Tổng quan pháp luật quốc tế về phòng, chống và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển

Công ước FUND 1992 quy định về những thiệt hại do ô nhiễm được bồi thường tại khoản 2 Điều 1:

“Tổn thất hoặc thiệt hại xảy ra bên ngoài tàu do sự xâm nhiễm từ việc rò rỉ dầu hoặc thải dầu từ tàu, bất kể là ở địa điểm nào xảy ra sự cố rò rỉ hoặc thải dầu đó, với điều kiện là việc đền bù cho môi trường bị ảnh hưởng ngoài những tổn thất về lợi tức ảnh hưởng đó sẽ được giới hạn tương đương ở mức chi phí thực tế bỏ ra cho các biện pháp hợp lý nhằm khôi phục môi trường đã được hoặc sẽ được áp dụng và các chi phí để thực hiện những biện pháp phòng ngừa và những tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh từ việc áp dụng các biện pháp này.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3186 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan pháp luật quốc tế về phòng, chống và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LPOL 54 vẫn tiếp tục được áp dụng tại một số quốc gia cho đến khi các quốc gia này tuyên bố bãi bỏ nó. (2) Công ước quốc tế liên quan đến can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ô nhiễm dầu (INTERVENTION), 1969 Công ước này quy định quốc gia ven biển có thể thực hiện những biện pháp cần thiết trên biển cả để ngăn ngừa, hạn chế hoặc loại trừ nguy hiểm cho vùng bờ biển của họ khỏi bị ô nhiễm do dầu hay bị đe doạ ô nhiễm dầu sau khi xảy ra tai nạn hàng hải. Tuy nhiên, quốc gia ven biển chỉ có quyền thực hiện những hành động can thiệp khi cần thiết và sau khi đã bàn bạc với những tổ chức thích hợp, đặc biệt là quốc gia mà tàu mang cờ, chủ tàu hoặc chủ hàng và trong hoàn cảnh cho phép. (3) Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm biển từ tàu 1973 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư 1978 (MARPOL 73/78) MARPOL 73/78 được Tổ chức Hàng hải Quốc tế thông qua năm 1973, sửa đổi bổ sung vào năm 1978 và có hiệu lực ngày 02/1/1983. Công ước MARPOL 73/78 đã khẳng định rằng bất kỳ một sự thải đổ cố ý, ngẫu nhiên hoặc vô ý dầu mỏ, chất có hại, nước thải, rác các loại từ một phương tiện thủy bất kỳ xuống biển được coi là hành động gây ô nhiễm môi trường biển. Đồng thời MAPOL 73/78 cũng đặt ra mục đích cuối cùng là chấm dứt toàn bộ việc cố ý làm ô nhiễm biển mà trước mắt là kiểm soát, chế ngự, hạn chế tới mức thấp nhất việc thải các chất có hại. MARPOL 73/78 được coi là một văn bản tổng hợp, một công cụ đắc lực nhất cụ thể hóa toàn bộ nội dung hành động thuộc phần XII “Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển” của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 . Trong 6 phụ lục của MARPOL 73/78, Phụ lục I - Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm dầu là phụ lục bắt buộc và quan trọng nhất. Phụ lục này đưa ra những tiêu chuẩn mới và nghiêm ngặt hơn đối với hoạt động xả dầu xuống biển của tàu. Phụ lục yêu cầu một số tàu dầu lớn phải được bố trí két ballast phân ly và hệ thống rửa dầu thô. Bên cạnh đó, Phụ lục còn yêu cầu cảng của quốc gia phải thiết lập phương tiện tiếp nhận tương xứng cho cặn dầu và các chất thải khác. Có thể nói, việc xả dầu xuống biển đã giảm đáng kể từ khi Công ước MARPOL 73/78 ra đời. MARPOL 73/78 với các phụ lục của nó đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường