Do Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán được hoạt đông từ ngày 1/12/2003, do đó các hoạt động của Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán còn rất mới mẻ và đang trong giai đoạn tổ chức lại từ phòng kiểm toán nội bộ.
Tháng 12 năm 2003: Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán bắt đầu hoạt động và tổ chức các phòng ban, bộ phận chức năng cũng như tổ chức bộ máy quản lý của toàn Công ty.
Trong tháng 1 năm 2004: Công ty tiến hành tổ chức các hoạt động nghiệp vụ gồm:
Bồi dưỡng nghiệp vụ
Phổ biến kiến thức về chuẩn mực kế toán, kiểm toán
17 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan chung về công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán - Tổng công ty Sông Đà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan chung về Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán - Tổng công ty Sông Đà.
I. Tổng quan hoạt động của Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán - Tổng công ty Sông Đà.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Căn cứ Quyết định số 966/BXD - TCLĐ ngày 15/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về thành lập Tổng công ty Xây dựng Sông Đà và Điều lệ - Tổ chức hoạt động của Tổng công ty.
Quyết định số 285/BXD - TCLĐ ngày 11/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc đổi tên Tổng công ty Xây dựng Sông Đà và các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Sông Đà.
Quyết định số 707/TCT - HĐQT ngày 01/8/2003 của Hội đồng quản trị Tổng công ty về phân cấp Quản lý Tổ chức - Quản lý cán bộ, công nhân viên và Tiền lương.
Thực hiện Nghị Quyết số 162 NQ/ĐU TCT ngày 15/11/2003 của Ban Thường vụ Đảng uỷ và Nghị Quyết số 606 TCT/HĐQT ngày 15/11/2003 của Hội đồng quản trị Tổng công ty về công tác tổ chức sản xuất và cán bộ.Theo đề nghị của Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định thành lập Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán, đơn vị phụ thuộc Tổng công ty, (trên cơ sở sắp xếp và phát triển phòng Kiểm toán nội bộ Tổng công ty) kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2003.
Công ty Kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty. Được mở tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con dấu theo mẫu quy định.
Trụ sở: Tại nhà G10, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Tiến hành đăng ký hoạt động với cơ quan chức năng Nhà nước tại địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở theo quy định của Pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức:
- Giám đốc
- 2 Phó giám đốc công ty.
- Các phòng chức năng.
Các ông: Tổng giám đốc Tổng công ty; Kế toán trưởng; Trưởng phòng Tổ chức Đào tạo; Chánh văn phòng; Trưởng phòng chức năng và Giám đốc Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán căn cứ quyết định thực hiện.
- Tư cách pháp nhân.
Công ty có:
3.1. Tư cách pháp nhân không đầy đủ.
3.2. Tên riêng là Công ty Kiểm toán và dịch vụ Tài chính kế toán.
3.3. Tên giao dịch quốc tế là Auditing and Finance Accounting Service Company, viết tắt là SACO.
3.4. Trụ sở chính đặt tại G10 - Thanh Xuân Nam - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
3.5.Có con dấu, tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng trong nước.
3.6. Công ty được Tổng công ty cấp vốn, tài sản và chịu trách nhiệm đối với vốn, tài sản và các khoản nợ do Công ty quản lý.
3.7. Bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính, các loại quỹ theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Tổng công ty.
3.8. Điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành.
Công ty chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Tổng công ty, chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND Thành phố nơi đóng trụ sở trong những lĩnh vực có liên quan theo quy định của Pháp luật. Giám đốc Công ty là người được Tổng giám đốc Tổng công ty uỷ quyền quản lý và điều hành Công ty.
3. Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng công ty.
Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tài chính kế toán là đơn vị phụ thuộc Tổng công ty Sông Đà được thành lập mới theo Quyết định số 21/TCT - TCĐT ngày 18 tháng 11 năm 2003 của Hội đồng quản trị Tổng công ty, trên cơ sở sắp xếp và phát triển Kiểm toán Nội bộ Tổng công ty.
4. Mục đích thành lập.
- Cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tài chính, kế toán, tư vấn (thuế, tài chính, Kế toán và quyết toán vố đầu tư, cổ phần hoá, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán nội bộ..,) theo kế hoạch Tổng công ty giao và yêu cầu các đơn vị trong Tổng công ty.
Kiểm tra xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của các số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các đơn vị được kiểm toán; trên cơ sở kết quả kiểm toán đưa ra những kết luận đánh giá hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh, việc tuân thủ Pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán và hiệu quả hoạt động của đơn vị.
