốc triển khai dự án đưa
nước từ Nam lên miền Bắc, dần dần đưa ra mô hình mới về phân bổ tài nguyên
nước một cách tối ưu qua ba hệ thống nắn dòng kết nối các sông Dương Tử,
Hoàng Hà, Hoài Hà và Hải Hà. Đẩy mạnh việc xây dựng và cải thiện các dự án
kiểm soát nguồn nước quan trọng (xây dựng các hồ chứa…) và cơ sở hạ tầng tại
các khu vực tưới tiêu, quản lý khôn ngoan các phương thức sử dụng nước trong
nông nghiệp. Tiếp tục triển khai các dự án nắn dòng
* Đối với các vùng ven biển:
- Xây dựng và sửa đổi các luật và các quy định liên quan, đưa ra các quy định quản
lý cụ thể ở cấp vùng phù hợp với Luật Bảo vệ Môi trường Biển, Luật Quản lý các
vùng biển của Trung Quốc và phù hợp với từng địa phương. Triển khai hệ thống
quản lý tổng hợp vùng ven biển và xây dựng cơ chế ra quyết định và điều phối
hiệu quả. Xử lý kịp thời các vấn đề phát triển và bảo vệ vùng ven biển. Xây dựng
các địa điểm trình diễn về quản lý tổng hợp.
- Thúc đẩy triển khai và mở rộng công nghệ. Tăng cường nghiên cứu và triển khai
các công nghệ bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái biển, phục hồi các khu rừng
ngập mặn ven biển, bảo vệ và khôi phục các rạn san hô và các vùng đất ngập
nước ven biển nhằm giảm thiểu tính tổn thương của các hệ sinh thái vùng ven
biển. Tăng tốc xây dựng các khu bảo tồn biển đã được chỉ định, như các khu bảo
tồn san hô và rừng ngập mặn. Nâng cao năng lực bảo vệ đa dạng sinh học biển.
- Nâng cao năng lực về giám sát/quan trắc môi trường biển và cảnh báo sớm. Xây
dựng nhiều địa điểm và mạng lưới giám sát tại các vùng ven biển và trên các đảo.
Sử dụng công nghệ cao trong giám sát, nâng cao năng lực về viễn thám và đo đạc
từ xa đối với môi trường biển, nhất là khả năng quan trắc mực nước biển thay
đổi. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống đối phó với các thảm họa do
thuỷ triều ở các vùng ven biển.
- Tăng cường các chiến lược thích ứng nhằm giải quyết vấn đề nước biển dâng. Áp
dụng các biện pháp thích ứng bảo vệ bờ biển kết hợp các giải pháp kỹ thuật cùng
với các giải pháp sinh học. Nâng cao tiêu chuẩn về chiều cao của đê biển, gia cố
33
các công trình đê biển hiện có nhằm tăng cường khả năng chống chịu với nước
biển dâng.
- Ngăn ngừa khai thác quá mức nguồn nước ngầm và sụt lún ở các vùng ven biển
bằng việc thực hiện các giải pháp tái nạp nước ngầm nhân tạo tại các khu vực có
mực nước ngầm hạ thấp và sụt lún nền đất.
- Áp dụng giải pháp sử dụng nguồn nước ngọt từ các sông và hồ chứa để làm loãng
và ngăn nước mặn/nước lợ xâm nhập tại các vùng cửa sông.
- Nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ các thành phố ven biển, các dự án lớn và cảng biển.
* Rừng và các hệ sinh thái
- Xây dựng và thực hiện các luật và quy định liên quan đến thích ứng với biến đổi
khí hậu. Tăng tốc việc sửa đổi các luật Bảo vệ rừng, Luật Bảo vệ đời sống hoang
dã, Dự thảo Luật bảo tồn thiên nhiên và các quy định về bảo vệ đất ngập nước.