biển, làm hạn chế những hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm cao như các vụ ô nhiễm môi trường biển do dầu. (4) Công ước quốc tế về sẵn sàng ứng phó và hợp tác đối với ô nhiễm dầu (OPRC - London, ngày 30/11/1990) Cũng như MARPOL, OPRC yêu cầu các quốc gia thành viên phải thiết lập một hệ thống ứng phó hiệu quả và kịp thời khi có tai nạn ô nhiễm xảy ra. Trong đó phải quy định: Cơ quan chịu trách nhiệm về sẵn sàng và ứng phó với ô nhiễm dầu; Cơ quan chịu trách nhiệm và truyền những thông báo về ô nhiễm dầu; Cơ quan có quyền thay mặt nhà nước yêu cầu giúp đỡ hoặc quyết định việc giúp đỡ khi có yêu cầu; Xây dựng một kế hoạch ứng cứu khẩn cấp ở mức quốc gia, phối hợp với các cơ quan hữu quan khác trong việc cung cấp, sử dụng trang thiết bị, tổ chức diễn tập huấn luyện ứng phó ô nhiễm dầu. 3.3. Nhóm công ước về trách nhiệm dân sự và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển (1) Công ước quốc tế về trách nhiệm và bồi thường tổn thất liên quan đến vận chuyển các chất nguy hiểm và độc hại bằng đường biển 1996 (HNS) Công ước HNS đưa ra một quy chế trách nhiệm và bồi thường trên cơ sở một hệ thống chế tài gồm hai mức như công ước CLC và FUND đối với ô nhiễm dầu: mức bồi thường thứ nhất thuộc trách nhiệm của chủ tàu và mức thứ hai do quỹ HNS chi trả ( được đóng góp bởi những bên liên quan đến hàng hóa). Công ước không chỉ bao trùm vấn đề ô nhiễm mà còn cả nguy cơ khác như cháy, nổ gây ra bởi chất nguy hiểm và độc hại. Việc đền bù không chỉ đối với thiệt hại ô nhiễm xảy ra trên lãnh thổ, lãnh hải mà còn mở rộng đến vùng đặc quyền kinh tế. Giới hạn đền bù được tính toán trên cơ sở đơn vị của Quỹ tiền tệ quốc tế. Công ước HNS đưa ra trách nhiệm nghiêm ngặt đối với chủ tàu, những giới hạn trách nhiệm cao hơn chế độ giới hạn chung và một hệ thống bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc. Công ước không áp dụng cho vật liệu phóng xạ, than và những hàng hóa chở xô ít gây thiệt hại khác, mà chỉ áp dụng đối với: Dầu chở xô liệt kê trong Phụ trương I, Phụ lục I; Chất lỏng độc hại chở xô liệt kê trong Phụ trương II, Phụ lục II cũng như chất được phân loại theo quy tắc 3(4) Phụ lục II, Marpol; Chất lỏng nguy hiểm nêu trong Chương 17, Bộ luật IBC; Chất, vật liệu nguy hiểm, độc hại nêu trong Bộ luật IMDG; Khí hóa lỏng nêu trong chương 19 của Bộ luật về Cấu trúc và thiết bị tàu chở xô khí hóa lỏng, 1983; Chất lỏng chở xô có nhiệt độ cháy không quá 600C; cặn của những chất trên. Tùy theo tổng dung tích của tàu, giới hạn đền bù theo mức thứ nhất sẽ không vượt quá 100 triệu SDRs và giới hạn cao nhất đền bù theo Công ước HNS là 250 triệu SDRs (tương đương với khoảng 362 triệu USD). (2) Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 (CLC 1992) Công ước CLC (Internationl Convention on Civil Liability for Oil Pollution Damage) - Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu ra đời năm 1969 với hai tiêu chí: Bảo đảm cho an toàn hàng hải và an toàn môi trường. Sau đó Công ước được sửa đổi hai lần vào năm 1992 (có hiệu lực ngày 30/5/1996) và năm 2000 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2003). Công ước đã bước đầu xây dựng được một quy trình đòi bồi thường thiệt hại khi có sự cố ô nhiễm dầu xảy ra theo các bước như sau: i, Bước 1 - Thu