2.Tổ chức hoạt động kinh doanh.
2.1.Chức năng:
- Chuyên ngành về Kiểm toán (Kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản) và dịch vụ tài chính, kế toán, thuế…. giúp cho công tác quản lý, hạch toán kinh tế, tài chính kế toán của Tổng công ty hoạt động có hiệu quả.
- Thực hiện công tác Kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán, để xác nhận tính đúng đắn, trung thực và hợp lý của các số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty.
- Trên cơ sở kết quả kiểm toán đưa ra những kết luận đánh giá việc tuân thủ Pháp luật, chính sách, chế độ Tài chính kế toán và hiệu quả hoạt động kinh tế tài chính của các đơn vị.
- Thực hiện các hợp đồng có tính chất nguyên tắc về Kiểm toán và dịch vụ tài chính Kế toán theo quy định của Pháp luật đối với đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty.
2.2. Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tài chính kế toán, tư vấn (Thuế, tài chính, quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu tư, cổ phần hoá, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán nội bộ…)
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán cụ thể đối với từng đơn vị để thực hiện theo định kỳ và đột xuất.
- Thực hiện công tác kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán tại các đơn vị thành viên trực thuộc trên cơ sở hợp đồng kinh tế.
- Thực hiện công tác kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán để phục vụ hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trực thuộc.
- Chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Tổng công ty về kết quả, kết luận về công tác Kiểm toán và dịch vụ Tài chính Kế toán.
2.3. Lĩnh vực kinh doanh.
Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán có lĩnh vực hoạt động kinh doanh trên các mặt sau:
Dịch vụ kiểm toán: quá trình kiểm toán luôn gắn liền với việc hỗ trợ thông tin và tư vấn đã góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, quản lý tài chính của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty. Các dịch vụ kiểm toán bao gồm:
Kiểm toán báo cáo tài chính;
Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư;
Kiểm toán tuân thủ;
Kiểm toán hoạt động ;
Dịch vụ tài chính, kế toán: tổ chức xây dựng công tác kế toán và phân tích tài chính nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác tài chính kế toán của các đơn vị. Các dịch vụ bao gồm:
Ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính
Bồi dưỡng, hướng dẫn áp dụng chế độ tài chính kế toán
Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, tổ chức công tác kế toán
Dịch vụ tư vấn tài chính - kế toán - thuế: thực hiện việc tư vấn và tổ chức hoàn thiện công tác kế toán, tổ chức tư vấn thuế, thực hiện dịch vụ kê khai thuế, hoàn thuế. Các dịch vụ tư vấn bao gồm:
Tư vấn định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp trong các trường hợp giải thể, sắp nhập, chia tách, cổ phần hoá, phá sản và trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Xác định giá trị vốn góp của các bên tham gia liên doanh, của các cổ đông góp vốn.
Tư vấn sử dụng vốn của doanh nghiệp
Tư vấn quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu tư
Dịch vụ hướng dẫn chế độ và lập báo cáo quyết toán thuế
Các dịch vụ khác được pháp luật cho phép theo yêu cầu của khách hàng trên các phương diện liên quan đến tài chính kế toán.
3. Tổ chức công tác quản lý kinh doanh
3.1. Tổ chức bộ máy quản lý.
Gồm:
- Ban giám đốc: một Gám đốc, hai Phó giám đốc.
* Các phòng nghiệp vụ:
Phòng nghiệp vụ I:
- Kiểm toán tài chính.
- Kiểm toán tuân thủ
- Thực hiện quyết định Tổng công ty, pháp luật
- Quy định các chế độ, quyết định
Phòng nghiệp vụ II:
- Kiểm toán, quyết toán vốn đầu tư.
- Kiểm toán báo cáo quyết toán tài chính, chương trình xây dựng cơ bản.
Phòng hành chính tổng hợp:
- Quản lý văn thư lưu trữ
- Quản lý nhân sự
* Các phòng được định biên cán bộ theo phương án tổ chức do Giám đốc công ty quyết định theo phân cấp.
* Các phòng chức năng có nhiệm vụ thực hiện các công việc do Giám đốc giao, hoàn thành các công việc theo nhiệm vụ riêng của từng phòng.