Bổ sung và tăng cường các điều khoản liên quan đến thích ứng với biến đổi khí
hậu nhằm đưa ra một cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc cải thiện và phục hồi chức
năng của rừng và các hệ sinh thái để thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai các công nghệ bảo vệ và phục hồi các hệ sinh
thái biển, trong đó chú trọng đến nuôi trồng, cấy ghép và phục hồi các khu rừng
ngập mặn ven biển, bảo vệ và phục hồi các rạn san hô và các vùng đất ngập nước
ven biển nhằm giảm sự tổn thương của các hệ sinh thái vùng ven biển. Tăng
cường thiết lập các khu bảo tồn biển như các khu bảo tồn san hô, rừng ngập mặn.
Nâng cao năng lực về bảo vệ đa dạng sinh học biển.
- Tăng cường khả năng bảo vệ hiệu quả của các nguồn tài nguyên rừng và các hệ
sinh thái tự nhiên hiện có. Bảo tồn các vùng đất ngập nước thông qua giảm sự
xáo trộn do con người và ngăn chặn xu thế thu hẹp diện tích các vùng đất ngập
nước. Mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng các khu bảo tồn thiên nhiên,
thiết lập các hành lang sinh học xung quanh các khu bảo tồn. Nỗ lực trồng các
hàng cây chắn gió và gió ở vùng ven biển, gồm nhiều loại cây, nhiều lớp và nhiều
kiểu rừng đa chức năng. Lồng ghép hiệu quả các hệ thống giám sát rừng hiện nay
thành một hệ thống giám sát tổng hợp nguồn tài nguyên rừng và các hệ sinh thái
khác.
- Tăng cường triển khai và ứng dụng công nghệ bảo vệ và khôi phục đa dạng sinh
học, công nghệ giám sát tài nguyên từng và các hệ sinh thái rừng. Nâng cấp mạng
lưới giám sát và hệ thống quản lý nhằm tăng cường khả năng dự báo, cảnh báo
sớm và khả năng ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp.
2.3. VIỆT NAM
Việt Nam có 3.260 km bờ biển với 28/64 tỉnh, thành phố có biển. Kinh tế biển đã
trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chiến lược kinh tế đất nước.
Biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống con người, song đối với một nước
có đường bờ biển dài và hai đồng bằng châu thổ lớn thì mối đe doạ do biến đổi khí hậu
và nước biển dâng cao sẽ thực sự nghiêm trọng. Các vùng ven biển Việt Nam sẽ phải
chịu ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí hậu gây ra như bão, lũ lụt, xói lở bờ biển và
xâm nhập mặn…Đó cũng là nguyên nhân làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu
34
vực, tăng tỷ lệ nghèo khổ và làm giảm khả năng ứng phó đối với các thiên tai do biến
đổi khí hậu gây ra.
Đối với nước ta, các tác động của biến đổi khí hậu ban đầu có thể nhận thấy được
thông qua những thay đổi về khí hậu theo mùa ở các vùng miền khác nhau; lượng mưa
và mùa mưa cũng sẽ thay đổi... Tuy nhiên, thách thức lớn nhất lại là khi mực nước
biển dâng cao. Dải ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng
sông Hồng - Thái Bình, hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, mật độ dân cư cao và
tập trung, địa hình bằng phẳng và thấp (80% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long và
30% diện tích Đồng bằng sông Hồng có độ cao dưới 2,5m so với mặt nước biển).
Những ảnh hưởng đầu tiên là gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn, tình trạng ngập lụt
trong mùa mưa bão, xói lở bờ biển, phá vỡ các hệ thống đê biển, hồ chứa nước và
nhấn chìm những cánh đồng lúa ở vùng đồng bằng ven biển, gây tổn hại nhiều hơn đối
với các khu vực đất ngập nước, rạn san hô, các hệ sinh thái và những ảnh hưởng quan
trọng khác đến đời sống của người dân. Năm 2003, trong báo cáo "Thông báo đầu
tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu", Bộ
Tài nguyên & Môi trường đã ước tính, mực nước biển ở Việt Nam có thể dâng thêm
33,3 cm vào năm 2050 và dâng 45 cm vào năm 2070 (theo kịch bản cao).