thập chứng cứ và đánh giá thiệt hại Trong Công ước CLC 1992 không quy định rõ chủ thể tiến hành thu thập chứng cứ và đánh giá thiệt hại. Tuy nhiên trên thực tế, khi các chủ tàu tham gia bảo hiểm hay bảo đảm tài chính thì cơ quan bảo hiểm là bên có thẩm quyền đánh giá thiệt hại và trên cơ sở đó để chi trả bồi thường cho bên khiếu nại. Công ước quy định về những thiệt hại do ô nhiễm được bồi thường, cụ thể: + Tổn thất hoặc thiệt hại xảy ra bên ngoài tàu do sự xâm nhiễm từ việc rò rỉ dầu hoặc thải dầu từ tàu, bất kể là ở địa điểm nào xảy ra sự cố rò rỉ hoặc thải dầu đó, với điều kiện là việc đền bù do môi trường bị ảnh hưởng ngoài những tổn thất về lợi tức ảnh hưởng đó sẽ được giới hạn tương đương ở mức chi phí thực tế bỏ ra cho các biện pháp hợp lý nhằm khôi phục môi trường đã hoặc sẽ được áp dụng. + Các chi phí để thực hiện những biện pháp phòng ngừa và những tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh từ việc áp dụng biện pháp này (khoản 6, điều I, Công ước CLC 1992). ii, Bước 2 - Kiện đòi bồi thường thiệt hại * Quyền khiếu kiện đòi BTTH Người bị thiệt hại có quyền thực hiện quyền khiếu kiện đòi bồi thường. (Cá nhân, tổ chức, hiệp hội, công ty, các tổ chức tư nhân hay tổ chức công, bao gồm cả quốc gia và chính quyền địa phương). * Bên chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Tổ chức/cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại: chủ tàu gây thiệt hại (theo quy định tại khoản 1, Điều III, CLC 1992). Tuy nhiên chủ tàu sẽ không phải chịu trách nhiệm hoặc được miễn trừ trách nhiệm theo các điều kiện quy định tại khoản 2, 3 Điều III, Công ước CLC 1992, cụ thể: “2. Chủ tàu sẽ không bị ràng buộc trách nhiệm về thiệt hại ô nhiễm nếu chứng minh những thiệt hại đó là: a) Do hậu quả của chiến tranh, hành động thù địch, nội chiến, bạo động hoặc do các hiện tượng thiên nhiên có tính chất đặc biệt, không tránh khỏi và cưỡng lại được. b) Hoàn toàn do một hành động hoặc không hành động cố ý từ bên thứ ba gây thiệt hại đó, hoặc c) Hoàn toàn là do sự bất cản hoặc hành động sai do bất kỳ một Chính phủ hoặc do cơ quan chuyên trách bảo dưỡng đèn hiệu hoặc các thiết bị trợ giúp hàng hải gây ra trong khi thực hiện chức năng đó. 3. Nếu chủ tàu chứng minh được thiệt hại ô nhiễm một phần hoặc toàn bộ là do một hành động hoặc không hành động có chủ ý gây ra thiệt hại của người gánh chịu thiệt hại hoặc là do sự bất cẩn của người đó thì chủ tàu có thể được miễn trừ mọt phần hoặc toàn bộ trách nhiệm của mình đối với người đó”. Trong trường hợp chủ tàu duy trì bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính (khi tham gia chuyên trở trên 2000 tấn dầu theo hàng rời, chủ tàu buộc phải tham gia bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính), bên bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. * Xác định phạm vi yêu cầu đòi bồi thường Bên bị thiệt hại chỉ được bồi thường theo phần giới hạn trách nhiệm của chủ tàu theo 3 mức như sau: (1) Đối với những tàu có trọng tải từ 5.000 tấn trở xuống thì mức giới hạn trách nhiệm là 4,51 triệu SDR, tương đương khoảng 5,78 triệu USD; (2) Đối với những tàu có trọng tải trên 5.000 tấn đến 140.000 tấn, thì cứ mỗi đơn vị trọng tải gia tăng sẽ được tính tăng thêm 631 SDR/GT (80 USD); (3) Đối với những tàu có trọng tải trên 