Giám Đốc
Sơ đồ:
Các phó Giám Đốc
Kế toán trưởng
Phòng quản trị hành chính
Phòng nghiệp vụ II
Phòng nghiệp vụ I
Kế hoạch nhân sự năm 2004
TT
Ngành nghề
Hiện có
Yêu cầu
Cân đối
Ghi chú
Thừa
Thiếu
1
Cử nhân tài chính - kế toán
+ Chính quy
+ Tại chức
21
16
5
30
26
4
1
1
10
10
2
Kỹ sư kinh tế, thuỷ lợi
2
4
2
3
Cao đẳng
1
0
1
4
Lái xe
0
1
1
Tổng cộng
24
35
2
13
Với đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong năm 2004, đơn vị cử một số cán bộ đi học và thi lấy bằng kiểm toán viên.
II. Tổng quan quy trình thực hiện một cuộc kiểm toán tại công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán - tổng công ty sông đà
Gồm 3 bước cơ bản:
- Chuẩn bị kiểm toán bao gồm tất cả các công việc khác nhau nhằm tạo được cơ sở pháp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho công tác kiểm toán.
- Thực hành kiểm toán bao gồm tất cả các công việc thực hiện chức năng xác minh của kiểm toán để khẳng định được thực chất của đối tượng và khách thể kiểm cụ thể.
- Kết thúc kiểm toán bao gồm các công việc đưa ra kết luận kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và giải quyết- các công việc phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán.
Để thực hiện quy trình kiểm toán với 3 bước cơ bản nêu trên, khái niệm "cuộc kiểm toán" phải bao hàm đầy đủ các yếu tố sau:
a) Đối tượng kiểm toán
b) Mục tiêu và phạm vi kiểm toán
c) Chủ thể kiểm toán
d) Khách thể kiểm toán
e) Phương pháp áp dụng kiểm toán và cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán
f) Thời hạn kiểm toán.
1.Chuẩn bị kiểm toán
Chuẩn bị là bước công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán nhằm tạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thành hành kiểm toán. Đây là công việc có ý nghĩa quyết định chất lượng kiểm toán. . Trong khi đó các văieọt nam bản pháp lý chưa đầy đủ và phân tán, nguồn tài sản thiếu về số lượng, về tính đồng bộ và cả chất lượng… Do vậy, chuẩn bị kiểm toán càng cần được coi trọng đặc biệt. Các tiền đề và điều kiện cụ thể cần tạo ra trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán có rất nhiều đặc biệt trong những loại hình kiểm toán cụ thể như kiểm toán tài chính.
1.1. Xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán:
Mục tiêu và phạm vi kiểm toán này cần xác định cụ thể cho một cuộc kiểm toán. Trong điều kiện kiểm toán đã phát triển ổn định thì mục tiêu và phạm vi kiểm toán không còn là vấn đề phức tạp song trong điều kiện còn mới mẻ rất cần có nhận thức đầy đủ về mục tiêu, phạm vi kiểm toán.
Mục tiêu kiểm toán là đích cần đạt tới đồng thời là thước đo kết quả kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán cụ thể. Mục tiêu chung của kiểm toán phải gắn chặt với mục tiêu, yêu cầu của quản lý. Vì vậy, trước hết mục tiêu của kiểm toán phải tuỳ thuộc vào quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm toán, tuỳ thuộc vào loại hình kiểm toán.
Quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán biểu hiện trước hết ở bộ máy kiểm toán (chủ thể kiểm toán): kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập hay kiểm toán nội bộ. Mỗi bộ máy có lĩnh vực và phạm vi hoạt động khác nhau, yêu cầu pháp lý khác nhau nên mục tiêu kiểm toán không thể trùng hợp cho dù cùng thực hiện ở một khách thể, ngược lại với cùng một chủ thể kiểm toán, mục tiêu kiểm toán có thể khác nhau tuỳ quan hệ giữa khách thể với chủ thể kiểm toán.
Trong quan hệ với loại hình kiểm toán, có thể thấy rõ sự khác biệt giữa mục tiêu xác minh tính trung thực và hợp lý của bản khai tài chính trong kiểm toán tài chính với mục tiêu bảo vệ tài sản, xác minh việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính, kế toán trong kiểm toán nghiệp vụ và đánh giá việc chấp hành các quy tắc, chế độ, pháp luật của kiểm toán tuân thủ.
Phạm vi kiểm toán là giới hạn về không gian và thời gian của kiểm toán. Phạm vi kiểm toán thường được xác minh đồng thời với mục tiêu kiểm toán và là đối tượng cụ thể hoá mục tiêu này.
1.2. Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản.