2.3.1. Nguy cơ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn
Việt Nam có hai vùng châu thổ rộng lớn là châu thổ lớn là sông Hồng ở phía Bắc -
diện tích 17.000 km2) và châu thổ sông Cửu Long (Mê Kông) - diện tích gần 35.000
km2 ở phía Nam, trong đó vùng châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
chế độ thuỷ triều.
Thủy triều trong sông ở Đồng bằng sông Cửu Long là do từ biển truyền vào. Tính
từ biển Đông thủy triều truyền vào hạ lưu châu thổ qua các sông lớn như: sông Tiền,
sông Hậu hoặc các sông nhỏ như: Gành Hào, Bồ Đề… Từ vịnh Thái Lan thuỷ triều
truyền vào đồng bằng sông Cửu Long qua các sông Cái Lớn, Bảy Háp, Đông Cung,
Ông Đốc, Cửa Lớn… Sự xâm nhập mặn do ảnh hưởng triều biển Tây ít hơn so với
triều biển Đông. Vùng Đồng Tháp Mười chịu ảnh hưởng chủ yếu là triều biển Đông.
Tại khu vực này, do lòng sông hẹp và nông hơn nhiều so với biển, kết hợp với ảnh
hưởng của nước thượng nguồn chảy xuôi, cùng với ảnh hưởng khác nên khi truyền
triều vào sóng biển bị biến dạng, chính lượng nước thượng nguồn đã làm giảm sự ảnh
hưởng của mặn vào sâu đất liền. Do vậy, ảnh hưởng của thuỷ triều đối với đồng bằng
sông Cửu Long diễn biến theo mùa rõ rệt – mặn cao nhất đạt ở mùa kiệt. Mùa lũ nước
sông từ thượng nguồn đổ về đã đẩy lùi phạm vi hoạt động của các sóng triều ra biển,
mùa này sự xâm nhập mặn vào nội đồng là thấp nhất. Ngược lại, trong mùa khô lượng
nước thượng nguồn về ít, sóng triều lấn át truyền sâu vào nội đồng. Mặn ảnh hưởng
vào nội đồng là lớn nhất.
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt, ăn thông ra biển với
các con sông lớn: sông Tiền, sông Hậu chảy qua đồng bằng đổ ra biển bằng chín cửa
có độ rộng từ vài trăm mét đến vài km. Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây (qua
Đồng Tháp Mười) đổ ra biển. Những điều kiện về địa hình, địa lý tự nhiên như vậy tạo
điều kiện thuận lợi cho sự truyền triều –xâm nhập mặn sâu vào nội đồng. Ngoài yếu tố
địa hình, địa lý tự nhiên, gió chướng (hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
35
mạnh nhất vào tháng 2 và tháng 3), gió mùa Tây Nam, lượng mưa, lượng nước thượng
nguồn từ sông Mê Kông và cả các hoạt động của con người góp phần đến gia tăng sự
xâm nhập mặn vào nội đồng.
Những hậu quả của quá trình xâm nhập mặn sâu vào nội đồng:
- Gây hạn nói chung với phạm vi ngày càng rộng hơn, trước hết là cho lúa đông
xuân bởi vì không thể lấy nước ở kênh rạch để tưới.
- Nước mặn tràn lên đồng ruộng sẽ làm chết hàng loạt trên những cánh đồng ruộng
lớn. Thậm chí ngay cả khi độ mặn còn thấp hơn 1% cũng có thể làm giảm năng
suất cây trồng, hoa màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản. Nước mặn tràn vào các
ao, đìa nuôi thủy sản nước ngọt, sẽ làm giảm năng suất hoặc thất thu hoàn toàn.
Ngay cả đối với ao nuôi tôm nước mặn, nếu độ mặn cao quá cũng làm giảm năng
suất tôm.
- Gây khó khăn trong cấp nước sinh hoạt: ở các vùng dân cư, nước ngọt trên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TL05_2008R_2.pdf