140.000 thì mức giới hạn là 89,77 triệu SDR (11,5 triệu USD). * Xác định phương thức giải quyết và cơ quan có thẩm quyền giải quyết Khi một sự cố gây ra thiệt hại ô nhiễm trong lãnh thổ kể cả vùng lãnh hải hoặc một khu vực như nêu tại Điều 2, Công ước CLC 1992, của một hoặc nhiều quốc gia thành viên hoặc khi mà các biện pháp phòng ngừa đã được thực hiện nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại từ ô nhiễm tại lãnh thổ đó, kể cả tại vùng lãnh hải và khu vực như vậy thì việc khiếu nại bồi thường chỉ có thể đưa ra Toà án của bất kỳ quốc gia hoặc các quốc gia thành viên đó. Bị đơn phải nhận được thông báo phù hợp về việc khiếu kiện đó (Điều IX, Công ước CLC 1992). * Quy trình, thủ tục yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại - Bên nguyên đơn gửi khiếu kiện Nguyên đơn có thể gửi đơn khiếu kiện của mình đến Tòa án của một quốc gia thành viên công ước khi sự cố ô nhiễm dầu gây thiệt hại xảy ra tại lãnh thổ, lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia đó (Điều IX.1) - Bên bị đơn lập Quỹ bồi thường thiệt hại Để được giới hạn trách nhiệm thì chủ tàu phải lập một Quỹ với tổng số tiền tương ứng với mức giới hạn trách nhiệm của mình tại Toà án hoặc nhà chức trách có thẩm quyền thuộc bất kỳ một quốc gia thành viên nào mà tại đó có khiếu kiện bồi thường hoặc nếu chưa có khiếu nại bồi thường, thì Quỹ đó được lập tại Toà án hoặc tại cơ quan chức trách có thẩm quyền của trong các quốc gia thành viên mà khiếu kiện bồi thường có thể được đưa ra xét xử (khoản 3, Điều V). Trong trường hợp chủ tàu duy trì bảo hiểm hay bảo đảm tài chính thì phía bảo hiểm hay bảo đảm tài chính là bị đơn trong thủ tục tố tụng. Bên bảo hiểm hay bảo đảm tài chính cũng có quyền lập Quỹ giới hạn trách nhiệm như chủ tàu. Trong trường hợp, dù chủ tàu không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm thì bên bảo hiểm hay bảo đảm tài chính vẫn được tự giới hạn trách nhiệm của mình. Trong mọi trường hợp bị đơn có quyền yêu cầu chủ tàu cùng tham gia tố tụng (khoản 8, Điều VII) - Qúa trình tố tụng tại Tòa án + Thời hiệu khởi kiện Thời hiệu khởi kiện tại Toà án là 3 năm kể từ khi xảy ra thiệt hại. Trong trường hợp sự cố xảy ra bao gồm một loạt các biến cố thì thời hiệu khởi kiện là 6 năm kể từ ngày biến cố đầu tiên xảy ra (Điều VIII, công ước CLC 1992). + Xác định Tòa án có thẩm quyền trong việc phân chia Quỹ Sau khi bị đơn thiết lập Quỹ thì Tòa án của quốc gia lập Quỹ đó sẽ là Tòa án duy nhất có thẩm quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan tới phân chia Quỹ này (khoản 3, Điều IX, Công ước CLC 1992). + Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Toà án chỉ được áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khi bị đơn không lập Quỹ sau khi thiệt hại xảy ra như theo quy định tại điều V của Công ước. Nếu chủ tàu đã lập Quỹ thì: (a) Người có khiếu nại không được thực hiện bất cứ quyền gì đối với các tài sản khác của chủ tàu trong các khiếu nại như vậy và (b) Toà án hoặc cơ quan chức trách có thẩm quyền của bất kỳ một quốc gia ký kết nào sẽ ra lệnh giải phóng tàu hoặc bất cứ tài sản nào khác của chủ tàu mà trước đó đã bị thu giữ để đảm bảo khiếu nại bồi thường và giải phóng bất cứ bảo lãnh bằng tiền hay các bảo đảm khác được áp dụng (khoản 1, Điều VI). + Công