Tuỳ mục tiêu và phạm vi kiểm toán cần chỉ thị trước người chủ trì cuộc kiểm toán sẽ tiến hành lần này. Công việc này có thể làm đồng thời với việc xây dựng mục tiêu cụ thể song song cần thực hiện trước khi thu thập thông tin. Đặc biệt là việc làm quen với đối tượng, với khách thể mới của kiểm toán.
1.3. Thu thập thông tin
Trong thu thập thông tin cần tận dụng tối đa tài liệu đã có song khi cần thiết vẫn phải có những biện pháp điều tra bổ sung.
Các nguồn tài liệu đã có thường gồm:
- Các nghị quyết có liên quan đến hoạt động của đơn vị kiểm toán.
- Các văn bản có liên quan đến đối tượng và khách thể kiểm toán
- Các kế hoạch dự toán, dự báo có liên quan
- Các báo cáo kiểm toán lần trước, các biên bản kiểm kê hoặc các biên bản xử lý các nghiệp vụ, các vụ việc xảy ra trong kiểm toán.
- Các tài liệu khác có liên quan.
1.4. Lập kế hoạch kiểm toán
Cũng như các kế hoạch khác kế hoạch kiểm toán là qúa trình cân đối tích cực giữa nhu cầu và nguồn lực đã có. Trong kiểm toán kế hoạch chung này gọi là kế hoạch chiến lược. Tuy nhiên giới hạn lập kế hoạch là kế hoạch tổng quát cho việc kiểm toán.
1.5. Xây dựng chương trình kiểm toán
Cần xây dựng cụ thể cho từng chương trình cụ thể cho từng phần hành kiểm toán do mỗi vị trí có đặc điểm khác nhau nên phạm vi loại hình kiểm toán cũng khác nhau dẫn đến số lượng và các bước kiểm toán cũng khác nhau.
2.Thực hành kiểm toán.
- Kiểm toán phải tuyệt đối tuân thủ chương trình kiểm toán đã được xây dựng.Trong mọi trường hợp kiểm toán viên không được tự ý thay đổi chương trình.
- Kiểm toán viên phải thường xuyên ghi chép những phát giác, những nhận định về các nghiệp vụ…
- Định kỳ tổng hợp kết quả kiểm toán, để nhận rõ mức độ thực hiện so với khối lượng công việc chung.
- Mọi điều chỉnh về nội dung, phạm vi, trình tự kiểm toán… phải có ý kiến thống nhất của người phụ trách chung về công việc kiểm toán.
3. Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán.
Là giai đoạn hoàn tất công việc kiểm toán và đòi hỏi kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến của mình về đối tượng được kiểm tra. Kết luận kiểm toán do kiểm toán viên đưa ra phải được tổng hợp và báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán phải được lập thành văn bản và phải chứa đựng đầy đủ những kết luận về cuộc kiểm toán.
- Công việc thực hiện sau kiểm toán:
Kiểm toán viên thực hiện công việc hoàn thiện hồ sơ, lưu trữ và xem xét nhừng khoản mục trong hợp đồng còn phải thực hiện đồng thời theo dõi sau kiểm toán những sự kiện phát sinh liên quan đến kiểm toán.
III. Kết quả hoạt động kiểm toán tại Công ty kiẻm toán và dịch vụ tài chính kế toán:
1. Hoạt động kiểm toán
Do Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán được hoạt đông từ ngày 1/12/2003, do đó các hoạt động của Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán còn rất mới mẻ và đang trong giai đoạn tổ chức lại từ phòng kiểm toán nội bộ.
Tháng 12 năm 2003: Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán bắt đầu hoạt động và tổ chức các phòng ban, bộ phận chức năng cũng như tổ chức bộ máy quản lý của toàn Công ty.
Trong tháng 1 năm 2004: Công ty tiến hành tổ chức các hoạt động nghiệp vụ gồm:
Bồi dưỡng nghiệp vụ
Phổ biến kiến thức về chuẩn mực kế toán, kiểm toán
Tổ chức học tập phương pháp kiểm toán của các Công ty kiểm toán độc lập như : VACO, A&C, CAP Hà Nội…
Tháng 2 năm 2004: Công ty bắt đầu thực hiện cuộc kiểm toán cho các đơn vị thành viên Tổng công ty Sông Đà trong vai trò là Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán.
2. Danh sách khách hàng:
Khách hàng của Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán trong thời điểm hiện tại là các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Sông Đà. Các đơn vị này là những đơn vị bắt buộc kiểm toán theo yêu cầu của Tổng công ty Sông Đà về việc công khai tài chính.