nhận và thi hành phán quyết của Toà án Bất kỳ phán quyết được Toà án có thẩm quyền đưa ra có hiệu lực thi hành tại quốc gia nơi làm bản án mà không còn bị điều chỉnh bởi bất kỳ hình thức phúc thẩm nào thông thường sẽ được công nhận tại quốc gia thành viên khác trừ khi: (a) phán quyết của Toà án có được do lừa đảo hoặc (b) bị đơn không nhận được thông báo phù hợp và không có cơ hội bình đẳng để bào chữa (Điều X). Những phán quyết này sẽ có hiệu lực thi hành tại mỗi quốc gia thành viên ngay sau khi hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của quốc gia đó. (3) Công ước quốc tế về thiết lập Quỹ quốc tế để bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 (FUND 1992) FUND 1992 là Công ước bổ sung cho Công ước CLC 1992 nhằm thiết lập một hệ thống đền bù thiệt hại mà việc đền bù thực hiện theo Công ước CLC 1992 không đầy đủ. Quỹ quốc tế đền bù thiệt hại do ô nhiễm dầu từ tàu 1992 (International oil pollution compensation fund 1992 - IOPC 1992) được thành lập theo Công ước FUND 1992 khi công ước này có hiệu lực vào ngày 30/5/1996. Quỹ 1992 là một tổ chức liên chính phủ mang tính toàn cầu được thành lập nhằm điều hành hệ thống đền bù thiệt hại theo FUND 1992. Quy trình đòi bồi thường thiệt hại theo FUND 1992 được tiến hành qua các bước sau: i, Bước 1: Bên bị thiệt hại đệ trình khiếu nại * Chủ thể tiến hành đòi bồi thường thiệt hại Bất cứ người nào phải chịu thiệt hại trong một quốc gia thành viên của Công ước đều có quyền khiếu nại và tiến hành đòi bồi thường thiệt hại (điều IV, Công ước FUND 1992). Nguyên đơn tiến hành bồi thường thiệt hại có thể là cá nhân, tổ chức, hiệp hội, công ty, các tổ chức tư nhân hay tổ chức công, bao gồm cả quốc gia và chính quyền địa phương. Nếu một nhóm nguyên đơn phải chịu những thiệt hại giống nhau, họ có thể tìm kiếm những điều kiện thuận lợi hơn để đệ trình các khiếu nại phối hợp với nhau (2008 claim manual, mục 2.1.2). * Bên bị thiệt hại đệ trình khiếu nại tới ai? Khi một thiệt hại xảy ra Quỹ FUND 1992 phối hợp với bên bảo hiểm của chủ tàu, thường là Hiệp hội bảo đảm và bảo hiểm hàng hải (P&I club) bảo hiểm cho trách nhiệm với bên thứ ba của chủ tàu, bao gồm cả trách nhiệm cho những thiệt hại do ô nhiễm dầu. Khi một sự cố xảy ra mà phát sinh một số lượng lớn các khiếu nại, Quỹ FUND 1992 và P&I club sẽ cùng nhau thiết lập một văn phòng khiếu nại địa phương để các khiếu nại có thể được xử lý một cách dễ dàng hơn. Nguyên đơn sau đó nên đệ trình các khiếu nại của họ tới văn phòng này. (2008, claim manual, mục 2.2.2). Có thể viện dẫn một ví dụ trong vụ Heibei Spirit của Hàn Quốc Vào tháng 1 năm 2008, khi nhận được một lượng lớn các khiếu nại, Quỹ FUND và Skuld Club (P&I club) mở một Văn phòng khiếu nại (Trung tâm Heibei Spirit) ở Seoul để trợ giúp cho các nguyên đơn trong việc trình bày các khiếu nại bồi thường của họ. (Nguồn, Incidents involving the IOPC Funds October 2009, trang 36). * Cách thức trình bày khiếu nại của nguyên đơn Khiếu nại nên được làm bằng văn bản (kể cả telexfax hay thư điện tử). Nếu có thể thì P&I và/ hoặc FUND sẽ cấp mẫu khiếu nại để trợ giúp các nguyên đơn trong việc trình bày khiếu nại. Một khiếu nại cần phải được trình bày một cách rõ ràng và với những thông tin đầy đủ nhất. Mỗi mục của khiếu nại phải được chứng minh bằng một hoá đơn, chứng từ hay những tài liệu được cung cấp có liên quan khác, chẳng hạn như giấy tờ công việc, những tài liệu giải thích, các khoản tính toán và tranh ảnh. Nguyên đơn có nghĩa vụ đệ trình những bằng chứng đầy đủ để trợ giúp cho những khiếu nại của mình [4]. * Những nội dung trình bày trong khiếu nại của nguyên đơn Mỗi khiếu nại nên bao gồm những thông tin cơ bản sau đây: (1) Tên và địa chỉ của nguyên đơn và bất cứ đại diện nào; (2) Xác định con tàu có liên quan trong sự cố; (3) Ngày, nơi và các chi tiết đặc biệt của sự cố, nếu nguyên đơn biết, trừ khi thông tin này có sẵn với Quỹ 1992; (3) Loại thiệt hại ô nhiễm phải chịu; (4) Khoản bồi thường yêu cầu [4]. * Khiếu nại nên được làm vào thời gian nào? Bên nguyên đơn nên gửi khiếu nại của họ ngay khi có thể sau khi thiệt hại xảy ra. Nếu một khiếu nại theo đúng nghi thức không thể được làm một cách nhanh nhất sau khi sự cố xảy ra thì Quỹ 1992 sẽ đánh giá và được thông báo ngay khi có thể về dự tính của bên nguyên đơn để trình bày khiếu nại vào thời gian sau. Bên nguyên đơn sẽ cung cấp những thông tin chi tiết trên khi có thể. Bên nguyên đơn sẽ ước lượng tổn thất các quuyền lợi của họ để bồi thường theo Công ước Quỹ 1992 trừ khi họ trao cho Toà án hành động chống lại Quỹ Fund trong vòng 3 năm kể từ ngày thiệt hại xảy ra, hay làm một thông báo theo thủ tục tới Quỹ 1992 của một toà án chống lại chủ tàu hay bên bảo hiểm của chủ tàu trong vòng 3 năm. ii, Bước 2: Đánh giá thiệt hại * Cơ quan có thẩm quyền đánh giá thiệt hại trong IOPC FUND 1992 Mặc dù Công ước FUND 1992 không có quy định cụ thể về chủ thể tiến hành đánh giá thiệt hại, song theo những tài liệu hướng dẫn của Quỹ FUND, các tổ chức có thể tham gia đánh giá thiệt hại bao gồm INTERTANKO, OGP, ICS, IOPCF, ITOPF, UNNEP, P&I club… Tuy nhiên, trên thực tế khi một sự cố xảy ra, Quỹ FUND 1992 hợp tác với bên bảo hiểm của chủ tàu, chỉ định ra các chuyên gia để chỉ đạo quá trình làm sạch, nghiên cứu, kiểm tra sự tương xứng về mặt kỹ thuật và tiến hành sự đánh giá độc lập về những tổn thất và thiệt hại [4]. * Những loại thiệt hại được bồi thường và cách thức đánh giá thiệt hại theo IOPC FUND 1992 Công ước FUND 1992 quy định về những thiệt hại do ô nhiễm được bồi thường tại khoản 2 Điều 1: “Tổn thất hoặc thiệt hại xảy ra bên ngoài tàu do sự xâm nhiễm từ việc rò rỉ dầu hoặc thải dầu từ tàu, bất kể là ở địa điểm nào xảy ra sự cố rò rỉ hoặc thải dầu đó, với điều kiện là việc đền bù cho môi trường bị ảnh hưởng ngoài những tổn thất về lợi tức ảnh hưởng đó sẽ được giới hạn tương đương ở mức chi phí thực tế bỏ ra cho các biện pháp hợp lý nhằm khôi phục môi trường đã được hoặc sẽ được áp dụng và các chi phí để thực hiện những biện pháp phòng ngừa và những tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh từ việc áp dụng các biện pháp này. Các khoản chi hợp lý hoặc sự hy sinh hợp lý được tiến hành một cách tự nguyện của chủ tàu để phòng ngừa hoặc hạn chế thiệt hại do ô nhiễm”. Cụ thể hơn trong sách về hướng dẫn khiếu nại của FUND (2008, claim manual) thì những thiệt hại được xem xét đánh giá bao gồm: Các chi phí cho dọn dẹp, làm sạch và các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm được tiến hành; Thiệt hại về tài sản; Thiệt hại kinh tế thuần tuý; Thiệt hại về kinh tế trong nghề