Các khách hàng của Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán gồm 3 nhóm là: Các DNNN; các Công ty cổ phần; các ban quản lý, ban điều hành.
Công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính kế toán tổ chức thành lập 3 đoàn tiến hành kiểm toán cho các đơn vị theo khu vực.
Danh sách khách hàng kiểm toán của Công ty trong năm 2004.
TT
Đơn vị kiểm toán
I
Đoàn I
1
Công ty CPĐTPT hạ tầng và xây dựng Sông Đà
2
Công ty CPCƯNL QL& TM Sông Đà
3
Công ty CP ĐTPP ĐT và KCN Sông Đà
4
PQL Xi Măng Hạ Long
5
Trung tâm NC và UĐ khoa công nghệ Sông Đà
6
Công ty Sông Đà 25
7
Công ty Sông Đà 1
8
Công ty Sông Đà 8
9
Công ty Sông Đà 9
10
Công ty Sông Đà 10
11
Công ty tư vấn xây dựng Sông Đà
12
Cơ quan Tổng công ty tại Hà Nội
II
Đoàn 2
1
Công ty CP Xi Măng Sông Đà
2
Công ty CP May Sông Đà
3
Công ty CP bao bì Sông Đà
4
Bệnh viện Sông Đà - Hoà Bình
5
Trường công nhân CG Việt Xô Sông Đà
6
Công ty Sông Đà 2
7
Công ty Sông Đà 11
8
Công ty Sông Đà 12
9
BĐH thuỷ điện Na Hang
10
Công ty Sông Đà 5
11
Công ty Sông Đà 7
III
Đoàn III
1
Công ty Sông Đà 19
2
Công ty Sông Đà 17
3
Công ty CP Xi Măng Yaly Sông Đà
4
Công ty CP thuỷ điện Ri Ninh II
5
BĐH thuỷ điện Sê San 3
6
Bệnh viện Sông Đà - Yaly
7
Đại diện TCT tại miền trung
8
Công ty Sông Đà 3
9
Công ty Sông Đà 4
10
BQL thuỷ điện Sê San 3A
11
Công ty Sông Đà 6
12
Công ty BOT thuỷ điện Cần đơn
13
Chi nhánh TPHCM
14
Ban điều hành đường Hồ Chí Minh
Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2004
3.1. Kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2004
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Ghi chú
1
Giá trị kinh doanh
1000đ
4.070.000
2
Doanh số cung cấp dịch vụ
1000đ
4.070.000
Trong đó:
2.1
Doanh thu
1000đ
3.700.000
- Phí kiểm toán báo cáo tài chính
1000đ
3.350.000
- Phí kiểm toán các dự án đầu tư của TCT
1000đ
350.000
- Dịch vụ tài chính kế toán và thu nhập khác
1000đ
2.2
Thuế GTGT đầu ra
1000đ
370.000
3
Chi phí (tiền lương, tiền công, công tác phí, giao dịch, chi phí văn phòng, khấu hao tài sản…)
1000đ
3.570.800
4
Lợi nhuận
1000đ
4.1
Mức lợi nhuận
1000đ
129.200
4.2
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
3%
5
Các khoản phải nộp Nhà nước
1000đ
328.410
5.1
Các khoản phải nộp ngân sách
1000đ
261.176
- Thuế GTGT phải nộp
1000đ
222.000
+ Thuế GTGT đầu ra
1000đ
370.000
+ Thuế GTGT được khấu trừ
1000đ
148.000
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
1000đ
36.176
(Nộp lợi nhuận về TCT)
- Thuế môn bài
1000đ
3.000
- Thuế khác
1000đ
5.2
Các khoản phải nộp khác
1000đ
67.234
- Bảo hiểm xã hội
1000đ
58.464
- Bảo hiểm y tế
1000đ
8.700
6
Tiền lương và thu nhập
1000đ
6.1
CBCNV đến cuối kỳ báo cáo
Người
35
6.2
CBCNV bình quân quý
Người
32
6.3
Tổng quỹ lương phải trả
1000đ
1.360.800
6.4
Các khoản thu nhập khác
1000đ
80.000
6.5
Tiền lương b/q CBCNV/tháng/người
1000đ
3.544
6.6
Thu nhập b/q CBCNV/tháng/người
1000đ
3.752
7
Tài sản cố định và khấu hao TSCĐ
1000đ
7.1
Nguyên giá TSCĐ bq cần tính KH
1000đ
870.000
7.2
Số tiền KH TSCĐ
1000đ
260.000
7.3
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ
%
30%
3.1. Kế hoạch chi phí năm 2004
TT
Nội dung chi phí