cá, nghề nuôi trồng động thực vật ở biển và các khu vực đánh bắt cá; Các thiệt hại về kinh tế trong các khu du lịch; Thiệt hại và môi trường và các bài học về tràn dầu.; Chi phí sử dụng cố vấn [4]. Trong từng loại thiệt hại khác nhau, Quỹ FUND lại đưa ra những hướng dẫn cho phạm vi và mức độ bồi thường trong các khiếu nại của nguyên đơn. * Thông báo với nguyên đơn về kết quả đánh giá thiệt hại Một khi Quỹ và hiệp hội P&I đưa ra quyết định về một khiếu nại, nguyên đơn sẽ được thông báo, thường là bằng văn bản, để giải thích cơ sở của sự đánh giá đó. Nếu nguyên đơn quyết định chấp nhận yêu cầu bồi thường đó, bên nguyên đơn sẽ được yêu cầu ký biên nhận thanh toán khoản đó. Trong trường hợp mà nguyên đơn không đồng ý với đánh giá khiếu nại, nguyên đơn có thể cung cấp các thông tin bổ sung và yêu cầu một mức giá trị cao hơn. iii, Bước 3: Quyết định bồi thường * Thẩm quyền quyết định bồi thường thiệt hại Quỹ FUND 1992 thường phối hợp với bên bảo hiểm của chủ tàu chỉ định ra các chuyên gia để chỉ đạo quá trình làm sạch, điều tra và đánh giá thiệt hại một cách độc lập. Mặc dù Quỹ 1992 và P&I dựa vào các chuyên gia để trợ giúp trong việc đánh giá các khiếu nại, các quyết định chấp nhận hay từ chối một khiếu nại cụ thể lại tuỳ thuộc vào Hiệp hội có liên quan và Quỹ. Nếu không thể đạt được một sự thoả thuận về việc đánh giá khiếu nại, nguyên đơn có quyền đưa khiếu nại của họ ra toà án có thẩm quyền tại quốc gia nơi thiệt hại xảy ra. * Giới hạn bồi thường - Bên bị thiệt hại chỉ được Quỹ FUND 1992 bồi thường trong giới hạn trách nhiệm của Quỹ. Cụ thể: 203 triệu SDR cho những sự cố xảy ra vào hay sau 1/11/2003, bất chấp kích cỡ của tàu như thế nào. (bao gồm cả khoản tiền được trả dưới Công ước trách nhiệm 1992); 135 triệu SDR cho những sự cố xảy ra trước 1/11/2003.(bao gồm cả khoản tiền được trả dưới Công ước trách nhiệm 1992) [5]. iv, Bước 4: Khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền * Thời hiệu khởi kiện Quyền đòi bồi thường chỉ có hiệu lực khi khiếu kiện được tiến hành hay có một thông báo được làm theo quy định tại khoản 6, Điều 7 của Công ước trong thời gian 3 năm kể từ khi thiệt hại xảy ra. Nếu khiếu kiện được đệ trình sau 6 năm kể từ ngày xảy ra sự cố gây thiệt hại thì sẽ không được xem xét. (Điều 6, Công ước Quỹ 1992). * Xác định Tòa án có thẩm quyền Nguyên tắc chung để xác định thẩm quyền đối với giải quyết vụ việc ô nhiễm dầu là “toà án có thẩm quyền của quốc gia nơi xảy ra thiệt hại”. Tuy nhiên, khi một khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu đã được đưa ra trước Tòa án có thẩm quyền theo điều IX của Công ước trách nhiệm 1992 chống lại chủ tàu hoặc người bảo lãnh của chủ tàu thì toà án đó sẽ có quyền tài phán duy nhất đối với bất kỳ khiếu kiện nào chống lại Quỹ để đòi bồi thường theo quy định của Công ước này liên quan đến cùng một thiệt hại. Trong trường hợp một khiếu kiện đòi bồi thường do ô nhiễm dầu theo Công ước trách nhiệm 1992 đã được đưa ra trước toà án của Quốc gia thành viên của Công ước trách nhiệm 1992 nhưng không phải là thành viên của Công ước Quỹ 1992, thì bất kỳ khiếu kiện nào đối với Quỹ theo Công ước Quỹ sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn của bên khiếu nại để đưa ra trước toà án của Quốc gia nơi mà Quỹ có trụ sở chính