Số tiền (đồng)
Ghi chú
I
Tiền lương, các khoản trích theo lương
1.444.800.000
1
Tiền lương
1.360.800.000
2
BHXH, BHYT, KPCĐ, DPMVL
84.000.000
II
Công tác phí
390.000.000
III
Tiền thuê văn phòng
8.500.000
IV
Chi phí khấu hao TSCĐ
260.000.000
V
Chi phí hành chính
448.500.000
1
Đồ dùng văn phòng
40.000.000
2
Văn phòng phẩm (giấy, bút, mực in…)
80.000.000
3
Chi phí xăng, dầu
50.000.000
4
Chi phí sửa chữa TSCĐ
30.000.000
5
Tiền điện thoại, internet
99.500.000
6
Tiền báo chí
10.000.000
7
Mua tài liệu phục vụ chuyên môn
30.000.000
8
Tiền điện, nước
24.000.000
9
Chi phí đồng phục
35.000.000
10
Chi phí thành lập công ty
50.000.000
VI
Chi phí giao dịch tiếp khách
125.000.000
1
Chi phí hội họp
25.000.000
2
Chi phí giao dịch tiếp khách
100.000.000
VII
Chi phí thuê chuyên gia
150.000.000
VIII
Chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
250.000.000
IX
Chi phí bảo hiểm dịch vụ kiểm toán
45.000.000
X
Chi phí quảng cáo, giới thiệu các loại sản phẩm dịch vụ của công ty
80.000.000
XI
Thuế môn bài
3.000.000
XII
Chi thưởng hoàn thành kế hoạch, bồi dưỡng ngày lễ, tết cho CBCNV
80.000.000
III
Chi môi giới việc làm
80.000.000
XIV
Chi khám sức khoẻ định kỳ
6.000.000
XV
Dự phòng phí
200.000.000
Tổng cộng
3.570.000.000
3.3. Kế hoạch đầu tư
TT
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng cần có
Giá trị đầu tư (đồng) (Không tính thuế GTGT)
Số lượng cần có
TCT bàn giao sang
Mua sắm mới
Tổng giá trị
Giá trị TCT bàn giao sang
Giá trị mua sắm mới
1
Xe ô tô TOYOTA (4 chỗ)
Chiếc
1
-
1
600.000.000
600.000.000
2
Máy photocopy
Chiếc
1
-
1
45.000.000
45.000.000
3
Máy FAX
Chiếc
1
-
1
12.000.000
12.000.000
4
Máy vi tính để bàn
Bộ
17
9
8
195.000.000
75.000.000
120.000.000
5
Máy vi tính xách tay
Chiếc
3
-
3
75.000.000
75.000.000
6
Máy xén giấy
Chiếc
1
1
10.000.000
10.000.000
7
Két bạc
Chiếc
1
1
5.000.000
5.000.000
Tổng cộng
942.000.000
75.000.000
867.000.000
3.4. Kế hoạch vốn
TT
Nội dung
Số tiền (đồng)
Ghi chú
I
Vốn dùng mua sắm trang thiêt bị ban đầu
867.000.000
1
Xe ô tô 4 chỗ
600.000.000
2
Máy Photocopy
45.000.000
3
Máy FAX
12.000.000
4
Máy vi tính để bàn
120.000.000
5
Máy vi tính xách tay
75.000.000
6
Máy xén giấy
10.000.000
7
Két bạc
5.000.000
II
Vốn lưu động
1
Doanh thu kinh doanh
3.700.000.000
2
Vòng quay vốn lưu động bình quân/năm
6
3
Nhu cầu vốn lưu động
617.000.000
4
Vốn lưu động tự có và huy động
0
5
Đề nghị TCT cấp hoặc cho vay
617.000.000
Tổng cộng
1.484.000.000
3.5. Kế hoạch cân đối nhân lực, kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo, kế hoạch tạo lập và sử dụng các quỹ Doanh nghiệp năm 2004.
3.6. Tháng 7 năm 2004: Tổng kết công tác kiểm toán báo cáo tài chính
3.7. Từ tháng 8/2004 đến tháng 12/2004: Tiến hành kiểm toán tuân thủ một số đơn vị thành viên của Tổng công ty, kiểm toán báo cáo nguồn vốn đầu tư một số dự án và các dịch vụ khác.
Triển khai việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của Công ty, hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo nội dung chuẩn mực và phù hợp với đăc thù sản xuất kinh doanh của các đơn vị.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC544.doc