hoặc trước bất kỳ toà án nào của một quốc gia là thành viên của Công ước này có thẩm quyền theo Điều 9 của Công ước trách nhiệm 1992. * Công nhận và thi hành phán quyết của Tòa án Tuỳ thuộc vào bất kỳ quyết định liên quan đến việc phân bổ, bất kỳ phán quyết nào liên quan đến Quỹ được Tòa án có thẩm quyền làm khi có hiệu lực ở quốc gia xét xử và không đòi hỏi xát xử phúc thẩm, thì xét xử đó có hiệu lực và được thi hành tại mỗi quốc gia thành viên công ước khác. (4) Công ước quốc tế về Trách nhiệm dân sự và Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu từ kho nhiên liệu của tàu, 2001 (BUNKER, 2001) Công ước BUNKER 2001 được mở để các quốc gia phê chuẩn, chấp nhận tham gia từ 1/1/2001 đến 30/9/2002. Phạm vi áp dụng của Công ước là bất kỳ loại dầu khoáng hydrocacbon, kể cả dầu nhờn, sử dụng hoặc định sử dụng cho hoạt động hoặc làm động lực đẩy tàu và cặn thải của dầu đó gây thiệt hại ô nhiễm trên lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay vùng tiếp giáp với lãnh hải cách đường cơ sở không quá 200 hải lý (nếu không có vùng đặc quyền kinh tế và được xác định là phù hợp với luật pháp quốc tế) của quốc gia thành viên. Công ước quy định tàu có tổng dung tích từ 1000 GT trở lên phải có giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính khác do quốc gia thành viên cấp. Công ước là một sự bổ sung bên cạnh hệ thống CLC và FC đối với các ô nhiễm biển do các loại dầu khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của CLC và FC gây ra. Thống kê cho thấy hiện đã có 52 quốc gia là thành viên của Công ước này, có dung tích đội tàu chiếm khoảng 84,57% tổng dung tích đội tàu thương mại thế giới. Việc Việt Nam chính thức là thành viên của Công ước Bunker có ý nghĩa quan trọng, không chỉ giúp Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý giải quyết các khiếu kiện đòi bồi thường ô nhiễm dầu, mà còn nâng cao uy tín của Việt Nam trong hoạt động hàng hải quốc tế. 4. Một số đánh giá nhận xét và kiến nghị cho việc gia nhập các công ước quốc tế về phòng, chống và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển của Việt Nam Với sự nỗ lực của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, hàng loạt các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển nói chung và phòng, chống, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu nói riêng đã ra đời, xác lập khung pháp lý quốc tế cho các hoạt động bảo vệ môi trường biển trên toàn cầu. Các công ước quốc tế nêu trên đã cụ thể hóa các chính sách bảo vệ môi trường của nhân loại trong lĩnh vực ô nhiễm dầu như sau [6]: (1) Biển là tài nguyên chung của nhân loại vì vậy bảo vệ môi trường biển là trách nhiệm của toàn thể loài người, là trách nhiệm của các quốc gia, các chủ thể sử dụng và khai thác biển. Nguyên tắc này được quy định rất rõ tại các Công ước quốc tế như UNLOCS 82, Công ước về phòng ngừa ô nhiễm biển từ tàu (MARPOL 73/78), Công ước giới hạn trách nhiệm dân sự chủ tàu (CLC), Công ước thiết lập Quỹ bồi thường quốc tế về thiệt hại do ô nhiễm tàu (FC)... (2) Chính sách bảo hộ quyền lợi chủ tàu: chính sách này thể hiện ở các quy định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổng quan pháp luật quốc tế về phòng, chống và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển.doc
Tài liệu liên quan